Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi

MỤC LỤC

 

 

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5

I. Tầm quan trọng của phân tích tài chính. 5

1. Doanh nghiệp và hoạt động tài chính của doanh nghiệp 5

1.1. Doanh nghiệp 5

1.2. Đối tượng tài chính doanh nghiệp. 5

2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 7

2.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp 7

2.2. Đối với các nhà đầu tư 8

2.3. Đối với người cho vay 8

2.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế 9

2.5. Các đối tượng khác 9

II. Nội dung công tác phân tích tài chính 9

1. Quy trình phân tích tài chính 9

2. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 11

2.1. Thông tin chung. 11

2.2. Thông tin theo ngành kinh tế. 11

2.3. Thông tin liên quan đến doanh nghiệp 12

2.3.1. Thông tin từ hệ thống kế toán 12

2.3.2. Thông tin khác 14

3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 15

3.1. Phương pháp so sánh 15

3.2. Phương pháp tỷ lệ 16

3.3. Phương pháp Dupont 17

4. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp 18

4.1. Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành 18

4.2. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 18

4.2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 18

4.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 20

4.2.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 21

4.2.4.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh 23

4.2.5.Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. 23

5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 26

5.1.Nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp 26

5.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TMDV TRÀNG THI 28

I.Giới thiệu tổng quan về công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi. 28

