Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 3

1.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 3

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ( Thư tín dụng - Letter of Credit ) 3

1.1.2.1 Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ. 3

1.1.2.2. Các loại thư tín dụng chủ yếu. 5

1.2.Vai trò của hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 7

1.2.1.Các tiêu chí phản ánh việc mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 8

1.2.2. Các nhân tố tác động đến việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các nhân tố sau: 9

1.2.3.Các biện pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 9

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An 10

2.1.Tổng quan về Ngân hàng công thương Nghê An 10

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 10

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Nghệ An. 10

2.1.3. Một số hoạt động chính của ngân Hàng Công thương Nghệ An 15

2.1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 2007 15

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn: 16

2.1.3.3.Hoạt động tín dụng : 17

2.1.3.4.Các hoạt động dịch vụ: 19

2.2. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Nghệ An. 22

2.2.1.Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Nghệ An. 22

2.2.2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 24

2.2.2.1.Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu. 24

2.2.2.2.Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. 25

2.2.3.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 26

2.2.3.1. Quy trình thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu. 26

2.2.3.2.Thực trạng L/C xuất khẩu tại NHCT Nghệ An. 28

2.2.4.Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng Công thương Nghệ An. 29

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An. 31

2.3.1 Các kết quả đạt được trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong những năm qua. 31

2.3.2.Một số khó khăn tồn tại chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCTNA. 32

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động 35

thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 35

taị NHCTNA 35

3.1. Giải pháp khắc phục khó khăn. 35

3.1.1. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. 35

3.1.2. Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất của Ngân hàng. 36

3.1.3.Tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức L/C. 37

3.1.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thẩm định thông tin khách hàng. 38

3.1.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng đối với hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 38

3.1.6. Tăng cường công tác phân tích đối thủ cạnh tranh: 41

3.2. Giải pháp phát huy những thuận lợi. 41

3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. 41

3.2.2. Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý. 43

3.2.3. Tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố biến động của môi trường kinh doanh để có các chiến lược và biện pháp cụ thể thích nghi với môi trường thị trường 44

3.3. Một số kiến nghị 44

3.3.1. Kiến nghị với NHCTVN. 44

3.3.1.1. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ. 44

3.3.1.2. Đổi mới công nghệ ngân hàng. 44

3.3.1.3 Tăng cường quan hệ đại lý quốc tế. 45

3.3.1.4. Có chính sách khen thưởng kịp thời. 46

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước: 46

3.3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. 46

3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. 46

Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 49

 

 

