Chuyên đề Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM 4

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM: 4

1.1. Khái niệm: 4

1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 4

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 8

2.1. Khái niệm về DNVVN: 8

2.2 Đặc điểm của DNVVN: 9

2.3 Nguồn vốn của DNVVN: 14

3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNVVN: 16

3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: 16

3.2. Các hình thức tín dụng đối với DNVVN: 17

3.3. Chính sách tín dụng đối với DNVVN: 26

3.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN: 28

CHƯƠNG 2: 32

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA NHTM 32

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 32

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP QUÂN ĐỘI - MB: 32

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 32

1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. 33

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB: 39

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008: 40

2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB: 40

2.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại MB: 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI MB 51

1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB TRONG THỜI GIAN TỚI: 51

2. GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MB: 55

2.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng: 55

2.2. Các giải pháp phát triển chất lượng tín dụng: 58

3. KIẾN NGHỊ: 63

3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước: 63

KẾT LUẬN 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng hằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng cần xác định được quy mô, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển? Một chính sách tín dụng thích hợp sẽ giúp ngân hàng xác định phương hướn sử dụng các nguồn vốn hiện có, tạo ra một tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro và đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Chính sách tín dụng là xương sống trong hoạt động tín dụng của NHTM, với ba mục tiêu là: Lợi nhuận, sự an toàn và sự lành mạnh. Quy mô nguồn vốn của một NHTM quyết định quy mô tín dụng của ngân hàng đó. Nếu vốn chủ sở hữu lớn, ngân hàng có thể theo đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm, nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận. Chính sách tín dụng thường nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng. Nó thể hiện theo sự phân tán hay tập trung cảu tín dụng. Một chính sách tín dụng tập trung thường mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng có rủi ro cao và ngược lại. Chính sác tín dụng quy định tỷ trọng tín dụng trong tài sản có của ngân hàng, thể hiện mức độ mạo hiểm của ban lãnh đạo ngân hàng trong kinh doanh. Nếu một NHTM đầu tư vào trái phiếu hơn là cho vay thì ngân hàng đó theo chính sách tín dụng thận trọng. Đối với các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn hoặc khó đòi, hoặc không đòi được) và các tài sản có biều hiện đáng ngờ. Chính sách tín dụng cần hoạch định mức rủi ro có thể chấp nhận được cho từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng. Nói tóm lại, để tăng khả năng thu hút khách hàng thì các NHTM cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Truocs kia chính sách tín dụng có phần thiên vị đối với các DNNN, khuôn khổ pháp lý chưa tỏ rõ sự công bằng với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, còn phân biệt hình thức sở hữu. Hơn nữa thủ tục trình duyệt xin phép còn khá rườm rà, phức tạp, thời hạn giải quyết chưa nhanh gây ảnh hưởn không nhỏ đối với sự phát triển chung. Đối với các DNVVN thì chính sách tín dụng khắt khe về tài sản đảm bảo đã gây nhiều vướng mắc làm cản trở việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của những đối tượng còn hạn chế về tài chính. Chính sách tín dụng quyết định quy mô mở rộng tín dụng hay không, được thực hiện như thế nào để vừa mở rộng à vẫn đảm bảo an toàn tín dụng. Đây là một bài toán khó cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng khi mở rộng hoạt động kinh doanh. 3.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN: Rủi ro là vấn đề đáng lo ngại nhất của mỗi ngân hàng khi cho vay. Mục đích của cho vay là để tạo ra lợi nhuận mà muốn tạo ra lợi nhuận thì đánh đổi chi phí. DNVVN là loại hình hoạt động của DNVVN vẫn chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng và chưa được các ngân hàng khai thác triệt để lượng khách hàng tiềm năng này. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN luôn tiềm ẩn những rủi ro thường gặp khó khăn cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp như: - Rủi ro mất vốn: Rủi ro này xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng trả ngân hàng các khoản vay khi đáo hạn hoặc hết thời gian hạn nợ. - Rủi ro chậm trả vốn: Là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận. Rủi ro này có thể làm mất cơ hội kinh doanh khác làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. - Rủi ro không thể cho vay được: Rủi ro này có thể xảy ra khi ngân hàng quyết định không cho vay đối với những khaonr vay có chất lượng tốt, dẫn đến mất khách hàng tiềm năng. Điều này là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế hoặc khách hàng không xây dựng được kế hoạch, dự án hoàn chỉnh có hiểu quả khi là hồ sơ vay vốn. Đó là những rủi ro hay gặp trong hoạt động tín dụng. Theo số liệu thống kê, hoạt động tín dụng chiếm tới 60 – 70% tài sản có của các NHTM là phần tài sản sinh lời từ hoạt động cho vay, có nơi tỷ lệ này còn lên tới gần 90%. Tình trạng độc canh tín dụng là vấn đề sống còn trong quản trị rủi ro của giới kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro tín dụng là không thể tranh khỏi, là khách quan. Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các NHTMQD đang đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn do các NHTMQD áp dụng rất phổ biến hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản với các DNNN trong ngành mía đường trong thời gian gần đây là rất lớn, ngành này bị lỗ nặng nhưng hiện tại các NHTMQD vẫn chưa thu hồi được vốn vay, trong khi dư nợ tín chấp loại này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dự nợ của toàn hệ thống ngân hàng. Nghị định 178/1999/ NĐ – CP của Chính phủ ngày 29/12/1999 cho phép các tổ chức tín dụng được quyền tự chủ lụa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Có rất nhiều nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ nhất, do chủ quan phía khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả, cố tình chây ì hoặc lừa đảo… dẫn đến không trả nợ được. Nhiều người vay đã không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Thứ hai, do trình độ quản lý, điều hành còn yếu kém: như quy trình chế độ trách nhiệm không rõ ràng, việc xác định đối tượng , cơ cấu khách hàng, cơ cấu đầu tư chưa phù hợp, xác định quy mô tín dụng năm ngoài khả năng quản lý, việc tuân thủ chế độ quy trình của các cấp ngành chưa triệt để, việc thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Thứ ba, do các thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hangfnhuw thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi do quyết định của chính phủ. Thứ tư, là do phía các DNVVN: - Các DNVVN không hiểu về quy chế cho vay của ngân hàng: Các DNVVN có tâm lý sợ thủ tục vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. - Phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi. - Nguồn tài chính của các DNVVN còn nhỏ, không đủ tài sản thế chấp: Nhiều DNVVN, nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh có vốn chủ sở hữu nhỏ, ở khu vực nông thôn bình quân vốn sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp khoảng 367 triệu đồng trong đó của doanh nghiệp sản xuất ngành nghề nông thôn chỉ có 25-35 triệu đồng. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không bảo đảm theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định được tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Theo Cục phát triển doanh nghiệp thuộc bộ kế hoạch và đầu tuwvuawf công bố về điều tra và thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, hiện chỉ có 32,38% số doanh nghiệp được khảo sát đã tiếp cận được nguồn vốn Nhà nước nhưng có tới 35,24% doanh nghiệp khẳng định khó tiếp cận và 32,38% doanh nghiệp không tiếp cận được. Đứng trước rủi ro như vậy, các ngân hàng rất ngần ngại khi cho DNVVN vay, việc tiếp cận vốn ngân hàng của DNVVN hiện nay đang thực sự khó khăn. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP QUÂN ĐỘI - MB: 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng TMCP Quân đội ( Military Commercial Join Stock Bank) tên viết tắt là MB được thành lập vào năm 1994, theo quyết định số 00374/GP-UB của uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, Ngân hang TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hang Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm, tuy nhiên có thể xin gia hạn khi hết hạn hoạt động. Từ năm 1994-2004 Ngân hàng có trụ sở ở 28A Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình Hà Nội. Từ năm 2005 đến nay Ngân hàng chuyển Trụ sở chính tới Số 3 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời một Sở giao dịch mới được thành lập với cùng địa điểm Trụ sở chính. Hơn 15 năm hoạt động, MB đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng Quân đội luôn ổn định và liên tục trong suốt quá trình hoạt động. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Quân đội tăng liên tục từ 20 tỷ đồng năm 1994 lên đến 3549,8 tỷ đồng tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007.Tổng tài sản tăng trưởng tương ứng từ 32 tỷ đồng lên đến hơn 42000 tỷ đồng năm 2008. Mức lợi nhuận của ngân hàng tăng từ 0.23 tỷ trong năm tài chính 1994 lên 270 tỷ trong năm 2006 và đạt mức 608,9 tỷ đồng vào năm 2007. ROE của Ngân hàng luôn được duy trì ở mức trên 20%, và năm 2007 ROE đạt 24,7%. Tỉ lệ chia cổ tức hàng năm luôn đạt trên 15%. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, bên cạnh đó, các công ty trực thuộc cũng là một bộ phận không thể tách rời, đóng góp cho sự phát triển đa dạng và ổn định của ngân hàng. Bao gồm Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC), và công ty Quản lí Quỹ (HFM). Nhờ những cố gắng của mình , Ngân hàng Quân đội luôn được NHNN xếp hạng A trong suốt quá trình hoạt động, và là một ngân hàng luôn nằm trong top những ngân hàng cổ phần làm ăn hiệu quả ở Việt Nam. 1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. a. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân đội: Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Các Uỷ ban cao cấp Tổng giám đốc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội Công ty chứng khoán Thăng Long Công ty AMC Phòng đầu tư và dự án Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối quản lý tín dụng Phòng KHTH & Pháp chế Trung tâm công nghệ thông tin Khối tổ chức-Nhân sự-Hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng nghiên cứu & XD chính sách Sở giao dịch& các chi nhánh * Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: - Đại hội đồng cổ đông: Ngân hàng Quân đội là một ngân hàng cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông. Ngân hàng chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông, có cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông. Cổ đông sáng lập là cổ đông đứng ra vận động thành lập Ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Các cổ đông sáng lập của Ngân hàng bao gồm: Tổng công ty bay dịch vụ, Công ty GAET, Nhà máy Z113, Công ty Pesco, Công ty may 28, Công ty cơ điện vật liệu mổ 31, Công ty Tây hồ, Tổng công ty Thành An, ông Lê Văn Bé, với tổng số vống cổ phần là 16.479 triệu đồng, chiếm 82% vốn điều lệ khi thành lập Ngân hàng. - Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc châp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, Ban kiểm soát có 4 thành viên , gồm 1 trưởng ban và 3 thành viên. - Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng, với mục tiêu là bảo toàn và phát triển vốn, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, Hội đồng quản trị có 7 thành viên, gồm 1 chủ tịch HĐQT, 2 phó chủ tịch và 4 thành viên. - Ban giám đốc: có 5 thành viên, gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm truớc hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưỏng, và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc. Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng. *Các phòng ban chức năng của Ngân hàng: - Nhóm Kinh doanh thuộc Hội sở chính, gồm: Khối khách hàng cá nhân, gồm các phòng ban sau: Phòng khách hàng cá nhân: là cơ quan chuyên môn cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh, xử lí yêu cầu về đơn từ, tín dụng cá nhân, trực tiếp quan hệ với khách hàng. Phòng phát triển khách hàng cá nhân: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng cá nhân và sản phẩm cho khách hàng cá nhân. Khối khách hàng doanh nghiệp, gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan chuyên môn cho vay doanh nghiệp, xử lí yêu cầu về đơn từ, thực hiện thẩm định tín dụng, theo dõi tình hình khoản vay. Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho khách hàng và quan hệ khách hàng. Phòng thanh toán quốc tế: chịu trách nhiệm quẩn lí và thực hiên nhiệp vụ thanh toán với nước ngoài, liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu. Khối quản lý tín dụng, gồm : Phòng quản lí tín dụng : có chức năng thẩm định, tái thẩm đinh các dự án, phương án đầu tư, các hồ sơ vượt hạn mức, phán quyết, soạn thảo các quy trình, quy chế về tín dụng, quản rủi ro tín dụng. Khối Treasury có phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, có chức năng quản lí tài sản nợ - có, quản lí nguồn vốn, cân đối và điều hoà vốn của toàn hệ thống và hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Khối mạng lưới bán hàng: có Phòng Marketing thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng. - Nhóm hành chính, gồm: Phong kế hoạch tổng hợp và Pháp chế : có chức năng lập kế hoạch hoạt động