1.Quá trình hình thành và phát triển. 28

2.Vị trí, lĩnh vực kinh doanh của công ty. 31

2.1.Vị trí. 31

2.2.Lĩnh vực kinh doanh của công ty. 31

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. 36

5. Nguồn cung cấp hàng hoá của công ty. 37

6.Phương hướng và nhiệm vụ năm 2006. 38

II, Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty: 38

1.Tổ chức công tác phân tích tài chính 38

2.Nội dung phân tích tài chính tại công ty 39

2.1 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 40

2.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh . 42

2.3. Phân tích một số chi tiêu tài chính chủ yếu 43

3. Đánh giá về công tác phân tích tài chính tại Công ty: 44

3.1 Những kết quả đạt đuợc: 44

3.2 Hạn chế và nguyên nhân 44

3.2.1.Hạn chế .44

3.2.2.Nguyên nhân .46

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI 47

1. Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. 47

2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích 48

3.Hoàn thiện phương pháp phân tích 49

4.Hoàn thiện nội dung phân tích 50

4.1.Phân tích báo cáo tổng hợp cả công ty .50

4.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn 50

4.1.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh .53

4.1.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 54

4.2.Phân tích từng cửa hàng cụ thể 58

5.Các giải pháp khác. 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng. a.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu này. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ là tốt và ngược lại. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần xem xét các tỷ số sau: + Khả năng thanh = Tài sản lưu độ toán hiện hành Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt và ngược lại. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của ngành nghề kinh doanh. + Khả năng thanh = Tài sản lưu động – Dự trữ toán nhanh Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc vào các tài sản dự trữ. Nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chình là khả quan. Và ngược lại nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp. + Khả năng thanh = Vốn bằng tiền toán tức thời Nợ đến hạn Nếu tỷ lệ này > 0, 5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tốt ngược lại nếu tỷ lệ này < 0, 5 doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao cho thấy vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn dẫn tới vòng quay vốn chậm, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tóan của doanh nghiệp: + Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Lãi vay + Khả năng thanh toán = Lãi sau thuế + Khấu hao vốn vay dài hạn Tổng nợ dài hạn b. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp + Vòng quay hàng = Giá vốn hàng bán tồn kho Hàng tồn kho bình quân + Vòng quay = Doanh thu thuần vốn lưu động Vốn lưu động bình quân + Tỷ số dự trữ = Dự trữ tăng vốn lưu động Vốn lưu động ròng + Kỳ thu tiền = Các khoản phải thu bình quân bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày + Hiệu suất sử dụng = Doanh thu thuần tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định bình quân + Hiệu suất sử = Doanh thu thuần dụng tài sản Tổng tài sản c.Các chỉ tiêu phán ánh cơ cấu tài chính. + Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn + Hệ số vốn chủ = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn + Hệ số nợ / vốn chủ = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu d. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. + Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần + Tỷ suất doanh lợi tài sản ( ROA ) = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay Tổng tài sản bình quân + Tỷ suất doanh lợi vốn chủ ( ROE ) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân + Tỷ suất doanh lợi chi phí = Lợi nhuận sau thuế Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 5.1.Nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp a. Trình độ của cán bộ tham gia phân tích tài chính. Hiệu quả của công tác phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào khả năng của cán bộ phân tích từ việc lựa chọn nguồn thông tin, cách tiến hành thu tập thông tin, phương thức sử dụng các công cụ kỹ thuật. Để đánh giá đúng được tình hình tài chính của doanh nghiệp đua ra được thông tin phù hợp hiệu quả cho người sử dụng tất cả đều phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, trình độ thực sự và phẩm chất đạo đúc của cán bộ phân tích. b.Chất lượng thông tin thu thập được dùng trong phân tích. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính vì nếu thông tin sử dụng không chính xác thì kết quả phân tích chỉ là hình thức không có ý nghĩa gì. Do vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chinh và thông tin đó đòi hỏi phải thật chính xác rõ ràng và đầy đủ . c.Việc lựa chọn phương pháp phân tích. Trong điều kiện hiện nay phương pháp phân tích ngày càng được hoàn thiện, có nhiều phương pháp mới rất hiệu quả như phương pháp Dupont, phương pháp toán kinh tế lượng… Tuy nhiên thực tế ở nước ta hiện nay vẫn chỉ dùng hai phương pháp truyền thống do đó kết quả thu được không phản ánh rõ nét tình hình tài chính dẫn đến chất lượng phân tích tài chính thấp. d. Sự quan tâm của ban giám đốc. Ở nước ta hiện nay phan tích tài chính ở các công ty không dược chú trọng do ban lãnh đạo công ty chưa thấy hết được vai trò của phân tích tài chính dẫn đến công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiêp mới chỉ thực hiện sơ sài chất lượng phân tích thấp không mang lại được hiệu quả như mong đợi. 5.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố thuộc môi trương kinh tế vĩ mô: _ Các chính sách của nhà nước _ Công nghệ _ Tác động của các thị trường như thị trường tài chính, thị trường tỷ giá, lạm phát… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TMDV TRÀNG THI I.Giới thiệu tổng quan về công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi. 1.Quá trình hình thành và phát triển. Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi được thành lập theo quyết định số 2884/QĐ-UB ngày 17/11/1992 và theo quyết định số 1787/QĐ-UB ngày 29/4/1993 của UBND thành phố Hà Nội. Đây là doanh nghiệp nhà nước do sở thương mại Hà Nội quản lý. Trụ sở chính của công ty đặt tại 12 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Tên viết tắt: TRANGCO. Tên giao dịch đối ngoại: Trang Thi commercial servise company. Điện thoại:048286334. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước độc lập, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý, công ty có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, có con dấu riêng. Ban đầu lúc mới thành lập công ty mang tên: Công ty Ngũ Kim được thành lập ngày 14/02/1955 với cơ sở vật chất là cửa hang Ngũ Kim số 5-7 Tràng Tiền cùng trên 30 CBCNV. Qua từng giai đoạn phát triển của Thủ đô Hà Nội, công ty đã th ay đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ mới mà thành phố giao cho: Tháng 12/1957 tách ra thành 2 công ty: Công ty Môtô xe máy và công ty Kim khí hoá chất. Tháng 03/1962 hai công ty trên được sát nhập thành công ty Kim khí hoá chất Hà Nội. Tháng 8/1988 do yêu cầu sắp xếp lại tổ chức mạng lưới kinh doanh của ngành thương nghiệp Hà Nội, công ty tiếp nhận thêm gần 400 CBCNV và một số địa điểm kinh doanh như là: + Công ty Gia công thu mua hàng _ số lượng 320 người + Công ty kinh doanh tổng hợp _ số lượng 61 người. Cũng vào năm 1988 Trung tâm thương mại dịch vụ Nghĩa Đô được tách ra để làm thí điểm cổ phần hoá, nay là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nghĩa Đô. Sau đó Sở thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở thương mại Hà Nội) đổi tên thành công ty kim khí điện máy Hà Nội. Tháng 04/1993 công ty đã đề nghị Sở thương mại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và được đổi tên thành công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi theo quyết định số 1787/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và được bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ mới phù hợp với yêu cầu kinh doanh và tình hình thị trường. Năm 2004 công ty tiếp nhận thêm: công ty Thương mại Thanh Trì (1/2004) _ số lượng 132 người và công ty TNTH Đông Anh ( 05/2004 ) _ số lượng 124 người. Hiện tại mạng lưới kinh doanh của công ty đã có gần 80 điểm ở khắp các quận và 2 huyện ngoại thành với số CBCNV 560 người ( cuối năm 2004 giải quyết cho 157 lao động về nghỉ theo Nghị định 41/CP ). Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển ( 1955_ 2005 ) công ty đã từng bước khẳng định vị thế và vai trò của mình trên thị trường. Công ty đã có rất nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, vào việc ổn định và phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự mở cửa kinh tế thông thương buôn bán với các nước trên thế giới. Công ty đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của thủ đô nói chung và của ngành thương mại nói riêng. Công ty đã đạt được rất nhiều thành tích: _ Được tặng thưởng 428 huân chương kháng chiến , huân chương chiến công các loại cho CBCNV trong công ty đã có thành tích trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. _ Gần 200 CBCNV được tặng bằng khen nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành thương mại Việt Nam. Với những thành tích mà tập thể CBCNV đã phấn đấu không mệt mỏi trong 10 năm qua (1994_2005 ) công ty đã được: _ Chủ tịch nước tặng thưởng 4 huân chương lao động trong đó : 1 huân chương lao động hạng nhì, 3 huân chương lao động hạng ba. _ Liên tục 5 năm ( 2000_2005 ) được UBND thành phố tặng cờ thi đua ‘’ Đơn vị xuất sắc dẫn đầu khối thương mại’’ _ Đảng bộ công ty luôn được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh . Hiện nay tổng số đảng viên là 171 và có 14 chi bộ . _ Công đoàn công ty được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba và liên tục nhiều năm được tặng cờ thi đua là công đoàn cơ sở vững mạnh . _ Đoàn thanh niên công ty được đoàn cấp trên công nhận và khen thưởng tổ chúc đoàn vững mạnh. CBCNV công ty dưới sự lãnh đạo của Đảng Uỷ, ban giám đốc công ty cùng sự phối hợp cua ban chấp hành công đoàn đã luôn nêu cao truyền thống đoàn kết , phát huy sức mạnh nội lực , tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành Thành phố, các công ty bạn trong và ngoài ngành; khắc phục mọi khó khăn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố, Sở, Tổng công ty giao cho, đảm bảo việc làm nâng cao đời sống cho người lao động. Đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, từ năm 1994 đến nay công ty đã có những thay đổi lớn về cả cơ sở vật chất và đội ngũ CBCNV, mở rộng kinh doanh, các dịch vụ văn phòng chất lượng cao có hiệu quả. Năm 1994: Tổng doanh thu của công ty la 68.835 triêu đồng. + Nộp ngân sách là: 1.114 triệu đồng + Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng : 248.000 đồng Năm 2005: Tổng doanh thu của công ty là: 284.000 triệu đồng. + Nộp ngân sách: 1.952 triệu đồng ( nếu tính cả số thuế XDCB đã khấu trừ thì số nộp ngân sách là: 2.756 triệu đồng). + Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng là: 1.300.000 đồng So với năm 1994: doanh thu tăng gấp 4,12 lần Nộp ngân sách tăng gấp 2,47 lần Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tăng gấp 5,24 lần. Năm 2005 công ty đã có quyết định cơ phần hoá và đang tích cục chuẩn bị các công việc để có thể chính thức cổ phần hoá vào năm 2006. 2.Vị trí, lĩnh vực kinh doanh của công ty. 2.1.Vị trí. Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi có lợi thế kinh doanh với mạng lưới cửa hàng nằm rải rác khắp Hà Nội vời hơn 80 điểm nằm trong khu dân cư đông đúc, tiện đường giao thông và thuận lợi cho việc kinh doanh.Mặt khác khu vực Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, kinh tế ổn định và phát triển, người dân co thu nhập cao, lượng tiêu dùng lớn. Đây là một vị trí thuận lợi mà công ty có thể tận dụng để phát huy hết tiềm năng của mình, công ty có cơ hội thuận lợi để liên doanh hợp tác với các công ty khác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. 2.2.Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số 108268 đăng ký thay đổi ngày 18/04/2005 xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là: Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, vật tư, hoá chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho mọi nhu cầu của thị trường; Làm đại lý cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; Tổ chức sản xuất, gia công, dịch vụ sửa chữa các đồ dùng điện tử, điện lạnh, phương tiện, đồ điện; Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp; Xuất khẩu: hàng thủ công mỹ nghệ ( sành, sứ, mây tre đan, đồ gỗ ), hàng may mặc, hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông sản, thuỷ sản, các loại hoá chất công nghiệp, hoá chất thực phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, rượu sản xuất trong nước; Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, hoá chất và thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng (xe đạp, xe máy, phụ tùng xe đạp, phụ tùng xe máy), hàng điện tử, dân dụng, hàng điện lạnh, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, hàng thiết bị công nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Mua bán cho thuê nhà; Sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng ăn uống, giải khát; Nhập khẩu trang thiết bị y tế; Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, khoáng sản; Kinh doanh bán buôn bán lẻ xăng dầu, gá, khí đốt; Vận chuyển khách phục vụ tham quan du lịch; Kinh doanh vàng,bạc,đá quý, đại lý thu đổi ngoại tệ; In lưới thủ công, may, thêu; Kinh doanh hoạt động luyện tập thẻ dục thảm mỹ (câu lạc bộ). 