Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 6

1.1. Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 6

1.2. Những nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 7

1.2.1. Nghiên cứu thị trường. 10

1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 12

1.2.2.1. Những căn cứ xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. 12

1.2.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược tiêu thụ sản phẩm 14

1.2.2.3. Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ sản phẩm. 15

1.2.3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán. 16

1.2.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 18

1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng. 19

1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng. 20

1.2.7. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 21

1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 22

1.3.1.1. Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 22

1.3.1.2. Nề nếp văn hoá tổ chức của doanh nghiệp. 23

1.3.1.3. Hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp. 25

1.3.1.4. Hệ thống thông tin của doanh nghiệp. 26

1.3.1.5. Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 26

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 28

1.3.2.1. Khách hàng. 28

1.3.2.2. Nhà cung ứng. 29

1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh. 30

1.3.3. Các nhân tố khác. 30

1.3.3.1. Yếu tố chính trị pháp luật. 30

1.3.3.2. Yếu tố về kinh tế và công nghệ. 31

1.3.3.3. Yếu tố về văn hoá xã hội. 32

 1.3.3.4. Yếu tố về điều kiện tự nhiên 33

1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 34

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm: 34

1.4.1.1. Tổng khối lượng và danh mục sản phẩm tiêu thụ sản phẩm. 34

1.4.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 34

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí của được hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 35

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 35

1.4.4. Các chỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TWI. 38

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thuốc thú y TWI. 38

2.1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần thuốc thú y TWI. 38

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 38

2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính. 40

2.1.2. Cơ cấu ,tổ chức ,bộ máy của công ty . 40

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý . 40

2.1.2.2. Chức năng ,nhiệm vụ của các phòng ban 41

2.1.3. Thực trang hoạt động kinh doanhcủa Công ty cổ phần thuốc thú y TWI. 44

2.1.3.1.Về lao động 45

2.1.3.2. Về nguồn vốn 47

2.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tiêu thụ thuốc thú y trên thị trường. 54

2.3. Thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty thuốc thú y TWI. 56

2.3.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 56

2.3.1.1. Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thuốc thú y TWI. 56

2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý. 65

2.3.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng khách hàng. 67

2.3.2. Thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần tthuốc. 68

2.3.3. Các hoạt động cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thuốc thú y TWI. 71

2.3.3.1. Nghiên cứu thị trường. 71

2.3.3.2. Kênh phân phối sản phẩm, kế hoạch sản phẩm, chiến lược giá. 73

2.3.3.3. Phương thức bán hàng và mạng lưới tiêu thụ. 80

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TWI 84

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần thuốc thú y TWI. 84

3.2. Các giải pháp 86

3.2.1 Giải pháp về ổn định tổ chức 87

3.2.2. Hoàn thiện công tác lập chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y. 87

3.2.3. Giải pháp về hiện đại hoá 89

3.2.4. Giải pháp mở rộng mạng lưới kinh đoanh 90

3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 90

3.2.6. Hoàn thiện các tham số của Marketing- mix. 92

3.2.6.1. Hoàn thiện chiến lược giá. 92

3.2.6.2. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm. 93

3.2.6.3. Hoàn thiện chiến lược phân phối. 94

3.2.6.4. Hoàn thiện chiến lược xúc tiến. 94

3.2.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 95

3.2.8. Quản trị hàng dự trữ và giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho. 96

3.2.9. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thị trường mở rộng mạng lưới tiêu thụ. 98

