Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp

Trước khi áp dụng ISO 9001: 2000, Công ty chưa coi trọng việc theo dõi năng lực cung cấp của các nhà cung ứng qua các thời kỳ. Từ lúc áp dụng ISO 9001: 2000 hoạt động đánh giá, lựa chọn người cung ứng và hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu mua vào được thực hiện tốt. Việc đánh giá đúng năng lực người cung ứng đã tạo cho Công ty có được nhiều nguồn nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo với giá thành rẻ, phục vụ tốt cho quá trình thi công các công trình. Nguyên vật liệu nhập vào được Công ty kiểm tra một cách chặt chẽ, nếu đạt yêu cầu mới được nhập kho. Việc kiểm tra nguyên vật liệu gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phụ trách người cung ứng xem xét tài liệu chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu nhập kho, đồng thời báo cáo cho tổ kỹ thuật để kiểm tra ngoại quan.

Giai đoạn 2: Nếu giai đoạn 1 không đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật phải được tiến hành kiểm tra bằng phương pháp thử nghiệm.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện chức năng, nhiệm vụ mà mình đã mô tả. Tổ chức theo dõi kiểm tra việc thực hiện hệ thống để đảm bảo sổ tay chất lượng, các quy trình , hướng dẫn công việc được tuân thủ. Tuy nhiên,Công ty có thành lập phòng ISO nên bước đầu các hệ thống văn bản hệ thống quản lý chất lượng được giao cho các bộ phận, phòng ban khác phụ trách quản lý. Bước 5: Đánh giá hệ thống * Đào tạo chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ Sau khi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tiến hành được một thời gian ngắn ( trong vòng khoảng 1 tháng), thì Công ty tiến hành đánh giá nội bộ để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Trung tâm tư vấn sẽ giúp Công ty tiến hành đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ, đảm bảo cho cán bộ chủ chốt của Công ty có đủ năng lực và số lượng để tự đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng. Thông qua khoá học, các chuyên gia được học cách đánh giá chất lượng, sự cần thiết và mục đích của đánh giá chất lượng nội bộ, các kỹ thuật đánh giá, cách thức tìm kiếm điểm không phù hợp và phân loại chúng, cách điều hành quá trình đánh giá… Nhờ vậy mà Công ty có được đội ngũ có thể độc lập tiến hành đánh giá về hệ thống chất lượng của mình. * Tiến hành đánh giá Đánh giá chất lượng nộ bộ để xem hệ thống quản lý chất lượng có được tuân thủ và thực hiện có hiệu quả hay không, khi thực hiện, hệ thống có mang tính đảm bảo không từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến cần thiết để nâng cao hiệu quả của hệ thống chất lượng, đem lại lợi ích cho Công ty. Công cuộc đánh giá sẽ bắt đầu bằng việc lập kế hoạch đánh giá, bao gồm xác định mục tiêu, phạm vi, các tài liệu, thời gian, địa điểm, nhân lực và sự cần thiết tham gia hợp tác của cán bộ công nhân viên từ các bộ phận, cá nhân liên quan tới kế hoạch đánh giá và xác nhận sự nhất trí của các bộ phận, cá nhân này. Sau khi lập kế hoạch, các cán bộ đánh giá sẽ nghiên cứu tài liệu, sổ tay chất lượng, quy trình và thủ tục chất lượng để hiểu sâu sắc về hệ thống chất lượng của Công ty. Đồng thời xem xét các thủ tục, quy trình của hệ thống chất lượng liên quan tới bộ phận được đánh giá. Mỗi một cuộc đánh giá chất lượng nội bộ của Chi nhánh được thực hiện bắt đầu với họp khai mạc trong đó có sự tham gia của nhóm đánh giá, đại diện các bộ phận được đánh giá. Trưởng nhóm đánh giá trình bày kế hoạch đánh giá và giải thích cách thức tiến hành đánh giá, các tài liệu với các thành viên của đoàn đánh giá, đại diện các bộ phận được đánh giá và người liên quan. Khi tiến hành đánh giá, các bộ phận đánh giá so sánh hệ thống chất lượng đang tồn tại với các yêu cầu của ISO 9001: 2000 để thấy được thực hiện có