Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Đặc điểm 3

1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. 4

1.2.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. 4

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay tiêu dùng. 4

1.2.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng. 10

1.2.4. Quy trình thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng. 11

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO & PTNT Thăng Long 20

2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT Thăng Long. 20

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT Thăng Long. 20

2.1.2. Hoạt động của NHNo & PTNT Thăng Long trong thời gian qua 21

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. 27

2.2.1. Hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. 27

2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. 27

2.2.3. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. 29

2.3. Những đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. 38

2.3.1. Những kết quả về cho vay tiêu dùng mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua 39

2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 42

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO & PTNT THĂNG LONG 45

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo & PTNT Thăng Long. 45

3.1.1. Định hướng chung cho sự phát triển của ngân hàng NHNo & PTNT Thăng Long 45

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng. 47

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. 48

3.2.1. Phòng quản lý khách hàng cần xây dựng chiến lược khách hàng lâu dài 48

3.2.2. Đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 49

3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 50

3.2.3. Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 53

3.2.4. Quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ 53

3.2.5. Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 56

3.2.6. Một số giải pháp khác. 57

3.3. Một số kiến nghị. 59

3.3.1. Đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. 59

3.3.2. Kiến nghị đối với NH Nhà nước 60

3.3.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam. 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 64

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động cho vay tiêu dùng, chưa có luật tín dụng tiêu dùng như ở một số nước có hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển. Trên cơ sở các văn bản pháp quy do Chính Phủ và NHNN ban hành và chịu sự chỉ đạo của NHNN, NHNN & PTNT Việt Nam, chi nhánh Thăng Long đã triển khai một số loại hình cho vay tiêu dùng như sau : * Cho vay xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, mua nhà ở. * Cho vay cầm cố chứng từ có giá. * Cho vay du học. Quy trình cho vay tiêu dùng. Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ: Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu : CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và hướng dẫn việc thiết lập hồ sơ vay vốn. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng : CBTD kiểm tra hồ sơ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Lập phiếu giao nhận hồ sơ : CBTD tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ. Bước 2 : Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. Kiểm tra hồ sơ pháp lý. - CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong hồ sơ pháp lý theo mẫu giao nhận hồ sơ, đối chiếu với bản gốc. Điều tra thông tin, thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng.. Bước 3 : Phê duyệt khoản vay. Lập báo cáo thẩm định cho vay : CBTD lập BCTĐ cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình lên trưởng phòng tín dụng. TPTD xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào BCTĐ xuất trình BGĐ phê duyệt. Bước 4 : Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm TPKD kiểm tra các HĐTD, HĐBHTV theo đúng nội dung, điều kiện đã được phê duyệt. CBTD thực hiện công chứng hợp đồng BĐTV, đăng ký GDBDD theo đúng quy