docx53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các nghiệp vụ tín dụng tại các phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro; Đồng thời, công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với các bộ phận chuyên trách là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro tín dụng là bước chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh trong tương lai, đặc biệt là trong điều kiện NHCT thực hiện cổ phần hóa. Công tác đầu tư, cho vay đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho Khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ vốn cho các dự án mới đi vào hoạt động. Chú trọng tới các chương trình thu mua Nông sản thực phẩm xuất khẩu hàng hoá, đầu tư vốn cho các dự án Miền Tây Nghệ An nhằm phục vụ tốt định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Trong năm, Chi nhánh đã tiếp tục giải ngân dự án thủy điện Quảng Trị và dự án Thuỷ điện Bản vẽ nên đã nâng tổng dư nợ cho vay, góp phần cải thiện tốt cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực hơn. Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng của NHCT Nghệ An tiếp tục được cải thiện, dư nợ nhóm 2, dư nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ. Nhờ chất lượng tín dụng được duy trì khá tốt, nên trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN trong năm 2007 chỉ còn 7.955 triệu đồng (trong đó: Dự phòng củ thể chỉ còn 169 triệu), giảm rất nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân là do một mặt, tập trung vào công tác xử lý thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu. Mặt khác, chi nhánh đã gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng dư nợ có tài sản đảm bảo và dư nợ cho vay các doanh nghiệp dân doanh. Thực hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng được giao. Trong công tác tín dụng đã tuân thủ chặt chẽ quy trình, thể lệ, chế độ Tín dụng, Luật NHNN, Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ngành, nhất là các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng của NHCT Việt Nam, đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án/ PA SXKD; Thẩm định khách hàng vay vốn; Chỉ đạo, đôn đốc cán bộ thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD, phân tích thực trạng tài chính, phân tích tình hình bảo đảm tiền vay và xếp hạng Doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách chính xác để có hướng đầu tư vốn hợp lý. 2.1.3.4.Các hoạt động dịch vụ: Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng được chú trọng mở rộng và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của Ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thu nhập an toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá cho Ngân hàng, thu hút khách hàng. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chi nhánh đã luân chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ của năm 2007 ngày càng tăng,,thể hiện: + Tổng doanh số mua, bán ngoại tệ (quy đổi): 788 604 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 30% so với năm 2006. + Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 đạt 275 triệu đồng. + Chi trả kiều hối cho 5.493 lượt người với tổng doanh số chi trả đạt 128 tỷ đồng, chiếm thị phần 30% dịch vụ kiều hối chính thức chuyển qua hệ thống Ngân hàng trên địa bàn. Thanh toán trong nước và chuyển tiền: Doanh số thanh toán đạt 68.074 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006. Trong đó mở được hơn 300 tài khoản mới, thực hiện 33000 món chuyển tiền và thanh toán điện tử. Nhiều dịch vụ hiện đại được đưa vào ứng dụng như dịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả lương qua thẻ ATM, đảm bảo an toàn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. - Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: - Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 có những bước tăng trưởng vượt bậc, tổng doanh số thanh toán L/c đạt 323 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2006. Ngân hàng nhận thức rõ ưu thế vị trí kinh doanh của mình nằm trên địa bàn trung tâm thương mại của tỉnh Nghệ An, chi nhánh đã mạnh dạn đưa các dịch vụ đối ngoại như thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ séc du lịch … tại các quỹ tiết kiệm và bước đầu thu được kết quả khả quan, đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh khi đã hội nhập. - Hoạt động tiền tệ kho quỹ: Cùng với sự phát triển chung các mặt hoạt động của NHCT Nghệ an, công tác tiền tệ và an toàn kho quỹ cũng đã có chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tiền tệ kho quỹ đã có gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác tiền tệ kho quỹ từ khâu nhận, phát tiền, kiểm