Chuyên đề Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN 3

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 4

1.1. Khái niêm về ngân hàng thương mại: 4

1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế: 5

1.2.1. Ngân hàng thương mại là nơi huy động tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế : 6

1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động của mình ghóp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. 7

1.2.3. Ngân hàng thương mại là tổ chức thực hiện phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia. 7

1.2.4. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động của mình góp phần quan trọng vào việc chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế. 8

1.2.5. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa kinh tế trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới. 8

1.3. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: 9

1.3.1. Hình thành và phát triển: 9

1.3.2. Cơ cấu tổ chức: 10

1.3.3. Đặc điểm hoạt động: 14

1.4. Các nguồn vốn của ngân hàng: 15

1.4.1. Nguồn vốn tự có: 15

1.4.2. Nguồn vốn dự trữ: 16

1.4.3. Nguồn vốn vay: 16

1.4.4. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư: 17

1.4.5. Nguồn vốn huy động: 17

1.4.5.1. Tiền gửi không kỳ hạn: 18

1.4.5.2. Tiền gửi có kỳ hạn: 18

1.4.5.3. Tiền gửi tiết kiệm: 19

1.4.5.4. Phát hành giấy tờ có giá: 19

1.5. Vai trò của huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 19

1.5.1. Huy động vốn tác động đến khả năng sinh lời: 19

1.5.2. Huy động vốn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng: 21

1.5.2.1. Rủi ro về lãi suất: 21

1.5.2.2. Rủi ro về tín dụng: 22

1.5.2.3. Rủi ro về thanh khoản: 23

1.5.3. Huy động vốn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng: 23

1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn huy động. 24

1.6.1. Yếu tố lãi xuất huy động: 24

1.6.2. Tính chất ổn định của nền kinh tế xã hội : 25

1.6.3. Yếu tố tiết kiệm trong nền kinh tế: 26

1.6.4. Môi trường kinh doanh ngành ngân hàng : 26

1.6.5. Chiến lược khách hàng trong huy động vốn : 27

1.6.6. Một số yếu tố khác: 28

1.7. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn : 29

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 30

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: 30

2.1.1. Về hoạt động huy động vốn: 30

2.1.2. Về công tác tín dụng: 31

1.2.3. Về một số hoạt động khác: 36

1.2.4. Kết quả kinh doanh: 36

2.1. Thực trạng huy động vốn: 37

2.1.1. Quy mô: 37

2.1.2. Cơ cấu: 38

2.1.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: 38

2.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: 40

2.1.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế 43

 

2.2. Sự phù hợp trong cơ cấu sử dụng và huy động vốn: 45

2.2.1. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn trong cho vay trung dài hạn: 46

2.2. 2. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn trong cho vay ngắn hạn: 47

2.2.3. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn theo loại tiền: 48

2.3. Kết luận: 49

2.3.1. Thành tựu: 49

2.3.1.1. Qui mô, cơ cấu nguồn vốn: 49

2.3.1.2. Về hình thức huy động vốn: 50

2.3.1.3. Nguyên nhân: 51

2.3.2. Hạn chế: 51

2.3.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn: 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 53

3.1. Tình hình kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội đến cuối năm 2007: 53

 3.2. Cơ hội thách thức: 56

 3.2.1. Cơ hội: 56

3.2.2. Thách thức: 59

3.3. Định hướng chung nhiêm vụ ngành ngân hàng : 60

3.4. Kế hoạch kinh doanh thời kỳ 2006 – 2010: 60

3.5. Quan điểm và định hướng thực hiện huy động vốn của ngân hàng: 62

3.5.1. Quan điểm về nguồn vốn huy động: 62

3.5.2. Định hướng công tác huy động vốn: 63

3.6. Giải pháp huy động vốn 2008 – 2010: 64

3.6.1. Nâng cao hiệu quả cân đối nguồn vốn: 64

3.6.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: 65

3.6.3. Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng: 67

3.6.4. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý: 67

3.6.5. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đúng đắn: 69

3.6.6. Nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng phong cách và thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng, đổi mới công tác quản lý: 71

