Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY 4

1.1.Tổng quan về Công ty cổ phần XNK rau quả I 4

1.1.1.Quá trình phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I 4

1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty 6

1.1.2.1 Chức năng 6

1.1.2.2. Nhiệm vụ 7

1.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ của phòng ban 8

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 8

1.1.3.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban 9

1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 15

1.1.5. .Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 16

1.1.5.1 Tình hình tài chính 16

1.1.5.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 17

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty. 19

1.2.1.Yếu tố chủ quan 19

1.2.1.1 Nguồn nhân lực của công ty 19

1.2.1.2. Khả năng cạnh tranh của công ty 20

1.2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường ngành 21

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài công ty. 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 25

2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu của công ty 25

2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 25

2.1.2 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu chủ yếu 28

2.2 Quy trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 29

2.2.2. Kết quả mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 35

2.2.2.1. Kết quả đạt được 35

2.2.2.2.Thực trạng mở rộng ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của công ty 37

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt đông mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 44

2.2.3.1. Những kết quả đạt được: 44

2.2.3.2 Những vấn đề tồn tại. 47

2.2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 49

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I 55

3.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới và triển vọng xuất khẩu của công ty đến năm 2020 55

3.1.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới đến năm 2020 55

3.1.1.1 .Xu hướng tăng tỷ trọng giao dịch rau quả tươi trong tổng giao dịch rau quả toàn cầu 55