3.3. Một số kiến nghị. 99

3.3.1. Đối với Công ty. 99

3.3.2. Đối với nhà nước. 100

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông ổn định này là do nguồn vốn lưu động (chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty) năm 2005 giảm đi 15,72% so với năm 2004 (từ 17,68 tỷ xuống còn 14,9tỷ, một phần lớn do ảnh hưởng đơt đai dịch cúm gia cầm cuối năm 2005 làm giảm lợi nhuận của năm ,cũng như sự đầu tư của các cổ đông và kiềm chế khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, trong khi năm 2004 lại tăng lên 10,28% so với năm 2003 (từ 16,03 tỷ lên 17,68 tỷ). Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được tăng cao tới 23,19 tỷ đồng, tăng 9,53% so với năm 2005 (tương đương với 2,02 tỷ đồng) Đến năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty tăng tới 26,043 tỷ đồng, tăng 2,85 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng 12,3% so với năm 2006. Nguồn vốn năm 2007 tăng do nước ta vừa tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, với xu hướng mở cửa kinh tế ,công ty cũng xuất và nhập khẩu một số măt hàng dễ dàng hơn, mất ít chi phí, lợi nhuận tăng nên đấu tư cho công ty cũng tăng đáng kể, khắc phục tình trạng thiếu hụt và hậu quả của đợt dịch cúm gia cầm năm2005 gây ra. Trong 4 năm gần đây cơ cấu vốn cũng có những thay đổi đáng kể, vốn lưu động giúp doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 70% và tăng qua các năm :năm 2006 tăng 2,19%, năm 2007 tăng 1,15% đạt tốc độ tăng bình quân 3,77%. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành cung có những biến chuyển tốt và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm, năm2005 tăng 15,25 tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng 4,02%) và đến năm 2007 tăng tới 15,79 tỷ đồng (tương đương tăng 5,04%), đồng thời nguốn hình thành từ nợ phải trả giảm dần qua các năm ,năm 2005 giảm xuống 5,91 tỷ đồng (tương đương giảm 30,87% so với năm 2004), do cần vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư công nghệ mới nâng cao sản xuất, một mặt vừa khắc phục hậu quả đợt cúm gia cầm cuối năm 2005, và hàng loạt đợt dịch bệnh khác:bệnh lợn tai xanh,bệnh long móng nở mồm ở trâu bò,... nên trong năm 2006 nguồn nợ này tăng, năm 2006 tăng 35,19% so với năm 2005, tuy nhiên tới năm 2007 do nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ cũng như nhân viên công ty nguồn nợ giảm 5,44% so với năm 2006, bình quân giảm 0,37% 1 năm. Nguồn vốn cố định có xu hướng tăng lên qua 4 năm với tốc độ tăng bình quân đạt 35,13%/ năm. Điều này chứng tỏ Công ty tuy đang đứng trước tình trạng hết sức khó khăn nhưng vẫn không ngừng đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất. Phân theo nguồn hình thành, tổng nguồn vốn của Công ty bao gồm Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên dưới 70 %). Nợ phải trả của Công ty bao gồm các khoản: Vay ngắn hạn, Phải trả cho người bán, Thuế và các khoản phải nộp NSNN và một số các khoản phải trả khác. Trong 4 năm qua, nợ phải trả cũng như nguồn vốn lưu động, tăng giảm không ổn định, năm 2005 là 5,9 tỷ (giảm 30,87% so với năm 2004). Năm 2004 và 2005, do ảnh hưởng của đại dịch bệnh cúm gia cầm, Công ty đã phải tăng khoản tiền vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh, do đó năm 2004 nguồn nợ phải trả lên đến 3,44 tỷ và năm 2005 là 1,67 tỷ. Cũng vì lý do nêu trên, lượng nguyên vật liệu nhập vào ít đi làm cho khoản phải trả người bán, các khoản nộp NSNN ...