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi lạ một doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân với một bộ máy tổ chức hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Ban giám đốc, ba phòng chức năng, một ban dự án, 14 đơn vị cửa hàng, xí nghiệp trạm kinh doanh trực thuôc công ty nằm rải rác trong nội ngoại thành Hà Nội. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức cuả công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi Ban Giám đốc Phòng kế toán Ban Dự án Phòng Tổ chức Phòng Nghiệp vụ kinh doanh TT TM DV10B Tràng Thi TTTM dịch vụ Cửa Nam TT TM DV Tràng Thi TT TM DV Đông Anh TT TM DV Thanh Trì Cửa hàng 5 – 7 Tràng Tiền Cửa hàng Đại La Cửa hàng Giảng Võ Cửa hàng Thuốc Bắc Cửa hàng Hàng Đào Cửa hàng Cát Linh Xí nghiệp Mô tô Xe máy Hà Nội Xí nghiệp Sửa chữa Điện lạnh Văn Phòng Cho thuê Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được bố trí như sau: * Ban giám đốc: giám đốc và hai phó giám đốc: -Giám đốc kiêm bí thư đảng uỷ: do UBND thành phố bổ nhiệm, giám đốc có nhiệm vụ điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh và ra quyết định cuối cùng thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước. Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động khinh doanh của công ty và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. -Hai phó giám đốc công ty: chịu trách nhiệm thực hiện các công việc quản lý được giao hoặc uỷ quyền. Phòng tổ chức, hành chính: Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản trị hành chính, khen thưởng kỷ luật, quản lý mạng lưới kinh doanh, lao động tiền lương, văn thư lưu trữ. Đây là bộ phận trung gian truyền đạt và xử lý thông tin hành chính giữa giám đốc và các đơn vị khác như: quản lý nhân sự, các hoạt động văn hoá giáo dục, chế độ cho CBCNV… Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc quản lý kinh doanh, xây dựng các chiến lược kinh doanh, theo dõi đôn đôc việc thực hiện các kế hoạch của công ty. Cơ cấu tổ chức của phòng bao gồm: 1 trưởng phòng 3 nhân viên kinh doanh Ban dự án: Ban dự án là một ban mới thành lập chuyên phụ trách về dự án đầu tư xây dưng cơ bản của công ty . Trong những năm gần đây kinh doanh của công ty có xu hướng chuyển dịch cơ cấu vốn vào việc đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và văn phòng chất lượng cao để cho thuê. Các đơn vị trực thuộc: Bao gồm 14 cửa hàng, xí nghiệp , trạm kinh doanh gồm có các cửa hàng trưởng, cửa hàng phó và các nhân viên bán hàng, phục vụ dịch vụ hoặc làm công tác kinh doanh khác. Trong đó cửa hàng 5-7 Tràng Tiền nay chuyển về 31 Tràng Thi do nhà nước thu hồi để thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước. Và có Trung tâm thương mại 10B Tràng Thi sau hơn 1 năm khẩn trương thi công đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động tháng 1/2006. Đây là siêu thị điện máy đầu tiên của tổng công ty. Các đơn vị trực thộc bao gồm: Trung tâm thương mại dịch vụ Tràng Thi. Trung tâm thương mại dịch vụ Cửa Nam. Trung tâm thương mại Thanh Trì. Trung tâm thương mại Đông Anh. Trung tâm thương mại 10B Tràng Thi. Cửa hàng số 5-7 Tràng Tiền. Cửa hàng ở Cát Linh. Cửa hàng ở Đại La. Cửa hàng ở Hàng Đào. Cửa hàng ở 24 Thuốc Bắc. Cửa hàng ở Giảng Võ. Xí nghiệp Môtô xe mày Hà Nội. Xí nghiệp sửa chữa điện lạnh. Văn phòng cho thuê. Phòng kế toán tài chính: Mỗi đơn vị trực thuộc đều có kế toán riêng, hach toán độc lập. Phòng kế toán là nơi tập trung sổ sách , thực hiện quản lý, kiểm tra tài chính mở sách và hạch toán theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán và công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc, đồng thời cung cấp số liệu kịp thời đầy đủ chính xác cho ban giám đốc công ty để điều hành hoạt động công ty. Mọi công tác kế toán của công ty được lập, triển khai và thực hiện đều do trưởng phòng kế toán tổ chức tực hiện