đếm, niêm phong đến bảo quản, vận chuyển tiền, không để ra sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản. Tổng thu tiền mặt: 3.527 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2006. Tổng chi tiền mặt: 3.450 tỷ đồng, tăng 11 % so cùng kỳ năm 2006. Bội thu tiền mặt: 77 tỷ đồng. Chi trả tiền thừa cho khách hàng 322 món với số tiền 353 triệu đồng, phát hiện 900.000 đồng tiền giả. Mặt hoạt động này đã góp phần tạo được niềm tin của Khách hàng đối với Ngân hàng công thương. - Công tác thông tin, điện toán: Sau khi triển khai thành công chương trình hiện đại hóa giai đoạn I. Chi nhánh NHCT Nghệ An tiếp tục được giao nhiệm vụ là đầu mối trong việc thực hiện chương trình hiện đại hóa giai đoạn II, công tác điện toán của đã thực hiện thành công nhiều lần nâng cấp, rà soát, chỉnh sửa chương trình đảm bảo cho chi nhánh vận hành các chương trình phần mền hệ thống một cách hiệu quả và an toàn. Công tác điện toán với hệ thống thiết bị công nghệ thông tin, mạng máy tính, mạng viễn thông, hệ thống các phần mềm ứng dụng hoạt động thông suốt an toàn, hiệu quả, đã góp phần tạo ra một môi trường viễn thông, công nghệ thông tin tốt cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh. - Các hoạt động khác: Công tác kiểm tra kiểm soát luôn được coi trọng và dần dần đi vào nề nếp với chất lương ngày càng cao. Năm 2007 công tác này được thực hiện thường xuyên, theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ.. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ nhằm quản lý, sử dụng lao động một cách tốt nhất trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng ban được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Mặt khác, công tác đào tạo được đặc biệt chú trọng, chi nhánh luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để CBCNV học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ. Kết quả tài chính: Sau một năm nỗ lực phấn đấu, chi nhánh NHCT Nghệ An đã thực hiện tốt chi tiêu tài chính. Chênh lệch Thu nhập-chi phí sau khi đã trích lập DPRR đạt 17.550 triệu đồng, tăng 144% so với năm 2006 Với những kết quả đạt được chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. 2.2. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Nghệ An. 2.2.1.Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Nghệ An. Đối với Ngân hàng Công thương Nghệ An, hoạt động kinh doanh đối ngoại là một hoạt động mới so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đã thu được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự đi lên của Ngân hàng Công thương Nghệ An. Bắt đầu tiến hành từ năm 1993, thời gian đầu Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, động viên kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng kinh doanh đối ngoại đã tích cực làm việc và đưa Ngân hàng Công thương Nghệ An luôn luôn đứng đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và xây dựng được một hệ thống các khách hàng truyền thống. Năm 1994, Ngân hàng bắt đầu mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Những năm qua, trong thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức thanh toán này. Đối với Ngân hàng, tổng kim ngạch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 80 – 83 % tổng giá trị kim ngạch thanh toán quốc tế. So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C với các phương thức thanh toán quốc tế khác Đơn vị: tr.usd Năm Tổng k/n chuyển tiền Tổng k/n nhờ thu Tổng kim ngạch L/C Tổng k/n TTQT Tỷ trọng k/n L/C (%) 2005 6.48 5.92 53.6 66 81,21 2006 7.2 5.89 56.91 70 81,3 2007 5.32 3.4 41.28 50 82,56 Tổng 19 15.21 151.79 186 81,61 Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu đIểm của nó. Khối lượng thanh toán của phương thức thanh toán này chiếm giá trị 80% đến gần 83% tổng giá trị thanh toán quốc tế đang được sử dụng. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là nguồn thu chính cho hoạt động thanh toán quốc tế của phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Nghệ An. Với tư cách là một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng không ngừng được nâng cao về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng có truyền thống trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng bằng sự nỗ lực và bằng lợi thế so sánh của mình, Ngân hàng Công thương Nghệ An cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng. 2.2.2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.2.1.Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu. Sơ đồ : Mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (1) (2) Hội sở chính NHCTVN Ngân hàng CTNA Người nhập khẩu (8) (7) (9) (3) (6) (5) Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (4) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng. Ngân hàng Công thương Nghệ An phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT. Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu giao hàng. Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công thương Nghệ An. Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báo thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phcụ vụ người xuất khẩu. Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần thiết. Bảng mức lệ phí thanh toán hàng nhập khẩu Loại hình Lệ phí thanh toán L/C 1.Phát hành 0,1% giá trị L/C (10-300USD) 2.Sửa đổi, tăng tiền 0,1% chênh lệch L/C (1o-300USD) 3.Sửa đổi khác 15 USD/ 1lần 4.Thanh toán L/C 0,2% giá trị L/C (15-500USD) 5.Huỷ bỏ L/C. 10 USD (Tài liệu quy chế và quy trình nghiệp vụ TTTM tạm thời áp dụng trong hệ thống INCAS của NHCTVN) 2.2.2.2.Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng về dầu lửa trên thế giới đă làm giá nguyên liệu tăng lên rất cao.Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Để hiểu rõ thêm tình hình đó hãy theo dõi bảng sau: Giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Phát hành Thanh toán Số lượng (Món) Giá trị Số lượng (Món) Giá trị 2005 43 270 43 270 2006 22 185 22 185 2007 14 159 14 159 (Nguồn : báo cáo về giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2005-2007 ) Năm 2005, tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phát triển về số lượng, đa dạng về hình thức thanh toán. Nhà nước với các biện pháp thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu có hiệu quả cao đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Nghệ An nói riêng. Trong năm 2005, Chi nhánh đã mở 43 món trị giá 270 tỷ đồng. Từ đó, số lượng L/C mở và thanh toán giảm qua các năm. Trong các năm 2006 và 2007, số lương thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu giảm do viêc hội nhập đã thúc đẩy nên kinh tế,hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa.Năm 2007, số lượng L/C phát hành là 14 món với trị giá là 159 tỷ đổng.thanh toán 14 món với tổng giá trị là 159 tỷ đồng. 2.2.3.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.3.1. Quy trình thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu. Sơ đồ: Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (5) (9) Hội sở chính NHCTVN Ngân hàng CTHK Người xuất khẩu (4) (3) (6) (1) (2) (8) Người nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C (7) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C. Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua ngân hàng Công thương Nghệ An. Ngân hàng Công thương Nghệ An nhân L/C và sửa đổi L/C ( nếu có) cho người xuất khẩu khi đã được xác thực từ hội sở chính. Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng. Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công thương Nghê An yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Công thương Nghệ An sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán. Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu. Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam Bảng Mức lệ phí thanh toán hàng xuất khẩu Loại hình Lệ phí thanh toán 1.Thông báo L/C 15USD 2.Thông báo sửa đổi L/C 10USD 3.Thông báo chuyển tiếp L/C 10USD+ phí yêu cầu NH khác 4.Thanh toán L/C 0,075% giá trị L/C (10-120USD) 5.Xác nhận L/C NH đại lý phát hành 0,3% (tối thiểu là 30USD) 6.Chuyển nhượng L/C Chưa có dịch vụ (Tài liệu hướng dẫn Quy chế và quy trình nghiệp vụ TTTM tạm thời áp dụng trong hệ thống INCAS của NHCHVN ) 2.2.3.2.Thực trạng L/C xuất khẩu tại NHCT Nghệ An. Song song với hoạt động thanh toán nhập khẩu thì Ngân hàng cũng luôn cố gắng phát triển thanh toán xuất khẩu. Nhưng trên thực tế lượng khách hàng mở L/C xuất khẩu qua ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân chính là do khách hàng thường có thói quen giao dịch qua ngân hàng ngoại thương từ trước đến nay và ngân hàng này có truyền thống trong hoạt động xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu thêm về hoạt động thanh toán L/C xuất tại NHCTNA ta hãy theo dõi bảng sau: Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Thông báo L/C Thanh toánL/C Số lượng(món) Giá trị Số lượng (món) Giá trị 2005 4 3,9 4 3,9 2006 11 15 11 15 2007 14 37 14 37 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh đối ngoại 2005-2007 NHCTNA ) Qua bảng trên ta thấy tình hình lượng L/C thông báo và thanh toán tại Ngân hàng tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2007 Tuy nhiên giá trị tăng lên không đáng kể. Số lượng thông báo qua Chi nhánh ngày càng tăng do mối quan hệ giữa Chi nhánh với các đơn vị được mở rộng, nhiều đơn vị thanh