đúng đắn hay không và có hiệu quả thế nào. Sơ đồ : Thủ tục đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Lập kế hoạch đánh giá Thành lập đoàn đánh giá Phê duyệt lập chương trình đánh giá Thông báo cho các đơn vị không có Đại diện lãnh đạo Đại diện lãnh đạo Giám đốc Đoàn đánh giá Trưởng đoàn đánh giá Đại diện lãnh đạo Lập báo cáo đánh giá Theo dõi các hoạt động tiếp theo Lưu hồ sơ Đơn vị được đánh giá đại diện lãnh đạo Trưởng đoàn đánh giá lập các dạnh mục kiểm tra tiến hành đánh giá Cán bộ đánh giá Đoàn đánh giá 3.Tình hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý chất lượng tại Công ty Để tiện cho công tác quản lý chất lượng, Công ty đã thành lập một phòng ISO. Các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 được giao cho phòng ban này phụ trách. Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý chất lượng của Công ty Giám đốc Công ty Đại diện lãnh đạo Phòng kỹ thuật, phụ trách thi công Phòng kế toán tổng hợp, phụ trách cung ứng Phòng thi công, phụ trách về hoạt động thi công Các phân xưởng sản xuất Các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý chất lượng như sau : Giám đốc Công ty có quyền hạn như sau : Phải xem xét chính sách chất lượng của Công ty theo định kỳ đồng thời hỗ trợ trong việc thiết lập hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho hệ thống, từ đó thoã mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu công việc của mình. Phải lưu giữ hồ sơ và ngày giờ xem xét cùng các hoạt động và mục đích thực hiện. Đồng thời, giám đốc phê duyệt các kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa các loại công cụ, máy móc thiết bị được sử dụng trong Công ty theo định kỳ. Ngoài ra, giám đốc có trách nhiệm phê duyệt và chấp nhận nguồn cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Xem xét và quyết định ngừng quá trình sản xuất theo đề nghị của quản đốc phân xưởng khi có sự không phù hợp lớn xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình hoặc chất lượng của các công trình thi công. * Trưởng phòng thi công có trách nhiệm và quyền hạn như sau: - Điều hành và phân công công việc chuyên môn trong phòng, duy trì kỷ luật nội quy của phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng. - Kiểm tra, đánh giá, và kết luận việc thi công về các lĩnh vực: chất lượng, tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm xây dựng đối với các công trình thi công do các đội trực thuộc Công ty trực tiếp thi công. - Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ thuật. - Tham gia việc thảo các điều kiện chỉ dẫn và hướng dẫn kỹ thuật, lập các dự thảo tiêu chuẩn nhà nước về quy phạm kỹ thuật xây dựng. *Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm và quyền hạn như sau: Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng và trình giám đốc Công ty phê duyệt Giám sát thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty mình. Giám sát và theo dõi quá trình sản xuất Phân công lao động phù họp để đáp ứng nhu cầu sản xuất từ đó đưa ra các chỉ tiêu tay nghề. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch và trực tiếp đào tạo tay nghề cho công nhân. Giám sát việc thực hiện đúng các nội quy sản xuất, nội quy an toàn, p hòng cháy chữa cháy. Phối hợp với các nhân viên phòng kỹ thuật để đề ra và thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất Phân công, đôn đốc các tổ viên tổ kỹ thuật thực hiện tốt phần việc được giao. Giám sát về mặt kỹ thuật trong các công đoạn sản xuất. Giám sát thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu đã quy định. Hệ thống văn bản tài liệu chất lượng 3.2.1. Cấu trúc của hệ thống tài liệu theo ISO 9000 : 2000 Hệ thống tài liệu rất quan trọng đối với Công ty, chúng giúp người quản lý hiểu được những gì đang xảy ra và chất lượng thực hiện của chúng, qua đó