Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

Lời mở đầu Trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 2

1.1 Chi thường xuyên NSNN 2

1.1.1 NSNN 2

1.1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò NSNN 2

1.1.1.2 Nội dung chi NSNN 4

1.1.2 Chi thường xuyên NSNN 6

1.1.2.1 Khái niệm 6

1.1.2.2 Nội dung 7

1.1.2.3 Đặc điểm 8

1.2 Vai trò chi NSNN cho GD – ĐT 9

1.2.1 Sự cần thiết của GD – ĐT 9

1.2.2 Vai trò chi NSNN đối với GD - ĐT 10

1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT 12

1.3.1 Nội dung chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT 12

1.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD - ĐT 13

1.3.2.1 Xây dựng định mức chi 13

1.3.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên 15

1.3.2.3 Chấp hành dự toán chi 16

1.3.2.4 Quyết toán và kiểm toán các khoản chi 17

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến các khoản chi thường xuyên NSNN cho GD - ĐT 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GD – ĐT TẠI TỈNH SƠN LA 21

2.1 Một số nét cơ bản về GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La 21

2.1.1 Khái quát về tỉnh Sơn La 21

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua 22

2.1.2 Tình hình GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2009 25

2.1.2.1 Tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ năm 2009 25

2.1.2.2 Công tác đào tạo 27

2.1.2.3 Cơ sở vật chất trang thiết bị 29

2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh Sơn La 29

2.2.1 Nguồn vốn đầu tư cho GD – ĐT ở tỉnh Sơn La 29

2.2.2 Tình hình phân cấp chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La 31

2.2.3 Chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La 32

2.2.4 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh Sơn La 38

2.2.4.1 Áp dụng định mức chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tỉnh Sơn La 38

2.2.4.2 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La 40

2.2.4.3 Công tác điều hành, cấp phát NSNN cho giáo dục và đào tạo tại tỉnh Sơn La 41

2.2.4.4 Quyết toán và kiểm tra các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo tại tỉnh Sơn La 42

2.3 Đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La 43

2.3.1 Những kết quả đạt được 43

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 45

2.3.2.1 Những hạn chế

2.3.2.2 Nguyên nhân 45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GD – ĐT TẠI TỈNH SƠN LA 51

3.1 Định hướng của tỉnh Sơn La cho vấn đề GD - ĐT 51

3.1.1 Định hướng chung của Nhà nước 51

3.1.2 Định hướng của tỉnh Sơn La 52

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tỉnh Sơn La 53

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo tại các đơn vị tài chính các cấp 53

3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ngân sách cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở KBNN 55