dưới sự chỉ đạo của công ty. Với sơ đồ tổ chức sẽ giúp cho từng thành viên trong công ty gắn bó vào những hoạt động chuyên biệt điều đó cho phép họ tích luỹ kinh nghiệm, phát huy năng lực sở trường để thực hiện công việc hiệu quả cao đồng thời các máy móc thiềt bị chuyên dùng được sử dụng hết công suất, đảm bảo tiét kiệm trong mua sắm, sử dụng thiết bị và bố trí lao động một cách hài hoà. Sơ đồ trên giúp cho công ty luôn chủ động trong kinh doanh, tạo ra sự chủ động khai thác nguồn hàng đa dạng trên thị trường, luôn bám sát và sử lý kịp thời mọi tình huống trong kinh doanh, thich ứng với diễn biến thị trường.Ngoài ra nhà quản trị tiếp nhận thông tin từ các phòng ban, các đơn vị một cách trực tiếp và kịp thời, với cách bố trí bộ máy của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng thì mệnh lệnh cấp trên được truyền đạt xuống cấp dưới một cách kịp thời, thông tin phản hồi từ các đơn vị lên phản ánh một cách chính xác và trung thực. 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. Trước đây hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh các mặt hàng kim khí như: xe đạp, xe máy, quạt điện, các thiết bị đồ điện dân dụng… Đặc biệt ở thời kỳ đổi mới từ năm 1994 đén nay, khi nền kinh tế mở cửa, giao lưu kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực đã đem đén cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới. Tận dụng cơ hội đó Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi đã có những thay đổi lớn về cả cơ sở vật chất và đội ngũ CBCNV, đã tìm được những hướng kinh doanh mới. Công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh thông qua xuất nhập khẩu một số hàng hoá phù hợp với yêu cầu tiêu dùng như: tivi, các thiết bị văn phòng, mỹ phẩm văn phòng phẩm, các dịch vụ cho thuê địa điểm kinh doanh. Năm 2002 công ty kinh doanh cả mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang các nước đặc biệt là thị trường Úc. Tuy doanh số vẫn còn khiêm tốn nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự mở rộng mặt hàng kinh doanh của công ty. Công ty mở rộng kinh doanh các dịch vụ văn phòng chất lượng cao có hiệu quả. Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi tiến tới có xu hướng kinh doanh tất cả các loại mặt hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thành phố Hà Nội nói riêng và trong nước nói chung. Bằng chứng là công ty bước đầu đã đặt các phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại. 5. Nguồn cung cấp hàng hoá của công ty. Trong vấn đề kinh doanh thì tìm được nguồn hàng ổn định có chất lượng cao, giá rẻ… là một vấn đề quan trọng giúp cho công ty có được sự ổn định trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty đã có được những bạn hàng cung ứng đáng tin cậy, có uy tín và cho hàng hoá chất lượng cao, cụ thể là các nguồn sau: Nguồn hàng nhập khẩu: công ty hàng năm nhập khẩu một lượng lớn từ nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản, Ấn Độ…Các mặt hàng này cho công nghệ kiểu dáng chất lượng cao như: xe máy, tivi… Nguồn từ cơ sở sản xuất trong và ngoài thành phố như: xí nghiệp quốc phòng Z83, Z176, Z117, nhà máy Việt Tiệp, công ty kim khí Thăng Long… Các nguồn hàng đó là : khoá Việt Tiệp, quạt điện, săm lốp cao su… Nguồn từ các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu, bán buôn trong và ngoài quốc doanh. Đây là nguồn hàng cung ứng tạm thời khi công ty thiếu hàng tiêu thụ hoặc muốn tìm hiểu mở rộng mặt hàng mới có chủng loại khác nhau. 6.Phương hướng và nhiệm vụ năm 2006. Năm 2005, mặc dù có sự chuyển đổi mô hình sở hữu doanh nghiệp sang công ty cổ phần, nhưng công ty vẫn xây dựng kế hoạch năm với tốc độ phát triển cao: Doanh thu năm 2006 xây dựng là 315 tỷ đồng so với năm 2005 tăng 15% Nộp ngân sách tăng từ 10% đến 12% Thu nhập bình quân tăng từ 15% đến 20% Thực hiện tốt việc chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty cổ phần, tổ chức thành công đại hội cổ đông vào 03/2006 Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh ở Siêu thị điện máy 10B Tràng Thi đảm bảo chất lượng văn minh thương mại II, Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty: 1.Tổ chức công tác phân tích tài chính Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Tại các đơn vị trực thuộc Công ty đều có kế toán riêng biệt thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp kết quả tình hình kinh doanh của đơn