có thể đo lường, theo dõi được hiệu năng của quá trình hiện tại, những gì cần có cải tiến và kết quả của những cải tiến đã đạt được. Đồng thời duy trì những cải tiến nhận được nhờ các quy tắc điều hành được tiêu chuẩn hoá dưới dạng tài liệu. ISO 9001:2000 bắt buộc Công ty phải có một hệ thống được lập thành văn bản. Tuy nhiên, số lượng các văn bản bắt buộc phải xây dựng đã được cắt giảm đáng kể so với yêu cầu trong phiên bản 1994. Các tài liệu bắt buộc phải tồn tại không phụ thuộc vào loại hình và quy mô tổ chức cũng như đặc thù của sản phẩm, dịch vụ, bao gồm: Sổ tay chất lượng Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng Các thủ tục bằng văn bản quy định cách thức: + Kiểm soát tài liệu + Kiểm soát hồ sơ + Đánh giá nội bộ + Kiểm soát sản phẩm không phù hợp + Hành động khắc phục + Hành động phòng ngừa Việc tồn tại các tài liệu khác trong hệ thống là hoàn toàn do tổ chức quyết định căn cứ vào nhu cầu hoạch định, vận hành và kiểm soát một cách hiệu lực các quá trình. Các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng phụ thuộc vào: Quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động Sự phức tạp và tương tác giữa các quá trình Năng lực của cán bộ thực hiện Các đặc điểm đặc thù khác của tổ chức Tiêu chuẩn cũng cho phép tổ chức linh hoạt lựa chọn cho việc quản lý chất lượng của mình, các bước tuần tự được kiểm soát bằng máy tính, danh mục kiểm tra, biểu đồ, hình ảnh hay đoạn phim… 3.2.2. Hệ thống văn bản tài liệu của Công ty Công ty nêu rõ quá trình của hệ thống quản lý chất lượng, xác định mối tương tác giữa chúng, xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc áp dụng chúng có hiệu quả, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện, đo lường giám sát và phân tích các quá trình này, kịp thời đề ra các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để đạt được các kết quả dự kiến, không ngừng nâng cao hiệu quả quá trình và hệ thống. Biện pháp thực hiện: + Xác định các quá trình của hệ thống chất lượng, trình tự và mối tương tác trong việc áp dụng kiểm soát và hoàn thiện chúng + Tiến trình xây dựng các công trình và cung ứng sản phẩm ra thị trường Trình tự mối tương tác giữa các quá trình, nguồn lực để thực hiện, phương pháp, chuẩn mực để đo lường kiểm soát, thông tin cần thu thập, phân tích được thể hiện rõ trong các tài liệu, bằng sư viện dẫn hoặc tham chiếu giữa các văn bản của hệ thống chất lượng trong quá trình tương ứng. Công ty áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000, của luật pháp và của Công ty có hiệu lực va hiệu quả nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho mọi sản phẩm của công ty. Hệ thống chất lượng được mô tả chi tiết bằng văn bản có sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu chỉnh kịp thời để thực hiện. Hệ thống tài liệu của Công ty bắt đầu là chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng. Một số doanh nghiệp khác, đây là một loại tài liệu độc lập, không nằm trong các loại tài liệu khác. Đối với Công ty chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng đưa vào trong sổ tay chất lượng. Sổ tay chất lượng bao trùm toàn bộ hệ thống phân cấp tài liệu, nhằm tóm tắt hay đưa ra một cách nhìn tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong Công ty. Sổ tay chất lượng nêu định hướng chung và các công việc được thực hiện tương ứng với từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Dưới sổ tay chất lượng là các tài liệu thủ tục, quy trình chung, bản hướng dẫn công việc. Công ty vẫn đảm bảo 6 quy trình bắt buộc là: quy trình kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phục, đánh giá chất lượng nội bộ. Ngoài ra Công ty còn có các quy trình khác như quy trình đánh giá người cung ứng, mua hàng, tổ chức đào tạo, kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị, xác