3.2.3 Xây dựng cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh một cách hợp lý 56

3.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý 57

3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác 58

3.3 Kiến nghị 59

Kết luận 61

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong các đơn vị giáo dục. + Đẩy mạnh các hoạt động toàn diện về giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong trường học. Tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ, công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông và tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh, sinh viên. d) Kết quả triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 - Về qui mô, số luợng trường, lớp và học sinh: + Toàn tỉnh có 762 trường; gồm: 214 trường Mầm non, 264 trường tiểu học, 15 trường phô thông cơ sở, 220 trường THCS, 31 trường THPT, 12 trung tâm GDTX, 01 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp DN. + Tổng số toàn tỉnh có 293.412 học sinh mầm non, phổ thông được huy động đến trường; trong đó: 65.810 học sinh mầm non (gồm nhà trẻ: 8.130, mẫu giáo: 57.800); 108.730 học sinh tiểu học, 79.664 học sinh THCS, 34.300 học sinh THPT và 5.300 học sinh Bổ túc tại các TTGDTX huyện thị. - Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Đến nay, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non đạt 93,8%; tiểu học: 98,3%; THCS: 98,1%; THPT: 95,4%. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt 39,1% (gồm: Mầm non: 44,2%; Tiểu học: 36,9%; THCS: 39,3%; THPT: 30,3%; Giáo dục thường xuyên: 49,6%. Cao đẳng, TCCN: 54,3%). Năm học 2009-2010 đã được giao bổ sung 512 giáo viên (gồm: 189 giáo viên mầm non; 154 giáo viên Tiểu học; 29 giáo viên THCS; 140 giáo viên THPT). Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện thị đã tham mưu và trình UBND tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng trường, đồng thời sắp xếp, bố trí, điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ, giáo viên trong phạm vi quản lý cho các trường lớp mới mở tại các xã đặc biệt khó khăn và cho các trường còn thiếu cán bộ, giáo viên theo kế hoạch phát triển mở rộng qui mô trường lớp. 2.1.2.2 Công tác đào tạo a) Công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - Về mở rộng qui mô đào tạo tại các trường Cao đẳng, TCCN của tỉnh: Toàn tỉnh có 5 trường Cao đẳng, TCCN; với tổng số 48 mã ngành đào tạo. Trong năm 2008, đã củng cố, nâng cấp trường Cao đẳng Y tế, trường Trung cấp nghề; trường Cao đẳng Sơn La. Các trường chuyên nghiệp đã chủ động trong công tác tuyển sinh và tổ chức các hoạt động của trường, thực hiện có hiệu quả việc liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng trong vùng và cả nước, tiếp tục thực hiện tốt vịêc đào tạo cho các tỉnh Bắc Lào. Về số lượng: Toàn tỉnh có 9.715 sinh viên, học viên; trong đó: hệ chính qui Đại học, Cao đẳng: 3.340, Trung cấp: 3.725; hệ đào tạo không chính qui Đại học, Cao đẳng, trung cấp: 2.650. Hiện nay các trường đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh và khai giảng. Ngoài ra, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã duy trì 11 lớp đại học, 02 lớp cao đẳng, 02 lớp trung cấp theo hình thức vừa học vừa làm cho 2.259 học viên các cấp, các ngành của tỉnh. - Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Các ngành và UBND các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện Đề án đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2016. Từ tháng 7/2009, Ban chỉ đạo, điều hành Đề án của tỉnh đã tập hợp hồ sơ và đề nghị xét tuyển 33 cán bộ đi đào tạo theo kế hoạch trong năm 2009. - Về đào tạo cán bộ chủ chốt xã, phường: Năm học 2009-2010, Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện và Thành phố tiếp tục mở các lớp đào tạo để đạt trình độ văn hoá Bổ túc trung học phổ thông cho 390 cán bộ xã, phường, thị trấn. Ngoài ra Sở Nội Vụ, Trường Chính trị Tỉnh và huyện, các trường Trung cấp Nông Lâm, Cao đẳng Y tế, các Hội, các ngành đã mở các lớp tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho các cán bộ xã; phường. b) Nâng cao trình độ cho các đối tượng xã hội và chuyển giao khoa học kỹ thuật - Về công tác xoá mù chữ: Năm 2009, toàn tỉnh đã mở 278 lớp với 3.745 học viên. Số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 hiện nay là: 34.4690/357568, (đạt 96,30%). - Đối với giáo dục thường xuyên: Tiếp tục mở 267 lớp Bổ túc THCS với 4.954 học viên ; 11 lớp bổ túc tiểu học với 218 học viên trong độ tuổi và mở rộng đến các đối tượng cán bộ các xã bản vùng cao, biên giới. Toàn tỉnh có 149 trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường; hầu hết các trung tâm đều mở lớp để chuyển giao KHKT về các lĩnh vực gồm: khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, duy trì công tác phổ cập giáo dục. Tính đến tháng 10/2009, đã thực hiện cho 25.333 người. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh và huyện đã tổ chức giảng dạy tin học trình độ A cho 467 học viên; trình độ B cho 48 học viên. Dạy Ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B cho 60 học viên. 2.1.2.3 Cơ sở vật chất trang thiết bị a) Về thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên - Về phòng học (310 dự án gồm 953 phòng học). Trong đó: Số phòng học đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 498 phòng, chiếm 52,3%; hoàn thiện 285 phòng học, chiếm 29,9%. - Về nhà công vụ giáo viên (203 dự án gồm 916 phòng). Trong đó: Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng 582 phòng, chiếm 63,5%; hoàn thiện 210 phòng học, chiếm 22,9%. Đến năm học này, tổng số phòng học toàn tỉnh là 11.876 phòng, tăng 878 phòng (7,9%) so với năm học trước; trong đó phòng học kiên cố: 4.507 phòng (38%) tăng 5% so với năm học trước; phòng học bán kiên cố: 2.964 phòng (24,9%); phòng học tạm và xuống cấp: 4.405 phòng (còn 37,1%) giảm 4,7% so với năm học trước. Về cơ bản số phòng học đều phải sử dụng học 2 ca/ngày; các phòng học bộ môn, thí nghiệm thực hành còn thiếu rất nhiều và chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. b) Về mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, giấy vở và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đã cấp phát đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên ở các trường theo kế hoạch năm học, với tổng số 2.374.070 bản; triển khai mua sắm dù che mưa nắng cho các trường THPT và các trường PT Dân tộc Nội trú phục vụ sinh hoạt tập thể. Năm học này, đang triển khai mua sắm thiết bị tin học và trang bị cho 150 trường tiểu học, THCS để nối mạng; tiếp tục trang bị 6 phòng máy cho 3 trường tiểu học và 3 trường THCS theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã có 100% các trường THPT, Trung tâm GDTX, các trường chuyên nghiệp, các cơ quan quản lý giáo dục (Sở và Phòng) và 52,65% số trường trung học cơ sở, 19,6% trường tiểu học, 14,5% trường mầm non đã nối mạng và khai thác, sử dụng Internet. 2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh Sơn La 2.2.1 Nguồn vốn đầu tư cho GD – ĐT ở tỉnh Sơn La Sự nghiệp giáo dục – đào tạo là hoạt động sự nghiệp có thu. Ngoài nguồn NSNN đầu tư thì còn có nguồn ngoài ngân sách. Nguồn ngoài ngân sách có thể huy động từ học phí, lệ phí, tiền xây dựng trường,… của học sinh cũng như những khoản đóng góp khác của nhân dân. Để huy động được nguồn ngoài ngân sách, Nhà nước đang thực hiện chính sách “xã hội hoá giáo dục” - chính sách mà toàn dân tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Nhưng do sự tuyên truyền, phổ biến về chính sách này chưa rộng lớn nên nguồn ngoài ngân sách vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi dành cho giáo dục – đào tạo. Ở Sơn La nguồn vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo bao gồm những nguồn chính sau: Nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Nguồn khác: + Thu học phí + Các khoản đóng góp khác Dưới đây là bảng số liệu cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho Giáo dục – đào tạo của tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2009: Bảng 2.1A: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La Đơn vị: Triệu đồng TT Nguyồn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số 662,000 100 813,000 100 981,500 100 1 Nguồn ngân sách 569,982 86.1 682,920 84 815,626 83.1 2 Các nguồn khác 92,018 13.9 130,080 16 165,874 16.9 - Nguồn thu học phí 28,466 4.3 56,910 7.0 72,631 7.4 - Các khoản đóng góp khác 63,552 9.6 73,170 9.0 93,243 9.5 (Nguồn: Sở Giáo dục – đào tạo Sơn La) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn dành cho giáo dục – đào tạo, cụ thể như sau: - Năm 2007 nguồn NSNN là 569982 triệu đồng chiếm 86.1% - Năm 2008 nguồn NSNN là 682920 triệu đồng chiếm 84% - Năm 2009 nguồn NSNN là 815626 triệu đồng chiếm 83.1% Như vậy, nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh. Trung bình nguồn này chiếm 84.4% tổng nguồn đầu tư trong giai đoạn 2007 – 2009. Nguồn vốn này chủ yếu để trang trải các khoản chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục – đào tạo như chi lương, tiền công, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi cho mua sắm sửa chữa,… Qua các năm nguồn NSNN đều tăng lên về số tuyệt đối đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của các cấp chính quyền đến sự nghiệp dạy và học cũng như định hướng của Nhà nước trong thời gian tới coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tuy có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng nguồn NSNN lại giảm dần theo thời gian. Điều này hoàn toàn dễ hiểu trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước đang cố gắng giảm dần gánh nặng cho NSNN nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và cũng là để thực hiện rộng rãi chính sách “xã hội hoá giáo dục”. Chính sách này được thực hiện một cách hiệu quả, thể hiện như sau: Năm 2007 Các nguồn khác là 92018 triệu đồng, chiếm 13.9% Năm 2008 nguồn khác là 130080 triệu đồng, chiếm 16% Năm 2009 nguồn khác là 165874 triệu đồng, chiếm 16.9% Từ năm 2007 đến 2009, nguồn ngoài ngân sách đều tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ việc thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội hoá giáo dục của Nhà nước ở tỉnh Sơn La. Trong nguồn ngoài ngân sách thì tỷ trọng nguồn thu học phí chiếm tỷ trọng không lớn, xấp xỉ 1/3 nguồn ngoài ngân sách, còn lại là các khoản đóng góp khác như: tiền xây dựng trường, lớp, các khoản đóng góp của các cá nhân, tổ chức… Nguồn ngoài ngân sách càng lớn càng giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng cường tính chủ động trong hoạt động của ngành. Con số này cũng cho thấy sự quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân… đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh. Qua sự phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La, có thể thấy được tầm quan trọng riêng có của từng nguồn đến hoạt động giáo dục – đào tạo. Trong những năm tới chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La cần phải có những hành động thiết thực hơn để tăng nguồn ngoài ngân sách cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo vì hiện nay nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn (hơn 80%); cần tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chính sách “xã hội hoá giáo dục” trong mọi tầng lớp nhân dân để có thể nâng dần tỷ trọng nguồn ngoài ngân sách. Từ đó đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh. 2.2.2 Tình hình phân cấp chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La Trước năm 1996, khi chưa có Luật ngân sách, kinh phí NSNN cho giáo dục - đào tạo do ba cấp ngân sách Trung ương, Tỉnh và Huyện đảm bảo. Thời kỳ này chưa có sự phân cấp rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách một cách cụ thể, dẫn đến tình trạng đưa đẩy giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí các khoản chi cho các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, tình hình đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo mang tính chất thụ động, thất thường giữa các năm, không có định hướng ổn định. Từ khi Luật NSNN ra đời (năm 1996), công tác phân cấp quản lý ngân sách ngày càng đi vào nề nếp. Theo luật NSNN, hệ thống tổ chức NSNN bao gồm bốn cấp là: ngân sách Trung ương; ngân sách Tỉnh, thành phố; ngân sách Quận, huyện và ngân sách Xã, Phường. Mỗi cấp đảm đương những nhiệm vụ khác nhau được quy định trong luật Ngân sách. Trước năm 2006, nhiệm vụ chi thường xuyên cho giáo dục – đào tạo được phân cấp Tỉnh, Thành phố đảm nhận và thực hiện cấp phát theo hình thức kinh phí uỷ quyền cho ngân sách Quận, huyện nhưng kể từ ngày 25/4/2006, theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ không còn có nguồn kinh phí uỷ quyền. Các cấp ngân sách sẽ được giao ngân sách để trực tiếp quản lý và sử dụng. Thực hiện cơ chế phân cấp này để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách. Trong quản lý NSNN cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La