cho toàn hệ thống và cho ban lãnh đạo, hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng, Phòng này không trực tiếp kinh doanh. Trung tâm công nghệ thông tin : có chức năng xây dựng và quản lí mnạg lưới tại trụ sở chính và toàn hệ thống của Ngân hàng, phục vụ cho hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc. Khối Tổ chức - Nhân sự - hành chính: làm công tác quản lý , tổ chức lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên, phát triển nhân viên mới và tìm kiếm lãnh đạo cao cấp, lập kế hoạch, tổ chức đào taọ nội bộ và gửi cán bộ đi đào tạo. Phòng Tài chính kế toán: thực hiện công tác thống kê, kế toán kịp thời, giúp Tổng giám đốc về công tác quản lí tài chính. Phòng Ngiên cứu phát triển và xây dựng chính sách là cơ quan chuyên môn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, nghiên cứu đối thủ và kha năng cạnh tranh của Ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp, xây dựng chính sách phát triển cho Ngân hàng. - Nhóm kinh doanh độc lập: Công ty Chứng khoán Thăng Long: thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán. Công ty Quản lí nợ và khai thác tài sản ( AMC) : thực hiện tiếp nhận và quản lý các tài sản nợ đọng và tài sảnđảm bảo đảm nợ vy liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi cho Ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham gia quản lý một số dự án. Phòng đầu tư và dự án: quản lý các mặt hoạt động khác của Ngân hàng đối với các dự án trung, dài hạn và các dự án lớn. Công ty quản lí quỹ ( HFM) hoạt động trong lĩnh vực: lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tiư cấn đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng khoán. b. Mạng lưới và phương châm hoạt động. * Mạng lưới: Đến cuối năm 2007, MB đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với 65 điểm giao dịch và gần 2.000 cán bộ nhân viên. Con số này không ngừng tăng và đạt hơn 100 điểm giao dịch cùng khoảng 2.500 cán bộ nhân viên trong năm 2008. Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong cả nước, MB cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác với gần 700 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thề giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. * Phương châm hoạt động: - Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực. - Đảm bảo lợi ích cho cả hai bên Khách hàng và Ngân hàng, bằng việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt. - Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng. - Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện. - Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005 đến đầu năm 2007, gần 600 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Bởi vậy, hiện nay hơn 1.000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng. Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý. Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình Ngân hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. “Từng ngày góp phần tạo nên một thương hiệu MB vững vàng tin cậy”. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB: Năm 2008 là năm đầy xáo trộn về kinh tế, tài chính, giá cả, là năm mà hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. Hệ thống ngân hàng phải triển khai các biện pháp đối phó với những khó khăn trái ngược nhau chỉ trong thời gian ngắn. Trước tình hình đó MB đã áp dụng nhiều biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả tối đa làm cho thu nhập vẫn gia tăng. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quân Đội được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Tăng Trưởng(%) Số tiền Tăng Trưởng(%) Tổng TN 1.067,25 1.966,4 84,25 3.647,6 85,5 Tổng CP 797,26 1357,5 70,27 2700,76 98,9 LN tt 269,6 608,9 125,85 946,84 55,5 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ được NHTM Cổ phần Quân Đội đặc biệt quan tâm. Điều này cũng cho thấy được sự phát triển này đã có những kết quả đáng mừng, thúc đẩy sự phát riển của hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB: Tình hình hoạt động tín dụng của MB được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng cho vay của NH MB Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ cho vay 6166,60 11612,6 16396,9 Biến động dư nợ - 5546 4784,3 % Biến động dư nợ - 88,3 41,2 Nguồn: Báo cáo thường niên MB a, Cơ cấu dư nợ cho vay: * Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế: Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % S? ti?n % Dư nợ khối quốc doanh 3029,35 49,13 5301,15 45,65 7156,55 43,64 Dư nợ khối ngoài quốc doanh 3137,25 50,87 6311,45 54,35 9240,35 56,36 Tổng dư nợ 6166,60 100 11.612,6 100 16396,9 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH MB * Tình hình cho vay phân theo