định nguồn gốc các sản phẩm. Các quy trình bắt buộc hay tự nguyện áp dụng được thực hiện tại Công ty nhìn chung là đúng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như quy trình mua nguyên vật liệu, phương pháp kiểm tra nguyên vật liệu sử dụng phương pháp cảm quan là chủ yếu nên độ chính xác chưa cao. Việc kiểm soát tài liệu chưa được thông suốt do hệ thống ISO chưa được giao cho nhiều bộ phận khác nhau phụ trách. Một loại tài liệu đặc biệt là hồ sơ chất lượng, hồ sơ chất lượng là kết quả của các hoạt động được ghi lại, ví dụ như các mẫu biểu hay phiếu hạng mục kiểm tra đã được điền đầy đủ thông tin, các báo cáo, biển bản họp. Hồ sơ chất lượng cung cấp các bằng chứng khách quan về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Các tài liệu của ISO 9001: 2000 nêu trên được giao cho Trưởng các phòng ban quản lý trong phạm vi bộ phận mình, đảm bảo mọi tài liệu cần thiết đều sẵn có tại mọi thời điểm và chỉ những tài liệu được phê duyệt mới được sử dụng. Các tài liệu sao chụp đều được đóng dấu “ tài liệu được kiểm soát” lên trang bìa. Công ty cũng thực hiện tốt khâu kiểm soát. Hồ sơ chất lượng được lưu giữ dưới hai hình thức là các bản viết tay và theo dạng điện tử. Hồ sơ phải được sắp xếp theo bảng chữ cái để người sử dụng dễ tìm kiếm. Khi không dùng hồ sơ được lưu giữ trong các tủ hồ sơ. Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng như sau: Mục tiêu chất lượng: Cung cấp từng phần hoặc toàn bộ các công việc về thi công xây lắp một công trình xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian được thoã thuận như trong hợp đồng đã ký kết, đảm bảo nét đẹp kiến trúc và mang lại niềm vui cho khách hàng. Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4 xin cam kết: - Áp dụng duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của ISO 9001: 2000 thông qua việc tham gia của tất cả các cán bộ công nhân có liên quan. - Đào tạo và cung cấp các nguồn lực cho mọi nhân viên để họ có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Liên tục cải tiến chất lượng thi công, thường xuyên tìm hiểu nguyện vọng và ý kiến của khách hàng dể thoã mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính sách chất lượng - Áp dụng, duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. - Phải cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản 2000. - Không có khiếu nại của khách hàng cho đến hết thời gian bảo hành. - Không có hạng mục công trình nào phải phá đi làm lại do làm sai thiết kế không đảm bảo chất lượng. 3.3.Quản lý chất lượng trong thi công các công trình. Trong cơ chế thị trường khách hàng là người chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng, giá cả sản phẩm. Do đó quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động thi công thì con người giữ một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành, đảm bảo chất lượng các công trình. Do đó, Công ty cần có các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động nguồn lực, tài năng của cán bộ công nhân viên ở các cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng các công trình thi công. Những người quản lý chung gian phải thực hiện tốt mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng của Công ty, và họ phải có trách nhiệm hướng dẫn công nhân thực hiện công tác thi công đúng với yêu cầu đã đặt ra. 3.3.1. Công tác thiết kế sản phẩm mới. Việc đầu tiên mà Công ty cần làm trước khi bắt tay vào thi công các công trình mới là thiết kế sản phẩm đáp ứng yêu cầu sơ bộ của khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn cho khách hàng các kiểu dáng phù hợp nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ và tính hiện đại. Công tác này cũng là một khâu quan trọng vì nó giúp cho Công ty thể hiện năng lực và tính sáng tạo của