Chuyên đề Giải pháp khai thác vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 5

1.1.1. Khái niệm: 5

1.1.2. Phân loại và đặc điểm vốn trong doanh nghiệp. 6

1.1.2.1. Căn cứ theo hình thái của vốn. 6

1.1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành của vốn đầu tư. 8

1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi hoạt động. 9

1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 9

1.2.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập hoạt động và phát triển của từng loại hình doanh nghiệp. 9

1.2.2. Vốn là một yếu tố cơ bản trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. 10

1.2.3. Các hình thức và điều kiện huy động vốn : 12

1.2.3.1. Các hình thức huy động vốn đối với doanh nghiệp công nghiệp. 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 23

II.Giới thiệu chung: 23

2.1. Tổ chức bộ máy Quản lý và hoạt động của công ty 24

2.2. Thực trạng huy động vốn ở công ty 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HUY ĐỘNG VỐN ĐÁP ỨNG NHU CẦU SXKD CỦA CÔNG TY 60

3.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới và khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : 60

3.1.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới 60

3.1.2. Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : 63

3.2.Biện pháp huy động vốn : 70

3.2.1 Về phía công ty : 70

3.2.2 Về phía Tổng công ty : 75

3.2.3 Về phía Nhà Nước : 77

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp khai thác vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc họp, hội nghị - Theo dõi và mua văn phòng phẩm, đặt báo cho văn phòng công ty - Mua sắm và theo dõi vật rẻ mau hỏng phục vụ cho văn phòng làm việc - Thanh toán tiền điện thoại hàng tháng, tiền điện làm việc và sinh hoạt của công ty - Đánh máy các văn bản cho lãnh đạo và đoàn thể, đảng uỷ công đoàn và một số công việc khác. 2.2.2.4: Phòng kế toán tài chính. * Nhiệm vụ: - Tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lí thông tin trong công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán nhà nước. * Định biên: - Kế toán trưởng. - Kế toán chi tiết và theo dõi công nợ. - Kế toán tiền lương, BHXH và TSCĐ. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. - Kế toán ngân hàng Để phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty và quản lí tốt công tác kế toán, bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này mọi công việc hạch toán được tập trung về phòng kế toán của công ty. ở các tổ đội thi công chỉ có nhân viên kinh tế thu nhận chứng từ nộp về phòng kế toán của công ty để xử lý hạch toán. Nói chung bộ máy kế toán tại công ty gọn nhẹ, đơn giản nhưng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự chỉ đạo sâu sát của Kế toán trưởng kết hợp với việc tạo điều kiện cho nhân viên kế toán nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hóa từng phần. Phòng kế toán bao gồm: a. Kế toán trưởng: - Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp vơi sản xuát kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán. - Tổ chức quản lí chi phí, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Tinh toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp Ngân sách, nộp cấp trên, các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khỏa công nợ phải thu, phải trả. - Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán công ty theo chế độ qui định. - Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty. - Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ Tài chính kế toán của nhà nước và qui định trên về công tác tài chính kế toán cho các đơn vị trong công ty. - Tổ chức bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán của công ty. b. Kế toán chi tiết và theo dõi công nợ: - Kiểm tra chứng từ vào sổ sách chi tiết các tài khỏa, tiểu