Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1. Những vấn đề chung về tài trợ xuất khẩu của NHTM 3

1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu 3

1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

1.1.1. Xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng tích cực 4

1.1.2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ giải quyết nạn khan hiếm ngoại tệ

cho đất nước 4

1.1.3. Xuất khẩu nâng cao vai trò của quốc gia trên trường quốc tế 4

1.1.2. NHTM và hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM 5

1.2. Các loại hình tài trợ xuất khẩu 9

1.2.1. Tài trợ ngắn hạn 9

1.2.2. Tài trợ trung và dài hạn 17

1.2.3. Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng 20

1.3. Rủi ro trong tài trợ xuất khẩu 21

1.3.1. Rủi ro quốc gia và chuyển tiền 21

1.3.2. Rủi ro khách hàng không hoàn trả tín dụng 22

1.3.3. Rủi ro về lãi suất 22

1.3.4. Rủi ro về hối đoái 22

1.3.5. Rủi ro từ việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/c 23

1.3.6. Rủi ro tác nghiệp 23

Kết luận chương 1 24

Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng

công thương Đống Đa 25

I. Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 25

1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 25

1.1. Sự ra đời của chi nhánh NHCT Đống Đa 25

1.2. Vị trí vai trò của chi nhánh NHCT Đống Đa 25

1.2.1. Cơ cấu tổ chức điều hành 26

 

2. Vài nét về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa thời gian

gần đây 27

2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh 27

2.2. Về sử dụng vốn 29

2.3. Về chất lượng tín dụng 30

2.4. Hoạt động kinh tế đối ngoại 32

II. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công

thương Đống Đa 33

1. Vài nét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 33

2. Nhìn lại chính sách tài trợ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 34

3. Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa 37

4. Những tồn tại và nguyên nhân trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu tại chi

nhánh NHCT Đống Đa 39

4.1. Tồn tại 39

4.2. Nguyên nhân 40

Kết luận chương 2 46

Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất

khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa 47

I. Định hướng về tài trợ xuất khẩu của Việt Nam và chi nhánh NHCT Đống

Đa trong thời gian tới 47

1. Định hướng về xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam 47

1.1. Định hướng về xuất khẩu 47

1.2. Định hướng tài trợ xuất khẩu 47

2. Định hướng hoạt động tài trợ XK trong chiến lược kinh doanh tại chi

nhánh NHCT Đống Đa 49

II. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi

nhánh NHCT Đống Đa 51

1. Giải pháp mang tính vĩ mô 51

1.1. Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước thông qua đó đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu 51