mình, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trưởng phòng thiết kế ngoài việc phổ biến cho các nhân viên trong Công ty hiểu và làm đúng theo qui trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Có như vậy mới đúng tiến độ thi công và thoã mãn yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, phòng thiết kế có nhiệm vụ phải liên tục tìm tòi và khám phá ra những kiểu dáng mới phù hợp với xu hướng của thời đại và phù hợp với công nghệ thi công mà công ty đang áp dụng. Trưởng phòng có thể hướng dẫn các nhân viên của mình dựng một trang Web hay la cataloge với mục đích giới thiệu với khách hàng các kiểu dáng đã thi công và đạt giải để quảng bá thương hiệu của Công ty. 3.3.2. Bảo đảm nguyên vật liệu đầu vào Trước khi áp dụng ISO 9001: 2000, Công ty chưa coi trọng việc theo dõi năng lực cung cấp của các nhà cung ứng qua các thời kỳ. Từ lúc áp dụng ISO 9001: 2000 hoạt động đánh giá, lựa chọn người cung ứng và hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu mua vào được thực hiện tốt. Việc đánh giá đúng năng lực người cung ứng đã tạo cho Công ty có được nhiều nguồn nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo với giá thành rẻ, phục vụ tốt cho quá trình thi công các công trình. Nguyên vật liệu nhập vào được Công ty kiểm tra một cách chặt chẽ, nếu đạt yêu cầu mới được nhập kho. Việc kiểm tra nguyên vật liệu gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Phụ trách người cung ứng xem xét tài liệu chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu nhập kho, đồng thời báo cáo cho tổ kỹ thuật để kiểm tra ngoại quan. Giai đoạn 2: Nếu giai đoạn 1 không đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật phải được tiến hành kiểm tra bằng phương pháp thử nghiệm. 3.3.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát. Trong quá trình thi công các công trình, Cán bộ phòng kỹ thuật thi công cùng với quản đốc phân xưởng xuống các phân xưởng sản xuất để theo dõi, kiểm tra chất lượng ở các công đoạn của quá trình thi công, phát hiện ra những trục trặc kỹ thuật nhằm hạn chế những sai phạm về kỹ thuật một cách tối đa nhằm nâng cao chất lượng các công trình thi công. Các cán bộ này sẽ t heo dõi, kiểm tra các hoạt động phối trộn nguyên liệu cũng như tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào, sự vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thao tác của công nhân ở các công trường. Công trình thi công xong sẽ được bàn giao lại cho chủ đầu tư xét duyệt kỹ để sản phẩm đến tay khách hàng có chất lượng tốt thoã mãn tối đa nhu cầu của họ. 3.3.4. Quản lý hoạt động thi công Hoạt động thi công các công trình là một trong những khâu quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai phạm về mặt kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình. Vì thời gian thi công các công trình thường dài chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan do đó phòng kỹ thuật thi công phải zkết hợp với các phòng ban chức năng kiểm tra từng công đoạn thi công các công trình nhằm tránh những sai sót về mặt kỹ thuật. Vì công nhân kỹ thuật thực hiện quá trình này phần lớn đều là lao động tự do nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ và hướng dẫn họ làm theo các quy trình đã quy định, giúp họ ý thức được trách nhiệm về công việc mình phải làm. Thành tựu Công ty đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 4.1. Tình hình chất lượng công trình. Để đảm bảo chất lượng các công trình thi công thì việc đề ra và thực hiện đúng các tiêu chuẩn là điều kiện hết sức quan trọng. Do đó, Công ty đã tiến hành tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình thi công trên cơ sở quy định chung của Ngành. Mặt khác, thông qua việc áp dụng ISO 9001: 2000, các tiêu chuẩn này được ghi chép và lưu giữ một cách cẩn thận tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và nâng cao chất lượng thi công. Như vậy chất lượng công trình thi công ngày càng được nâng cao, giảm tỷ lệ sai hỏng do không làm đúng ngay từ đầu. Nhiều công trình có giá trị và quy mô lớn, Công ty đã xác định được tầm quan trọng nên đã chủ động kiểm tra, kiểm soát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào. Nếu như trước khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty còn làm vướng mắc ở một số khâu do chưa thấu hiểu về vấn đề quản lý chất lượng thì hiện nay, Công ty đã khắc phục được tình trạng này. Nhờ có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm không ngừng tìm tòi sáng tạo, áp dụng công nghệ mới và có sự đầu tư máy móc thiết bị nên các công trinh thi công có tính thẩm mỹ cao và đã đạt được một số thành tích trong hoạt động thi đua của ngành. (Theo đánh giá của Bộ xây dựng, năm 2005, tình hình chất lượng các công trình xây dựng đang thi công hoặc nghiệm thu hoàn thành tại các địa phương, có chuyển biến tích cực với 92 đến 94% đạt loại khá; số lượng sự cố giảm so với năm trước năm 2004 là 24 công trình và năm 2005 là 18 công trình. Năm 2005, Bộ xây đã ra các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và việc tuân thủ đầy đủ nghiêm ngặt ở các công trình, chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã giám sát chặt chẽ các khâu nên chất lượng vừa được đảm bảo, vừa ngăn chặn được tình trạng thất thoát lãng phí... Chủ trương của Bộ xây dựng trong năm 2006 là thúc đẩy chuyên nghiệp hoá hoạt động giám sát thi công, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của 185 đơn vị thành viên hiện nay để tiếp tục phát triển thêm mạng lưới kiểm định chất lượng công trình ở Việt Nam trở thành công cụ quan trọng kiểm soát chât lượng công trình xây dựng trong cả nước). (Nguồn: Tạp chí xây dựng, số 12/2005) Tiêu chuẩn hóa chất lượng công trình Công trình thi công của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp được tiến hành theo các tiêu chuẩn đã quy định sẵn của Bộ xây dựng và theo TCVN. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp nên Công ty đã áp dụng một số tiêu chuẩn sau: Bảng 10: Tiêu chuẩn về nguyên vật liệu đầu vào TT Tên tiêu chuẩn Hình thức xây dựng TCVN 1 Kính xây dựng Xây dựng mới 2 Sứ vệ sinh Soát xét TCVN 6073: 1995 3 Gạch chịu lửa cho lò xi măng Xây dựng mới 4 Vật liệu chịu lửa- không định hình- Bê tông chịu lửa aulumosilicat Xây dựng mới 5 Xi măng danh mục chỉ tiêu chất lượng Soát xét TCVN 4745:1992 6 Xi măng Pooc lăng ít toả nhiệt- phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá. Soát xét TCVN6070 7 Kính phản quang- yêu cầu kỹ thuật Xây dựng mới 8 Gạch chịu lửa cao nhôm Xây dựng mới 9 Cốp pha nhựa dùng trong các công trình Xây dựng mới Bảng 11: Các chỉ tiêu kỹ thuật TT Tên chỉ tiêu Mức quy định 1 Độ mịn của bột bả tường ( phần còn lại trên sàn 0.08 mm, %, không lớn hơn) 6.5 2 Khối lượng thể tích của bột bả tường, g/ dm3 980- 55 3 Thời gian đông kết của ma tít( phút) Bắt đầu, không sớm hơn. Kết thúc không muộn hơn 120 480 4 Độ giữ nước của matit, %, không nhỏ hơn 97 5 Độ cứng của bề mặt matit ở 4 ngày tuổi, N/mm2, không nhỏ hơn 0.09 6 Độ bám dính của matit, ở 4 ngày tuổi, N/mm2, không nhỏ hơn 0.30 7 Độ bền nước của Matit, ở 4 ngày tuổi, mẫu được ngâm nước 72 giờ Không bong rộp Đa dạng hóa các công trình thi công Cam kết của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp là liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm không ngừng thoã mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, toàn bộ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn cố gắng để tạo ra các công trình thi công có chất lượng và đa dạng hoá về các loại công trình thi công. Bảng 12: Bảng kinh nghiệm thi công, xây lắp của Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4. TT Ngành nghề Số năm kinh nghiệm 1 Xây dựng nhà công nghiệp 46 2 Xây dựng nhà khung thép 46 3 Xây dựng nhà ở 46 4 Xây dựng nhà cao tầng 20 5 Xây dựng biệt thự 30 6 Xây dựng đường, san nền 31 7 Cố vấn kỹ thuật, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng 14 8 Xây dựng trường học, nhà trẻ 35 9 Xây dựng dân dụng 36 (Nguồn: Hồ sơ dự thầu) Công ty đã mạnh dạn tham gia vào nhiều mảng khác nhau nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình bằng kinh nghiệm hoạt động lâu năm và quá trình tiếp thu công nghệ mới. Tuy nhiên, hai mảng chủ yếu mà Công ty tham gia thi công xây lắp đó là xây dựng dân dụng và hoạt động xây lắp vì thế trong tương lai Công ty sẽ phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá chủng loại hơn nữa. Về năng suất lao động Lao động là nhân tố đâu tiên quan trọng nhất tác động đến năng suất. Năng suất của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, văn hoá kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nếu không có sự phối hợp tốt và phát triển tốt nguồn lực thì các yếu tố và công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Do đó, năng suất lao động phản ánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. Đây cũng là cơ sở để Công ty trả lương cho người lao động. . Bảng 13: Tình hình năng suất lao động Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh năm 2007/2006 CL Tỉ lệ(%) Doanh thu ( nghìn đồng) 48.877.000 520.000.000 576.000.000 +56.000.000 10.76 Năng suất lao động (nghìn đồng/người) 15.207 114.035 115.200 +1.165 1.02 Thu nhập bình quân (đồng/người/ tháng) 1.600 1.700 1.900 +200 11,76 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy năm 2007 so với năm 2006, năng suất lao động tăng lên 1165 nghìn đồng (1.02%) và vẫn đảm bảo doanh thu tăng. Đây là kết quả ban đầu của chiến lược nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động. Thu nhập bình quân cũng tăng lên tuy nhiên đó chưa phải là mức cao so với mức thu nhập bình quân của các doanh nhiệp khác. Do vậy trong kế hoạch phát triển của những người lãnh đạo rất coi trọng việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 4.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu nhằm phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi áp dụng ISO 9001: 2000 Bảng 14: Chỉ tiêu giá trị công trình trúng thầu Năm Số công trình trúng thầu Tổng giá trị công trình trúng thầu Giá trị bình quân một công trình trúng thầu 2006 55 254,5665 ( tỉ đồng) 4,628 (tỉ đồng) 2007 52 394,713 ( tỉ đồng) 7,59 ( tỉ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý dự án) Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy số công trìng trúng thầu năm 2006 giảm so với năm 2007 nhưng tổng giá trị trúng thầu lại tăng lên. Điều này phần nào phản ánh quy mô các công trình Công ty tham gia tranh thầu có quy mô ngày càng cao. Đây là một ưu thế mà không phải bất kì công ty nào cũng có được. Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp từ trước đến nay là những sản phẩm chủ lực của Công ty. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm xây dựng dân dụng vừa và nhỏ yêu cầu công nghệ thi công- năng lực thi công không cao nhiều nên Công ty cùng tham gia do đó dẫn đến sự xé nhỏ về thị phần trong xây dựng của nhóm sản phẩm này và sác xuất trúng thầu của những công trình này không cao. Hơn nữa các công trình mà Công ty đã thi công phần lớn là cho các chủ đầu tư trong nước. Chứng tỏ uy tín của Công ty với các chủ đầu tư là Công ty liên doanh và Công ty nước ngoài còn thấp. Hy vọng rằng với việc áp dụng hiệu qủa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty sẽ mở rộng thị trường của mình hơn nữa. KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh (31/122007) PhÇn I -Lç

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp.DOC
Tài liệu liên quan