đều giảm. Đến năm 2006 các khoản này được chi trả một phần ,tuy nhiên vẫn không ổn định.Năm 2007 công ty đã khắc phục phần lớn khó khăn ,thu lợi nhuận cao 1,523 tỷ đồng tăng 52,36% so với năm 2006 và chi trả các khoản vay ngân hàng , các khoản nợ người bán , nộp thuế và nộp NSNN,.. Điều đáng mừng trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ chủ yếu lại tăng đều qua 4 năm: năm 2004 Công ty có 14,67 tỷ (tăng 06,39 % so với năm 2003) và năm 2005 là 15,26 tỷ (tăng lên 4,02% so với năm 2004),năm 2006 giảm tới 15,03 tỷ (giảm xuống 1,46%),năm 2007 tăng lên 15,79 tỷ đồng (tăng lên 5,04%) đạt tốc độ tăng bình quân 2,03%. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và không ngừng tăng lên: từ 7,93 tỷ năm 2004 đến 12,18 tỷ năm 2005, năm 2006 và năm 2007 giữ nguyên 12,18 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 17,87%/năm. 2.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Có thể nói, việc cổ phần hoá doanh nghiệp vào tháng 5/2000, chính thức chuyển Công ty từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần đã tạo ra một nguồn sinh khí mới cho Công ty. Trong suốt 3 năm từ sau CPH đến năm 2002, Công ty không ngừng đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và tổ chức tốt khâu tiêu thụ hàng hoá, không ngừng mở rộng thị trường đã tạo ra cho Công ty một kết quả sản xuất kinh doanh cực kỳ khả quan với tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận sau thuế là 63,14%. Đến năm 2004, với sự xuất hiện đột ngột của dịch cúm gia cầm (2004 – 2005) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh sản xuất kinh doanh của Công ty, thể hiện qua biểu đồ sau: Tổng doanh thu năm 2003 đạt 47,65 tỷ đến năm 2004 giảm xuống còn 37,9 tỷ chỉ đạt 79,57% so với năm 2003 và đến năm 2005 là 37,72 tỷ (giảm 0,5% so với năm 2004),sau khắc phục được hậu quả của đợt cúm gia cầm công ty dần lấy lại được thị trường và tổng doanh thu năm 2006 cũng tăng lên 39,75 tỷ đổng (tăng 5,37% so với năm 2005),với vị thế sẵn có trên thị trường lại thêm sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển doanh thu năm 2007 tăng lên 50,13 tỷ (tăng lên 26,13% so với năm 2006); kết quả sau 4 năm, tổng doanh thu tăng với tốc độ bình quân tăng 10,33%/năm. Công ty đã tìm mọi cách để giảm bớt sự ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, trong đó có áp dụng phương thức chiết khấu thương mại đối với các khách hàng lâu năm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu, vì vậy giá trị chiết khấu bán hàng tăng với tốc độ bình quân 1,18%/năm. Nhưng với lượng hàng bán bị trả lại qua 2 năm, giảm xuống, đây cũng là điều đáng mừng cho Công ty điều đó cho thấy lượng hàng của Công ty trong những năm vừa qua có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,lượng hàng trả lại giảm xuống 51,86%/năm, đã làm cho các khoản giảm trừ tăng lên, nhưng với tốc độ không đáng kể với tốc độ 0,01%/năm và kết quả là doanh thu thuần giảm liên tục 36,18 tỷ năm 2004 (đạt 80,74% so với năm 2003) và năm 2005 còn 34,9 tỷ (đạt 96,58% so với năm 2004), đến năm 2006 đã tăng lên 38,47 tỷ đồng(tăng 10,08% so với năm2005)đến năm 2007 do điều kiện kinh tế thuận lợi ,cùng với sự nỗ lực không nghừng của tập thể công ty,ban quản trị công công ty đã không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh nên doanh thu thuần tăng lên 489,33tỷ đồng (tăng lên 27,2% so với năm 2006). Qua 4 năm doanh thu thuần tăng với tốc độ bình quân 11,29%/năm. Song song với phương thức chiết khấu bán hàng, để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực trong việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận sản xuất, do đó giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp giảm từ 24,79 tỷ năm 2004 và còn 24,45 tỷ năm 2005, làm cho lợi nhuận gộp tuy có giảm nhưng giảm với tốc độ giảm dần, từ 11,4 tỷ năm 2004 (giảm 12, so với năm 2003) và năm 2005 là 10,5 tỷ (giảm 7,82% so với