Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 3

I.Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3

1. Tiêu thụ sản phẩm 3

a.Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3

b.Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 4

2.Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4

3.Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 5

II. Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường 7

1. Về nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 7

2. Về nghiên cứu người tiêu dùng của doanh nghiệp 8

3. Về tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 9

4. Về xác định phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp 12

5. Quá trình bán hàng 13

6.Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 14

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 17

1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

2. Nhân tố ngoài doanh nghiệp 20

CHƯỜNG II: TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM 24

I. Ciới thiệu chung về công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 24

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 27

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 32

1.Công tác kế hoạch hoá tiêu thụ 32

2. Tình hình thực hiện các công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 33

3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 35

4. Đánh giá chung trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cô phần nội thất Hoàng Lâm 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM 45

I. Phương hướng, mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm 45

1. Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm đến năm 2015 45

2.Phương hướng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 46

II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm. 47

1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu và mở rộng thị trường. 47

2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 50

3. Đa dạng hoá sản phẩm trong công ty 51

4. Đẩy mạnh chính sách khuyếch trương sản phẩm 51

5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực 52

6.Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty 54

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5060 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để khách hàng có thể dễ dàng so sánh với những sản phẩm khách trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm. Việc quảng cáo càng có ý nghĩa quan trọng đối với những sản phâm mới, thông qua việc quảng cáo mà các doanh nghiệp có thể truyền tải tới khách hàng những tính năng, tác dụng của sản phẩm sẽ làm cho khách hàng làm quen với sản phẩm để khách hàng tìm đến sản phẩm của mình. Quảng cáo còn là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau vì những lý do khác nhau. e. Một số nhân tố khác Ngoài những nhân tố trên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm thì còn có những nhân tố khác nữa như: Mục tiêu của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp xác định được đúng mục tiêu, đề ra được chiến lược kinh doanh đúng thì khối lượng sản phẩm sẽ tăng lên tránh được tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm, thiếu hàng hoá cung cấp cho khách hàng. Các nguồn lực doanh nghiệp: hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người và tài chính vật chất của doanh nghiệp. +Con người: thì liên quan đến nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề, tư tưởng… Những điều này có tốt thì doanh nghiệp mới vững. + Nguồn tài chính: doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì mới đầu tư đựoc những trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp, điều này tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thế mạnh và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 2. Nhân tố ngoài doanh nghiệp a. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Về mặt kinh tế: nó quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định sẽ làm cho thu nhập dân cư tăng, làm cho sức mua hàng hoá và dịch vụ tăng. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. + Lãi suất: Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Khi lãi suất cao thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giảm. Va ngược lại, lãi suất giảm thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường được nâng lên. + Tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế mở như hiện nay thì tỷ giá hối đoái càng đóng vai trò to lớn, nó tác động mạnh với từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Khi đồng nội tệ lên giá thì khuyến khích nhập khẩu, các doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu để kiếm lợi nhuận cao. Khi đồng nội tệ giảm giá thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cao hơn bởi gí bán hàng hoá trong nước sẽ giảm hơn so với đối thủ cạnh + Chính sách kinh tế nhà nước: các chính sách này có thể gây cản trở hoặc tạo thuận lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chính sách được nhà nước đưa ra thì tạo cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng lại làm cản trở cơ hội cho doanh nghiệp khác. + Lạm phát: lạm phát cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi lạm phát caoì giá cả tăng làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên, lạm phát cao cũng làm cho các doanh nghiệp không đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không thu hồi lại được vốn sản xuất nữa. Và ngược lại. - Nhân tố chính trị pháp luật: các doanh nghiệp có yên tâm để sản xuất hay không thì phụ thuôc rất lớn vào luật pháp nhà nước. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ và ổn định sẽ làm cơ sở cho để tạo điểu kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, đặc biệt là các chính sách về bảo hộ mậu dịch tự do, chính sách tài chính, chế độ tiền lương… - Khoa học công nghệ: Trong thời đại ngày nay tòii trò của khoa học công nghệ ngày càng nâng cao, doanh nghiệp có công nghệ máy móc hiện đại để sản xuất kinh doanh thì sẽ giảm được chi phí sản xuất và chất lượng được nâng cao. Vì thế, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường với sản phẩm giá rẻ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. - Về Văn hoá – xã hội: Khả năng tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng bởi những nhân tố trên mà một phần phụ thuộc vào văn hoá của người dân như: phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo… Ở mỗi nơi, mỗi địa phương sẽ có những văn hoá khác nhau vì thế mà khả năng tiêu thụ ở mỗi nơi cũng khác nhau. - Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi thì dễ dàng cho việc khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường…, tài nguyên thiên nhiên phong phú là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động đầu vào cho doanh nghiệp, điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. b. Nhân tố thuộc môi trường vi mô: - Khách hàng: đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi khách hàng là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, là nơi tạo ra nguồn sống của doanh nghiệp. Thái độ, hành vi của khách hàng làm cho số lượng sản phẩm sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Mọi định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng, điều này sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạp thói quen, tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng và đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu qủa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành: số lượng các doanh nghiệp nhiều hay ít ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cùng ngành càng ít trên thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, càng nhiều doanh nghiệp cùng ngành trên thj trường thì thị trường càng bị phân chia nhỏ hơn dẫn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp hơn.Vì thế, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. - Đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp: nếu nguồn nguyên vật liệu dùng cho đầu vào của doanh nghiệp càng hiếm tức là có ít nhà cung cấp thì các nhà cung cấp có khả năng sẽ chèn ép các doanh nghiệp. Và nếu nguyên vật liệu đó là loại vật tư chính của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng dễ bị chèn ép bởi các nhà cung cấp. Điều này sẽ làm chi phí của các doanh nghiệp tăng, nó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. CHƯỜNG II TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOÀNG LÂM I. Ciới thiệu chung về công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm chuyên cung cấp, thiết kế và lắp đặt thiết bị nội thất văn phòng. Khái quát về công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm Tên tiếng anh: Hoang Lam furniture Địa chỉ: Phòng 402 B3D – khu đô thị Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội Showroom: Số 535 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại: 04.37586124 Fax: 04.37586142 a. Sự hình thành Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm được thành lập năm 2006 theo luật công ty ( là công ty con của công ty nội thất Hoà Phát) Được phép đặt trụ sở tại: Phòng 402 B3D – khu đô thị Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức tư nhân Doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật Nhiệm vụ của công ty: Cung cấp đa dạng các sản phẩm như: bàn ghế văn phòng cao cấp, bàn ghế nhân viên, tủ tài liệu, bàn ghế trưởng phòng, bàn ghế giám đốc. Đặc trưng là các sản phẩm da cao cấp dành cho giám đốc được sản xuất từ tập đoàn lớn như tập đoàn: Hoà Phát, Fami…, hay các sản phẩm bằng da thật, da công nghiệp chất lượng cao có xuất phát từ Đài Loan – Trung Quốc như hàng DaFuCo, PaPa. Bàn giám đốc – bàn phòng họp bằng gỗ MDF nhập ngoại chất lượng cao có sơn phủ PU 3 lớp bong đẹp của Hoà Phát cũng như được nhập khẩu từ Đài Loan – Trung Quốc, ghế bọc nỉ, bọc da dành cho từ trưởng phòng cho đến nhân viên như ghế lưng cao – ghế lưng trung – ghế lưng thấp cho đến các sản phẩm ghế hội trường, ghế nan, ghế quầy bar… sản phẩm vách ngăn văn phòng như vách ngăn nỉ, vách ngăn gỗ, vách ngăn di động, vách ngăn WC, vách ngăn thạch cao… sản phẩm kột sắt, tủ hồ sơ ( tủ gỗ, tủ sắt), ghế phụng thờ, bàn ghế salon cao cấp – bàn kính, giỏ sắt, bàn học sinh, bàn vi tính, thảm, mành, rốm, kệ siêu thị, bàn ghế làm từ gỗ tự nhiên… thi công trần thạch cao, vách thạch cao. Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chuyên đi sâu nghiên cứu thiết kế các mẫu mã phù hợp với nhu cầu khách hàng. b. Quá trình phát triển: Kể từ khi thành lập đến nay đã được 4 năm. Khoảng thời gian đó công ty có những bước phát triển đáng khích lệ - đạt được những kết quả to lớn, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, đây là doanh nghiệp tư nhân nên cũng có những tồn tại cần được khắc phục. Sản phẩm của công ty Công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm có những sản phẩm sau: Giường gấp văn phòng Tủ, kệ phòng bếp Bục phát biểu Ghế san vận động Ghế hội trường, rạp hát Ghế phòng chờ Ghế băng công cộng Giỏ, kệ, tủ văn phòng Ghế văn phòn Bàn làm việc văn phòng Bàn giám đốc Bàn họp Bộ bàn ghế ( phòng ăn, bếp) Bàn ghế học sinh Vách ngăn: Vách ngăn văn phòng Két bạc Két sắt, két bạc Quầy giao dịch, lễ tân Bàn quầy, bàn lễ tân Ghế Café Bàn café Nội thất trường học Bàn vi tính Nội thất phòng khách Sofa, salon Bàn ghế phòng khách Thảm, mành rèm Thảm Rèm cửa 2 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm Giám Đốc P.Giám Đốc P.kỹ thuật P.kinh doanh P.kế toán P.tổ chức Ban giám đốc a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty đựoc tổ chức theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà Nước và điều lệ công ty đã được cục hàng không phê duyệt. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm theo mô hình trực tuyến chức năng. Với cơ cấu tổ chức này nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị và xoá bỏ việc một cấ hay một bộ phận quản trị phải nhận nhiều mệnh lệnh, nhiều trách nhiệm khác nhau. Nó giúp cho công ty không bị chồng chéo, mâu thuẫn. Mặt khác, nó cũng có những nhược điểm: Đòi thủ trưởng các cấp phải có trình độ tổng hợp. Ra quyết định thường phức tạp Hao phí lao động lớn. Dưới sự tham mưu của các phòng ban thì thủ trưởng có thể dễ dang đề ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của toàn công ty theo hình thức mệnh lệnh. Kể từ ngày thành lập công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm đã áp dụng cơ cấu tổ chức như trên và đã đạt được những thành công đáng kể trong các năm qua. Hơn nữa, cũng được sự giúp đỡ của công ty nội thất Hoà Phát, công ty nội thất Fami và các ngành chức năng về mọi mặt chú trọng giúp đỡ về đầu tư vốn để mua sắm trang thiết bị. Điều quan trọng nhất là sự giúp đỡ về chế độ hỗ trợ nhân viên và kết hợp với sự nhạy bén trong công tác nắm bắt xu thế phát triển của khách hàng, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Do đó, công ty đã tạo được niềm tin nơi khách hàng về những sản phẩm mà công ty bán ra. Mặt khác, nhờ biết vận dụng khai thác những điều kiện thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn ban đầu giờ đây công ty đã khẳng định được uy tín của mình đối với khách hàng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, hiện nay quy mô và năng lực kinh doanh của công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty hiện có là 26 người, tăng 1,5 lần so với ngày mới thành lập. Trong những năm đầu thành lập, công ty đã đạt được một số thành quả: + Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động + Tăng doanh thu, lợi nhuận + Hoàn thành nghĩa vụ với NSNN’' + Tạo được uy tín công ty trên thị trường. b. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần nội thất Hoàng lâm Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc - Ban Giám đốc: có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp, chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Giám đốc: là người quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan. Đồng thời, giám đốc cũng là người đại diện cho công ty và là người có quyền hạn cao nhất trong công ty. Giám đốc phụ trách chung, là người trực tiếp chỉ đạo và điều hành phòng ban chuyên môn, phòng kế hoạch… - Phó giám đốc: là người được giám đốc đề nghị có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong quá trình điều hành công ty và chịu sự chỉ đạo của giám đốc và được giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban Phòng hành y quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác và bổ nhiệm cán bộ và khen thưởng kỷ luật… + Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm… + Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ + Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại và tổ chức công tác bảo vệ nội bộ và bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. + Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị và ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ + Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý, điều hành công tác công văn, giấy tờ, in tài liệu, quản lý trang thiết bị văn phòng, trụ sở làm việc, công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty, nhà nước… + Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị và ngăn chặn, kiểm tra tài liệu. Phòng kế toán: +Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và chi phí định mức và xác định giá thành đảm bảo kinh doanh hiệu quả + Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính và công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính, pháp luật của Nhà Nước. + Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất, kiến nghị kịp thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho công ty. + Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác của công ty. + Định kỳ lập báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của công ty. + Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty và tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm. + Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi và thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà Nước. Phòng kỹ thuật: + Tham mưu cho giám đốc: + Kế hoạch tiến độ kỹ thuật, quản lý thiết bị công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã và phong bì sản phẩm. + Quản lý thiết bị công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới và mẫu mã, bao bì sản phẩm và xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị… c. Đặc điểm sản phẩm và thị trường Sản phẩm của công ty rất đa dạng về kích thước, mẫu mã và chủng loại nhưng mạng lưới tiêu thụ chưa lớn. Kế hoạch tiêu thụ sản phâm của công ty trên thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết được, chưa chủ động được trong việc tiêu thụ sản phẩm, hơn nữa, số lượng sản phẩm cũng phụ thuộc từ công ty mẹ là công ty nội thất Hoà Phát nên công ty không có được thị trường ổn định dẫn đến không chủ động trong kinh doanh. d. Đặc điểm về chất lượng đội ngũ lao động Công ty luôn chú trọng trong việc đào tạo nhân lực, công ty đã cho đi đào tạo tai trường và học tập kinh nghiệm về kinh doanh cũng như cách quản lý nhân viên. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khi mà đời sống của người dân được nâng lên thì nhu cầu về hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp ngày càng được người dân ưa chuộng, vì thế việc nắm bắt thị trường, nhu cầu của khách hàng được công ty quan tâm xem đó là một tiêu chí để phát triển công ty nội thất Hoàng Lâm. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã nhận thức được vai trò to lớn của lao động. Vì thế, công ty đã tìm cách để phân công lao động hợp lý với từng trình độ và kỹ năng vào từng vị trí để đạt được hiệu qủa cao nhất. Hiện này, số lượng cán bộ công nhân viên trong công tay là 26, với cơ cấu thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Trình độ lao động của công ty tính đến năm 2009 Chỉ tiêu Số lao động( người) Tỷ lệ % Tổng số lao động 26 100 Đại học 7 26,92 Cao đẳng 14 54,85 Trung cấp 5 18,23 ( nguồn: báo cáo tình hình tổ chức lao động – phòng TCHC) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng đội ngũ lao động của công ty là chưa cao, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên còn thấp. Đội ngũ lao động như vậy sẽ khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những cách kinh doanh mới. Điều này cũng khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa của công ty gặp nhiều khó khăn trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và để đảm bảo cho nhân viên trong công ty hoạt động có hiệu qủa thì công ty cần phải căn cứ vào trình độ của mỗi người mà phân công công việc với mức độ phức tạp cho hợp lý. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng, tỷ lệ trình độ đại học tại công ty chiếm 26,92%, trình độ cao đẳng chiếm 54,85%, trình độ trung cấp chiếm 18,23% Và số lao động là những người trẻ tuổi chiếm tới hơn 70%. Điều này khiến công ty gặp nhiều khó khăn khi đội ngũ nhân viên quá trẻ, họ không có kinh nghiệm nhiều trong việc kinh doanh cũng như quản lý công ty. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm 1.Công tác kế hoạch hoá tiêu thụ Đây là công tác rất quan trọng trong công ty, nó là mục tiêu để doanh nghiệp có gắng để đạt được. Tuy nhiên, việc kế hoạch hoá tiêu thụ cũng phải được đặt ra sao cho hợp lý với tình hình của công ty mình, kế hoạch đưa ra mà cao quá thì công ty sẽ không đạt được, thấp quá thì lại lãng phí nguồn lực của công ty. Vì vậy, cần có những cơ sở sau để lập kế hoạch cho doanh nghiệp mình: Trước hết, phải căn cứ vào kế hoạch mà ban lãnh đạo công ty giao và tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị kinh doanh của công ty năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm trước và công tác nghiên cứu tiêu thụ… Căn cứ vào tổng số vốn kinh doanh của công ty và lợi nhuận năm trước . Dựa vào kế hoạch phát triển của ngành và dựa vào số vốn đầu tư của ngành cho các đơn vj và căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch mà công ty trên giao. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và pháp luật của đất nước. Căn cứ vào cả sự biến động của nền kinh tế thế giới… Như vậy, căn cứ để công ty dựa vào đó lập kế hoạch cho chủ yếu thì chủ yếu là sự chỉ đạo của công ty mẹ. Vì thế, có khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhưng công ty vẫn bị thụ động, không sát với thực tế và thực hiện thì cũng chỉ mang tính chủ quan. Khi có quyết định của tổng công ty, chỉ thị của ban lãnh đạo thì phòng kế hoạch phải có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, các kế hoạch tiêu thụ này sẽ được chuyển đến ban lãnh đạo công ty để từ đó đánh giá xem xét xem kế hoạch này có khả thi hay không và có phù hợp với tình hình thực tế, khả năng về mọi mặt… của công ty hay không. Sau đó đưa ra kết luận có chấp nhận hay không, nếu kế hoạch được thông qua thì có sửa đổi hay bổ sung không, nếu phải sửa đổi bổ sung thì sửa đổi bổ sung thì sửa đổi như thế nào. Kế hoạch sau khi được cấp trên thông qua sẽ được chuyển đến các phòng ban khác trong công ty, các đơn vị kinh doanh của công ty, để họ tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm biến kế hoạch thành hiện thực. 2. Tình hình thực hiện các công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm a. Về công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty chưa có đội ngũ chuyên sâu cho việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mà công việc này chủ yếu được thực hiện bởi những nhân viên thuộc phòng kinh doanh của công ty. Vì thế, công việc này tại công ty chưa có một kế hoạch cũng như phương thức cụ thể mà mới chỉ được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của mỗi nhân viên trong công ty. Vì vậy, công ty cần có một đội ngũ nhân viên chuyên sâu về việc này để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, tạo thêm lợi nhuận cho công ty, tăng vị thế của công ty trên thị trường. b. Về công tác nghiên cứu người tiêu dùng của công ty Công ty cũng đã thực hiện công tác này nhưng chưa đầy đủ biểu hiện qua: - Các thông tin về thị trường và tập quán của người tiêu dùng đã được thu thập khá đầy đủ. Tuy nhiên, các nhân viên thực hiện nhiệm vụ này hầu như chưa xác định được chu kỳ sống của sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm đang nằm ở giai đoạn nào. - Các thông tin mà những nhân viên này thu thập được chủ yếu là