định. Bước 5 : Giải ngân. Để giải ngân, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ trình trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng nhận chứng từ đã được lãnh đạo phê duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu khoản vay Lãnh đạo phòng kinh doanh rà soát và phê duyệt khoản vay trên máy tính. Chuyển chứng từ đã được ban giám đốc phê duyệt cho các phòng nghiệp vụ có liên quan. Bước 6 : Lưu giữ hồ sơ tín dụng. CBTD lưu giữ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay đó ( nếu có ) Kế toán cho vay lưu bản chính HĐTD, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan đến xử lý, cơ cấu lại nợ. Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh được lưu giữ lại kho theo quy định của NHNo Việt Nam. Bước 7 : Kiểm tra, giám sát khoản vay. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng cần phải làm các công việc sau đây: Mở sổ theo dõi khoản vay Kiểm tra sau mục đích sử dụng vốn vay Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và khả năng trả nợ. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay. 2.2.3. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. Sau đây chúng ta xem xét tình hình cvtd của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong thời gian qua: Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu doanh số cho vay Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Hoạt động cho vay 1514,157 82,61 1702.16 78,8 1925,239 69,3 Cho vay tiêu dùng 318,7 17,39 460,68 21,3 852,9 30,7 Tổng 1832,857 100 2162,840 100 2778,139 100 Nguồn : Doanh số cho vay tiêu dùng Thực tế doanh số cho vay qua các năm là : năm 2008 đạt 1828,857 tỷ VNĐ, năm 2009 đạt 2162,840 tỷ VNĐ tăng 333,983 tỷ VNĐ chiếm 18,26 %. Đến năm 2010 doanh số cho vay của ngân hàng đạt 2778,139 tỷ đồng tăng lên 615,299 tỷ VND chiếm 28,45%. Nhìn vào số liệu ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng đang được nâng lên. Năm 2008 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 17,39% trên tổng dư nợ thì đến 2009 tăng lên 3,91% chiếm 21,3% tổng dư nợ. Đến năm 2010 là 30,7% tăng lên 9,4% so với năm 2009. Sở dĩ dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên là do dư nợ hoạt động cho vay của ngân hàng tăng lên. 2010 là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng do các biến động về tỷ giá, lãi suất. Đây là hệ lụy của sự biến động giá vàng và lạm phát trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của các ngân hàng. Sự gia tăng doanh số cho vay tiêu dùng về cả số tuyệt đối và tương đối thể hiện xu hướng của hoạt động tín dụng nói chung, đó là mở rộng cho vay. Điều này khẳng định chi nhánh quan tâm cho vay tiêu dùng và là một hướng đi đúng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.5: Tình hình cvtd trong hoạt động cho vay nói chung Đơn vị: Tỷ đồng 2008 2009 2010 Chỉ tiêu ST % ST % ST % 1.Dư nợ BQ 1760,157 100 2046,14 100 2611,439 100 - Cho vay TD 304,09 17,39 435,83 21,3 801,71 30,7 2.Nợ xấu BQ 22,88 100 8,18 100 7,83 100 -Cho vay TD 4,56 21,4 3,05 32,3 2,9 37,82 3.Tỉ lệ nợ xấu 1,3 0,4 0,3 -Cho vay TD 1,5 0,7 0,52 Từ bảng ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng không những tăng về qui mô cho vay mà còn tăng cả trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Cụ thể, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2009 tăng 43,3% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 83% so với năm 2009 đây là một mức tăng khá lớn so với các sản phẩm cho vay hiện có trong chi nhánh. Bên cạnh đó ta có thể thấy trong năm 2008 tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ bình quân chỉ 17,39% đến năm 2009 tăng lên 21,3% năm 2010 thì tỉ lệ này đã là 30,7%. Sở dĩ có mức tăng mạnh như vậy trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh là do trong năm 2010 sau khi kiềm chế dược lạm phát, lãi suất NH giảm xuống thấp bên cạnh đó kinh tế ổn định đã tạo cho người dân có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn và họ đã nhắm đến những sản