năm 2004).Tuy nhiên đến năm 2006 công ty lấy lại vị thế trên thị trường sau khi qua đợt dịch bệnh với giá vốn hàng bán là 26,60 tỷ,tuy năm 2007 có giảm nhưng không đáng kể giảm xuống 26,25 tỷ (giảm 1,34% so với năm 2006),bước đầu công ty đã khắc phục khó khăn và làm lợi nhuận gộp năm 2006 tăng 12,98% so với năm 2005 , đồng thời năm 2007 lợi nhuận gộp cũng tăng 91,22% so với năm 2006 làm tăng mức lãi gộp trung bình trong 4 năm là 32,13%/năm. Mặc dù chi phí bán hàng có giảm từ 4,1 tỷ năm 2004 và năm 2005 là 3,42 tỷ, đạt tốc độ giảm bình quân 11,26%/năm. Nhưng năm 2005 là năm Công ty bắt đầu triển khai nghị quyết của HĐQT về việc tách riêng bộ máy quản trị với điều hành Công ty, là năm đầu tiên Công ty áp dụng qui chế điều hành mới đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 3,74% so với năm 2004 . Đến năm 2006 do mới đổi mới bộ máy nên chi phí cho quản lý vẫn tăng 16,57%so với năm 2005,năm 2007 tăng nhưng tăng 50,92% so với năm 2006và bình quân chung tăng 17,87%/năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm trong năm 2004 và 2005 (nhưng với tốc độ giảm dần) từ 3,92 tỷ năm 2004 (giảm 23,65% so với năm 2003) và năm 2005 chỉ còn 3,58 tỷ (giảm 7,6% so với năm 2004). Tuy vậy, sau khi đổi mới cơ chế quản lý linh hoạt và tinh gọn hơn , khi bắt quen dần với cơ chế của bộ máy quản lý tổ chức theo kiểu mới, lợi nhuận thuần bắt đầu tăng dần năm 2006 tăng tới 3,702tỷ (tăng 3,45% so với năm 2005), năm 2007 tăng tới 9,012 tỷ (tăng 143,39% so với năm 2006), đạt tốc độ tăng bình quân là 46,08%/năm. Do những nguyên nhân kể trên phải đối mặt với những đợt dịch bệnh lớn,mặc dù có các khoản thu từ hoạt động tài chính, và từ các hoạt động khác nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty không mấy khả quan và không cao, giảm qua 3 năm từ 3,4 tỷ năm 2004 xuống năm 2005 còn 3,18 tỷ (giảm 7,16 % so với năm 2004), đến năm 2006 lợi nhuận tiếp tục giảm xuống còn 2,96tỷ (giảm 6,8% so với năm 2005), đến năm 2007 Công ty thu hút khách hàng và thị trường của mình nên lợi nhuận đã tăng vọt lên tới 7,06tỷ (tương đương tăng 38,14% so với năm 2006), với mức tăng mạnh này giúp Công ty giữ vững được thương hiệu và đạt tốc độ tăng lợi nhuận 36,14%/năm (hay đạt 136,14% kế hoạch được giao). Như vậy, với lượng sản phẩm tiêu thụ bị cắt giảm (chiếm khoảng 30%) gây ra bởi dịch cúm gia cầm đã làm giảm đáng kể doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự cố gắng để hạn chế ảnh hưởng của đợt dịch bệnh này và những phương thức khắc phục hậu quả của đợt dịch bệnh, nhanh chóng đáp ứng và theo kịp nhu cầu của thị trường công ty đã khắc phục khó khăn nhanh chóng , đảm bảo sản xuất được liên tục đạt chỉ tiêu đề ra. Nhìn chung hoạt động năm 2007 của công ty đạt kết quả tốt ,các chỉ tiêu kinh doanh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch,tình hình tài chính được đảm bảo . Để đạt được kết quả này ,ban quản trị cùng toàn thể công ty đã luôn luôn nỗ lực bám sát chủ trương chiến lược kinh doanh của trung ương ,ngoài ra công ty còn làm tốt công tác tiếp thị , đồng thời thường xuyên tìm hiểu ,phân tích thị rường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng điều kiện ,hoàn cảnh khác nhau hướng tới xuất khẩu những sản phẩm chủ yếu cuả công ty.Công ty luôn giữ vững vị trí là một trong những đơn vị đi đầu về các sản phẩm thuốc thú y ,với chất lượng cao và giá cả phù hợp.Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn,khủng hoảng của thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh ,song công ty vẫn luôn luôn nỗ lực để tăng thu nhập,năng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty .Năm 2007 có thể coi là dấu mốc quan trọng với sự kiện nước ta gia nhập WTO đồng thời mốc phát triển quan trọng của công ty .Sự ổn định và tăng trưởng chắc chắn sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho công ty , để công ty hoàn thành tốt kế hoạch năm 2008 và những năm tiếp theo. Trong quá trình hoạt động 4 năm qua của công ty ,tuy vãn còn một số mặt hạn chế như:trinh độ khoa học công nghệ còn yếu và thiếu ,các dịch vụ còn hạn hẹp và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế mở cửa như nước ta, đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề cao con thiếu và chưa đáp ứng được hết yêu cầu của công việc nên hiệu quả công việc chưa cao,mặt khác công ty đang trong giai đoạn chuyển mình vừa sản xuất kinh doanh,vừa xây dựng cơ sở sản xuất mới ỏ Hưng Yên ,bên cạnh đó cũng phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty nên gặp khó khăn là điều không tránh khỏi.Tuy nhiên ,với sự đoàn kết ,nhất trí của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên , công ty luôn hoàn thành tôt các chỉ tiêu đề ra ,với nhưng thành tựu đã đạt được côngty đã săn sàng đối mặt với những thách thức và đón nhận những cơ hội mới để gặt hái thành công lớn. 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tiêu thụ thuốc thú y trên thị trường. Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thuốc thú y TWI trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể về số lượng và doanh số. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ và chính xác hoạt động này cần phân tích dưới góc độ hiệu quả. Bảng phía dưới trình bày một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu thụ thuốc thú y của Công ty thuốc thú y TWI trên thị trường: Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thuốc thú y TWI trên thị trường. STT Chỉ tiêu ĐV tính 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu Tỷ đồng 37,915 37,721 39,748 50,134 2 Chi phí Tỷ đồng 33,998 34,086 35,795 40,721 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 3,971 3,635 3,953 10,013 4 Lợi nhuận/ Doanh thu % 10,47 9,64 9,46 19,97 5 Lợi nhuận/ Chi phí. % 11,68 10,66 11,04 24,59 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù đã đạt mức tăng về doanh số tiêu thụ sản phẩm, song do gặp đợt dịch cúm gia cầm H5N1 mà lợi nhuận năm 2005 đã giảm so với năm 2004, tuy nhiên Công ty vẫn duy trì múc doanh số và vẫn có lãi. Tới năm 2006 và 2007 Công ty khắc phục được tình trạng thuốc tồn kho, trong 2 năm này ít có dịch bệnh nên lợi nhuận tăng cao. Năm 2005 doanh thu và lợi nhuận của Công ty giảm do trải qua đợt dịch bệnh lớn làm gia cầm chết nhiều ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty,tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí cũng giảm xuống lần lượt là 9,64% và 10,66%(giảm 0,83% so với năm 2004) sang năm 2006 tuy doanh thu có tăng song vẫn chưa cao bằng năm 2004 do mới thoát khỏi nạn dịch, và đang trong thời gian phục hồi giống, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9,46%(giảm 0,18% so với năm 2005), tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 11,04%(tăng 0,38% so với năm 2005). Tới năm 2007 do có nhiều thuận lợi từ nền kinh tế, nước ta vừa gia nhập WTO, nhà nước thực hiện các chính sách mở cửa, giảm thuế nhập khẩu mà nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu, do đó chi phí mua nguyên vật liệu giảm, giá thành hạ tạo diều kiện cho sản phẩm của Công ty canh tranh trên thị trường. Mặt khác, năm 2007 là năm điều kiện khí hậu thuận lợi, ít có dịch bệnh nên đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty làm lợi nhuận tăng vọt, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 19,97% tăng 10,51% so với năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 