thì sự phân cấp thể hiện như sau: - Sở giáo dục – đào tạo chủ trì việc lập, tổng hợp phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu của khối sự nghiệp cấp tỉnh bao gồm các hoạt động giáo dục của các trường THPT, trung tâm KTHN – HN, trung tâm GDTX và các hoạt động giáo dục khác thuộc tỉnh quản lý. - Phòng giáo dục – đào tạo phối hợp với phòng kinh tế tài chính lập, tổng hợp, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thường xuyên sự nghiệp giáo dục trên địa bàn hay sự nghiệp giáo dục cấp huyện là các hoạt động giáo dục của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và các hoạt động giáo dục khác. Việc phân cấp như vậy đã tạo điều kiện để các cấp chính quyền tham gia quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý đối với chính quyền địa phương. 2.2.3 Chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục – đào tạo, coi đó là quốc sách hàng đầu nên ngân sách dành cho sự nghiệp này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước góp phần rất lớn vào việc nâng cao quy mô và chất lượng của sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong cả nước. Tại tỉnh Sơn La ngân sách chi cho giáo dục đào tạo luôn được đầu tư thích đáng. Điều đó được thể hiện ở tỷ trọng giữa chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN của tỉnh Sơn La. Cụ thể như sau: Bảng 2.2A: Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục đào tạo trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN của Tỉnh Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo 569,982 682,920 815,626 2 Tổng chi thường xuyên ngân sách tỉnh 1,412,430 1,635,802 2,080,166 3 Tỷ trọng 40% 41% 39% (Nguồn: Sở Tài chính Sơn La) Qua số liệu thực tế cho thấy khoản chi thường xuyên dành cho giáo dục – đào tạo luôn chiếm trên 39% trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN của tỉnh. Khoản chi này để tài trợ cho hoạt động chi thường xuyên của tất cả các trường trong địa bàn tỉnh từ mầm non cho đến hướng nghiệp tổng hợp. Đây là một con số khá cao bởi vì còn có rất nhiều ngành, nghề và lĩnh vực cần được sự đầu tư từ nguồn NSNN. Con số trên chứng tỏ Sơn La là tỉnh có một mạng lưới các trường lớp khá rộng lớn và có sự đầu tư, quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh. Cơ cấu này tăng dần theo từng năm về số tuyệt đối (từ 569.982 triệu đồng năm 2007 lên 815.626 triệu đồng năm 2009). Tuy vậy về tỷ trọng lại có xu hướng giảm chút ít từ 41% năm 2008 xuống 39% năm 2009. Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến nội dung của chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo: a) Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học Như đã nói ở trên, hiện tại Sơn La có 214 trường mầm non, 264 trường tiểu học, 220 trường THCS, 31 trường THPT, 12 TTGDTX và 1 trung tâm KTTH-HN có được sự đầu tư từ nguồn NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.3A), ta có thể thấy khối THCS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo, tiếp đó là khối tiểu học, THPT, mầm non và cuối cùng là TTGDTX. Cụ thể như sau: Bảng 2.3A: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học thuộc sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số 569,982 100 682,920 100 815,626 100 1 Mầm non 54,148 9.50 66,243 9.70 89,882 11.02 2 Tiểu học 217,733 38.20 267,704 39.20 305,859 37.5 3 THCS 222,292 39.00 259,509 38.00 307,899 37.75 4 THPT 70,962 12.45 81,950 12.00 95,838 11.75 5 TT GDTX 4,847 0.85 7,514 1.10 16,148 1.98 (Nguồn: Quyết toán chi ngân sách tỉnh - Sở Tài chính Sơn La) - Khối THCS là khối chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi NSNN giành cho giáo dục – đào tạo do cấp học này có số lượng trường, lớp, học sinh rất lớn (năm 2009 là 220 trường). Những năm vừa qua đầu tư cho khối THCS có tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng điều này được thể hiện: + Năm 2007 tổng chi thường xuyên là 222.292 triệu đồng, chiếm 39% + Năm 2008 là 259.509 triệu đồng, chiếm 38% + Năm 2009 là 307.899 triệu đồng, chiếm 37.75% Ở cấp học này, thời gian qua đã được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương. Các trường đã có sự đổi mới về chương trình và phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng của học sinh trên nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó, các trường cũng không ngừng đổi mới trang thiết bị phù hợp hơn với phương pháp dạy và học. Thời gian tới các cấp chính quyền sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực cho giáo dục THCS nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục. - Đối với khối Tiểu học, mặc dù tăng lên về số tuyệt đối qua các năm (217.733; 267.704; 305859 triệu đồng) nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng chi (38.2% xuống 37.5%). Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống trường lớp và đồ dùng trang thiết bị của khối này đã được đầu tư rất tốt từ những năm trước nên việc mua sắm sửa chữa và nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng lên không nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên cũng ổn định qua các năm nên đầu tư cho cấp học này dần đi vào quỹ đạo và tỷ trọng có xu hướng giảm dần để đầu tư cho các cấp học khác. - Khối THPT những năm qua cũng được đầu tư khá lớn, cụ thể như sau: + Năm 2007 ngân sách chi 70.962 triệu đồng, chiếm 12.45% + Năm 2008 là 81.950 triệu đồng, chiếm 12% + Năm 2009 là 95.838 triệu đồng, chiếm 11.75%. Tỷ trọng nguồn ngân sách dành cho THPT có xu hướng giảm là do có sự đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non. Tuy vậy, hoạt động giáo dục ở các trường khối này vẫn diễn ra tốt. Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở các khối được triển khai rất tốt, chương trình phân ban cũng đã được quan tâm đúng mức. Ngay từ đầu năm học các trường đã xây dựng kế hoạch, trong đó tập trung cho các tổ bộ môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho các giáo viên báo cáo chuyên đề chuyên sâu, thao giảng, trao đổi kinh nghiệp giảng dạy. Các trường cũng đã mua sắm trang thiết bị phù hợp với phương pháp dạy học mới (radio, casset,…) qua đó làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Khối giáo dục mầm non những năm qua phát triển mạnh cả về số lượng học sinh lẫn quy mô trường lớp. Vì vậy, ngân sách dành cho giáo dục mầm non tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: năm 2007 là 54,148 triệu đồng, chiếm 9.5%; năm 2008 là 66,243 triệu đồng, chiếm 9.7%; năm 2009 là 89,882 triệu đồng, chiếm 11.02%. Thời gian qua các cấp chính quyền đã làm tốt công tác vận động đưa trẻ đến trường nên thay vì để trẻ ở nhà như những năm trước đây, các bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Hơn thế nữa, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và vui chơi của các trường cũng dần được nâng lên đã tạo sự tin tưởng cho các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đến trường. Chi thường xuyên NSNN cho cấp học này không những phải chi trả lương, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa mà còn phải chi trả những khoản chi lương cho giáo viên ngoài biên chế (tỷ lệ khá lớn, gấp 2 lần giáo viên trong biên chế), chi trả các khoản dịch vụ bên ngoài (do đặc thù của cấp học này là trẻ còn nhỏ tuổi và hầu như là học bán trú,…). - Khối Trung tâm GDTX thời gian qua chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức, tỷ lệ chi trong tổng nguồn chi còn thấp (trung bình giai đoạn 2007 – 2009 là 1,31%). Tuy vậy tổng chi cho cấp này vẫn tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Năm 2007 là 4847 triệu đồng, chiếm 0.85%; năm 2008 là 7514 triệu đồng, chiếm 1.1%; năm 2009 là 16148 triệu đồng chiếm 1.98%. Hoạt động của cấp học này thời gian qua khá phát triển. Các trung tâm mở thêm các lớp bổ túc THCS, bổ túc THPT cho đối tượng trong độ tuổi và đối tượng cán bộ phường, xã ở các địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để người có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập, góp phần nâng cao dân trí, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú ý đúng mức, hầu hết trung tâm đã sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng giáo án điện tử trong dạy bổ túc THPT. Trong thời gian tới song song với việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các trung tâm GDTX có nhiều biện pháp tích cực, thường xuyên củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ, phổ cập giáo dục THCS. b) Cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế Theo cách phân chia này, chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo được chia thành: - Chi cho con người bao gồm: chi lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, chi bảo hiểm, phúc lợi xã hội,… - Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: chi dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi mua hàng hoá, trang thiết bị chuyên dùng, đồng phục, chi mua sách, vở, tài liệu,… - Chi mua sắm sửa chữa gồm: chi mua sắm, chi sửa chữa lớn. - Chi khác: quản lý hành chính, công tác phí, tiếp khách, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn… Giai đoạn 2007 – 2009 tình hình chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế ở Sơn La được thể hiện như sau: Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.4A), ta có thể thấy tỷ trọng chi cho con người luôn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, gấp hơn 4 lần các khoản chi khác cộng lại: Năm 2007 chi cho con người là 498,735 triệu đồng chiếm 87.5% tổng chi. Năm 2008 là 575,701 chiếm 84.3% và năm 2009 là 661,472 chiếm 81.1%. Khoản chi này tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng là do tỉnh điều chỉnh để phù hợp hơn với Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ ngân sách (tỷ lệ chi cho con người trên các khoản chi khác là 80/20). Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn đến vậy giữa tỷ lệ chi cho con người với các khoản chi khác đó là: + Thứ nhất: Đây là khoản chi cần thiết mang tính bắt buộc. Khi lập dự toán cũng như phân bổ dự toán phải đảm bảo ngân sách đủ cho khoản chi này, sau đó mới cân đối các khoản chi khác. Bảng 2.4A: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo nội dung kinh tế Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số 569,982 100 682,920 100 815,626 100 1 Chi cho con người 498,735 87.50 575701 84.30 661472 81.1 2 Chi chuyên môn 43,319 7.60 59414 8.70 63619 7.8 3 Chi mua sắm SC 21,089 3.70 29365 4.30 64434 7.9 4 Chi khác 6,839 1.20 18438 2.7 26101 3.2 (Nguồn: Sở Tài chính Sơn La) + Thứ hai: Do số lượng giáo viên trong biên chế không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy nên xuất hiện nhiều giáo viên hợp đồng, ngoài biên chế. Chi lương cho bộ phận này cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. + Thứ ba: Chính sách tiền lương có nhiều thay đổi. Từ năm 1996 đến nay, tiền lương cơ bản đã có nhiều thay đổi: năm 1997 điều chỉnh tăng từ 120.000đ lên 144.000đ, năm 2000 điều chỉnh lên 180.000đ, năm 2001 lên 210.000đ, năm 2006 lên 450.000đ, năm 2008 lên 540.000đ và gần đây nhất năm 2009 lên 650.000đ. Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp cũng tăng lên theo hệ số lương. Nhìn chung các khoản chi này ở Sơn La được thực hiện tốt nhưng tỷ trọng chi cho khoản này còn lớn quá mức quy định của nhà nước. Mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng cho đến năm 2009 tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian tới với những sự đổi mới tích cực, hy vọng ngành giáo dục – đào tạo Sơn La sẽ đạt được những chỉ tiêu đã đề ra cũng như thực hiện tốt định mức tiêu chuẩn của ngành. Bên cạnh việc đầu tư cho con người, sự nghiệp giáo dục – đào tạo còn phải chú trọng đến chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây cũng là một khoản chi quan trọng góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng dạy và học. Thời gian qua khoản chi này cũng được chú trọng hơn, thể hiện sự tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Năm 2007 được chi là 43319 triệu đồng, chiếm 7.6% tổng chi thường xuyên; Năm 2008 con số này là 59414 triệu đồng, chiếm 8.7%; Năm 2009 là 63619 chiếm 7.8%. Điều này được giải thích là do sự đầu tư của các trường vào trang thiết bị, đồ dùng học tập và các công tác khác để phù hợp hơn với chương trình và phương pháp dạy học. Trong thời gian tới, ngành giáo dục - đào tạo Sơn La vẫn tiếp tục nâng cao tỷ trọng chi cho các khoản chi này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. - Chi cho khoản mục mua sắm sửa chữa thời gian qua cũng đã được nâng dần lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Năm 2007 khoản chi này là 21,089 triệu đồng, chiếm 3.7%; năm 2008 là 29365 triệu đồng, chiếm 4.3%; năm 2009 là 64434 triệu đồng, chiếm 7.9%. Đầu tư cho khoản mục này góp phần tạo điều kiện cho công tác dạy và học được tốt hơn. Ở Sơn La khoản chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25619.doc
Tài liệu liên quan