3.6.7. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới huy động vốn: 72

3.7. Một số kiến nghị: 73

3.7.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam: 73

3.7.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 74

3.7.3. Kiến nghị với Chính phủ: 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên, từ 24.95% năm 2001 tăng lên 52.67% năm 2005, và tính đến cuối năm 2007 là 60.92% trong tổng dư nợ của chi nhánh. - Dư nợ theo thành phần kinh tế: Chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể trong việc cho vay. Chi nhánh đã mở rộng và không ngừng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống. Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm khối lượng lớn, trên 50% nhưng đã có sự giảm dần qua các năm, từ 82.26% năm 2003 đến 2005 giảm xuống còn 61.89%, và chỉ còn 53.37% vào 2007. Hai thành phần còn lại không những tăng về tỷ trọng mà còn tăng về số tuyệt đối. Đặc biệt, thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng mạnh rõ rệt. So năm 2007 với năm 2003, dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khoảng gấp 4 lần về tỷ trọng. Chi nhánh trước nay có dư nợ phụ thuộc rất nhiều vào các tổng công ty nhà nước lớn. Giảm tỷ trọng dư nợ của thành phần này sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn và giảm việc phụ thuộc. BẢNG 3: CƠ CẤU DƯ NỢ TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Doanh nghiệp nhà nước 1,238 82.26 1,752 79.64 1,161 61.89 1,245 60.53 1,519 53.37 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 228 15.15 400 18.18 660 35.18 756 36.75 1,167 41.00 3. Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá 39 2.59 48 2.18 55 2.93 56 2.72 160 5.62 4. Ngắn hạn 581 38.60 1200 54.55 988 52.67 1269 61.69 1730 60.79 5. Trung dài hạn 924 61.40 1000 45.45 888 47.33 788 38.31 1,116 39.21 6. Tổng dư nợ 1,505 100 2,200 100 1,876 100 2,057 100 2,846 100 Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ - Dư nợ theo loại tiền: HÌNH 2: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Từ 2003 – 2007, chi nhánh có sự tăng trưởng khá cao kể cả về dư nợ nội tệ và ngoại tệ. Dư nợ nội tệ năm 2003 là 1,004 tỷ, đến năm 2005 tăng lên 1,101 tỷ đồng, và đến năm 2007 đã tăng mạnh lên 1,452 tỷ đồng. Dư nợ ngoại tệ năm 2003 của chi nhánh là 501 tỷ đồng, năm 2005 là 775 tỷ đồng, còn năm 2007 là 1,394 tỷ đồng. Theo biểu đồ, ta thấy năm 2005 có sự sụt giảm dư nợ cả về nội tệ và ngoại tệ. Nguyên nhân gây giảm dư nợ ngoại tệ là do giảm dư nợ của Tổng công ty xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp. Vì vậy chi nhánh phải chủ động đàm phán để chuyển sang cho vay bằng đồng nội tệ với chênh lệch lãi suất cao hơn. Nhưng dư nợ nội tệ so với năm trước vẫn giảm sút vì một số tổng công ty lớn, khách hàng của chi nhánh giảm một lượng lớn về dư nợ nội tệ. 1.2.3. Về một số hoạt động khác: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh Láng Hạ đã thu về 875 triệu đồng năm 2004, năm 2005 là 535 triệu đồng, năm 2006 là 212 triệu đồng, đặc biệt năm 2007 đạt 2,779 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, tổng số lượng thẻ ATM của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm từ 4,500 thẻ năm 2004, đến 9,524 thẻ năm 2005, năm 2006 là 26,947 thẻ và năm 2007 là 43,202 thẻ. Việc số lượng thẻ ATM ngày càng tăng đã mang lại một lượng tiền gửi không kỳ hạn không nhỏ cho Chi nhánh. 1.2.4. Kết quả kinh doanh: BẢNG 4: THU CHI TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu 302,836 308,287 406,718 575,520 808,164 Tổng chi 191,699 221,987 340,135 498,213 728,676 Chênh lệch thu - chi 111,137 86,300 66,583 77,307 79,488 Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ. Qua bảng trên ta thấy, tổng thu và tổng chi tăng dần qua các năm. Đặc biệt tăng rất mạnh vào năm 2007. Tổng thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 40.42% tương đương với 232,644 triệu đồng. Trong khi đó, tổng chi của năm 2007 cũng là lớn nhất, 728,676 triệu đồng, tăng 230, 463 triệu đồng. Tổng thu, chi của ngân hàng tăng dần qua các năm là chứng tỏ ngân hàng không ngừng lớn mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. 