24,59% tăng 13,55% so với năm 2006, như vậy trong năm 2007 Công ty vượt cả chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng phát triển mạnh, khẳng định vị thế đứng đầu của mình trong ngành thuốc thú y. Qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, có thời điểm Công ty gặp phải khó khăn nhưng với uy tín và năng lực của mình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian gần đây đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của mình, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của ngành thuốc thú y trong nền kinh tế quốc dân. 2.3. Thực trạng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty thuốc thú y TWI. 2.3.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2.3.1.1. Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thuốc thú y TWI. Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Để có lợi nhuận cao thì sản phẩm sản xuất của Công ty phải được khách hàng chấp nhận, phải có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt sản phẩm thuốc thú y là sản phẩm chịu sự chi phối của tự nhiên và con người. Thuốc thú y muốn phát triển tốt thì chăn nuôi cũng phải phát triển, để chăn nuôi phát triển thì cần có sự đầu tư về vốn, công sức và kỹ thuật của con người, thuốc phòng và chữa các dịch bệnh. Ở mỗi vùng khác nhau có các loại dịch bệnh khác nhau, vì vậy cần kết hợp sản xuất các loại thuốc phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Chăn nuôi có ở hầu hết các vùng nông thôn,thành thị ở Việt Nam nhất là các vùng chuyên chăn nuôi về gia súc, gia cầm sẽ là thị trường tiêu thụ lớn của Công ty, hầu hết lượng thuốc tiêu thụ là sản phẩm phòng và trị bệnh cho vật nuôi, vì vậy lượng thuốc tiêu thụ chủ yếu là thuốc kháng sinh. Thuốc thú y được chia thành nhiều danh mục, nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Trong danh mục sản phẩm của Công ty có hai nhóm chủng loại chính là: Thuốc thú y và vật tư cho chăn nuôi, gồm 160 mặt hàng, trong đó thuốc thú y chiếm 132 sản phẩm tập chung vào ba nhóm chính: Thuốc kháng sinh, Vitamin, KST sát trùng. Bảng 5: Doanh thu một số loại thuốc của Công ty. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh(%) 06/05 07/06 I.Thuốc kháng sinh 5636 6225 10011 110,45 160,81 1. Penicinil 2806 3025 3863 107,80 127,70 2. Strep 5cc 1897 2020 4915 106,48 243,32 3. Ampi 153 174 198 113,72 113,79 4.Tulosil 700 921 1035 131,57 112,38 5.Gentamycil 80 85 106,25 II. Thuốc bổ 1652 1859 2119 112,53 114 1.Bcomlex 100gr 682 723 793 106,01 109,68 2. Amino 250gr 60 76 91 126,67 119,74 3. Vitamin B1 234 365 486 155,98 133,15 4. Vitamin B12 394 415 453 105,33 109,16 5. Vitamin C 282 280 296 99,29 105,71 III.Thuốc kháng khuẩn 456 562 747 123,25 132,92 1. Sulmic 100 127 161 127 126,77 2. Trisulfol 20g 258 293 450 113,57 153,58 3. Zusavet 98 142 136 144,90 95,77 IV. Thuốc bổ sung Khoáng 68 74 65 108,82 87,84 V. Thuốc giải độc Điện giải 385 246 379 63,89 154,07 VI. Thuốc an thần Amizazin 128 183 248 142,97 135,52 VII. Giảm đau Atropin 55 72 67 130,9 93,01 VIII.Trợ tim dung môi 137 174 193 127,00 110,92 Cafein 75 104 112 138,67 107,69 Nước cất 62 70 81 112,90 115,71 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Biểu đồ 2: Biểu đồ doanh thu một số loại thuốc chính. Loại thuốc kháng sinh tăng nhanh và chiếm tiêu thụ sản phẩm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 2086 triệu đồng tăng 110,45% so với năm 2005, và tới năm 2007 tăng 160,81% so với năm 2006. Loại thuốc này đã dần chiếm ưu thế trên thị trường và tăng mạnh doanh số bán năm 2007, đạt được điều này nhờ Công ty đã tăng chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã hình thức cho phù hợp với cách sử dụng của thuốc. Trong số danh mục sản phẩm của Công ty Penicinil chiếm tỷ trọng lớn năm 2005 là 2806 triệu, đến năm 2006 là 3025 triệu tăng 7,8% so với năm 2005 và tới năm 2007 tăng lên đến 27,7%( tương đương 3863 triệu đồng). Sau Penicinil là Strep 5cc với doanh thu năm 2005 là 1897 triệu đồng, năm 2006 là 2020 triệu đồng tăng 6,48% so với năm 2005, tới năm 2007 tăng 143,32% tăng vọt so với năm 2006 ( tương đương với 4915 triệu đồng), nhờ doanh thu hai loại thuốc này tăng nhanh nên làm cho doanh thu thuốc kháng sinh tăng lên, các loại thuốc khác đều chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đều tăng. Thuốc bổ gồm 5 loại tăng tương đối chậm do xu hướng trong chăn nuôi ở nước ta nói chung là dùng thuốc chủ yếu để trị bệnh và phòng bệnh ít khi chú ý tới chăm sóc sức khoẻ cho vật nuôi. Cụ thể: Năm 2005 doanh thu thuốc bổ là 1652 triệu đồng, năm 2006 là 1859 triệu đồng tăng 12,53% so với năm 2005, năm 2007 tăng nhiều hơn và tăng 14% so với năm 2007( tức tăng 2119 triệu đồng). Trong đó Bcomlex chiếm số lượng lớn nhất nhưng tăng khá chậm, năm 2005 là 682 triệu đồng, năm 2006 là 723 triệu đồng (tăng 6,01 % với năm 2006), năm 2007 tăng tới 793 triệu (tăng 9,68% so với năm 2006). Sau đó đến VitaminB12 với doanh thu năm 2005 là 394 triệu đồng, năm 2006 là 415 triệu đồng tăng 5,33% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng 9,16% với năm 2006 (tức tăng tới 453 triệu đồng). Các loại còn lại như VitaminB1 năm 2006 tăng 55,98% so với năm 2005, năm 2007 tăng 33,15% so với năm 2006, VitaminC năm 2006 giảm 0,71% so với năm 2005, năm 2007 do Công ty đã có chính sách marketting tốt hơn nên lượng bán ra tăng 5,71%. Thuốc kháng khuẩn có ba loại là: Sulmic, Tríulfol, Zusavet, hầu hết đều tăng qua các năm. Tríulfol chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại cụ thể: năm 2006 tăng 13,57% so với năm 2005, năm 2007 tăng 53,58% so với năm 2006. Sulmic năm 2006 tăng 27% so với năm 2005( tương đương 127 triệu ), năm 2007 tăng 26,77%so với năm 2007, chỉ có Zusavet năm 2006 tăng 44,9% so với 2005, đến năm 2007 giảm tới 4,23% so với năm 2006. Các loại thuốc còn lại có doanh thu không ổn định tăng, giảm không đều tuy nhiên nó không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của Công ty vì nó chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Bảng 6: Tình hình tồn kho một số mặt hàng chính. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh(%) 06/05 07/06 BQ I.Thuốc kháng sinh 1106,085 1514,055 2407,53 136,88 159,01 147,945 1. Penicinil 771 1272 1589 164,98 124,92 144,95 2. Strep 5cc 110,023 20,986 412,25 19,07 1964,4 991,735 3. Ampi 13,451 28,693 32,960 215,32 113,80 164,56 4.Tulosil 105,231 182,815 192,54 173,72 105,32 139,52 5.Gentamycil 106,38 9,561 180,78 0,923 1890,8 945,87 II. Thuốc bổ 114,969 105,158 85,582 91,47 81,38 86,43 1.Bcomlex 100gr 6,375 17,069 30,720 267,74 179,98 223,86 2. Amino 250gr 66,736 7,480 4,051 11,21 54,16 32,69 3. Vitamin B1 13,360 52,619 18,302 393,85 34,78 214,32 4. Vitamin B12 13,981 5,675 16,235 40,59 286,08 163,34 5. Vitamin C 14,517 22,315 16,274 153,72 72,93 113,33 III.Thuốc kháng khuẩn 251,284 27,176 25,071 10,81 92,25 51,53 1. Sulmic 3,572 14,518 8,692 406,44 59,87 233,16 2. Trisulfol 20g 246,257 6,316 16,379 2,56 259,33 130,95 3. Zusavet 1,275 6,342 497,41 0 248,7 IV. Thuốc bổ sung Khoáng 37,61 28,2 4,28 74,98 15,18 45,08 V. Thuốc giải độc Điện giải 1,79 6,32 6,95 353,1 109,90 231,54 VI. Thuốc an thần Amizazin 11,381 9,358 14,170 82,22 151,42 116,82 VII. Giảm đau Atropin 5,276 6,218 2,026 117,85 32,58 75,22 VIII.Trợ tim dung môi Cafein 2,519 38 4,572 1508,5 12,03 760,27 Nước cất 1,16 1,863 