phẩm cho vay tiêu dùng của NH. Đồng thời năm 2010 cũng là năm mà NH đã chủ trương đẩy mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu trở thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Như chúng ta đều biết cho vay tiêu dùng luôn là hoạt động cho vay có rủi ro cao nhất so với các loại hình cho vay còn lại, điều này cũng không ngoại lệ đối với chi nhánh của NH NNo Thăng Long Theo bảng trên ta thấy mặt dù cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng không lớn lắm trong cơ cấu cho vay nhưng về mặt nợ xấu thì nó luôn chiếm tỉ trọng cao, cụ thể năm 2008 chiếm 21,4% trên tổng nợ xấu bình quân, năm 2009 tăng lên là 32,3% đặc biệt năm 2010 tỉ trọng này là 37,82% cao hơn cả các loại cho vay còn lại cho dù tỉ trọng dư nợ thì chưa tới 50%. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là tỉ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng vượt quá mức cho phép mà đó là do chi nhánh đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho các sản phẩm cho vay khác tốt hơn. Nhìn vào bản trên ta thấy dù cho vay tiêu dùng có tỉ trọng nợ xấu cao trong tổng nợ xấu bình quân nhưng xét về mặt tỉ lệ nợ xấu trên doanh số cho vay tiêu dùng thì năm cao nhất cũng chỉ có 1,5%, tỉ lệ này vẫn nằm trong phạm vi an toàn và khá tốt so với các NH khác trong hoàn cảnh đất nước cũng chỉ mới vừa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Dễ dàng thấy rằng nhờ có những biện pháp quản lý rủi ro hoàn chỉnh và nhờ sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế mà chi nhánh đã giảm thiểu được rủi ro một cách nhanh chóng cả trong toàn cơ cấu cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Nhìn vào bảng ta có thể nhận thấy rằng tỉ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay giảm nhanh chóng từ 1,3% vào năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2009 và xuống còn 0,3% vào năm 2010 kéo theo đó tỉ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng cũng có bước giảm đáng kể từ 1,5% năm 2008 xuống 0,7% vào năm 2009 và xuống còn 0,53% vào năm 2010 mức giảm này đã giúp chi nhánh làm giảm được 150 triệu đồng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đây là một trong những nhân tố chính đã giúp chi nhánh nâng cao doanh thu trong năm 2010. Chi nhánh cần có những biện pháp để có thể duy trì và hạ thấp hơn nữa mức tỉ lệ nợ xấu này trong những năm tiếp theo. Bảng 2.6: Tình hình cho vay TD theo thời hạn vay Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Dư nợ BQ 1760,157 100 2046,14 100 2611,439 100 - ngắn hạn 334,43 19 409,43 20,01 548,42 21 - trung và dài hạn 1425,727 81 1636,71 79,99 2063,039 79 Nợ xấu BQ 22,88 100 8,18 100 7,83 100 - ngắn hạn 3,66 16,02 1,5 18,25 1,48 19 - trung dài hạn 19,22 83,98 6,68 81,75 6,35 81 Tỉ lệ nợ xấu 1,5 0,7 0,52 - ngắn hạn 1,26 0,55 0,4 - trung dài hạn 0,24 0,15 0,12 (Nguồn: phòng kế toán và quản lý rủi ro) Nhìn vào bảng ta thấy dư nợ bình quân của các khoản cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay nguyên nhân chính là do khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu dùng vào mục đích mua/ sửa nhà hoặc mua xe ô tô hoặc du học mà những loại này thì thường sử dụng trong thời gian khá dài do đó thời gian trả nợ hay nói cách khác là thời gian vay của khách hàng cũng thường rất dài vì vậy mà trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của chi nhánh thì cho vay tiêu dùng trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao. Theo bảng ta cũng thấy rằng cho vay tiêu dùng ngắn hạn, tương ứng với những khoản cho vay nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tạm thời của khách hàng có tỉ trọng ngày càng tăng dần trong cơ cấu cho vay, điều này chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng chú trọng hơn đến những khoản cho vay nhỏ, ngắn hạn nhưng lợi nhuận cao. Đồng thời cũng chứng tỏ chi nhánh đang dần tấn công vào thị trường bán lẻ trong khu vực. Cho dù có thay đổi nhỏ trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay từ năm 2008 -2009-2010 nhưng nhìn chung thì cả hai loại thời hạn thì dư nợ bình quân đều tăng. Cho vay tiêu dùng trung dài hạn năm 2009 tăng 14,8% đến năm 2010 tăng 26,05% còn cho vay tiêu dùng ngắn hạn năm 2009 tăng 22,43% đến năm 2010 tăng lên 33,9% điều này chứng tỏ nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng đồng thời cũng phản ánh chi nhánh đang ngày càng mở rộng qui mô cho vay trong cho vay tiêu dùng. Như tất cả đều biết, thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng cao, điều này cũng không ngoại lệ trong cho vay tiêu dùng của NHNNo Thăng Long. Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng nợ xấu của cho vay tiêu dùng trung dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao so với nợ xấu của cho vay tiêu dùng ngắn hạn, cụ thể năm 2008 tỉ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng trung dài hạn là 83,98%, năm 2009 là 81,75% năm 2010 là 81% còn nợ xấu cho vay tiêu dùng ngắn hạn tương ứng thì chỉ chiếm 16,02%, 18,25% và 19% Tuy nhiên ta cũng có thể thấy rằng tỉ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ chi nhánh đang mở rộng dần cho vay tiêu dùng ra những khoản cho vay nhỏ, ngắn hạn. Nhìn vào bảng ta thấy mặt dầu tỉ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng trung dài hạn là cao hơn nhiều so với cho vay tiêu dùng ngắn hạn tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu của hai loại cho vay này lại xấp xỉ bằng nhau, nguyên nhân của nó là do cho vay tiêu dùng trung dài hạn chiếm dư nợ cho vay bình quân cũng tương đối lớn do đó mà dù nợ xấu có cao thì tỉ lệ cho vay cũng không lớn lắm. Nhìn chung chi nhánh đã làm rất tốt công tác quản trị rủi ro của cả hai loại cho vay nói trên. Bảng 2.7: Tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Đvt: tỷ đồng 2008 2009 2010 Chỉ tiêu ST % ST % ST % Dư nợ BQ 1760,157 100 2046,14 100 2611,439 100 - mua/sửa nhà 585,25 33,25 655,78 32,05 809,56 31 - mua xe ô tô 528,9 30,05 600,54 29,35 736,42 28,2 - du học 276,34 15,70 327,38 16,00 444,73 17,03 - TD khác 368,667 21,00 462,44 22,60 602,729 23,77 Nợ xấu BQ TD 22,88 100 8,18 100 7,83 100 - mua/sửa chữa nhà 6,292 27,50 2,22 27,15 2,1 26,8 - mua xe ô tô 6,71 29,32 2,36 28,88 2,16 27,7 - du học 6,44 28,17 2,37 29,05 2,33 30,01 - TD khác 3,438 15,01 1,23 14,92 1,24 15,5 Tỉ lệ nợ xấu 1,50 0,7 0,52 - mua/ sửa chữa nhà 1,24 0,57 0,3 - mua xe ô tô 1,46 0,64 0,47 - du học 2,69 1,29 1,6 - TD khác 1,07 0,5 0,45 (Nguồn: phòng kế toán và phòng quản lý rủi ro) Qua bảng tiếp trên ta thấy cho vay mua sửa chữa nhà và cho vay mua xe ô tô luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, mặt dầu qua năm 2010 tỉ trọng của hai loại sản phẩm này có giảm nhẹ trong cơ cấu cho vay (cho vay mua/sửa chữa nhà giảm từ 32,05% xuống còn 31% và cho vay mua xe ô tô giảm từ 29,35% xuống còn 28,2%) nhưng hai loại này vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn so với hai loại còn lại. Sở dĩ như vậy là do hai loại sản phẩm này đã ra đời từ khá sớm và cho đến nay nó đã thu hút được một lượng khách hàng khá lớn, hơn nữa trong năm 2009 và 2010 là hai năm mà nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoảng, thị trường bất động sản đã bắt đầu nóng trở lại, trước tình hình đó nhiều nhà đầu tư đã chọn việc vay vốn để mua đất, xây/sửa chữa nhà vừa nhằm mục đích để ở vừa là để kinh doanh mua bán nhà đất. Bên cạnh đó giai đoạn này cũng là giai đoạn mà thị trường xe gắn máy đã bảo hòa, thay vào đó thị trường xe ô tô đang ngày càng nóng và nhu cầu mua xe ô tô ngày càng cao, người ta mua xe vừa nhằm mục đích đi lại vừa để kinh doanh chuyên chở nên việc trả nợ cho những khoản vay này cũng không mấy khó khăn, do đó trong giai đoạn này dư nợ bình quân của hai loại sản phẩm này luôn cao. Cũng theo bảng ta thấy cho vay du học là một sản phẩm đã ra đời từ khá sớm tuy nhiên tỉ trọng của nó trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng luôn thấp nhất và thấp hơn nhiều so với các sản phẩm còn lại, cụ thể năm 2008 