2.1. Thực trạng huy động vốn: 2.1.1. Quy mô: HÌNH 3: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ Tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh trong giai đoạn này tăng, năm sau tăng so với năm trước. Nhưng năm 2005, tổng vốn huy động được lại giảm so với năm 2004. Tuy nhiên so với kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch đã điều chỉnh) thì lại đạt 101% kế hoạch, tức là vượt mức kế hoạch được giao. Nguyên nhân khiến nguồn vốn năm 2005 huy động được lại giảm đi so với năm 2004 do nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi tại chi nhánh lớn, việc giảm huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đồng thời cũng do lãi suất huy động với các ngân hàng khác ngoài hệ thống cao hơn. Vì vậy, mặc dù nguồn vốn huy động có giảm so với năm 2004 nhưng thực chất là đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định hơn. Riêng năm 2007, đây là năm có tổng nguồn vốn huy động được cao nhất trong cả thời kỳ từ 2003 – 2007. Bối cảnh hoạt động của chi nhánh năm 2007 rất khó khăn khi cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng quyết liệt với sự ra đời ngày càng nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân. Mặt khác, trong năm này, thị trường vốn không ổn định. Tuy nhiên, Chi nhánh đã khắc phục khó khăn, huy động được số vốn lớn nhất từ trước đến nay là 7,275 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2006 và đạt 115% kế hoạch năm 2007. Tóm lại, trong giai đoạn 2003 đến 2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đã có sự tăng trưởng mạnh về vốn huy động. Tuy năm 2005 có sự giảm sút cả về mức tăng trưởng nguồn vốn (so với 2004 chỉ đạt 90%, giảm 447 tỷ đồng về số tuyệt đối) và cả tổng nguồn vốn huy động nhưng lại đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2007, chi nhánh gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn nhưng chi nhánh đã khắc phục được và không những đạt mức tăng trưởng lớn về huy động vốn mà còn vượt mức kế hoạch đã đặt ra. 2.1.2. Cơ cấu: 2.1.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Đây là việc phân chia nguồn huy động được thành 2 loại là nội tệ và ngoại tệ. Trong bối cảnh nước ta là nước nhập siêu thì nếu luôn nắm giữ được ngoại tệ mạnh thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đạt hiệu quả đồng thời cũng là động lực để tiếp thị khách hàng tín dụng. Nhìn chung, về số tuyệt đối, vốn nội tệ và vốn ngoại tệ huy động của ngân hàng tăng theo thời gian. Trong đó, xét về cơ cấu vốn thì tỷ trọng vốn ngoại tệ có xu hướng tăng. Vốn nội tệ luôn giữ tỷ trọng lớn trong toàn thời kỳ, luôn trên 70%. Nguyên nhân năm 2005 giảm cả về lượng và tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ là do sự tăng mạnh về nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ của BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Vốn nội tệ 3,076 76.33 3,197 71.52 3,136 77.95 4,854 82.20 6,230 85.64 2. Vốn ngoại tệ 954 23.67 1,273 28.48 887 22.05 1,051 17.80 1,045 14.36 3. Tổng nguồn vốn 4,030 100 4,470 100 4,023 100 5,905 100 7,275 100 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi tại ngân hàng. Nhưng so với kế hoạch đặt ra cho thu hút nguồn ngoại tệ, ngân hàng đã thực hiện được 111% với kế hoạch, tức là đã vượt kế hoạch đặt ra. Hai năm 2006 và 2007, nguồn vốn ngoại tệ tăng nhưng không tăng mạnh bằng đồng nội tệ. Do đó, tỷ trọng vốn ngoại tệ giảm. Trong cả giai đoạn, năm 2004 là năm huy động được lượng lớn nhất về tỷ trọng vốn ngoại tệ. Nhưng ngân hàng lại không đạt kế hoạch đặt ra cả về huy động nội tệ và ngoại tệ. Về vốn nội tệ, ngân hàng chỉ đạt 87% so với kế hoạch. Còn vốn ngoại tệ tuy có tỷ trọng cao nhất trong toàn giai đoạn nhưng so với kế hoạch chỉ đạt 68%. 2.