khoản theo mẫu biểu qui định. - Hàng tháng đối chiếu với kế toán tổng hợp số dư các tài khoản lên báo biểu chi tiết phuc vụ công tác quyết toán tài chính. - Theo dõi công nợ các khoản phải thu, phải trả gồm: + Phải thu chủ đầu tư. + Phải thu nội bộ. + Phải thu khác. + Phải trả cho thầu phụ và người bán. + Phải trả khác. - Theo dõi kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. c. Kế toán tiền lương, BHXH và TSCĐ: - Theo dõi tính lương của CBCNV văn phòng công ty theo quy chế trả lương của công ty. - Theo dõi các khoản tiền thưởng của công ty. - Theo dõi việc trích nộp và thu BHXH, BHYT, KPCĐ trong năm. - Theo dõi TSCĐ gồm: + Tình hình tăng giảm TSCĐ. + Trích khấu hao TSCĐ. + Sửa chữa lớn TSCĐ. d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Kiểm tra chứng từ, vào sổ sách tổng hợp các tài khoản tháng, quý, năm. - Lên báo cáo biểu quyết toán quý, 6 tháng và cả năm đúng thời hạn gửi cấp trên và các cơ quan nhà nước. - Hướng dẫn, kiểm tra và tập hợp về chứng từ chi phí, sổ sách của các đội sản xuất đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ tài chính kế toán qui định. - Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách và cấp trên. - Đôn đốc thu thập chứng từ các đội sản xuất theo định kỳ. - Tập hợp, phân tích chi phí trực tiếp, gián tiếp, chi phí chung lên bảng tính giá thành công trình, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. e. Kế toán Ngân hàng, thủ quỹ: - Thủ quỹ tiền mặt: quản lý tiền mặt căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập, xuất và ghi sổ quỹ. - Kế toán ngân hàng: theo sự chỉ đạo của Giám đốc và kế toán trưởng, tiến hành các thủ tục để vay vốn của ngân hàng. Theo dõi số vốn đã vay, thời hạn trả lãi và gốc, lập phiếu thu, phiếu chi, tổng hợp các chứng từ gốc hàng ngày, tháng, quý, năm. * Tổ chức công tác kế toán tại công ty. Để đảm bảo việc tổ chức kế toán phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đã lựa chọn hình thức kế toán Chứng từ – Ghi sổ. Chứng từ kế toán công ty áp dụng theo chế độ hiện hành. Sổ sách kế toán của công ty gồm các loại như sau: + Chứng từ ghi sổ. + Nhật kí – sổ cái. + Sổ quỹ. + sổ kế toán chi tiết. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Nhật kí – Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết 2.2.2.5: Phòng kế hoạch – kỹ thuật – tiếp thị (5 người) a. Trưởng phòng : Nguyễn Quang Trung, sinh năm 1969 – kỹ sư đường bộ - Chịu trách nhiệm chung trong toàn phòng và trước lãnh đạo công ty về các hoạt động nghiệp vụ của phòng - Căn cứ nhiệm vụ của phòng và năng lực cán bộ bố trí công việc phù hợp - Triển khai các chủ trương của cấp trên, các nhiệm vụ ban giám đốc giao đến các cá nhân trong phòng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện. - Tổ chức việc xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty, đơn giá giao khoán, xây dựng định mức lao động nội bộ, kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch vay vốn sản xuất các công trình và trình ban giám đốc duyệt. - Định kỳ kiểm tra công trường và thực hiện kế hoạch sản xuất của đội thi công. Tập trung ý kiến của phòng và của đội, đề xuất với ban lãnh đạo công ty các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu thanh toán … - Tổng hợp các báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm trình ban giám đốc công ty - Tham gia công tác tiếp thị chung của công ty. Tổ chức và phân công cán bộ trong phòng lập hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ đấu thầu, có thể tham gia thực tiếp hoặc một phần công tác đấu thầu. b. Cán bộ thống kê kế hoạch - Chủ biên các tài liệu bồi dưỡng tay nghề công nhân, tham gia tổ chức lớp học bồi dưỡng và kiểm tra sát hạch nâng bậc cho công nhân kỹ thuật cầu đường - Nghiên cứu và đề xuất việc mua, phổ biến các quy trình công nghệ mới, tài liệu mới thuộc phạm vi chuyên môn trong toàn công ty - Nghiên cứu ký và nắm chắc các hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự toán các công trình đã và đang thi công - Làm công tác thống kế, tổng hợp báo cáo kế hoạch hàng tuần, tháng, năm. Dự thảo các mẫu biểu báo cáo và hướng dẫn thực hiện. Tổng hợp các tài liệu liên quan đến sản lượng, doanh thu công ty, sẵn sàng đáp ứng khi có yêu cầu - Hàng tháng đi hiện trường kiểm tra tiến độ thực hiện chất lượng công trình và kiểm tra tính xác thực của báo cáo - Tham gia xây dựng các báo cáo kế hoạch năm, kế hoạch tác nghiệp cho từng công trình theo sự chỉ đạo của trưởng phòng - Trực tiếp làm công tác thanh toán lại. Cung cấp các số liệu liên quan đến sản lượng, doanh thu cho các bộ phận liên quan với sự đồng ý của phụ trách phòng - Chịu trách nhiệm về các số liệu sản lượng, doanh thu, giúp đỡ trưởng phòng trong việc lập kế hoạch vay vốn sản xuất của đội sản xuất - Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế hoạch kỹ thuật, phát hành các hồ sơ thiết kế kỹ thuật phục vụ cho đội thi công khi có sự đồng ý của trưởng phòng. Lưu trữ toàn bộ tài liệu liên quan đến công tác đấu thầu. Chuẩn bị sẵn các hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty và cung cấp cho bộ phận làm hồ sơ thầu hay các địa chỉ cần tiếp thị theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty thông qua phòng nghiệp vụ - Tham gia đoàn kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tới các đội sản xuất theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm - Tham gia một phần công tác lập hồ sơ đấu thầu theo sự phân công cụ thể trong phòng - Theo dõi chấm công nội bộ phòng, hàng tháng lập kế hoạch văn phòng phẩm, nhận và cấp phát. c. Cán bộ kế hoạch kỹ thuật: 3 người - Tham gia xây dựng đơn giá khoán các công trình chuẩn bị triển khai thi công - Trực tiếp làm công tác nghiệm thu khối lượng, tính toán giá trị, thanh toán giá trị xây lắp hoàn thành với các chủ đầu tư. - Trực tiếp tham gia công tác đấu thầu, tiếp thị, tính toán, hoàn chỉnh hồ sơ đấu thầu theo quy định, nộp hồ sơ… - Soạn thảo các văn bản nghiệp vụ trong phòng: hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng , phiếu bàn giao nhiệm vụ, công văn liên quan tới chủ đầu tư, đội sản xuất, phòng nghiệp vụ khác… theo nhóm công trình được phân công - Tham gia công tác thanh toán lại - Làm công tác thống kê báo cáo trong phạm vi những công trình đựơc phân công phụ trách. - Giám sát kỹ thuật, chất lượng, đôn đốc tiến độ công trình. Thường xuyên báo cáo về phòng nghiệp vụ tình hình thực hiện tiến độ, các đề nghị xử lý kỹ thuật, xin ý kiến chỉ đạo của công ty nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất đề ra. - Kết hợp với đội sản xuất lập phương án tổ chức thi công công trình. Rà soat hiệu chỉnh trong quá trình thi công cho phù hợp với thực tế. - Chịu trách nhiệm về chất lượng và tính kỹ thuật của công trình với tư cách giám sát kỹ thuật nhà thầu - Chịu trách nhiệm về các khối lượng thực hiện và dự kiến thực hiện của đội thi công báo về. Thường xuyên bám sát hiện trường kiểm tra xác nhận khối lượng báo cáo của đội sản xuất về công ty. - Theo dõi, thống kê năng xuất thực tế của máy móc, nhân công, định mức vật tư phục vụ cho tính toán hồ sơ đấu thầu, xây dựng định mức nội bộ, xây dựng đơn giá giao khoán - Đề xuất các giải pháp xử lý kỹ thuật, các biện pháp cải tiến lao động. Trực tiếp soạn thảo các tài liệu bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân 2.2.2.6: Các ban điều hành công trình, văn phòng đại diện a. Văn phòng đại diện tại Lai Châu : 02 người b. Ban điều hành công trình tại Sơn La : 02 người 2.2.2.7: Các đội sản xuất - Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các đội sản xuất, bộ máy gián tiếp đội gồm các thành phần chủ yếu sau : + Đội trưởng + Đội phó – kỹ thuật + Kế toán + Cán bộ vật tư - Nhiệm vụ: trực tiếp thực hiện thi công các công trình xây dựng theo dự toán thiết kế kỹ thuật đã duyệt trong hợp đồng xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng tiến độ. 2.2.3: Nhận xét chung Bộ máy của công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đặc điểm của cơ cấu trực tuyến chức năng là sự điều hành theo phương pháp hành chính mệnh lệnh, mọi quyết định đưa ra từ trên xuống dưới và giám đốc là người đưa ra các quyết định, các phòng ban triển khai thực hiện quyết định. Vì công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng và bố trí theo cơ cấu này là hợp lý. Giải quyết công việc theo hệ đường thẳng, cho phép sự phân công lãnh đạo theo tính chất công việc, các phòng ban phụ trách từng mảng vấn đề và trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực hiện công việc chịu sự chi phối của cấp trên.Vì vầy chưa tạo được tính linh hoạt đối với cấp dưới trong công việc. 2.2. Thực trạng huy động vốn ở công ty 2.3.1.Tình hình huy động vốn của công ty trong những năm qua. Để đánh giá được tình hình huy động vốn, trước tiên ta đi nghiên cứu về kết cấu tài sản – nguồn vốn của công ty : Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối rõ nét, tổng tài sản của công ty thấp nhất là năm 1998 (53.176.259.866đ) và cao nhất là năm 2000 (103.395.957.410đ). Mức độ chênh lên đến 50.219.697.544đ, sự biến động này là khá lớn, mà ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh, đảm bảo sự phù hợp và điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Bảng cân đối kế toán. Đơn vị tính: VNĐ Tài sản 1998 1999 2000 1 2 3 4 A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 30.780.753.667 38.325.668.680 70.546.596.523 I. Tiền 1.040.484.479 3.820.356.146 3.017.192.088 + Tiền mặt tại quỹ 604.106.228 646.189.291 1.021.470.569 + Tiền gửi ngân hàng 436.378.251 3.156.166.855 1.995.721.519 + Tiền đang chuyển 0 0 0 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu 16.636.899.797 14.258.900.946 39.703.069.909 1. Phải thu của khách hàng 15.505.149.615 12.836.987.702 35.317.857.251 2. Trả trước cho người bán 25.360.000 13.636.300 340.631.906 3. Thuế GTGT được khấu trừ 678.450.544 2.261.687.543 4. Phải thu nội bộ 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 1.106.390.182 729.826.400 1.782.839.209 IV. Hàng tồn kho 9.674.784.294 17.060.423.804 23.545.327.995 1. Hàng mua đang đi đường 0 0 0 2. Nguyên liệu, vật liệu 1.596.484.204 2.579.867.133 2.371.265.553 3. Công cụ dụng cụ trong kho 714.735.845 446.461.824 382.074.497 4. Chi phí SXKD dở dang 5.941.082.338 13.038.472.958 18.864.445.773 5. Thành phẩm tồn kho 1.422.481.907 995.621.889 1.927.542.172 6. Hàng hoá tồn kho 0 0 0 7. Hàng gửi bán 0 0 0 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 V. ứng trước và trả trước 3.428.585.097 3.203.987.784 4.281.006.531 1. Tạm ứng 1.313.626.868 713.435.436 1.522.134.143 2. Chi phí trả trước 2.114.958.229 2.196.795.658 2.683.192.788 3. Chi phí chờ kết chuyển 0 271.621.185 53.544.095 4. TàI sản thiếu chờ xử lý 0 22.135.505 22.135.505 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 22.395.506.199 24.824.426.819 32.849.360.887 I.TSCĐ 19.324.585.716 19.259.111.046 30.280.906.388 1. TSCĐ hữu hình 47.292.585.381 19.259.111.046 30.280.906.388 + Nguyên giá 47.024.691.591 63.398.531.051 + Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 27.738.580.545 33.117.624.663 2. TSCĐ thuế tài chính 0 0 0 3. TSCĐ vô hình 406.394.000 406.394.000 406.394.000 + Nguyên giá 406.394.000 406.394.000 406.394.000 + Giá trị hao mòn luỹ kế(*) II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.169.991.975 2.490879.101 2.521.609.347 1. Đầu tư CK dài hạn 0 0 0 2. Góp vốn liên doanh 2.169.991.975 2.490879.101 2.521.609.347 III. chi phí đầu tư XDCB dở dang IV. Các khoản ký quỹ ký cước dài hạn 0 0 0 Tổng cộng tài sản 53.176.259.866 63.150.095.499 103.395.957.410 Nguồn vốn 1998 1999 2000 Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Phải trả phải nộp khác II. Nợ dài hạn Vay dài hạn Nợ dài hạn khác III. Nợ khác Chi phí phải trả Tài sản thừa chờ xử lý Nhận ký quỹ ký cước dài hạn 39.465.194.255 39.457.969.403 6.480.279.240 0 1.241.894.536 718.918.963 1.011.059.617 659.088.656 19.847.443.049 3.499.285.342 0 0 0 7.224.852 7.244.852 0 0 51.561.225.461 51.561.225.461 12.513.738.956 0 14.766.496.936 2.704.930.564 1.124.182.213 775.151.759 13.523.851.687 6.152.873.353 0 0 0 0 0 0 0 91.285.449.888 79.045.461.793 18.372.688.641 0 26.300.586.250 9.251.796.756 1.641.795.133 1.401.751.425 15.979.269.438 6.097.574.150 12.239.988.095 12.239.988.095 0 0 0 0 0 Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn- quỹ Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi Vốn đầu tư XDCB 13.711.065.611 13.711.065.611 12.751.113.084 0 0 373.414.510 0 96.138.729 11.588.870.038 11.588.870.038 10.827.722.688 0 0 302.014.703 0 3.245.446 495.666.580 -39.779.379 0 12.110.507.522 12.110.507.522 9.834.000.631 0 0 452.773.462 30.151.752 18.321.316 1.476.494.717 289.765.644 0 Tổng cộng nguồn vốn 53.176.259.866 63.150.095.499 103.395.957.410 * Về tài sản Năm 1998, tổng tài sản là 53.176.259.866đ, trong đó, tài sản lưu động chiếm phần lớn có tỉ lệ 57,88%, tương đương với số tiền là 30.780.753.866đ. Còn TSCĐ chiếm tỉ trọng nhỏ hơn là 42,12% tương ứng với 22.395.506.199đ. Trong TSLĐ và ĐTNH,so với năm 1988, năm 1999 có tăng một chút ít về tỉ trọng(60,69% - 57,88% = 2,81%) còn về mặt lượng, cũng là một số không nhỏ (38.325.668.680 - 30.780.753.667 = 7.544.915.013đ) phần tăng này, tập trung chủ yếu vào tăng vốn bằng tiền, trong đó thì tiền gửi ngân hàng chiếm chủ yếu. Thứ hai là tăng hàng tồn kho, trong đó chủ yếu là tăng CF SX KD dở dang. Có thể nói, tài sản 1999 tuy tăng hơn năm 1998, nhưng tính hiệu quả của việc tăng này thì đi ngược lại vì tăng CF SX-KD dở dang (trong hàng tồn kho) có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng vốn, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến giá thành, đến lợi nhuận... Đến năm 2000, có một sự thay đổi khá lớn trong tổng tài sản, lượng tài sản đã tăng 38,92% so với năm 1999, và về lượng tăng là 40.245.861.911đ. Nhìn một cách khái quát, việc tăng tổng tài sản chứng tỏ hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, như đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn, thì tình hình tài chính năm 2000 rõ ràng khả quan hơn rất nhiều so với 1999, nó đánh dấu sự ổn định và phát triển. Nhìn chung, tình hình tài sản của công ty tuy còn đang biến động nhưng bắt đầu đi vào ổn định hơn, tuy nhiên, công ty cần phải chú trọng lưu tâm hơn nữa đến việc điều chỉnh các khoản phải thu, đến hàng tồn kho và đến TSLĐ khác, ba khoản này luôn chiếm tỉ trọng lớn và nó sẽ gây khó khăn nếu như không được quản lý và kiểm soát tốt. * Về nguồn vốn Năm 1998, Tổng nguồn vốn của công ty là 53.176.259.866đ, trong đó, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25,78%, tương ứng với 13.711.065.611đ còn các khoản nợ phải trả là 39.465.194.255đ tức là 74,22%. Năm 1999, tổng nguồn vốn là 63.150.095.499đ, nhưng vốn CSH thì giảm xuống, kể cả về mặt số lượng (11.588.870.038đ) hay mặt tỉ lệ (18,35%). Như vậy, so với 1998, vốn CSH bị giảm đi (11.588.870.038 - 13.711.065.611 = -2.122.195.573đ) tức là giảm (-15,48%) còn 84,52% so với 1998, còn nợ phải trả lại tăng lên đến 12.096.031.206đ tương đương với 30,65%. Điều này là không tốt, vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty, nếu quá thấp thì khả năng tự đảm bảo về tài chính thấp, do đó ảnh hưởng đến lòng tin của bạn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do giảm nguồn vốn kinh doanh (về cả vốn lưu động và vốn cố định). Đến năm 2000, vốn CSH có tăng lên chút ít so với 1999, về mặt lượng là 12.110.507.522đ, việc tăng này là do lãi chưa phân phối tăng lên. Nhưng tỉ trọng vốn CSH năm 2000 cũng chỉ chiếm 11,71% tổng nguồn vốn, nhưng nó cho thấy khả năng tự chủ của xí nghiệp về tài chính bắt đầu được tăng lên. Một vấn đề nữa trong nguồn vốn cần phải xem xét, đó là nợ phải trả, nhìn chung thì lượng này giữ vai trò chủ đạo trong nguồn vốn, và dù cho năm 2000 có tăng lên so với 1999, thì tỉ trọng của nó trong tổng NV vẫn chiếm gần 90%. - Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty : + Tình hình chung : Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây, vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu được huy động từ các nguồn sau : - Nguồn ngân sách và Tổng công ty cấp. - Nguồn vốn tự bổ sung. - Nguồn vốn vay tín dụng Trong những năm qua tình hình huy động vốn của công ty như sau : Từ số liệu trong bảng 2.2.1.2 cho thấy : Về huy động vốn cố định : Nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty cấp chiếm 28,5% năm 1998, 27% năm 1999 và đến năm 2000 chỉ còn có 5,7%. Điều đó cho thấy vốn ngân sách Nhà Nước ngày càng giảm, do đó gây ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để huy động đủ vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình So với năm 1998, năm 1999 tổng số vốn cố định đã giảm đi về số tuyệt đối là 1.530 triệu đồng và về số tương đối là - 23,5%. Cụ thể : nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty ngày càng giảm, với mức giảm là 511 triệu đồng, tương ứng với - 27,5%. Nguồn vốn tự bổ sung cũng bị giảm 1.019 triệu đồng (- 21,9%). Qua số liệu phân tích cho ta thấy, năm 1999 công ty đã bị giảm nguồn vốn cố định, điều đó chứng tỏ việc huy động vốn không đạt hiệu quả. Đến năm 2000, tổng vốn cố định của công ty đã tăng vọt từ 4.974 triệu đồng lên 16.228 trtiệu đồng, lượng tăng là 11.254 triệu đồng, tương ứng 226,25%. Nguồn tăng này chủ yếu là do huy động từ nguồn vay tín dụng. Năm vừa qua nguồn ngân sách giảm 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 30,9%. Nguyên nhân là do không được cấp trên cấp vốn, mà ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó nguồn vốn tự bổ sung cũng giảm, mức giảm là 570 triệu đồng (giảm 15,7%). Điều đó nói lên rằng năm vừa qua công ty làm ăn có chiều hướng đi xuống. Về huy động vốn lưu động Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, các năm vừa qua công ty đã chủ động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau : +Nguồn từ ngân sách và Tổng công ty : Như chúng ta đã biết nguồn vốn ngân sách ngày càng có xu hướng giảm, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 339 triệu đồng tương ứng với -9,89%. Đến năm 2000 nguồn vốn ngân sách của công ty vẫn không thay đổi, chỉ đạt 3.581 triệu đồng. + Nguồn vốn tự bổ sung : So với năm 1998, năm 1999 nguồn vốn tự bổ sung của công ty giảm 1 triệu đồng, tương ứng giảm 0,04%. Điều đó chứng tỏ năm 1999 công ty hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Khả năng tích luỹ còn thấp. Đến năm 2000 tình hình cũng không mấy sáng xủa. Vốn tự bổ sung chỉ tăng 1 lượng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh . + Vốn vay : So với năm 1998, năm 1999 số vốn lưu động vay tăng 1 lượng đáng kể : từ 6.480 triệu đồng lên 12.513 triệu đồng. Lượng tăng là 6.033triệu đồng tương ứng giảm 93,1%. Điều đó cho thấy rằng trong năm 1999 công ty đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đến năm 2000 nguồn vốn lưu động vay tăng so với năm 1999, giá trị tăng là 5859 triệu đồng (tăng 46,8%). Chứng tỏ năm 2000 vòng quay vốn lưu động lớn, hiệu quả sản xuất tăng. Như vậy trong năm 2000 khả năng huy động vốn của công ty có xu hướng tăng. + Tình hình VCĐ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định quá trình đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đồng thời là nhân tố cơ bản đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Gắn với đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông cầu đường bộ, đường sắt,sân bay, bến cảng, các công trình thuỷ điện...nên vốn cố định chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh.(Bảng2.2.1.3 : Tình hình VCĐ năm 1998, 1999, 2000) Qua số liệu thực tế cho thấy vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1.530 triệu đồng (giảm 23,5%).Chi tiết cụ thể, kết cấu của từng loại vốn cố định có những thay đổi theo xu hướng trái ngược nhau. + Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty : Giảm về mặt giá trị là 511 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là -27,52% . Nguyên nhân giảm là do trích khấu hao. Trong khi nhà xưởng giảm 352,3 triệu đồng về mặt giá trị thì tỷ trọng cũng giảm 37,8%. Máy móc thiết bị giảm cả số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể về số tuyệt đối giảm 53,1 triệu đồng, số tương đối giảm –9,43%. Về phương tiện vận tải cũng giảm 105,6 triệu đồng về mặt giá trị và cả tỷ trọng cũng giảm –29,3%. + Đối với nguồn vốn tự bổ sung giảm cả về mặt giá trị 1.019 triệu đồng và cả về mặt tỷ trọng –21,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn không mấy hiệu quả. Nguồn vốn tự bổ sung trong vốn cố định giảm sẽ gây khó khăn, mất cân đối trong cơ cấu vốn của công ty.Tuy nguồn vốn tự bổ sung giảm nhưng lượng tiền đầu tư vào máy móc thiết bị lại tăng lên, tỷ lệ tăng thêm là 73% (870,6 triệu đồng). Điều đó chứng tỏ công ty đã chu trọng vào việc đổi mới thiết bị máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động SXKD. + Đối với nguồn vốn vay thì trong năm 1999 công ty không vay vốn cố định mà chỉ vay vốn lưu động. Qua phân tích ở trên cho thấy, tổng nguồn vốn cố định của công ty đã giảm xuống, nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty ngày càng giảm mà không được bổ sung thêm. Đây cũng là một khó khăn đối với công ty, do vậy công ty cần sử dụng nhiều biện pháp để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến năm 2000 tình hình huy động vốn cố định của công ty có chút sáng sủa, đạt 16.228 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 11254triệu đồng (+ 226,25).Nguyên nhân là do năm 2000 công ty đã mạnh dạn vay vốn cố định để đầu tư vào SXKD. Chi tiét cụ thể được phản ánh như sau : + Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty : Giảm về mặt giá trị là 415 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là -30,9%. Do nguồn vốn ngân sách không được bổ sung thêm mà có xu hướng ngày càng giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn NSNN đầu tư vào máy móc thiết bị nên năm 2000 giảm so với năm 1999 là 35 triệu đồng, tương ứng với – 6,8%.Tình hình về phương tiện vận tải và nhà xưởng cũng giảm nhiều. + Đối với nguồn vốn tự bổ sung giảm cả về mặt giá trị 570 triệu đồng và cả về mặt tỷ trọng 15,7%. Cụ thể là : Đầu tư vào phương tiện vận tải giảm 192,5 triệu đồng (- 33,27%). Nhưng đầu tư vào nhà xưởng để mở rộng sản xuất lại tăng 35,7 triệu đồng (+3,6%). + Đối với nguồn vốn vay, năm 2000 công ty đã vay 12.239 triệu đồng để đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.Điều đó cho thấy công ty rất quan tâm tới công tác đầu tư, nhằm kịp thời phục vụ cho các công trình trọng điểm của công ty. Đơn vị tính : 1.000.000 đ Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2000 Qua việc phân tích tình hình huy động vốn cố định của công ty, ta thấy lượng vốn cố định của công ty qua các năm rất thất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12800.DOC
Tài liệu liên quan