2,014 1606 108,1 857,05 Tổng 1532,074 1706,086 2552,195 111,36 149,6 130,48 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Lượng hàng tồn kho qua các năm tăng khá cao, năm 2005 lượng tồn kho là 1532,07 triệu đồng, năm 2006 lượng tồn kho là 1706,086 triệu đồng tăng 11,36% so với năm 2005 và năm 2007 tăng toéi 2552,195 triệu tăng 49,6% so với năm 2006 bình quân 3 năm lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 30,48%. Thuốc kháng sinh là loại thuốc có doanh thu lớn nhưng đồng thời cũng là loại thuốc có số lượng tồn kho khá lớn cụ thể năm 2005 lượng tồn kho là 1106,085 triệu đồng, năm 2006 là 1514,055 triệu đồng tăng 36,88% so với năm 2005, năm 2007 tăng tới 2407,53 triệu đồng tăng 59,01% so vơi năm 2006 và bình quân tăng 47,94%. Thuốc bổ trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm xuống, năm 2005 là 114,97 triệu đồng, năm 2006 chỉ còn tồn kho 105,16 triệu đồng giảm 8,53% so với năm 2005, năm 2007 là 85,59% giảm 18,62% so với năm 2006. Lưọng thuốc kháng khuẩn tồn kho trong 3 năm gần đây cũng giảm xuống cụ thể năm 2005 là 251,28 triệu đồng, năm 2006 là 27,176 triệu đồng giảm đáng kể so với năm 2005 là 89,19%, năm 2007 lượng hàng tồn kho chỉ còn 25,071 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 7,75% bình quân 3 năm giảm 48,47%. Các loại thuốc khác nhin chung đêu tăng nhưng với số lượng ít. Nhìn chung tình hình tồn kho của Công ty trong những năm gần đây tăng lên khá nhiều. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược sản xuất và tiêu thụ phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nhằm giảm lường hàng tồn kho, từ đó giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty. Những thuận lợi. Công ty thuốc thú y TWI trong mấy năm gần đây hoạt động tiêu thụ có kết quả cao, doanh thu tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt và nền kinh tế mở như hiện nay đạt được điếu này là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể Công ty, đưa Công ty ngày càng phát triển. Nước ta vừa tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo điều kiện rất thuận lợi cho Công ty kinh doanh nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cạnh tranh với các Công ty của nước ngoài. Nền kinh tế của nước ta đang phát triển, xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp nên khi nền kinh tế hội nhập cũng kéo theo sự phát triển của nông nghiệp. Vì vậy, Công ty cũng có một số thuận lợi do lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty là phục vụ cho ngành sản xuất chăn nuôi như: Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y và một số vật tư thú y nên có uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm của Công ty được phân bố rộng khắp trên cả nước và được xuất khẩu sang một số nước khác, đặc biệt với truyền thống làm việc và tinh thần trách nhiệm của những người lao động nắm bắt được những khó khăn khi Công ty gặp khó khăn khi chuyển đổi cơ chế hoạt động trong nến kinh tế thị trường. Ban giám đốc Công ty là những người có năng lực và tâm huyết với sự phát triển của Công ty, luôn đặt ván đề về chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, làm việc có trách nhiệm, luôn tìm hiểu và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, tận tình với lao động, kịp thời sử lý các tình huống cấp bách, đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ. Công ty có chất lượng sản phẩm cao, hiệu quả điều trị cho vật nuôi tốt và được khách hàng tin tưởng, để duy trì và phát huy thế mạnh của mình Công ty luôn đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình. Công ty luôn luôn duy trì mối quan hệ tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11619.doc