nó chiếm 15,70% và năm 2009 là 16,00% và năm 2010 là 17,03% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, dù năm sau có tăng hơn năm trước một chút nhưng nhìn chung tỉ trọng này vẫn khá thấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ dù gì thì du học vẫn là một thứ quá xa xỉ đối với người dân Việt Nam, chỉ có những người nào thật sự có điều kiện có hoặc có địa vị trong xã hội thì mới cho con cái đi du học, hơn thế nữa việc đi du học không có lợi ích rõ ràng về sau do đó mà nhu cầu đi du học trong xã hội vẫn chưa cao. Cho vay tiêu dùng khác bao gồm các khoản cho vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, mặt dầu nó bao gồm các sản phẩm chỉ mới ra đời gần đây tuy nhiên đã được khách hàng nhanh chóng tiếp cận và sử dụng nhiều, theo bảng 2.7 ta thấy tỉ trọng của loại cho vay này cao hơn cho vay du học và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2008 nó chiếm 21,00% và qua năm 2009 thì tăng lên 22,6% và năm 2010 là 23,77% trong tổng dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng, sở dĩ loại cho vay này ngày càng chiếm ưu thế là do nó chỉ là những khoảng cho vay nhỏ, ngắn hạn rất phù hợp với những nhu cầu tiêu dùng nhỏ luôn tồn tại trong dân chúng, đồng thời thời hạn cho vay của các sản phẩm loại này thường ngắn điêu đó giúp NH có thể quay vòng vốn nhanh hơn kéo theo đó là lợi nhuận cũng nhiều hơn vì thế NH cũng tích cực đẩy mạnh việc bán các sản phẩm này do đó mà nó thu hút được khách hàng một cách nhanh chóng. Việc tăng trưởng của loại cho vay này càng khẳng định mong muốn trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam mà NH đã đặt ra. Tóm lại xét trên khía cạnh từng loại sản phẩm của cho vay tiêu dùng thì năm 2010 đều tăng so với năm 2009, về cho vay mua sửa chữa nhà thì tăng 23,45%, cho vay mua xe ô tô tăng 22,63%, cho vay du học tăng 35,84% và cho vay tiêu dùng khác tăng 30,34%. Trong đó cho vay tiêu dùng khác tăng cao nhất cũng là do những lí do đã nêu ở trên. Ta thấy tỉ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng của các mục đích hầu như là ngang nhau trong các năm, tuy nhiên riêng khoản mục cho vay tiêu dùng khác thì tỉ trọng nợ xấu lại thấp nhất và thấp hơn nhiều so với ba loại mục đích còn lại, chẳng hạn năm 2008 nó chỉ chiếm 15,01% trong tổng nợ xấu bình quân và năm 2009 thì tỉ lệ này chỉ còn 14,92% đến năm 2010 là 15,5% trong khi đó ba loại cho vay còn lại đều trên 26% trong cả ba năm, sở dĩ loại cho vay này có tỉ trọng nợ xấu thấp như vậy là do đây là loại hình cho vay mà các khoản cho vay thường nhỏ và ngắn hạn, người ta chỉ vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện thời trong khi chờ nguồn tài chính sắp sửa chảy vào trong tương lai, và khi có dòng tài chính chảy vào thì họ sẽ tiến hành trả ngay. Do đó mà khả năng trả nợ của các khoản vay này thường khá cao vì vậy tỉ trọng nợ xấu của nó trong tổng nợ xấu tiêu dùng bình quân thường thấp. Xét về mặt tỉ lệ nợ xấu: ta thấy nợ xấu cho vay du học luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, chẳng hạn năm 2008 nó có tỉ lệ là 2,69, năm 2009 là 1,09% và năm 2010 là 1,6% trong khi đó tỉ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng bình quân tương ứng chỉ là 1,5% , 0,7% và 0,52% nguyên nhân của nó là do du học là một việc làm mà hiệu quả của nó không rõ ràng, có nhiều trường hợp đi du học về rồi vẫn không có việc làm hoặc việc du học không đạt kết quả …, hơn nữa thời gian vay của nó thường khá dài do đó rủi ro là rất cao. Tuy nhiên loại sản phẩm này NH chủ yếu dùng cho những khách hàng quen vay để tạo thêm quan hệ với khách hàng đồng thời qui mô các khoản vay thường nhỏ hơn nữa tuy tỉ lệ nợ xấu của nó cao nhưng nhờ tỉ lệ nợ xấu của các loại cho vay khác nhỏ nên tỉ lệ nợ xấu bình quân vẫn nằm trong mức cho phép hoạt động của NH do đó mà loại sản phẩm này vẫn tồn tại. Nói chung, nợ xấu của các khoản cho vay tiêu dùng ở các mục đích sử dụng vốn đều giảm theo tốc độ giảm của nợ xấu bình quân và với một tỉ lệ giảm