những thông tin thứ cấp tức là lấy từ các phương tiện thông tin đại chúng và từ những người trước đã thu thập được. Công ty hầu như không tổ chức các cuộc nghiên cứu, điều tra để thu thập thông tin, lấy thông tin sơ cấp. c. Về công tác tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Các kênh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm chưa nhiều, hầu như mới chỉ thực hiện ở các kênh tiêu thụ trực tiếp: Nhân viên kinh doanh trong công ty trực tiếp đi bán sản phẩm của công ty mình mà chưa có hệ thống các kênh tiêu thụ gián tiếp tức là thông qua các khâu trung gian. Vì thế, công ty cần mở thêm các đại lý phân phối sản phẩm, tạo thêm một số khâu trung gian thông qua người bán buôn và bán lẻ để cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện một cách suôn sẻ. d. Về công tác xác định phương thức tiêu thụ tại công ty. Về công tác này thì tại công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm chưa thực hiện được bởi công ty mới chỉ thực hiện kinh doanh bằng cách bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng mà không thông qua các phương thức là thông qua người bán buôn và người bán lẻ. e. Về công tác bán hàng của công ty. Về công tác này thì công ty thực hiện khá tốt, được biểu hiện là: các nhân viên kinh doanh trong công ty trực tiếp tư vấn cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty mình. Với trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên kinh doanh thì công việc này được thực hiện khá suôn sẻ. Hơn nữa, công ty cũng có những chế độ cho người mua hàng như khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu thanh toán cho công ty trước thời hạn hợp đồng, chiết khấu thương mại nếu khách hàng mua với số lượng nhiều tất cả các sản phẩm của công ty. 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo thời gian. Sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm là sản phẩm đặc trưng, nó không mang tính chất thời vụ mà nó phụ thuộc nhiều vào tốc độ phát triển của các công ty, trường học… và đặc biệt là thu nhập của người dân. Khi mà thu nhập của người dân tăng thì họ sẽ có nhu cầu mua sắm sản phẩm của công ty nhiều hơn vì sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm là những sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo quý( 2008 – 2009) Đơn vị tính: triệu đồng Quý Doanh thu tiêu thụ So sánh Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối Quý I 1.655,162 1.865,575 210,413 12,71 Quý II 1.810,925 2.211,098 400,173 22,10 Quý III 2.141,672 2.508,109 366,437 17,11 Quý IV 2.254,804 2558.003 303,199 13,44 Tổng 7.862,563 9.142,785 1280,222 16,28 b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo từng nhóm mặt hàng. Phần tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm được giao cho phòng kinh doanh trong công ty. Công ty có những mặt hàng là: nội thất trong văn phòng công ty, nội thất ở quầy lễ tân, nội thất trường học, nội thất trong phòng khách… Hiện nay, công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm đã quan tâm tới việc đa dạng hoá sản phẩm mới, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng. Chính nhờ vậy mà sản phẩm của công ty ngày càng tiêu thụ được nhiều hơn và tăng qua các năm. Sau đây em xin đưa ra số liệu về tình hình tiêu thụ một số sản phẩm của công ty. Bảng 3: tình hình kinh doanh tiêu thụ một số sản phẩm của công ty cổ phần nội thất Hoàng Lâm ( 2007 – 2009): Đơn vị tính: triệu đồng Sản phẩm DT tiêu thụ năm 2007 DT tiêu thụ năm 2008 DT tiêu thụ năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) 1. Nội thất văn phòng 2.352,653 2.725,546 2.986,572 372,893 15,85 461,026 18,25 2. Nội thất phòng lễ tân 1.573,675 1.765,895 1.952,768 191,62 12,18 186,873 10,58 3. Nội thất trường học 1.685,845 1.864,573 2.274,562 178,728 10,6 409,989 21,99 4. Nội thất phòng khách 1.143,639 1.506,549 1.928,883 362,91 31,73 222,334 13,03 Tổng 6.755,812 7.862,563 9.142,785 1.106,751 16,38 1280,222 16,28 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh thu tiêu thụ được tăng qua các năm, cụ thể như sau: Doanh thu tiêu thụ năm 2007 là 6.755,812 triệu đồng và năm 2008 là 7.862,563 triệu đồng , năm 2009 là 9.142,785 triệu đồng. So sánh thì thấy rằng năm 2008 tăng 16,38% so với năm 2007, năm 2009 tăng 16,28% so với năm 2008. Nhìn chung doanh thu đều được tăng lên qua các năm, điều này là do công ty đã chú trọng hơn trong việc đa d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26749.doc
Tài liệu liên quan