1.2. Cải thiện môi trường pháp lý đảm bảo tính ổn định, đồng bộ và nhất quán

của hệ thống luật và quy chế 52

1.3. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và cập nhật những thông

tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu 53

1.4. Có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cho ngân hàng về nguồn vốn để tài trợ

ưu đãi đối với các mặt hàng XK tiềm năng 53

2. Giải pháp đối với chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 54

2.1.Giải pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu 54

2.2. Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT

Đống Đa 59

2.2.1. Đa dạng hoá các hình thức tài trợ XK 59

2.2.2. Triển khai hoạt động Marketing trong lĩnh vực tài trợ XK 61

2.2.3. Tăng cường phương tiện kỹ thuật, công nghệ ngân hàng trong thanh

toán quốc tế phù hợp với nhịp độ phát triển chung của thế giới 63

2.2.4. Duy trì và phát triển quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài 64

III. Kiến nghị 65

1. Với chính phủ 65

2. Với NHNN 67

3. Với NHCT Việt Nam 68

Kết luận chương 3 69

Kết luận chung 70

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 136,53 1765 114,16 1284 141,25 2/tín dụng dài hạn 270 133,00 95 256,75 926 123,30 Tống số 2400 136,13 1860 117,49 2042 122,28 Công tác tín dụng năm 2003 đã thực sự thay đổi diện mạo với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh việc thực thi có hiệu quả công tác khách hàng, Chi nhánh NHCT đống đa đã áp dụng thành công cơ chế lãi suất linh hoạt theo diễn biến thị trường. Cụ thể việc áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay bằng ngoại tệ để thu mua và sản xuất hàg xuất kkhẩu theo chủ trương hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của thành phố đã thực sự hấp dẫn khách hàng. Với định hướng mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ- một loại hình khách hàng đầy tiềm năng, chi nhánh đã phát triển thêm một số khách hàng mới có hiệu quả với doanh số hoạt động tương đối lớn góp phần mở rộng đội ngũ khách hàng truyền thống. Đối với đầu tư trung dài hạn chi nhánh đã đáp ứng vốn cho nhiều dự án lớn trên cơ sở bám sát định hướng phát triển của các ngành và thành phố, đồng thời xuất phát từ tính cấp thiết thực tế của dự án để tiến hành đầu tư vốn có hiệu quả góp phần hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh hiệu quả, góp phần tăng thêm việc làm cho lao động tại thủ đô. Hoạt động tín dụng của chi nhánh mở rộng và tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có chất lượng, hiệu quả. Việc duy trì công tác kiểm soát kiểm tra và tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý tín dụng, đồng thời bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để tư vấn và có biện pháp kịp thời đảm bảo việc sử dụng cho vay vốn ngân hàng đúng mục đích và có hiệu quả là nhân tố quan trọng nâng cao chất lương tín dụng . Chi nhánh đáp ứng tốt các nhu cầu vốn lưu động cho khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do công tác tín dụng của chi nhanh luôn luôn đảm bảo chất lượng. tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm dần. năm 2003 nợ quá hạn chỉ còn là 8 tỷ đồng. Bảng4: tình hình nợ quá hạn tài chi nhánh NHCT Đống Đa. đơn vị: tỷ đồng chỉ tiêu 2001 2002 2003 nợ qua hạn 14 10 8 ( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh NHCT Đống Đa) Như vậy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tôt. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2001 là 14 tỷ đồng , năm 2002 giảm xuống còn 10 tỷ đồng thì đến năm 2003 đã giảm xuống chỉ còn có 8 tỷ đồng. Điều đó đã thể hiện sự cố gắng của công tác tín dụng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng như sự cố gắng tích cực của phòng kinh doanh đã tích cực đôn đốc thu hồi nợ qua hạn khó đòi nên trong năm 2003 đã thu hồi đựơc 2042 tỷ đồng. Để hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, ngoài việc thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, chi nhánh còn luôn coi trọng việc phân tích đánh giá các yếu tố về tình hình tài chính, khả năng phát triển kinh doanh và thẩm định kỹ từng phương án, dự án sản xuất kinh doanh cụ thể của khách hàng từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn. 2.4/ Hoạt động kinh tế đối ngoại: Đi đôi với hoạt động kinh doanh đối nội, hoạt độn kinh doanh đối ngoại cũng được mở rộng như: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối.... Những năm vừa qua, chi nhánh NHCT Đống Đa đã không ngừng cố gắng khơi tăng nguồn ngoài tệ, không ngừng đáp ứng nhu cầu ngoài tệ cho khách hàng. Năm 2003, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cuả chi nhánh đã đạt được một số những thành tựu sau: Thanh toán XNK tăng 12% so với năm 2002 Mở hơn 543 L/C nhập( tăng 6,8% so với năm 2002) Thanh toán 643 l/C nhập. Thanh toán 21L/C xuất. Như vậy bằng nhiều biện pháp tích cực, chủ đông, trong những năm vừa qua, chi nhánh đã không ngừng khơi dậy nguồn vốn huy động, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, tiết giảm tối đa các khoản chi phí chưa thực sự cần thiết; đồng thời tận thu các khoản nợ quá hạn, khó đòi và lãi treo; cùng với sự nỗ lực mở rộng các hoạt động kinh doanh đối ngoại nên kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa trong nhiều năm qua đều vượt chỉ tiêu. trong năm 2003 tổng thu nhập của chi nhanh đạt 180 tỷ đồng. với kết quả kinh doanh đó chi nhanh luôn luôn là đơn vị dẫn đầu, được xếp loại đơn vị xuất sắc. năm 2002 đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới “ II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. 1/ Vvài nét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Tình hình XK của nước ta những năm qua có thể điểm lại trên một số nét chính như sau: Bảng 5: Kim ngạch và tốc độ tăng Xuất khẩu. Năm 2001 2002 ước2003 1.tổngkimgạch XK(triệuUSD 15.027 16.705,8 19.880 2. mức tăng tuyệt đối(triệuUSD) 546 1.677 3.174 3.tốc độ tăng so với năm trước(%) 3,8 11,2 19,0 Thứ nhất: Quy mô Xk liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Mức tang so với năm trước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Thứ hai: Về tốc độ tăng, năm 2003 kim ngạch tăng cao nhất trong 3 năm qua. Tốc độ tăng này gấp 2,6 lần tốc độ tăng GDP, nên tỷ lệ kim ngạch XK so với GDP đã khá cao so với năm trước (năm 2003 đạt 51,2%, năm 2002 đạt 47,6%, năm 2001 đạt 46%). Thứ ba: Xuất khẩu đã vượt khé hoạch năm đề ra ( cao gấp đôi về tốc độ và cao hơn 1,8 tỷ USD) Thứ tư: Kim ngạch XK bình quân đầu người đạt 246,4USD, vượt xa các năm trước ( năm 2002 đạt 209,5 USD, năm 2001 đạt 191 USD). thứ năm: thị trường XK được mở rộng. Với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, Vn đã có vùng lãnh thổ ở đủ cả 5 châu lục, trong đó Xk tới 219 nước, nhập khẩu từ 151 nnước; có 151 nước VN xuất siêu, 70 nước VN nhập siêu. Trong các châu lục thì châu á- một thị trường với nhiều điểm tương đòng- hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất( 47,6%). Châu Mỹ từ chỗ đứng thứ 4, đến năm 2001 đã vượt qua châu Đại Dương đứng lên thứ 3 và năm 2003 đã vượt qua Châu Âu lên đứng thứ 2 với tỷ trọng 21,3%. Châu Phi là thì trường tiềm năng với các mặt hàng không đòi hỏi cao về chất lượng và là thế mạnh cảu nước ta. Trong các nước và vùng lãnh thổ, 4 nước Mỹ, Nhật bản, CHND Trung Hoa, Australia là thì trường lớn nhất. kim ngạch xuất khẩu cảu các thị trường này trong tháng 10 năm 2003 đã vượt 1tỷ USD. Thứ sáu: mặt hàng XK đã gia tăng về số lượng, số loại,và cơ cấu. Đến năm 2003 đã có 17 mặt hàng chủ lực đạt trên 100triệu USD theo nhóm hàng, tỷ trọng hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng khá, còn tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông lâm- thuỷ sản giảm xuống. Xét theo mức độ chế biến tỷ trọng hàng sơ chế đã giảm dần, từ 55,8% và xuống khoảng 49% năm 2003. thứ bảy: nhứng năm trước, kim ngạch xuat khảu tăng hầu như hoàn toàn do lượng XK tăng, còn giá trị XK giảm hoặc tăng không đáng kể. Năm 2003 , kim ngạch XK tăng vừa do lượng vừa do giá. thứ tám: nhờ XK tăng mà nhập khẩu nhiều mặthàng tăng cao, nhất là những mặt hàng phục vụ đổi mới kỹ thuật- công nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy đạt được nhièu vượt trội, nhưng XK cũng còn những hạn chế, bất cập trước hết, hạn chế bất cạp lớn nhất là nhập siêu lớn và gia tăng. hai là về thị trường XK, đã có cảnh báo “ bỏ trứng vào một giỏ” khi tập trung vào thị trường Mỹ, trong khi tỷ trọng XK vào các thị trường truyền thống, thị trường Châu phi còn thấp. Tỷ trọng hàng chế biến hay tinh chế còn thấp và tăn chậm. trong khi ccs mặt hàg chế biến tì tỷ trọng gia công lớn nên thực thu ngoại tệ thấp. Về giá cả, thì giá thành sản phẩm còn cao, co sự phụ thuộc vào giá nhập khẩu lúc trồi lúc sụt. Công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu chậm được đẩy mạnh, tính trực tiếp XK còn ít nên ở nhiều loại hàng, lượng Xk thì lớn nhưng chẳng những không định đoạt được giá cả mà còn bị thấp hơn cả nước khác do phải XK qua trung gian. 2. Nhìn lại chính sách tài trợ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Chiến lược xây dựng nền kinh tế đất nước về dài hạn đặt trọng tâm vào việc phát triển ngoại thương, đặc biệt là lĩnh vực Xuất khẩu. Các nỗ lực của chính phủ nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, khai thông và mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế ở tầm mức khu vực lẫn toàn cầu, dảy mạnh ngoại thương bằng các biện pháp hỗ trợ và chính sách kinh tế đã và đang được xúc tiến khẩn trương, hiệu quả. Song để tổ chức tài trợ XK, không tổ chức nào có thể làm tốt hơn là các NHTM, đây cũng là thông lệ Quốc tế, Bởi các NHTM có kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực này, mạng lưới của ngân hàng rông xuống tận xã, huyện..... các doanh nghiệp lại vốn là khách hàng mở tài khoản, gửi tiền, vay vốn của NH. Ở nước ta, tài trợ chủ yếu được thực hiện bởi các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần (Nhưng đang có xu hướng chuỷên dịch nghiệp vụ này sang cả Ngân hàng liên doanh và chi nhánh NH Nước ngoài). Hiện có 100% các NHTM quốc doanh và khoảng 20% số NHTM cổ phần có quy mô đủ lớn, có điều kiện tài trợ vốn cho các doanh nghiệp XK. Hoạt động tài trợ XK của các NH này đã thu hut được một số thành tựu đáng kể, thể hiện vai trò hỗ trợ rất tốt. Nhiều doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành như dệt, giầy da, chế biến nông sản, hải sản,..... đã đánh giá cao công tác tín dụng của các NH trong lĩnh vực XK. Không chỉ tập trung ở các dự án lớn mà các NHTM còn quan tâm đến dự án cho vay nhỏ, nhưng hiệu quả kinh tê- xã hội cao và vực dậy một số doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Các NH nhiều khi không chỉ là bạn, mà còn là người bảo trợ, đỡ đầu các dự án, góp phần quan trọng cho sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh XK. Riêng điều kiện ưu đãi cho trương trình đánh bắt xa bờ đã góp phần quan trọng đưa thuỷ sản thành ngành XK mũi nhọn của nước ta. Thêm vào đó, trọng điều kiện thị trường sụt giá, NH đã thực hiện các giải pháp tín dụng, như cho vay thu mua tạm thời, thực hiện gia hạn nợ, giãn nợ, khoanh nợ đối với các mặt hàng lúa gạo và cà phê. Việc cho vay XK của các NH còn được thể hiện dưới hình thức cho vay theo các hợp đồng gia công Xk do doanh nghiệp Việt Nam lý kết với các đối tác nước ngoài, trong đó, quan trọng là việc cho vay đối với ngành dệt may để thực hiện hợp đồng với EU. Tuy đã thu hồi đựoc những kết quả đáng ghi nhận trong tài trợ XK, song phải khẳng định loại hình tài trợ XK của cac NHTM Việt Nam còn khá đơn giản, chủ yếu là cho vay bằng VND hoặc đổi ngoại tệ để thu mua hàng XK. và tưu trung lại, tài trợ XK hiện nay bao gồm các dạng thức chính sau: Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuất hàn hoá XK theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Thông thường NH chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng với lãi suất ưu đãi Tài trợ vốn trong thanh toán hàng XK: nhà XK khi cần tiền sau khi đã giao hàng có thể thương lương để chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền hàng tại NH, NH có thể xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu, hiện nay tỷ lệ chiết khấu vào khoảng 50- 60% giá trị lô hàng xuất. Qua đó có thể thấy chính phủ và các cơ quan ban nganh đã có rất nhiều nỗ lực đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các doanh nghiệp XK. tuy nhiên, tài trợ XK ở Việt Nam, đặc biệt là tài trợ qua các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế đáng lưu tâm, có thể kể như: Loại hình cấu trúc nghiệp vụ tài trợ còn đơn điệu, rời rạc. Trình độ và kỹ năng tác nghiệp tài trợ của đội ngũ nhân sự Ngân hàng về mảng nghiệp vụ này còn hạn chế. Hạn chế về khả năng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ngoại tệ của NH, về trình độ quản trị NH. Hạn chế về công nghệ NH và mối quan hệ NH đại lý, tính chất chuẩn mực của ngiệp vụ còn chưa được khẳng định. Các quy định pháp lý về tài trợ ngoại thương nói chung và tài trợ XK nói riêng còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, thiếu tương thích với thực tiễn hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng cũng như chuẩn mực nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Để khắc phục những hạn chế trên chắc chắn cần có một thời gian dài. Tuy nhiên, qua trình này sẽ hiệu quả hơn khi có sự hợp tác của các cơ quan ban ngành liên quan và quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của chính bản thân các NHTM- tổ chức được coi là có vai trò đắc lực nhất trong hoạt động tài trợ XK. 3/ Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Bảng6. Tình hình cho vay đối với hoạt động XK tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Đơn vị: tỷ đồng chỉ tiêu 2001 2002 2003 tổng số % tổng số % tổng số % Tổng dư nợ cho vay XNK 326,898 100 412,538 100 523,425 100 ngắn hạn 112,028 37,32 157,755 28,24 196,634 37,56 trung, dài hạn 204,870 62,68 254,783 61,76 326,791 62,44 Xuất khẩu 81,724 25,00 131,840 31,96 223,31 41,66 nhập khẩu 245,174 75,00 280,04 68,04 300,115 58,34 ( nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh NHCT Đống Đa) Năm 2001 do ảnh hưởng của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các chỉ tiêu kinh tế giảm sút, sự cắt giảm liên tục lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế, giá một số mặt hàng XK chủ lực của VN giảm mạnh, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoat động XK, kim ngạch XK của VN sau đó giảm sut kéo dài. Cụ thể, quý 1/2001, kim ngạch tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kết quả cả năm 2001 chỉ tăng 3,8%. Vì vậy mà hoạt động tín dụng tài trợ ở lĩnh vực này tại Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng như của các NHTM khác giảm theo. Tuy nhiên, đến năm 2002 , dư nợ tín dụng XK lại tăng lên và đạt 131,840 tỷ đồng. lý do của việc tăng này là do đến cuối năm 2002, hoạt động XK phục hồi và tăng đến mức kỷ lục vào tháng 12. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động XK cũng như hoạt động tín dụng XK tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Đến năm 2003 nèn kinh tế thế giới đã phục hồi khả quan, tốc độ tăng trưởng đạt 3,2%. cao hơn so với 1,8% năm 2002. đặc biệt là kinh tế của hai cường quốc Mỹ và Nhật Bản đã phục hồi mạnh.... Chính những yếu tố này đã có tác động trực tiếp đến tình hình XK của VN. Kéo theo đó, hoạt động tài trợ Xk của các NHTM nói chung và chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng phát triển mạnh. Năm 2003 dư nợ XNK của chi nhánh là 523,425 tỷ đồng (trong đó XK đạt 223,312 tỷ đồng, chiếm 41,66%.) Đây là điều rất đáng mừng của chi nhánh. Tín dụng XK luôn chiếm một tỷ trọng thấp hơn so với tổng dư nợ XNK. nguyên nhân của tình trạng dư nợ XK chỉ chiếm một phần nhỏ so với dư nợ cho vay NK và do khách hàng của chi nhánh trong lĩnh vực ngoại thương chủ yếu là các khách hàng có nhu cầu nhấp hàng hoá, như là: thuốc men, phân bón, máy móc thiết bị .... Còn số khách hàng hoạt động XK rất ít, các mặt hàng chủ yếu của họ là gạo, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ..... Đây không phải là tình hình riêng của Chi nhánh mà nó còn phản ánh tình trạng ngoại thương của nước ta, tuy hoạt động XK có nhiều khởi sắc, nhưng nhu cầu NK của nền kinh tế nước ta vẫn là rất lớn, dẫn đến tình trạng nhập siêu kéo dài. Mặc dù vậy một điều đáng khích lệ là tỷ trọng cho vay XK trong tổng dư nợ cho vay XNK có xu hướng tăng: năm 2001 là 25%, năm 2002 là 31,96% và năm 2003 là 41,66%. Dù tăng không nhiều nhưng điều này cũng phần nào phản ánh được xu thế chung hiện nay: tăng XK và hạn chế NK nhưngc măt hàng không cần thiết. a. Đánh giá quy mô hoạt động tín dụng XK: Để có cái nhìn thấu đáo hơn vè quy mô cũng như mức độ phát triển của hoạt động tài trợ tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, chúng ta không chỉ căn cú vào doanh số cho vay đơn thuần mà cần xem mức độ sử dụng vốn huy động của chi nhánh để cho vay với hoạt động XK và đặt nó trong cái nền là hoạt động tún dụng chung của chi nhánh để xem xét. Bảng 7. Tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay XK tại chi nhánh. Đơn vị: tỷ đồng chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 năm 2003 Tổng NV huy động 2010 2320 2600 tổng DN cho vay XK 81,724 131,840 181,340 DNCVXK/TNV(%) 3,065 5,682 6,97 (Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Đống Đa) Như vây, chi nhánh mới chỉ sử dụng 6,97% tổng nguồn vốn huy động được để cho vay XK- một tỷ lệ chưa cao. Sự tăng trưởng đều của các tỷ lệ trên cũng cho thấy sự tăng trưởng dư nợ cho vay dần theo kịp tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Theo như đánh giá khách quan thì hoạt động huy động vốn là mặt mạnh của chi nhánh NHCT Đống Đa. vì vậy chi nhánh cần phát triển mặt mạnh này để mở rộng cho vay tài trợ XK- một lĩnh vực hứa hẹn nhiều lợi ích về thu nhập cũng như quan hệ khách hàng. b/ Đối tượng và thời hạn cho vay: trong số những khách hàng XK xin vay thì có tới hơn 90% là các DNNN. Đặc điểm này có thể giải thích là do các DNNN thường có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn, nhiều DNNN là khách hàng truyền thống. Mặt khác, so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, DNNN thường dễ nhân được sự tài trợ từ phía ngân hàng hơn, điều này liên quan đến các yếu tố pháp lý như: đăng ký kinh doanh, tài sản đảm bảo... Các dự án mà các công ty này xin vay chủ yếu là các dự án trung dài hạn, vì vậy mà trong tổng dư nợ cho vay đối với hoạt động XK thì dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng cũng như tình hình chung của tín dụng tại chi nhánh thì cơ cấu cho vay XK đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tín dụng ngắn hạn và giảm dần tín dụng trung dài hạn. c/ Phương thưc cho vay: Hiện nay, Chi nhánh đang chủ yếu cho vay với hoạt động XK theo phương thức cho vay từng lần, vốn là một phương thức cho vay đơn giản. d/ lãi suất cho vay: Chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay chưa thực sự mang tính cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn. Mức lãi suất này được quy định căn cứ vào mức lãi suất cho vay bình quân trên thị trường và có điều chỉnh tùy từng loại khách hàng. Lãi suất cho vay với hoạt động XK thường ở mức trên dưới 0,7%/tháng. 4/ Những tồn tại và nguyên nhân trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa. 4.1/ Tồn tại: Như nhũng gì đã khẳng định, hoạt động tài trợ XK tại chi nhánh đã có một số tín hiệu đáng khích lệ, song thực sự nó chưa tương xứng với những tiềm năng của chi nhánh vì bên cạnh đó là nhiều những khó khăn, tồn tại lớn cần khắc phục, đó là: Thứ nhất: nghiệp vụ tài trợ cho XK còn chưa phong phú.dẫn đến nguyên nhân hiệu quả thu hút khách hàng trong lĩnh vực này còn yếu. Thứ hai, Nghiệp vụ tài trợ sản xuất thu mua hàng XK tại chi nhánh còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn vẫn còn cao, đây là một thực tế không phải chỉ ở chi nhánh mà tình trang này là tình trang chung của nhiều ngân hàng hiện nay. Thứ ba. Dư nợ cho vay đối với hoạt động XK còn it. tổng dư nợ vẫn chưa tương xứng với tổng nguồn vốn huy động. Trong khi Việt nam đã ký kết hoạt động thương mại với trên 60 quốc gia, quan hệ buôn bán với trên 60 nước và thị trường XK ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp sản xuất hàng XK được khuyến khích vậy mà số khách hàng hoạt động XK tìm đến với chi nhánh còn ít, dư nợ cho vay nhỏ bé. Thứ tư, Cơ cấu khách hàng cho vay Xk chưa hợp lý. số khách hàng xin vay tại chi nhánh chiếm đến 90% là DNNN, còn lại chưa đên 10% là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ cấu khách hàng như vây là mất cân đối. Và cũng phải nhấn mạnh răng mặc dù hiện nay, tập trung cho vay đối với các khách hàng là DNNN sẽ an toàn hơn cho ngân hàng, song với xu hướng cổ phần hóa ở nước ta thì trong một vài năm tới đây, hoạt động của những khách hàng đó liệu có an toàn hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay không? Đứng trước thực trạng của công tác tài trợ XK tại chi nhánh như vây, điều cần làm ngay là tìm ra nguyên nhân đã dẫn tới những bất cập nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với chúng. 4.2/ Nguyên nhân: Sở dĩ công tác tài trợ XK tại chi nhánh còn chưa phát triển và tồn tại là do nhiều nguyên nhân, có thể la fnhững ngytên nhân trực tiếp tác động đến hoạt động của ngân hàng những cũng có thể là những nguyen nhân ảnh hưởng gián tiếp qua hoạt động XK của khách hàng nhận tài trợ và những nguyên nhân này được xếp vào nhóm như sau: a. Nguyên nhân khách quan: - Nguyên nhân từ phía khách hàng: Sự hạn chế về lọai hình tài trợ XK của chi nhánh có thể được giải thích một phần do nguyên nhân từ phía khách hàng của chi nhánh: + Các doanh nghiệp XK của Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoaì, nhiều khi ký kết hợp đồng vỡi nhũng điều khoản bất lợi dẫn đến kết quả là không thể lập được bộ chứng từ theo như yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới Ngân hàng xin chiết kháu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không thanh toán được là rất cao. Vì vậy mà làm hạn chế các nghiệp vụ khác. + Trong thời gian vừa qua, kim ngạch thanh toán XK qua chi nhánh vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực của nó, thị phần thanh toán hàng XK chưa cao, mỗi năm số L/C xuất trình chỉ chiếm 2/10 số L/C nhập hàng làm cho chi nhánh khó có thể mở rộng các hình thức tài trợ dựa vào L/C đã mở. trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất thì chuyển tiền bằg điện lại chiếm một phần đáng kể vì một số nhà XK đã tạo được quan hệ tin cậy đối với người mua, chuyển sang phương thức thanh toán chuyển tiền vừa đơn giản, nhanh chóng lại giảm đáng kể phí ngân hàng, Hơn nữa nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực để bán được hàng, nhà XK buộc phải cháp nhận thanh toán chuyển tiền bằng điện. Khi chuyển từ thanh toán L/C sang nghiệp vụ chuyển tiền đã hạn chế quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, Doanh số dư nợ cho vay khách hàng tài trợ XK tại chi nhánh còn chưa cao cũng một phần xuất phát từ phía khách hàng: Thực tế nhu cầu vốn tín dụng cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng XK là rất lớn, phần lớn các doanh nghiêp sau khi ký két hợp đồng gian song thường chỉ nhận tiền ứng trước 30% giá trị hợp đồng. Chính vì vậy nhu cầu vốn cho chi phí sản xuất để thực hiện hợp đồng là rất cao, để dáp ứng cho nhu cấu đó các doanh nghiệp sản xuất hàng XK, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vướng mắc khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng như: +Tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng như các điều kiện và tài sản đản bảo tiền vay chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay. Trong đó, phần lớn các báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy để ngân hàng phân tích quyết định cho vay. Trong trường hợp đặt vấn đề cho vay có tài sản làm đảm bảo vay nợ thì thực tế phần lớn tài sản đảm bảo vay nợ là đất đai, nhà xưởng của doanh nghiệp (chiếm tới 60%) chưa có đủ giấy tờ hợp lệ để hoàn tất thủ tục thế chấp cho ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng tín dun đối với các doanh nghiệp này. +Vốn tự có của một số doanh nghiệp thấp, làm hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng và phát triển sản xuất, đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhất là trong những tình huống giá cả thị trường biến động. +Nhiều khi do chính bản thân khách hàng chưa có đủ trình độ hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn, không nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường nên việc phân tích, xử lý thông tin không chuẩn xác dẫn đến những quyết định sai lầm trong kinh doanh, đồng thời nhiều doanh nghiệp còn thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế và tập quán thương mại quốc tế dẫn tới hiệu quả kinh doanh không ổn định dễ gặp rủi ro, thua lỗ trong XK làm cho Ngân hàng cũng gặo rủi ro.những điều này làm cho ngân hàng khó tìm ra dự án xin vay khả thi để đầu tư vốn, mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp XK. - Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Hoạt động tài trợ XK của ngân hàng chịu nhiều sự điều tiết của pháp luật quốc gia cũng như của NHNN. Chúng ta chưa thực hiện đổi mới từ năm 1986, trong hiưn 15 năm từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường không tránh khỏi những bước đi còn bỡ ngỡ, lúng túng. Thực tế, trong hoạt động kinh tế có những tình huống mâu thuẫn phát sinh song pháp luật còn chưa có quy pham điều chỉnh sát thực tế gây ra những khó khăn và phần nào hạn chế sự phát triển của những quan hệ đó. Riêng trong kĩnh vực hoạt động tiền tệ- tín dụng, môi trường pháp lý hoàn thiện là điều vô cùng quan trọng cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nói rằng môi trường pháp lý của nước ta vẫn còn có sự thiếu đồng bộ, thiếu nhiều điều kiện đảm bảo an toàn kinh doanh. và sau đây là một số những bất cập điển hình đó: +Luật doanh nghiệp quy định các động sản được phép cầm có để vay vốn nhưng đối với những phương tiện giao thông vận tải như tàu, thuyền.... nếu ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu gốc thì tài sản đó không được phép sử dụng, song nếu không giữ giấy tờ sở hữu gốc thì ngân hàng không có cở sở pháp lý để phát mại tài sản khi người vay không trả được nợ. +Vấn đề phát mại tài sản thế chấp: Hiệu lực của cơ quan hàn pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế. Thời gian và thủ tục để pháp mại tài sản thế chấp dài, chi phí cao. Mặt khác, do tâm lý người việt không muốn mua những tài sản phát maih. Do đo hiệu quả của phát mại tài sản thu hồi nợ không cao. Trên đây chỉ là một số các thiếu sót của hệ thống pháp luật đã gây không ít hạn chế cho hoạt động tín dụng của các NHTM nước ta thời gian qua. Yêu cầu đặt gia đối với các cơ quan ban hành luật là phải dần hoàn thiện luật để giảm bớt những khó khăn, rủi ro chohoạt động tín dụng của ngân hàng. -. Nguyên nhân từ phía môi trường kinh tế. Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở cửa tương đối cao, phần lớn các sản phẩm hàng hóa tạo ra là để XK. Vì vậy hoạt động XK mà kéo theo đó chất lượng hoạt động tài trợ XK không những chịu sự chi phối của môi trườngkinh tế trong nhước mà còn phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu: Môi trường kinh tế tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1939 (2).doc
Tài liệu liên quan