vị sau đó trình lên phòng kế toán tài chính tại Công ty. Tại phòng tài chính kế toán từng nhân viên phụ trách từng mảng kế toán riêng biệt cuối cùng kế toán trưởng sẽ tổng kết toàn bộ các báo cáo chi tiết của nhân viên để soạn báo cáo tổng hợp trình lên Giám đốc. Quy trình phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi được tiến hành như sau: * Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính: Các báo cáo tài chính của Công ty được lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm do đó việc phân tích tài chính tại công ty được tiến hành đồng thời với việc lập báo cáo. Giám đốc là người chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công tác phân tài chính trong công ty, kế toán trưởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp đưa ra đánh giá để trình lên Ban giám đốc. *Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính: Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính tại Công ty là các báo cáo tài chính: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính. * Xử lý thông tin, tiến hành phân tích: Sử dụng 2 phương pháp: phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh.Kế toán trưởng chỉ đạo phân tích một số nội dung cơ bản: phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng, so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, so sánh với số liệu kế hoạch. * Báo cáo kết quả phân tích. Kế toán trưởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích đưa ra nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện so với kế hoạch đây là cơ sở để Ban giám đốc đưa ra những quyết định về tài chính và các quyết định về hạot động kinh doanh, dựa vào đó lập các kế hoạch kinh doanh kế hoạch tài chính trong quý tới, năm tới. 2.Nội dung phân tích tài chính tại công ty Để đánh giá thực trạng tài chính, việc thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm tới Công ty đã tiến hành phân tích một số nội dung 2.1 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Bảng 2.1. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005/2004 Lượng % Lượng % Lượng % A.Tài sản I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 14.838,7 57.88% 22.357 31.56% 7.518,2 50.66% 1.Tiền 5.714,1 22.29% 7.637,7 10.78% 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 65.800 0.25% 65.800 0.09% 3.Các khoản phải thu 2.509 9.79% 4.673.,2 6.59% 4.Hàng tồn kho 6.047,7 23.59% 9.146,8 12.91% 5.TSLĐ khác 502 1.96% 833,4 1.18% 6.Chi sự nghiệp 0.0% II.TSCĐ và đầu tư dài hạn 10.796,8 42.12% 48.478,6 68.44% 37.681,7 4.49% 1.TSCĐ hữu hình 3.185,4 12.42% 14.755,1 20.83% 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 660 2.582% 660 0.93% 3.Chi phí XDCB dở dang 6.951,4 27,12% 33.063,5 46.68% 2.6112,2 375.64 III.Tổng tài sản 25.635,6 100% 70.835,6 100% 45.200 176.32% B. Nguồn vốn. I.Nợ phải trả 14.885,1 58,07% 49.242,3 69,51% 34.357,2 230,81% 1.Nợ ngắn hạn 13.584,4 53% 21.056,5 29,72% 2.Nợ dài hạn 1.293 5,04% 27.724,6 39,14% 26.431,6 2044,2% 3.Nợ khác 7,7 0,03% 461 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.750,4 41,93% 21.593,3 30,49% 1.Nguồn vốn, quỹ 10.634,6 41,48% 20.812,9 29,38% 2.Nguồn kinh phí, quỹ khác 115,8 0,45% 780,4 III.Cộng nguồn vốn. 25.635,6 100% 70.835,6 100% 45.200 176.3% ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2004, 2005 ) Giá trị tài sản của Công ty năm 2005 là 70.835,6 tr.đồng tăng 176,3% là 45.200 tr.đồng. Trong năm 2005 giá trị tài sản của công ty có sự gia tăng đột biến như vậy là do công ty đầu tư nhiều vào xây dựng cơ bản làm chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 2.6612,2 tr. đồng tương đương với 375,64%. Công ty không ngừng tăng trưởng phát triển lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng lên làm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 100,86% tương đương 10.842,9 tr. đồng. Bước sang năm 2005 công ty tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn vay dài hạn làm nợ dài hạn của công ty tăng 2044,2% tức là 26.431,6 tr. đồng. Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, nên TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn 57,88% trong đó chủ yếu là tiền mặt chiếm 22,29% và hàng tồn kho chiếm 23,59%. Công ty cũng đã bắt đấu tập trung đầu tư vào xây dựng cơ bản, chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc“ Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi “.doc