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: Cơ cấu huy động vốn xét theo thời hạn gửi thường được chi làm 2 loại chính là nguồn vốn có kỳ hạn và nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn thường có lãi suất tiền gửi thấp nhưng bù lại người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Đối với ngân hàng đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao. Nếu tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động được cao thì sẽ gây bất lợi cho ngân hàng khi khách hàng bất chợt rút ra một khối lượng tiền lớn. Nó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối nguồn. Đồng thời tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn sẽ buộc ngân hàng phải có tồn quỹ lớn để đối phó với việc rút vốn bất thường. Nguồn vốn có kỳ hạn lãi suất gửi cao hơn vốn không có kỳ hạn, thường đến một ngày nhất định nào đó ngân hàng mới phải trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có sự ổn định cao cho ngân hàng. Đó là do đặc thù của nguồn vốn này, ngân hàng biết trước và tự chủ được thời hạn trả tiền cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho vay một cách hiệu quả. Dù cho khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn, trường hợp này có hai cách giải quyết. Hoặc là người gửi đó được vay của ngân hàng một khoản tiền tương ứng với số tiền mà họ cần và đến hạn trả tiền sẽ dùng tiền đó để hoàn trả lại cho ngân hàng. Hoặc là người gửi và ngân hàng thỏa thuận với nhau được rút trước nhưng hưởng lãi suất thấp hơn. Như vậy, ngay cả khi người gửi đột ngột xin rút trước kỳ hạn thì ngân hàng cũng vẫn nắm được quyền chủ động. Một ưu điểm nữa của loại nguồn này chính là tồn quỹ để dự phòng rủi ro không cần nhiều. Xét nguồn vốn huy động tại chi nhánh, ta có 3 loại nguồn phân chia theo thời hạn gửi là: Nguồn vốn không kỳ hạn, Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguồn vốn không kỳ hạn giảm từ năm 2003 đến năm 2004. Năm 2004 chỉ bằng 88.95% so với năm 2003. Nguồn này giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Từ năm 2005 đến 2007, nguồn vốn này đã tăng dần lên từ 985 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 1,982 tỷ đồng vào năm 2007. Đến năm 2007, nguồn vốn không kỳ hạn mà chi nhánh huy động được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả giai đoạn. Năm 2007, nguồn vốn không kỳ hạn tăng 704 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm 27.24% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có sự biến động mạnh trong giai đoạn này, từ 291 tỷ đồng đến 1,367 tỷ đồng, tỷ trọng thì biến động từ 4% đến 30.58%. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng là nguồn vốn có thời hạn dài hạn nên có độ ổn định cao nhất. Trong cả giai đoạn từ 2003 đến 2007, nguồn vốn này có sự tăng trưởng ổn định nhất và tăng mạnh nhất. So sánh vốn có kỳ hạn trên 12 tháng ở năm 2003 và năm 2007, ta thấy năm 2007 gấp 2003 hơn gấp 3 lần. Nguồn vốn này cũng luôn giữ tỷ trọng cao, trên 46% so với tổng nguồn vốn. Đặc biệt năm 2007, loại vốn này chiếm tới 68.76% tổng vốn huy động. BẢNG 6: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Vốn không kỳ hạn 1,032 25.61 918 20.54 985 24.48 1,278 21.64 1,982 27.24 2. Vốn có kỳ hạn <12 tháng 1,111 27.57 1,367 30.58 820 20.38 859 14.55 291 4.00 3. Vốn có kỳ hạn >12 tháng 1,887 46.82 2,185 48.88 2,218 55.13 3,768 63.81 5,002 68.76 4. Tổng nguồn vốn 4,030 100 4,470 100 4,023 100 5,905 100 7,275 100 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ 2.1.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế Với cách phân loại này, nguồn vốn huy động được chia làm 3 loại là: nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn từ dân cư của chi nhánh tăng dần theo thời gian. Năm 2005, nguồn vốn này chiếm 1,491 tỷ đồng, chiếm 37.06%. Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là do năm 2005, chi nhánh đã thực hiện nhiều Chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, đánh vào thị hiếu của người dân. Nhưng chỉ tiêu này so với kế hoạch đề ra còn thấp. Nhìn chung trong cả giai đoạn từ 2003 đến 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư tuy có tăng trưởng mạnh nhưng không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (theo kế hoạch là phải đạt trên 42% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng mạnh. Tỷ trọng của thành phần tiền gửi này tăng từ 36.43% năm 2003 đã tăng lên 62.42% vào năm 2007. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng có xu thế giảm dần, xuống còn 2.19% vào năm 2005 dù có hơi tăng trong 2 năm 2006 và 2007 thì cũng chi chiếm dưới 11% so với tổng nguồn vốn. Xu thế này là phù hợp theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và kế hoạch phát triển nguồn vốn của chi nhánh. Chi nhánh chủ trương hướng vào việc tìm các nguồn vốn rẻ và ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư. Nguồn vốn gửi ủy thác đầu tư có xu hướng tăng dần cả về lượng tiền gửi và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2005, nguồn này tăng 1000 tỷ đồng, chiếm 24.86%. BẢNG 7: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Tiền gửi dân cư 1,032 25.61 1,153 25.79 1,491 37.06 1,775 30.06 2,367 32.54 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,468 36.43 1,551 34.7 1,444 35.89 3,505 59.36 4,528 62.24 3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng 630 15.63 766 17.14 88 2.19 625 10.58 380 5.22 4. Tiền gửi ủy thác đầu tư 900 22.33 1,000 15.63 1,000 24.86 - - - - 5. Tổng nguồn vốn 4,030 100 4,470 100 4,023 100 5,905 100 7,275 100 Nguồn: Báo cáo kinh doanh thường niên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ 2001 – 2005 2.2. Sự phù hợp trong cơ cấu sử dụng và huy động vốn: Bằng các hình thức huy động vốn phong phú và đa dạng, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình. Nguồn vốn tăng lên đã tạo điều kiện để chi nhánh đẩy mạnh dư nợ tín dụng. BẢNG 8: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 I. Tổng nguồn vốn 4,030 4,470 4,023 5,905 7,275 1. Nguồn vốn ngắn hạn 2,143 2,285 1,805 2,137 2,273 2. Nguồn vốn trung dài hạn 1,887 2,185 2,218 3,768 5,002 II. Tổng dư nợ 1,505 2,200 1,876 2,057 2,846 1. Dư nợ ngắn hạn 581 1,200 988 1,269 1,730 2. Dư nợ trung dài hạn 924 1000 888 788 1,116 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Chi nhánh Láng Hạ. Như vậy, tương ứng với sự phát triển của nguồn vốn, hoạt động tín dụng cũng được mở rộng. Điều quan trọng là công tác huy động vốn có phù hợp với hoạt động sử dụng vốn hay không. Việc huy động vốn không thể tách rời khỏi hoạt động sử dụng vốn. Nếu huy động ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn thè dễ rủi ro mất khả năng thanh toán. Mặt khác, việc huy động này không đem lại hiệu quả về mặt kinh tế vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc mà khoản dự trữ không sinh lời, trong khi vốn vay dài hạn không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được sử dụng 100%. 2.2.1. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn trong cho vay trung dài hạn: BẢNG 9: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn trung dài hạn 1,887 2,185 2,218 3,768 5,002 2. Dư nợ trung dài hạn 924 1000 888 788 1,116 3. Phần dư vốn trung dài hạn 963 1,185 1,330 2,980 3,886 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Chi nhánh Láng Hạ. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn trung dài hạn ngày càng tăng qua các năm. Điều này chúng tỏ chi nhánh đã rất chú trọng đến huy động vốn trung dài hạn để đảm bảo sự ổn định về nguồn vốn. Cũng qua bảng trên ta thấy được nguồn vốn trung dài hạn chi nhánh huy động không sử dụng hết mà có phần dư rất lớn. Phần dư thừa này chi nhánh đã gửi dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam để hưởng lãi. 2.2. 2. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn trong cho vay ngắn hạn: BẢNG 10: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TRONG NGẮN HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn ngắn hạn 2,143 2,285 1,805 2,137 2,273 2. Dư nợ ngắn hạn 924 1000 888 788 1,116 3. Phần dư vốn ngắn hạn 1,219 1,285 917 1,349 1,157 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Chi nhánh Láng Hạ. Qua bảng số liệu trên, ta thấy phần dư vốn ngắn hạn đã có xu hướng giảm dần. Điều này được lý giải là vì ngân hàng đang tích cực chuyển đổi phù hợp trong quan hệ giữa cho vay và huy động vốn. Mục đích của việc này là tăng hiệu quả kinh doanh. Nguyên do là vốn ngắn hạn bắt buộc phải dự trữ phòng ngừa rủi ro. Nếu nguồn vốn này quá lớn trong khi cho vay thì không nhiều thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không cao vì mất một lượng lớn phí dự trữ mà không thu lợi nhuận lại được bao nhiêu. 2.2..3. Nguồn vốn huy động và cho vay vốn theo loại tiền: BẢNG 11: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Vốn ngoại tệ 954 1,273 887 1,051 1,045 2. Dư nợ ngoại tệ 501 1,134 775 1,079 1,389 3. Phần dư vốn ngoại tệ 453 139 112 -28 -344 4.Vốn nội tệ 3,076 3,197 3,136 4,854 6,230 5. Dư nợ nội tệ 1,004 1,066 1,101 978 1,457 6. Phần dư vốn nội tệ 2,072 2,131 2,035 3,876 4,773 Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Chi nhánh Láng Hạ. Xét bảng số liệu trên ta thấy rõ không có sự phù hợp trong công tác huy động và sử dụng vốn phân chia theo loại tiền. Trong khi chi nhánh cho vay nhiều bằng ngoại tệ mà nguồn huy động được lại không lớn. Đặc biệt là vào 2 năm 2006 và 2007, nguồn vốn ngoại tệ huy động được không đủ đáp ứng yêu cầu vay vốn và mang giá trị âm. Thực tế, chi nhánh đã xin điều chuyển vốn ngoại tệ từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về phục vụ kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm phát sinh tăng chi phí huy động vốn vì chi phí vốn tiền vay bao giờ cũng lớn hơn chi phí vốn tiền gửi. 2.3. Kết luận: 2.3.1. Thành tựu: 2.3.1.1. Qui mô, cơ cấu nguồn vốn: Về quy mô huy động vốn: Ngay từ khi thành lập chi nhánh đã xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Phương châm khai thác của chi nhánh là tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong mọi thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản. Chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn. Về cơ cấu huy động vốn: - Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Trong bối cảnh nước ta là nước nhập siêu thì nếu luôn nắm giữ được ngoại tệ mạnh thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đạt hiệu quả đồng thời cũng là động lực để tiếp thị khách hàng tín dụng. Chi nhánh cơ bản thực hiện được mục tiêu cân đối giữa nguồn vốn đi vay và nguồn vốn cho vay của kế hoạch huy động vốn. Tỷ trọng nguồn vốn nội tệ của chi nhánh có xu hướng giảm dần còn tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng dần. Điều này là phù hợp với việc tăng dần cho vay bằng ngoại tệ. - Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: Chi nhánh đã có sự chuyển dịch nguồn vốn huy động theo chiều hướng ổn định hơn đúng theo chỉ đạo của kế hoạch huy động vốn. Phần vốn có kỳ hạn tăng dần qua thời gian, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn dài hạn (trên 12 tháng) tăng mạnh. Cơ cấu sử dụng vốn và cơ cấu huy động vốn ngày càng tương hợp. Năm 2005, 47.33% dư nợ của chi nhánh là dư nợ trung dài hạn nhưng vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tới 55.13% tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn có kỳ hạn dài hạn và độ ổn định cao nhất này không những đủ cho vay dài hạn còn thừa đáng kể nên chi nhánh gửi dài hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để hưởng lãi . Điều này giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. - Về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: Chi nhánh có sự chuyển mình về thu hút tiền nhàn rỗi từ người dân. Người dân khi đi gửi tiền chủ yếu là do tiền nhàn rỗi họ không biết làm gì hoặc họ không muốn kinh doanh bằng số tiền này mà đi gửi ngân hàng. Số tiền gửi thường không quá lớn so với các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tín dụng khác. Mặt khác, mục đích của người gửi thường là để hưởng lợi nhuận từ lãi suất nên thường gửi có kỳ hạn và trong thời gian dài. Do đó, loại vốn này có tính ổn định tương đối tốt. Nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong giai đoạn này. Điều này giúp chi nhánh tăng tính ổn định về nguồn vốn huy động. Đáng lưu ý là trong giai đoạn này, chi nhánh đã thực hiện thành công kế hoạch giảm lượng vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, đến 2007 chỉ có hơn 5% trong tổng lượng vốn huy động được. Tóm lại, trong giai đoạn này, chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể trong công tác thực hiện kế hoạch huy động vốn là tăng dần tính ổn định của nguồn vốn. Đồng thời cơ cấu huy động của chi nhánh đã có sự thay đổi, tương đối phù hợp với cơ cấu cho vay, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.3.1.2. Về hình thức huy động vốn: Theo kế hoạch huy động vốn đã đề ra, để tăng thu hút huy động vốn, chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Thời hạn huy động vốn đa dạng hơn trước. Tiền gửi có kỳ hạn phong phú hơn, có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Ngoài ra còn có hình thức tiết kiệm dự thưởng, thu hút được nhiều khách hàng. Điều này đáp ứng nhu cầu đa dạng gửi tiền gửi của người gửi. Nhờ đó, vốn huy động của chi nhánh đã tăng mạnh. 2.3.1.3. Nguyên nhân: Chi nhánh đạt được các thành tựu trên là do các yếu tố sau: - Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đã được ngân hàng chú trọng. Chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao. Chi nhánh đã tổ chức nhiều lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ đồng thời cũng cử cán bộ đi học các lớp học do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. - Công tác khách hàng tại chi nhánh được coi trọng nên đã duy trì được nhiều khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài. Các chính sách tiếp thị và Marketting tới khách hàng không ngừng được tăng cường và mở rộng. - Hàng năm, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kế toán thanh toán, hạn chế được nhiều thiếu sót. - Phong cách giao dịch, trình độ ngoại ngữ giao tiếp của nhân viên được chú trọng nhiều, xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của chi nhánh đối với khách hàng. - Xây dựng được cơ chế thưởng thành tích cho cán bộ nhân viên nên đã khuyến khích kịp thời cán bộ nhân viên trong công tác huy động vốn. - Ứng dụng nhiều tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó, các hình thức dịch vụ ngân hàng của chi nhánh được phong phú hơn. Nhờ đó, khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn. 2.3.2. Hạn chế: 2.3.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn: Về quy mô huy động vốn: Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng khá. Nhưng năm 2005, mức tăng trưởng của nguồn vốn đã giảm, chỉ đạt 90% so với năm 2004 tuy rằng tổng nguồn vốn huy động được trong năm đã vượt 31% so với kế hoạch. Mặt khác, chi nhánh đã có lúc không chủ động được đủ nguồn vốn để cho vay và phải xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Về cơ cấu huy động vốn: - Về cơ cấu theo loại tiền: Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh còn thấp và chưa tự chủ được như theo kế hoạch vốn đã định, 2 năm 2004 – 2005, cơ cấu theo loại tiền chưa phù hợp. Năm 2004, vốn ngoại tệ chỉ chiếm chưa đến 30% tổng vốn huy động nhưng dư nợ cho vay ngoại tệ lại trên 50%. Do đó, chi nhánh bị động, buộc phải xin vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. - Về cơ cấu theo thành phần kinh tế: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Khoảng 3/4 nguồn vốn là từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng. Nguồn vốn này tuy lãi suất thấp giúp chi nhánh giảm lãi suất bình quân đầu vào nhưng có một nhược điểm lớn. Đó là phần lớn trong cơ cấu của loại nguồn này là gửi không kỳ hạn. Mà đặc điểm của loại tiền gửi này là người gửi được rút bất cứ lúc nào. Vì vậy, khi tỷ trọng của loại nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm giảm tính ổn định của nguồn vốn. Mặt khác nguồn vốn huy động từ dân cư chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chiếm trên 42% tổng nguồn vốn huy động được). 2.3.2.2. Nguyên nhân: Nguyên nhân của các hạn chế trên của chi nhánh là bởi các lý do sau: - Trình độ của đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn nhiều bất cập, đa số là cán bộ trẻ và chưa có kinh nghiêm thực tế. Vì vậy, việc tiếp nhận, phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán còn chưa được chuẩn xác. - Chi nhánh chịu sức ép ngoại tệ lớn, chưa tự chủ được nhiều về nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên còn phải mua lại của Trung ương. Mặt khác, chi nhánh chưa khai thác được khách hàng xuất khẩu mà mới chỉ có khách hàng nhập khẩu. - Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của dân cư, chưa đa dạng về thành phần tiền gửi. Do đó, nguồn ngoại tệ của chi nhánh còn yếu. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 3.1. Tình hình kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội đến cuối năm 2007: Kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28458.doc
Tài liệu liên quan