toán qua Ngân hàng với khối lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, do uy tín của NHCTVN được củng cố trên thị trường quốc tế, nên nhiều ngân hàng nước ngoài đã thông báo L/C qua hệ thống NHCT cho các đơn vị xuất khẩu Việt Nam. Bước sang năm 2007 nhận thức được tầm quan trọng của công tác kinh doanh đối ngoại, Chi nhánh đã tích cực chủ động đẩy mạnh công tác thanh toán L/C xuất khẩu. Mặt khác, uy tín của Ngân hàng Công thương Nghệ An ngày càng được nâng lên trên tầm quốc tế. Do đó trong năm 2007 Ngân hàng đã thông báo được 4 món trị giá 3,9 tỷ đồng. Năm 2007 Ngân hàng đã tiến hành thông báo L/C với tổng giá trị 37 tỷ đồng, thanh toán 37 L/C với tổng giá trị 37 tỷ đồng..Sở dĩ vậy vì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được phát triển mạnh mẽ và các nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng nước ngoài đã chủ động tìm đến Ngân hàng nhiều hơn do uy ín của Ngân hàng được nâng lên. Cũng như bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới như việc ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ ,gia nhập WTO….đã tạo thuận lợi trong hoạt động mở L/C xuất khẩu của Ngân hàng. 2.2.4.Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Nghệ An. - Rủi ro trong quá trình mở thư tín dụng: Ngân hàng mở là ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán đối với phương thức trả ngay, hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu trả chậm cho người hưởng lợi nếu các chứng từ do người bán lập thoả mãn được tất cả các điều khoản và điều kiện của L/C. Chính vì tính chất thay mặt người mua cam kết trả tiền có điều kiện cho người bán để người bán tin tưởng và yên tâm giao hàng đã làm xuất hiện khả năng xẩy ra rủi ro đối với ngân hàng mở. Các rủi ro có thể do chính bản thân ngân hàng mở gây ra, nhưng phần nhiều là xuất phát từ phía nhà nhập khẩu – người xin mở L/C. Do ngân hàng không nắm được uy tín và khả năng thanh toán của họ, hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Ngân hàng Công thương Nghệ An đã rặp phảI một số rủi ro sau: - Rủi ro về tỷ giá: Khi nhập hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so vớ ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xẩy ra đối với Ngân hàng mở. Và trường hợp này đã xảy ra với Ngân hàng Công thương Nghệ An dưới tác động của cuộc khủng khoảng khu vực như đã phân tích ở trên. - Rủi ro do nhà nhập khẩu không thanh toán không đúng thời hạn: Đây là một trng những rủi ro hay gặp tại Ngân hàng Công thương Nghệ An nhưng chỉ tồn tại ở một số khách hàng nhỏ. - Rủi ro trong quá trình thông báo L/C: Trong quá trình thông báo L/C thì Ngân hàng Công thương Nghệ An chưa gặp phảI rủi ro nào do có sự kiểm tra từ Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và các Ngân hàng uy tín trong nước trước khi thông báo hoặc chấp nhận thông báo L/C cho người xuất khẩu 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Nghệ An. 2.3.1 Các kết quả đạt được trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong những năm qua. a. Về quy trình nghiệp vụ thanh toán Chi nhánh đã xây dựng được một quy trình nghiệp vụ tương đối phù hợp từ khâu cấp mẫu đơn xin mở đến khâu quyết toán tài khoản. Cụ thể là: Mỗi khách hàng đến yêu cầu mở đều được thanh toán viên cấp mẫu đơn với những lời giải thích tỉ mỉ cho từng điều khoản. Do vậy khách hàng rất yên tâm khi đến Chi nhánh. Chứng từ của mỗi chuyển giao đều được lưu lại trong hồ sơ để tránh nhầm lẫn. Mỗi khi nhận được hồ sơ chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi đến, thanh toán viên đều kiểm tra kỹ lưỡng để có thể tham gia tư vấn cho khách hàng. Việc quyết toán tài khoản dễ dàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán cho khách hàng do có sự phối hợp chặt chẽ của kế toán ngoại tệ thanh toán quốc tế. b. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được củng cố và phát triển : Có thể nói, với NHCT Nghệ An, hoạt động kinh doanh đối ngoại vẫn còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên bằng các giải pháp tích cực như tìm kiếm, mở rộng thị trường, chú trọng công tác tiếp thị điều tra nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế nhằm phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất từ đó đã góp phần khẳng định được vị trí ngân hàng . Mặt khác, thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế này, ngân hàng sẽ có được quan hệ đại lý với ngân hàng và các đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ. Cùng với thời gian, mối quan hệ này sẽ càng được mở rộng và phát triển . c. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng : Hoạt động thanh toán quốc tế đem lại nguồn thu cho Ngân hàng thông qua các khoản phí, lệ phí mà khách hàng nộp cho ngân hàng. Thông qua việc thực hiên thanh toán cho các khách hàng của mình, năm 2007 phòng Kinh doanh đối ngoại ngân hàng công thương Nghệ An đã thu được khoản phí từ hoạt đông kinh doanh đối ngoại là 3 tỷ đồng. d) Hoạt động thanh toán quốc tế góp phần nâng cao uy tín NHCT Nghệ An. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn nhanh chóng và tiện lợi. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro tạo sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch buôn bán với nước ngoài. Nhờ đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng làm nâng cao uy tín của NHCT Nghệ An đối với bạn hàng trong nước và quốc tế. Trong những năm vừa qua, bằng việc không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế, xem xét rút ngắn quy trình thanh toán quốc tế nhằm thực hiện thanh toán quốc tế có hiệu quả, chất lượng và an toàn, NHCT Nghệ An đã thực sự tạo được niềm tin đối với khách hàng và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới 2.3.2.Một số khó khăn tồn tại chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCTNA.. Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đẩy mạnh hoạt động chung của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay nghiệp vụ thanh toán này vẫn còn một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục, giải quyết. + Các phương thức thanh toán quốc tế phát triển chưa toàn diện Trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn 80-83% trên tổng số phí thu vào trong hoạt động thanh toán quốc tế, còn lại là phương thức thanh toán nhờ thu, chuyển tiền bằng điện(T/T). Bên cạnh đó Chi nhánh có những dịch vụ thanh toán khác như: chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ VISA card... Điều này cho thấy, các phương thức thanh toán quốc tế tại Chi nhánh phát triển chưa toàn diện. Ngay cả trong Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có sự chênh lệch rất lớn về số lượng và giá trị L/C xuất nhập. Lượng L/C xuất khẩu thông báo và chiết khấu qua Chi nhánh còn ít trong khi đó L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các đơn vị xuất khẩu trong nước chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên lành nghề hơn. + Khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao NHCTVN được thành lập từ năm 1988 và Chi nhánh mới tiến hành hoạt động kinh doanh đối ngoại từ năm 1997 tức là cách đây 9 năm. Khoảng thời gian đó chưa đủ để Chi nhánh chiếm vị trí cao trên thị trường. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ sừng sỏ, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài như City Bank, ANZ.... Chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Trước tiên thanh toán quốc tế là hoạt động truyền thống của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, họ có nhiều kinh nghiệm, chiếm phần lớn thị phần trên thị trường, nên hầu hết khách hàng đều đặt quan hệ với họ. Đối với những ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về vốn, về kinh nghiệm thanh toán quốc tế cũng như trang thiết bị, công nghệ hiện đại, chính sách thông thoáng hợp lý cũng đã thành công trong việc thu hút một số lượng khách hàng, đặc biệt là các công ty liên doanhvà 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường của Chi nhánh hết sức khó khăn. + Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về kinh nghiệm Đội ngũ cán bộ thanh toán đa số là trẻ, nhiệt tình, vui vẻ, hầu hết tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Tuy nhiên khả năng về kinh nghiệm trong công việc còn hạn chế. Trên thực tế cán bộ nhân viên phòng kinh doanh đối ngoại rất chú trọng đến việc tìm tòi tài liệu nghiên cứu cũng như trau dồi kiến thức, nhưng họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu, chính điều này đã gây nhiều cản trở trong việc học tập, nâng cao trình độ của cán bộ. Tóm lại, sau 9 năm tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh đối ngoại đã thu được nhiều thành công, góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên Phòng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, tồn tại của hệ thống NHCTVN nói chung và bản thân Chi nhánh nói riêng. Mỗi khó khăn, tồn tại đều có đặc điểm và nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy việc phân tích tình hình thực tế, nắm bắt thấu hiểu các nguyên nhân nhằm đề ra các giải pháp tháo gỡ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bản thân Chi nhánh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ taị NHCTNA Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, cùng với việc tìm hiểu thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Nghệ An.docx
Tài liệu liên quan