khá đều ở các mục đích khác nhau theo như ta thấy ở bảng trên. Đây là một thành công lớn của chi nhánh trong công cuộc mở rộng cho vay tiêu dùng, tấn công vào thị trường bán lẻ. 2.3. Những đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Thăng Long. Giữa thủ đô với sự cạnh tranh rát bỏng của đủ mặt các ngân hàng trong nước, ngoài nước, đủ mặt các tổ chức tín dụng trong cả huy động vốn và đầu tư dư nợ cho vay nhưng NHNNo&PTNT Thăng Long vẫn vững mạnh đi lên và trở thành một ngân hàng vững mạnh trong hệ thống NHNNoVN. Năm 2011 này là năm thứ 20 kể từ khi ngân hàng đi vào hoạt động. Đây là một khoảng thời gian đủ để NHNNo Thăng Long khẳng định mình là một trong nhưng ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHNNo VN. Đó là một thành quả đáng được nghi nhận . Với những cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên ngân hàng, chi nhánh đã đạt được những kết quả thật đáng khích lệ, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu trở thành một đơn vị tiêu biểu của ngành. Với những kết quả trong hoạt động cho vay nói chung và trong cho vay tiêu dùng nói riêng thật đáng tự hào trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 2.3.1. Những kết quả về cho vay tiêu dùng mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua * Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng: Hình thức cho vay tiêu dùng đã được triển khai và phát triển ở các ngân hàng thương mại trên thế giới từ nhiều năm nay, tuy nhiên đây còn là hình thức cho vay khá mới ở Việt Nam, nó còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay nói chung. Mặc dù mới phát triển, doanh số cho vay tiêu dùng đến 31/12/2010 của chi nhánh là 852,9 tỷ đồng, tăng 392,22 tỷ đồng so với năm 2009. Cho vay tiêu dùng đã và đang được chú trọng bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ còn tương đối ít và doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn chưa lớn nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng tín dụng nói chung của toàn chi nhánh, mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường đầu tư trên địa bàn. Chúng ta có thể khẳng định rằng hình thức cho vay này chẳng bao lâu nữa sẽ giữ vai trò quan trọng trong cho vay nói chung của chi nhánh. * Chất lượng các khoản vay: Nhờ thực hiện tốt cộng việc kiểm soát sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỉ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng đã giảm mạnh và chỉ còn chiếm tỉ lệ nhỏ, cao nhất là 1.5% năm 2008. Tỉ lệ này là khá tốt so với tình trạng chung của các NH hiện nay. * Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Thị trường khách hàng cá nhân của ngân hàng ngày càng được mở rộng song song với quy mô tăng các món vay. Thị trường khách hàng cá nhân được mở rộng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa khách hàng, giảm được rủi ro so với trường hợp chỉ tập trung vào nhóm khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp. Đồng thời, đa dạng hoá khách hàng còn góp phần tạo nên tính năng động và tính linh hoạt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhờ có hoạt động cho vay tiêu dùng đã giúp cho ngân hàng đa dạng hoá được sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Mặt khác, thông qua cho vay tiêu dùng mà chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng với khách hàng. Ngoài những khách hàng đã quan hệ với ngân hàng từ trước thì chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng. Đây là thành tựu rất quan trọng vì đây chính là tiền đề tạo cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển, là tiền đề cho khách hàng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, tạo được chỗ đứng của ngân hàng trong lòng khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc vị thế của ngân hàng trên thị trường ngày càng được khẳng định. Đạt được kết quả trên là do sự kết hợp của nhiều yếu tố: Trước tiên, do chi nhánh đã có được đường lối đúng đắn, xác định cho mình được hướng đầu tư phù hợp trong đó có chính sách cho vay tiêu dùng. Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã có nhận thức rõ ràng về hoạt động cho vay tiêu dùng và đã triển khai sản phẩm này. Thêm vào đó, ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng như: các cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản vay tiêu dùng nên nhanh chóng phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục đảm bảo thu nợ đúng hạn, thường xuyên dự đoán biến động giá cả, lưu thông hàng hoá và những thay đổi chủ trương cũng như đường lối của Nhà Nước,…do vậy mà chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh đạt kết quả cao, tỷ lệ nợ quá hạn không đáng kể. Trong thời gian qua, NHNo&PTNT Thăng Long đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho vay tiêu dùng để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của chi nhánh như: hướng dẫn quy trình cho vay mua nhà trả góp,… Hơn nữa, chi nhánh đã chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của cán bộ để tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được hết khả năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh những nỗ lực của chính mình, NH còn có những thuận lợi nhất định từ bên ngoài như: + Sự phát triển kinh tế của nước ta: tế tăng trưởng nhanh cùng với sự ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, giáo dục, v.v… phát triển. Mặt khác, đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhanh. Vì vậy hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng có cơ hội phát triển. + Trên địa bàn Hà Nội vừa qua có rất nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, nhu cầu về nhà ở tăng cao tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay tiêu dùng. + Hơn nữa, trong thời gian qua, nhằm tạo động lực thực đẩy quá trình CNH- HĐH, đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính tiền tệ phát triển, Chính phủ đã đưa ra chủ trương kích cầu tạo cơ hội cho hoạt động cho vay tiêu dùng được mở rộng phát triển. 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù cho vay tiêu dùng trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng nhưng cho đến nay nếu đem so sánh với dư nợ chung của toàn chi nhánh thì tỷ lệ này vẫn còn chiếm một tỉ trọng chưa cao lắm, do đó doanh thu từ hoạt động này vẫn chưa cao, nếu muốn chinh phục thị trường bán lẻ thì tỉ trọng này phải cao nhất trong chi nhánh, bên cạnh đó trong quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng thì chi nhánh còn vấp phải một số tồn tại sau mà việc giải quyết nó có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. - Chi nhánh vẫn chưa có một chiến lược maketing rõ ràng về cho vay tiêu dùng nên việc triển khai cho vay tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn, đây là nguyên nhân chính khiến cho lượng khách hàng mới sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn chưa nhiều đồng thời lượng khách hàng cũ thì không ổn định do chi nhánh chưa có chính sách giữ khách hàng. Những điều này làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chưa cao như ta đã phân tích. - Qua phân tích ta cũng thấy rất rõ rằng chi nhánh đang tồn tại một cơ cấu cho vay chưa phù hợp, chỉ tập trung cho vay ở lĩnh vực này mà thiếu quan tâm đến lĩnh vực khác. Chẳng hạn như về thời hạn vay thì chỉ chú trọng đến cho vay dài hạn, về tính chất đảm bảo thì chỉ chú trọng đến cho vay có tài sản đảm bảo, về mục đích thì chú trọng cho vay mua nhà, mua ô tô, về đối tượng hì chỉ chú trọng đến cán bộ công nhân viên… - Mạng lưới các phòng giao dịch còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng khách hàng biết đến NH còn thấp và kéo theo đó là hạn chế về đối tượng khách hàng cũng như dư nợ cho vay - Chất lượng tín dụng chưa tốt đã làm cho lượng khách hàng quen của chi nhánh chưa cao và khách hàng mới thì chưa hài lòng kết quả là gây hạn chế cho vay tiêu dùng. Nói đến chất lượng tín dụng là nói đến rất nhiều yếu tố khác nhau như thái độ của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long.doc