kỳ hạn: Cho vay theo kỳ hạn bao gồm: cho vay ngắn hạn (có thời hạn cho vay đến 12 tháng), cho vay trung hạn (có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn (có thời hạn cho vay trên 60 tháng). Trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Quân Đội đã duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn khá ổn định: Bảng 2.5: Tình hình cho vay phân theo kỳ hạn vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % S? ti?n % Tổng dư nợ 6166,60 100 11612,6 100 16396,9 100 Cho vay ngắn hạn 4275,8 69,3 7745,6 66,7 10166 62 Cho vay trung và dài hạn 1890,82 30,8 3518,62 30,3 6230,9 38 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH MB Biểu đồ 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn * Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đồng tiền: Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % S? ti?n % Tổng dư nợ 6166,60 100 11.612,6 100 16396,9 100 Cho vay VNĐ 4361,66 70,73 8133,92 70,04 11.473 69,97 Cho vay ngoại tệ quy về VNĐ 1804,94 29,27 3478,68 29,96 4923,9 30,03 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH MB a, Tình hình cho vay và thu nợ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội: Bảng 2.7: Doanh số cho vay, thu nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) 1. Doanh số cho vay 23.620 47.158,5 99,65 70.973,3 50,5 2. Doanh số thu nợ 21.923,4 41.712,5 90,26 66.188,9 58,68 3. Dư nợ 6166,6 11.612,6 88,3 16396,9 41,2 Nguồn: Báo cáo NH MB c, Tỷ lệ nợ quá hạn tại NH Quân Đội: Bảng 2.8: Nợ quá hạn tại ngân hàng Quân Đội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 6166,60 11612,6 16396,9 Nợ trong hạn 5997,019 11495,313 16075,521 Nợ quá hạn 169,581 117,287 321,379 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2,70 1,01 1,96 Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng d, Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay: Bảng 2.9: Vòng quay vốn cho vay tại NH Quân Đội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ 21.923,4 41.712,5 66.188,9 Dư nợ bình quân 5318,3 8889,6 14.004,75 Vòng quay vốn cho vay(vòng) 4,1 4,6 4,7 Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp MB e, Hệ số sử dụng vốn vay: Một chỉ tiêu khá phổ biến để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng là hệ số sử dụng vốn vay: Bảng 2.10: Hệ số sử dụng vốn vay tại ngân hàng Quân Đội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 A. NV huy động 11.602,4 23.136,4 36.094,78 B. Tổng dư nợ 6166,6 11.612,6 16396,9 Tỷ lệ tổng dư nợ/VHĐ(%) 53,15 50,19 45,43 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh MB f, Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Số tiền Số tiền Thu lãi cho vay 895,370 1.581,122 2.302,1 Chi trả lãi 499,261 947,805 1.207,9 Lợi nhuận thuần từ lãi 396,109 633,317 1094,2 Tổng thu nhập(TTN) 1.067,255 1.966,421 3.647,6 LNR/TTN(%) 37,11 32,2 44,8 2.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại MB: a. Kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhìn chung hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM Cổ Phần Quân Đội trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể như sau: Về doanh số và dư nợ cho vay: Nhìn chung tình hình hoạt động cho vay đối với các DNVVN của MB trong 3 năm 2005-2007 luôn đạt được sự tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như đem lại hiệu quả chung trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ngân hàng. Về thời hạn cho vay: Cùng với việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Ngân hàng cũng rất chú trọng tới việc mở rộng cho vay trung và dài hạn với đối tượng khách hàng này. Dư nợ cho vay trung và dài hạn ngày càng gia tăng cả về số tiền và tỷ trọng. Về công tác bảo đảm tiền vay: Để mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc đánh giá giá trị tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp, Ngân hàng đã dựa vào giá trị thị trường nhiều hơn là khung giá do Nhà nước đưa ra. Điều này giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tiếp cận vốn Ngân hàng hơn và có thể cho vay được nhiều hơn. Về công tác thu hồi nợ: Ngân hàng đã thực hiện được một cách bài bản hơn, có tình có lý, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn song cũng kiên quyết đối với những khách hàng có thái độ chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ. Nhờ vậy, nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chỉ chiếm 0,36% tổng dư nợ cho vay với khách hàng này. Về nhân lực: Ngân hàng đã và đang không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên. Cụ thể, Ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ tuổi, năng động và nhiệt tình với công việc. Nhờ vậy mà hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan