Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc ở công ty Arksun Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 2

I.XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 2

1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 2

2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 3

2.1 Đối với nền kinh tế thế giới 3

2.2 Đối với nền kinh tế quốc gia 5

2.3 Đối với doanh nghiệp 7

3.Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 7

3.1 Xuất khẩu tại chỗ 7

3.2 Gia công xuất khẩu 8

3.3 Ủy thác xuất khẩu 9

3.4 Xuất khẩu tự doanh 9

3.5 Tạm nhập tái xuất 9

4.Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hóa 10

4.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế 10

4.2 Lập phương án kinh doanh 11

4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 11

4.4 Thực hiện hợp đồng 12

II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 12

1.Khái niệm 12

2.Các biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu 13

2.1 Giải pháp về công nghệ 13

2.2. Chiến lược sản phẩm 13

2.3 Chính sách phân phối 15

2.4 Chính sách Marketing 16

2.5 Biện pháp thúc đẩy từ phía nhà nước 17

3.Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 17

4.Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường xuất khẩu 19

4.1 Chỉ tiêu về thị phần 19

4.2 Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu 20

4.3 Chỉ tiêu về số thị trường mới tăng thêm : 21

III.SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 24

 

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 24

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 24

2.Cơ cấu tổ chức của công ty 25

2.1.Cơ cấu bộ máy quản lý 25

2.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất 27

2.3. Tổ chức công tác kế toán 28

3.Quy trình hoạt động của công ty Arksun Việt Nam 29

4.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 32

4.1 Tình hình huy động và sử dung vốn 32

4.2 Tình hình nhân sự của công ty 34

4.3 Tình hình trang thiểt bị và cơ sở hạ tầng công ty 34

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 36

1.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty 36

1.1.Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty 36

1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 37

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty 39

2.1.Các nhân tố thúc đẩy 39

2.2.Các nhân tố cản trở 40

3.Xu hướng và chiến lược xuất khẩu của công ty trong thời gian tới 42

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 42

1.Tình hình chung trên các thị trường xuất khẩu chính 42

1.1 Thị trường EU 42

1.1.1 Tổng quan thị trường 42

1.1.2 Tình hình cạnh tranh 46

Quốc gia 47

1.1.3 Xu hướng biến động của thị trường 48

1.2 Thị trường Mỹ : 48

1.2.1 Tổng quan thị trường 48

1.2.2 Tình hình cạnh tranh 49

1.2.3 Xu hướng biến động 51

1.3 Thị trường Nhật 51

1.3.1 Tổng quan thị trường 51

1.3.2 Tình hình cạnh tranh 54

1.3.3 Xu hướng biến động thị trường 55

2. Các chính sách và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu tại công ty Arksun Việt Nam 55

2.1 Các chính sách dã thực hiện 55

2.1.1 Chính sách sản phẩm 55

 

2.1.2 Chính sách về giá 56

2.1.3 Chính sách khách hàng 58

2.2.Các hoạt động thị trường 59

2.3. Các chỉ tiêu về hoạt động mở rông thị trường xuất khẩu tại công ty Arksun Việt Nam 61

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 65

1.Những thành tựu đã đạt được 65

1.1. Những thành công trong hoạt động xuất khẩu 65

1.2.Những thành công trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 66

2.Những hạn chế 67

2.3 Nguyên nhân 68

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 69

I.MỤC TIÊU- CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 69

1. Mục tiêu phát triển 69

1.1 Phương hướng chung trong thời gian sắp tới 69

1.2 Mục tiêu cụ thể cho năm 2008 69

2. Chiến lược và nhiệm vụ trong thời gian tới 70

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 70

1.Những cơ hội và xu hướng trên thị trường quốc tế 70

2.Một số giải pháp đề nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường hàng xuất khẩu tại công ty Arksun Việt Nam 73

2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý 73

2.2 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 74

2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm 75

2.4. Sử dụng chính sách giá linh hoạt 76

2.5. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả 76

2.6.Củng cố, nâng cao uy tín công ty trên thị trường_Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của công ty 77

2.7.Một số biện pháp khác 79

KẾT LUẬN 80

PHỤ LỤC 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc ở công ty Arksun Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à máy Arksun ở Gia Lâm sử dụng 155 công nhân, nhà máy Arksun ở Hà Nội sử dụng 100 công nhân và còn lại khoảng 40 công nhân làm việc tai Arksun Hải Phòng.Ngoại trừ giám đốc điều hành là người nước ngoài, do công ty mẹ chỉ định, tất cả lao động còn lại của công ty (hiện nay) đều là người Việt Nam. Mọi lao động được tuyển chọn và sử dụng đều tuân theo đúng luật pháp về lao động ở Việt Nam và phù hợp với chính sách nhân sự của công ty. Nhân sự trong công ty Arksun mang những đặc trưng của lĩnh vực sản xuất hàng dệt may như : tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số (khoảng 70%) , chủ yếu là lao động cơ bản tại địa phương, có trình độ dưới đại học( làm việc tại các nhà máy, chiếm trên 90%) , còn lao động có trình độ đại học và trên đại học tập trung ở trụ sở chính của công ty.Bên cạnh đó, với đặc điểm là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên việc sử dụng lao động cũng có nhiều điểm khác biệt so với các công ty trong nước như : độ tuổi trung bình của lao động là khá thấp (lao động trẻ ) , nhấn mạnh về năng lực và rất chú trọng đến khả năng ngoại ngữ. v.v..( xem phụ lục, Bảng 7) 4.3 Tình hình trang thiểt bị và cơ sở hạ tầng công ty Công ty Arksun Việt Nam bao gồm 4 chi nhánh đặt tại các thành phố lớn: Hà Nội, Nam Định và Hải Phòng. Trong đó trụ sở chính của công ty được đặt tại Hà Nội từ năm 1995, cùng với một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất hàng mẫu hoặc các đơn hàng nhỏ lẻ, tạo thành chi nhánh Arksun Hà Nội. Arksun Nam Định được thành lập vào năm 2006. Nằm trong khu công nghiệp Hòa Xã, chi nhánh Nam Định là nhà máy lớn nhất của Arksun Việt Nam với diện tích trên 12.000m2 và hơn 300 máy móc thiêt bị. Nhà máy ở đây có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng các đơn đặt hàng chính của công ty. Nhà máy có công suất khoảng 50.000 sản phẩm 1 tháng. Chi nhánh ở Nam Định có 4 xưởng: xưởng cắt, xưởng may, xưởng hoàn thiện và xưởng kiểm tra. Chi nhánh Arksun Gia Lâm_Hà Nội được thành lập năm 2000. Arksun Gia Lâm có diện tích hơn 3000m2, với 30 máy giặt công nghiệp, nhà máy có công suất khoảng 600 sản phẩm một tháng. Arksun Gia Lâm có nhiệm vụ chủ yếu là giặt và xử lý các sản phẩm mẫu để điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng trước khi sản xuất với lượng lớn. Với vai trò quan trọng như vậy, Arksun Gia Lâm-Hà Nội được trang bị hiện đại và kiểm soát rất chặt chẽ. Bên cạnh việc phối hợp với Arksun Hà Nội để sản xuất hàng mẫu, nhà máy ở Gia Lâm cũng nhận các hợp đồng xử lý mẫu cho nhiều công ty dệt may trong nước khác. Cuối cùng là chi nhánh Arksun Hải Phòng, bao gồm một trụ sở giao dịch và một nhà kho chính, có nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển và lưu kho nguyên vật liệu và sản phẩm của cả công ty. Với diện tích khá rộng và cũng được trang bị hiện đại, nhà kho Hải Phòng có khả năng lưu trữ lượng lớn vật tư trong điều kiện đảm bảo, đặc biệt là một số phụ liệu nhập khẩu đòi hỏi có điều kiện bảo quản khắt khe. Nhìn chunh, cả bốn chi nhánh của công ty hiện nay đều được trang bị khá hiện đại và không ngừng được đầu tư qua các năm để đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường và tránh các nguy cơ, rủi ro về công nghệ.Một số máy móc có thể coi là hiện đại nhất trong lĩnh vực dệt may đã dần được áp dụng tại công ty như : máy cắt laze, máy kiểm tra lỗi và hoàn thiện,máygiặtcôngnghiệp,v.v...(xemPhụlục,Bảng8) II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty Cũng như các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khác trong nước, việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của công ty mà còn quyết định bởi nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Do đó, với mục tiêu thâm nhập và phát triển trên 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản, công ty cũng xác định cho mình 3 sản phẩm xuất khẩu chính là : quần áo thời trang ( casual wear) ; quần áo bảo hộ ( work wear) và trang phục thể thao (sport wear).Tuy nhiên doanh thu từ 3 mặt hàng này là không đều và có sự tăng trưởng không giống nhau trên các thị trường mục tiêu trong những năm vừa qua. Bảng 1 : Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm tại các thị trường chính của công ty (đơn vị : nghìnUSD) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mỹ EU Mỹ EU Mỹ EU Mỹ EU Work-wear 213 8460 228 784,6 186 775,5 188,4 742,4 Casual-wear 142 1.136 194,2 1.845,6 645,3 2.615,3 1.135,6 3.364 Sport-wear 296,42 182,9 881,3 684,6 1.254,7 850,5 2.093,1 1.620 Tổng 651,42 2.164,9 510,33 3.314,8 2.086 4.241,3 3.417,1 5.726,4 2.816,32 3.825,13 6.327,3 9.143,5 (Nguồn:BCTH_ bộ phân bán hàng_ phòng kinh doanh_công ty Arksun VN) Qua bảng số liệu trên, ta thấy có sự khác biệt rõ về doanh thu các sản phẩm chính của công ty tại 2 thị trường lớn nhất là EU và Mỹ. Sản phẩm quần áo thời trang (casualwear) của công ty có doanh thu tăng mạnh trên cả 2 thị trường, nhưng doanh số trên thị trường EU vẫn cao hơn và chiếm khoảng 75% trong tổng doanh thu từ mặt hàng này trên cả hai thị trường trong năm 2007, còn doanh số trên thị trường Mỹ tuy đứng sau nhưng cũng tăng mạnh, từ 11% trong năm 2004 lên 25% tổng doanh thu mặt hàng quần áo thời trang trong năm đó. Ngược lại, đến hết năm 2007, sản phẩm trang phục thể thao (sportwear) của công ty lại có doanh thu cao hơn trên thị trường Mỹ với khoảng 65%, còn lại 35% là trên thị trường EU. Sản phẩm này trong năm 2005 đã giảm mạnh trên thị trường Mỹ, nhưng trong năm 2006 sau đó đã tăng rất mạnh, với doanh thu tăng tới 14 lần từ 88.000USD lên 1,25 triệu USD), và tiếp tục tăng mạnh, từ 1.25 triệu USD lên 2.1 triệu USD trong năm 2007. Trái với 2 mặt hàng kể trên là quần áo thời trang và quần áo thể thao đều có doanh số tăng nhanh, thì mặt hàng chính thứ 3 của công ty là quần áo lao động và công sở lại không duy trì được doanh thu trên cả 2 thị trường này, và liên tục giảm sút qua các năm. Đến hết năm 2007, doanh thu từ mặt hàng quần áo lao động và công sở chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng doanh thu công ty , giảm 3,5 lần so với 36% năm 2004. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định hoạt động xuất khẩu nhắm đến thị trường quốc tế là trọng tâm mà không khai thác thị trường trong nước. Do đó, trong giai đoạn đầu công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động gia công quốc tế hay cho đến nay đã chuyển sang tự sản xuất thì 100% sản phẩm của công ty vẫn đều để xuất khẩu. Như đã nói ở trên, thị trường tiêu thụ chính của công ty hiện nay là thị trường quốc tế, cụ thể là: Mỹ, Châu Âu (chủ yếu là Đức) và thị trường Nhật Bản. Trong những năm đầu thành lập, công ty chủ yếu thực hiện các đơn hàng gia công quốc tế để tìm kiếm thị trường, thiết lập các quan hệ kinh doanh quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng suất,trình độ lao động. Hầu hết các hợp đồng trong giai đoạn này đều từ các khách hàng của Nhật Bản như: Shinko Sangyo, Izuyoshi, v.v... Các đơn hàng này chỉ là gia công thuê nên doanh thu và lợi nhuận không cao. Sau này, khi chuyển sang tự sản xuất xuất khẩu, phần lớn các khách hàng với những hợp đồng có giá trị lớn đều ở Mỹ và Châu Âu, do đó doanh thu từ thị trường Nhật chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty, tuy nhiên Nhật vẫn là 1 trong 3 thị trường chính của công ty Arksun Việt Nam. Biểu đồ 2 : Cơ cấu doanh thu của công ty theo thị trường tiêu thụ Qua biểu đồ 2, ta thấy doanh thu của công ty tại 2 thị trường lớn là Châu Âu và Mỹ chiếm khoảng hơn 90% tổng doanh thu trong những năm vừa qua. Từ năm 2004 cho đến nay, doanh thu của công ty trên thị trường EU vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Đứng thứ 2 là doanh số của công ty trên thị trường Mỹ. Nhìn vào cột thể hiện doanh số tại thị trường Mỹ ta thấy, trong 2 năm 2004 và 2005, doanh số tại thị trường này chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, hơn thị trường Nhật Bản không nhiều, tuy nhiên sang năm 2006, doanh thu trên thị trường Mỹ đã tăng tới 4 lần so với 2 năm trước đó, và tiếp tục tăng gấp 1,5 lần trong năm 2007. Như vậy, trong 2 năm trở lại đây, doanh thu trên thị trường Mỹ đã tăng rất nhanh, và vươn hẳn lên trên thị trường Nhật để đứng thứ 2 về doanh thu sau EU, nhưng đứng đầu về tốc độ tăng. Thị trường Nhật đứng thứ 2 về tốc độ tăng trong 2 năm 2006 và 2007 song quy mô doanh thu tại thị trường này vẫn còn quá nhỏ bé. Thị trường Châu Âu duy trì tốc độ tăng khá ổn định trong suốt 4 năm và nếu duy trì được điều này thì chắc chắn EU vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu số một của công ty trong vài năm tới. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Các nhân tố thúc đẩy *Các nhân tố vĩ mô : +Các chính sách quản lý của nhà nước tạo thuật lợi và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như : giảm thuế xuất khẩu , đơn giản hóa thủ tục hải quan, mở các trung tâm thương mại và các hội chợ thương mại tại nước ngoài để giới thiệu các sản phẩm có quốc tịch Việt Nam. +Sự tham gia hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua cũng giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhiều thị trường mới, đặc biệt việc Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế-chính trị toàn cầu và khu vực khá cùng với những cam kết trong lộ trình gia nhập đó, những thỏa thuận song phương, đa phương ...đã trực tiếp giúp giảm dần và xóa bỏ các rào cản kinh tế, giúp hàng hóa Việt Nam có cơ hội tham gia thị trường sâu rộng hơn. +Xu hướng quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế khiến các quốc gia tập trung khai thác thế mạnh và lợi thế so sánh của mình,trong đó dệt may có thể gọi là một ngành sản xuất có lợi thế của Việt Nam, do đó với nhu cầu về hàng dệt may chất lượng cao đang ngày càng tăng lên trên thế giới, các sản phẩm dệt may của nước ta cũng dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. *Các nhân tố vi mô : + Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang ra sực thâm nhập và phát triển trên các thị trường lớn trên thế giới, qua đó dần tạo được thương hiệu chung cho hàng Việt Nam. +Dây chuyền sản xuất của công ty Arksun nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam khác nói chung đang được hiện đại hóa một cách nhanh chónh, vì thế sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, được đánh giá cao và có sức cạnh tranh mạnh hơn thời kỳ trước. +Do Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới được một thời gian, lộ trình gia nhập WTO cũng đã đi được 1 năm do đó các doanh nghiệp Việt Nam đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế, qua đó không bị bỡ ngỡ hay gặp những bất lợi do thiếu kinh nghiệm trong thời gian trước. Các nhân tố cản trở * Các nhân tố vĩ mô : +Tình hình kinh tế chính trị tại một số vùng trên thế giới đang rất bất ổn định, chính trị căng thẳng, kinh tế biến động, đặc biệt là các ảnh hưởng từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật hay các khối kinh tế như OPEC đang gây ra những ảnh hưởng đến cả nền kinh tế thế giới, tạo ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực hạn chế. +Sức cạnh tranh quá lớn từ các doanh nghiệp cùng ngàng của Trung Quốc cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn và chưa tìm được giải pháp thích hợp.Công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là giá, tuy nhiên chất lượng hàng hóa của họ cũng đang được nâng cao rõ rệt cộng với hình thức mẫu mã đẹp và sự áp dụng các hoạt động thị trường rất linh hoạt, trong khi đó các sản phẩm Việt Nam vẫn chỉ lấy chất lượng là thế mạnh duy nhất và ít chủ động trên thị trường, do đó sức cạnh tranh là thua kém nhiều. +Các rào cản kinh tế tại các thị trường lớn tuy đã giảm nhưng vẫn còn và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, do đó kim ngạch xuất khẩu hiện nay thực tế vẫn chưa phản ánh đúng năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam * Các nhân tố vi mô: +Thương hiệu là một trong những điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, vấn đề này là rõ ràng và được nêu lên nhiều trong thời gian gần đây tuy nhiên vẫn chưa có giải pháp phú hợp. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng không đồng đều, do đó thường gây ra những ảnh hưởng dây chuyền lên các sản phẩm cùng loại xuất khẩu có cùng quốc tịch khi các vấn đề về chất lượng đối với 1 vài sản phẩm xảy ra. +Vốn và quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế, giá lại khá cao do đó tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, mẫu mã cũng ít được chú trọng do đó sức hút của sản phẩm trên thị trường nhìn chung là thấp. +Hệ thống phân phối sản phẩm tại các thị trường quốc tế cũng hầu như không có, do đó nhay cả khi đã tiếp cận thị trường thì khả năng mở rộng thị trường cũng bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.Một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam thường rất bị động trong khâu tiêu thụ tại các thị trường ngoài nước. Xu hướng và chiến lược xuất khẩu của công ty trong thời gian tới Theo định hướng phát triển của công ty trong vài năm tới, công ty sẽ tiếp tục khai thác và phát triển nhóm các thị trường mục tieu (Mỹ, EU, Nhật) với những sản phẩm chính; bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu và thâm nhập những thị trường mới, giàu tiềm năng đi đôi với việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.Trong đó, trọng tâm sẽ là : xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường hiện có và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. Trong chiến lược sản phẩm, công ty vẫn chủ trương xuất khẩu 100% sản phẩm, lấy chất lượng là trọng tâm ưu tiên.Như vậy, có thể doanh nghiệp xác định nhóm khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng và dành nhiều sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là giá, và sản phẩm công ty sẽ không nằm cùng phân khúc về giá với sản phẩm của Trung Quốc để tránh cạnh tranh trực diện! III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY ARKSUN VIỆT NAM 1.Tình hình chung trên các thị trường xuất khẩu chính 1.1 Thị trường EU 1.1.1 Tổng quan thị trường *Quy mô thị trường EU là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới.Theo thống kế, kim ngạch nhập khẩu và tốc độ nhập khẩu hàng may mặc của EU vượt qua cả thị trường Hoa kỳ và thị trường Nhật Bản cộng lại. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của EU là 108,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002. Đến năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của EU là 12,16 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2003.Từ 01/01/2005, EU bắt đầu xóa bỏ hạn ngạch cho một số nước Châu Á, giảm hạn ngạch cho Trung Quốc, do đó sau năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của EU đã tăng rất mạnh.Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của các nước EU là 49,182 tỷ Euro. Năm 2006 tăng 12,5% lên 55,33tỷ Euro và đến năm 2007 đã đạt 57,83tỷ Euro ( theo số liệu của Emergingtextiles và Eurostat ). Có thể nói, với số lượng thành viên khá lớn và thu nhập của người dân thuộc vào nhóm cao trên thế giới, thị trường EU có quy mô tiêu dùng hàng may mặc cực kỳ lớn. Theo thống kê của tổ chức xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển của EU. Năm 2004, ước tính chi tiêu cho hàng may mặc của người dân EU lên tới 274 tỷ Euro, trong đó chi cho hàng may mặc mặc ngoài đạt khoảng 225 tỷ Euro, chiếm 82% tổng chi tiêu cho hàng may mặc và mức tăng hàng năm là 5,2%. Bảng 2: Chi tiêu của một số quốc gia EU về hàng may mặc Đơn vị: Tỷ Euro TT Quốc gia Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hàng may mặc Hàng mặc ngoài Hàng may mặc Hàng mặc ngoài Hàng may mặc Hàng mặc ngoài 1 Đức 58,5 48,3 58,0 48,0 58,8 48,7 2 Anh 53,2 43,6 54,4 44,6 56,3 46,2 3 Ý 43,5 34,8 44,7 35,8 45,7 36,7 4 Pháp 31,7 26,6 32,4 27,1 32,9 27,5 5 Tây Ban Nha 22,3 18,6 23,6 19,7 24,6 20,6 6 Hà Lan 10,0 8,8 9,9 8,7 10,3 9,1 7 Bỉ 7,9 6,6 8,1 6,7 8,2 6,8 8 Ba Lan 5,1 4,1 5,3 4,3 5,6 4,5 (Nguồn : Báo cáo thị trường hàng may mặc ngoài_. Jan P.Servaas. CBI) Nếu tính riêng 15 nước thành viên EU cũ thì mức tăng thấp hơn là 4,5%, nhưng với 10 nước thành viên mới (tính từ 1/5/2004) có mức tăng đáng kể là 25,6%. Trong 15 quốc gia EU cũ, Đức là quốc gia có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn nhất, năm 2004 đạt tới 58,497 triệu Euro, sau đó là Anh đạt 53,158 triệu Euro, Ý đạt 43,514 triệu Euro, Pháp đạt 31,700 triệu Euro, Tây Ban Nha là 22,280 triệu Euro. Còn với 10 quốc gia thành viên mới, nước tiêu dùng nhiều hàng may mặc nhất là Ba Lan, năm 2004, chi tiêu cho hàng may mặc đạt 5,054 triệu Euro, tiếp đến là các quốc gia Cộng hoà Séc là 1,842 triệu Euro, Hunggari đạt 1,471 triệu Euro. Ngoài hai quốc gia đứng đầu trong tiêu dùng hàng may mặc nói chung và hàng may mặc mặc ngoài nói riêng, các quốc gia còn lại cũng có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn và tỷ trọng hàng may mặc mặc ngoài đều chiếm trên 80% trong tổng chi tiêu cho hàng may mặc. *Thị hiếu Về thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường EU, nhiều nghiên cứu và báo cáo đã cho thấy,hầu hết các quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu đều có mức thu nhập vào loại cao trên thế giới, do đó thị hiếu và quan niệm của người tiêu dùng ở đây ngoài những ưu tiên về chất lượng còn có một số nét khác biệt rất đặc trưng.Quan niệm về chất lượng luôn gắn với những vấn đề về môi trường và xã hội.Người dân EU không chỉ yêu cầu ở những sản phẩm may mặc độ bền, kiểu dáng thời trang mà cả những đòi hỏi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm như : có sử dụng lao động trẻ em hay không? , sử dụng nguyên vật liệu có thân thiện với môi trường hay không, có đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh và môi trường hay không ?,v.v... *Rào cản thị trường Trên thực tế, việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu tại EU của các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn. Mặc dù trong quá trình tự do hoá thương mại, một số hàng rào phi thuế quan bị rỡ bỏ và hàng rào thuế quan bị cắt giảm, từ 1/1/2005 hàng may mặc xuất khẩu trong các nước thành viên của WTO đã được tự do xuất khẩu vào EU mà không bị áp đặt hạn ngạch, mức ưu đãi thuế quan GSP cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ giảm xuống, do đó việc xuất khẩu hàng may mặc vào EU phải cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ mạnh hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... và gặp nhiều rào cản của kỹ thuật tinh vi hơn. Những rào cản đó bao gồm: +Chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hóa : Chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện thông qua hệ thống tiêu chuẩn hoá mà doanh nghiệp đạt được. Ví dụ chứng chỉ chất lượng USO 9000 có vai trò quan trọng trong kinh doanh tại thị trường EU, là điều kiện quan trọng để xâm nhập và mở rộng thị trường, là giấy thông hành để sản phẩm đi khắp thị trường EU. Nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn đặt ra của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, chứng chỉ ISO của doanh nghiệp ngày càng trở thành công cụ hiệu quả nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU. Ngoài ra, EU có những quy định khắt khe về bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng, ví dụ : Chỉ thị về An toàn sản phẩm chung 92/59/EC (yêu cầu các nhà sản xuất và phân phối chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm an toàn). Vấn đề an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng luôn được các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ các nước thành viên quan tâm +Yếu tố môi trường : Chính sách môi trường của EU dựa trên hiệp ước toàn cầu mà chủ yếu là Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro, Hội nghị Liên Hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Braxin thể hiện sự cân đối giữa phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường. Chương trình Hành động lần thứ 5 của EU cũng nhấn mạnh việc có những quy định và xử lý đối với việc sản xuất và kinh doanh hàng dệt may liên quan đến sử sụng những phụ gia, bao bì, nguyên phụ liệu có hàm lượng kim loại nặng, các chất gây nhiễm độc gây ô nhiễm nguồn nước không khí và cạn kiệt các nguồn tài nguyên không thể tái sinh được. Những biện pháp mà EU đang và sẽ sử dụng đối với sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là: - Giảm lượng bao bì phế thải, ưu tiên những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế nguyên liệu bao bì theo Chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì (96/62/EEC) của EU. - Tăng cường áp dụng hệ thống đánh giá và quản lý môi trường (ISO 1400) - Dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm. + Trách nhiệm xã hội : Người tiêu dùng và các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, các nghiệp đoàn ở các nước trong khối EU rất coi trọng đạo đức kinh doanh và luôn gây sức ép đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu phải quan tâm nhiều hơn đối với chất lượng cuộc sống và tinh thần của người lao động. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội mang tính quốc tế đó là SA 8000, được áp dụng trên toàn thế giới với các điều khoản dựa trên những khuyến cáo của Tổ chức kinh doanh quốc tế (ILO) và các thoả thuận, hiệp định về nhân quyền, quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.Việc áp dụng SA 8000 hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, nhưng để thuận tiện và dễ dàng mở rộng kinh doanh trên thị trường EU thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước trên thế giới đều đăng ký lấy chứng chỉ. 1.1.2 Tình hình cạnh tranh EU là thị trường có quy mô tiêu dùng lớn và hấp dẫn với tất cả các quốc gia có sản phẩm hàng may mặc là thế mạnh. Do đó, không riêng gì Việt Nam mà từ nhiều năm nay, rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt ở Châu Á đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc vào EU ( xem phụ lục, bảng 9 ) Ngày 01/01/2005, EU chính thức giảm và xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với 165 nhóm hàng may mặc, và một số quốc gia Châu Á. Do đó, sự cạnh tranh trên thị trường này càng tăng lên mạnh mẽ. Đứng đầu trong các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào EU trong nhiều năm liền vẫn là Trung Quốc, sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani và Bangladesh.Các quốc gia này luôn giữ được mức tăng giá trị hàng may mặc xuất khẩu vào EU hàng năm từ 50-80%.Do đó hầu hết các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam đều gặp phải sức ép cạnh tranh rất khốc liệt. Tính đến trước năm 2005, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% thị phần hàng may mặc xuất vào EU Bảng 3 : Xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU(15) năm 2002 (Đơn vị : Triệu USD ) Quốc gia Giá trị Thị phần (%) Tốc độ tăng hàng năm (%) 2001 2002 Trung Quốc 9764 11,5 4 15 Thổ Nhĩ Kỳ 6604 7,8 5 22 Bănglades 2554 3,0 5 2 ấn Độ 2533 3,0 4 7 Indonesia 1411 1,7 - 5 - 13 Thái Lan 934 1,1 2 - 4 Pakistan 904 1,1 4 7 Việt Nam 645 0,8 - 3 - 6 Campuchia 399 0,5 36 13 Philippin 299 0,4 -15 7 (Nguồn :Báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2003) Trong đó, sau năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chi tăng 10-20%, các quốc gia đứng đầu như Trung Quốc đã tăng 89% trong 3 năm qua, Ấn Độ vươn lến thứ 2, tăng 55% trong cùng thời kỳ ,v.v..(chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia là giảm ) .Trung Quốc và Ấn Độ chính là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường này.Qua đó ta thấy sức cạnh tranh của sản phẩm từ Việt Nam vẫn chưa được nâng cao nhiều. 1.1.3 Xu hướng biến động của thị trường Một trong những điểm đáng chú ý nhất của thị trường hàng may mặc EU là việc Trung Quốc sẽ được xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này bắt đầu từ đầu năm nay 2008, điều này có thể sẽ dẫn đến hàng Trung Quốc nhập khẩu vào EU tăng mạnh hơn nữa.Bên cạnh đó, cũng trong thời gian gần đây, Trung Quốc có dấu hiệu chuyển hướng xuất khẩu từ thị trường Mỹ sang thị trường Châu Âu.Điều đó đồng nghĩa với việc hàng may mặc xuất khẩu của các nước khác, trong đó có Việt Nam sẽ gặp phải sức cạnh tranh lớn hơn nữa từ phía Trung Quốc. Ngoài ra, để cứu ngành may mặc của mình, EU cũng có một số biện pháp như : tiếp cận sâu hơn với thị trường các nước thứ 3; xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan trong khuôn khổ các cuộc đàm phán WTO; thực hiện nghiêm túc các quy định về luật sở hữu trí tuệ và thành lập khu vực Châu Âu-Địa Trung Hải.Như vậy sức ép từ bản thân thị trường EU cũng sẽ lớn dần lên. Mặc dù ngành sản xuất hàng may mặc của EU chú trọng đến các sản phẩm cao cấp, nhưng trong nỗ lực cứu ngành may mặc và giảm dần nạn thất nghiệp, có thể giá các sản phẩm giá trung bính cũng sẽ được sản xuất. 1.2 Thị trường Mỹ : 1.2.1 Tổng quan thị trường Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ là 71,2 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2002. Năm 2004 con số này là 75,7 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2003. Tuy nhiên năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm xuống còn 70,805 tỷ USD, giảm 6,4% so với năm 2004.Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ không những không tăng trong nhưng năm gần đây mà ngược lại còn có xu hướng giảm. Tuy nhiên với đặc điểm là một thị trường lớn, Mỹ cũng là một trong những thị trường hấp dẫn nhất cho các nước xuất khẩu hàng may mặc. Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115,5 tỉ USD và dự báo sẽ tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2004 – 2008, lên 121,2 tỉ USD. Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàng bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5 tỉ USD Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Dự kiến năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng. Thị hiếu người Mỹ cũng “bình dân” hơn so với n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28489.doc
Tài liệu liên quan