3.1.1.2 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ 56

3.1.1.3 Triển vọng thị trường rau quả thế giới 59

3.1.2 Khả năng phát triển của thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian tới 60

3.1.2.1. Triển vọng, cơ hội 60

3.1.2.2 Thách thức 62

3.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I đến năm 2015 65

3.2.1 Mục tiêu 65

3.2.2 Định hướng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm 65

3.2.3 Chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu 69

3.3 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần XNK rau quả I 71

3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 71

3.3.2. Một số kiến nghị với nhà nước 81

KẾT LUẬN 86

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau, nền nông nghiệp không mấy phát triển, khắc phục bằng cách trồng trong nhà lạnh, kho mát nhưng chất lượng không thể tốt nhất, đồng thời chi phí bảo quản lớn nên hằng năm Nga nhập khẩu lượng rau quả rất lớn từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Thị trường Nga từ lâu vốn được xem là “dễ tính” với hầu hết các loại rau quả có thể tiêu thụ tại thị trường này.Nên ngày càng nhiều công ty rau quả ở các quốc gia khác nhau xuất khẩu vào lại là một khó khăn để doanh nghiệp bước chân vào thị trường tiềm năng này. Tuy vậy, mức sống của người Nga tăng theo sự phát triển của kinh tế nhu cầu ăn ngon, bổ, đẹp tăng lên hàng hóa nhập khẩu vào Nga phải được chứng nhận, được cơ quan hải quan kiểm tra nghiêm ngặt tiêu chuẩn GSP (Generalized System of Preferences -Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập), có giấy chứng nhận C/O- certification orginal- giấy chứng nhận phù hợp với xuất xứ. Trong các năm qua nhu cầu rau quả của Nga ngày càng tăng, Nhập khẩu rau quả đóng hộp tăng từ 15 đến 30%/năm trong giai đoạn 206-2009 ,tăng từ 10-20% với đồ uống đóng hộp. Hiện nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I đã xuất khẩu các mặt hàng như: dưa chuột bao tử, sản phẩm đóng hộp…sang Nga nhưng số lượng chưa nhiều, mẫu ma chưa đa dạng mấy. Kết quả đạt được Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Nga của công ty Năm 2007 2008 2009 Kim ngạch XK (nghìn USD) 2,923 2,201 2,008 % Kim ngạch XK 50,25 47,14 49,00 Nguồn : phòng kế hoach thị trường công ty cổ phần XNK rau quả I Nhận thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty sang thị trường Nga luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty nhưng không ổn định, có chiều hướng giảm đi.Năm 2006 đạt 3.413 nghìn USD chiếm 61,56%, năm 2007 giảm còn 2.923 nghìn USD chiếm 50.25%, theo đà giảm này năm 2009 kim ngach XK giảm còn 2.008 nghìn USD giảm với tỷ trọng là 49%. Nguyên nhân của sự giảm sút này chính là trong vài năm gần đây khủng hoảng kinh tế trầm trọng ảnh hưởng lớn tới thị hiếu nhu cầu tiêu dùng của người Nga, hai là các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đối thủ trong nước và Trung Quốc, Thái Lan..ngày một tăng gây khó khăn cho công ty bởi vì mặt hàng rau quả là loại hàng rất nhạy cảm, phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ.Ba là, khoảng cách địa lý của Việt Nam và Nga khá xa điều này làm tăng giá cả, giảm tính cạnh tranh, thời gian vận chuyển dài chất lượng hàng hóa bị giảm sút nên trước nhiều ứng viên lựa chọn, doanh nghiệp Nga xem xét và chọn những ứng viên nào cho họ lợi ích tối đa. b. Thị trường EU * Đặc điểm thị trường về rau quả Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia với 485 triệu dân, là khu vực văn minh sớm và phát triển vào bậc nhất toàn cầu vì thế là khu vực có khối lượng giao dịch thương mại khổng lồ chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Do mặt bằng sinh hoạt xã hội cao, hệ thống phi hoàn chỉnh khá ổn định, EU đòi hỏi rất khắt khe về các tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực nhất. EU là một thị trường thống nhất, người dân tại các nước này lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau.Lượng rau quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng do thói quen ăn uống để bảo vệ,tăng cường sức khỏe của người dân.Hầu hết các nước Eu là những nước trồng rất nhiều rau quả.Tuy nhiên, điều kiện khí hậu cũng gây ảnh hưởng nhiều tới việc trồng trọt của họ, và phương thức trồng trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp được lượng thiếu hụt. Ngoài ra,việc sản xuất rau quả của Eu còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ và điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở cá nước khác tham gia vào thị trường này vào mọi thời điểm cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu cực của tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với người châu Âu, chủng loại rau quả và trái cây mà họ tiêu dùng rất phong phú, bao gồm sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Nguồn cung của những sản phẩm này chủ yếu từ những người gieo trồng thường xuyên và mốt số là từ số lượng theo mùa vụ của những người Châu Âu trồng tại nhà. Những mặt hàng được ưa chuộng nhất là : Khoai tây, cà chua, cà rốt, dưa leo, táo, nho, lê. Vì khí hậu cản trở việc trồng trọt nên các nước EU nhập khẩu khá nhiều các loại : chuối cam, quýt, xoài, dứa.Những nước Nhập khẩu hàng đầu của EU là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả của toàn EU. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới tươi tại EU ngày càng tăng, dự báo tăng từ 6%- 8% hàng năm. Dự báo đến năm 2010, các nước trên thế giới sẽ nhập khẩu 4,3 triệu tấn quả nhiệt đới và 87% (tương đương 3,8 triệu tấn) trong số này là từ các nước phát triển. Thực tế cho thấy rằng EU là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần XNK rau quả I nói riêng, mặc dù là thị trường mới mẻ với công ty .Theo số liệu thống kê hàng năm của công ty, tỷ trọng cuấ khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty. EU là thị trường có sức mua rất lớn nhưng lại nổi tiếng là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, quy cách mẫu mã và đặc biệt người tiêu dùng ở thị trường nàu cũng đòi hỏi cao về chấy lượng mẫu mã sản phẩm. Họ chuộng sản phẩm xanh, sạch phục vụ sức khỏe thích tính độc đáo,sự tiện lợi và an toàn. Tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn", hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm".) quy định áp dụng khá rộng rãi coi như là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có. Luật Thực phẩm chung chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2005. Theo đó, mọi sản phẩm rau, quả được nhập khẩu vào EU đều bắt buộc phải có Giấy Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, tuân thủ về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn miễn nhiễm bệnh dịch và côn trùng, các quy định về độ rắn chắc, độ sáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước, quy cách đóng gói, bảo quản…Kể từ ngày 01/07/2009 việc bãi bỏ một số các quy định về kích thước và hình dạng của nhiều loại rau quả mà Uỷ ban châu Âu đã nhất trí thông qua vào tháng 11/08 bắt đầu có hiệu lực. Các tiêu chuẩn riêng đối với thị trường EU vẫn còn áp dụng với 10 sản phẩm, chiếm 75% giá trị thương mại của khối gồm táo, quả có múi, kiwi, rau diếp, đào, xuân đào, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho và cà chua. Nhưng các nước thành viên EU có thể loại trừ các sản phẩm nêu trên khỏi bị xét theo tiêu chuẩn nếu chúng được bán tại các cửa hàng và có dán nhãn phù hợp. Điều này có nghĩa là một quả táo không đạt tiêu chuẩn vẫn được bán tại cửa hàng và trên nó có ghi “sản phẩm dành cho chế biến” hoặc tương tự. - Kể từ ngày 01/09/09, EU sẽ áp dụng đồng bộ những tiêu chuẩn mới để hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm trên toàn châu Âu, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và nới lỏng thương mại và nhập khẩu. Luật dư lượng thuốc trừ sâu của EU liệt kê khoảng 1.100 loại được sử dụng trong nông nghiệp trong hoặc ngoài EU. Những quy định hạn chế mới cũng đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất như trẻ sơ sinh và trẻ em. Một nguyên tắc quan trọng của luật mới này là an toàn thực phẩm sẽ được ưu tiên hơn bảo vệ thực vật. Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, các quy định này có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Việt Nam trên thị trường EU vì hiện tại Việt Nam còn hạn chế nhiều trong khâu kiểm tra sản phẩm tại các trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa. * Kết quả đạt được Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường EU, cùng với việc nghiên cứu về những tiêu chuẩn, quy định, luật pháp trong hoạt động nhập khẩu rau quả sang EU, công ty đã có biện pháp thích hợp trong việc đảm bảo các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến , đóng gói vận chuyển áp dụng các quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn mà EU yêu cầu từ đó đáp ứng tốt nhu cầu thị trường khó tính này. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty vào EU từ năm 2006- 2009: Bảng 8: Xuất khẩu rau quả vào thị trường EU Năm 2007 2008 2009 Số lượng thị trường (thuộc EU) 6 10 9 Kim ngạch XK (USD) 1.042.452 875.001 940.713 % Kim ngạch XK 17.70 21.12 20.47 Nguồn Phòng kế hoạch- thị trường công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Nhận thấy tỷ trọng % kim ngạch xuất khẩu vào EU của công tycó chiều hướng tích cực, năm 2007 chiếm 17,70% , năm 2008 mặc dù kim ngạch XK giảm đi nhưng đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên sản lượng XK các mặt hàng trong công ty xu hướng giảm nên % kim ngạch XK vào Nga là 21.12% tăng so với năm 2007. c. Thị trường Asean ASEAN (Association of south east asian nations)- hiệp hội các nước Đông Nam Á là khu vực đầy sức sống, đoàn kêt thống nhất trong nền văn hóa phong tục tập quán đa dạng, có uy tín quốc tế cao, hợp tác có hiệu quả. Tham gia vào Asean các nước thành viên có rất nhiều cơ hội phát triển, tăng sức cạnh tranh hàng hóa cuả Việt Nam trên thị trường Asean nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.Thực tế những năm gần đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong Asean ngày một tăng chiếm khoảng 20- 23%, một con số đáng kể. Đối với rau quả là thị trường quan trọng của Việt Nam nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I nói riêng , tiêu biểu là Singapore, malaysia, Indonesia.Sigapore hiện có nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi khá cao, theo thường vụ Việt nam tại Singapore tiêu dùng rau quả tươi, khô, chế biến của nước này hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, mức tiêu thụ bình quân trên đầu người khá cao ( từ 175- 185 kg/ người/ năm). Hàng năm Singapore phải nhập khẩu khoảng 1.2 - 1.35 triệu tấn rau quả để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 4 triệu dân bản địa, trên 10 triệu lượt khách du lịch/năm phục vụ trên 120.000 lượt tàu thuyền qua lại các cảng Sing. Hiện Singapore đang đứng thứ 9 trong các nước rau quả của Việt Nam. Malaysia là nước có nhiều loại rau quả nhiệt đới độc đáo nhưng đồng thời cũng là nước có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn trong khu vực. Hàng năm cũng nhập khẩu khá nhiều loại trái cây và rau quả cung cấp cho thị trường trong nước, 5 loại trái cây chính thị trường này có nhu cầu khá cao là tao, cam quýt , lê và nho, chiếm đến 80% sản lượng nhập khẩu rau quả hàng năm. Một số loại rau tươi khác như cà chua, hành ta, toit, bông cải. cải bắp, cà rố khoai lang,..được người dân nước này ưa chuộng. Hiện nay mặt hàng rau quả vào Malaysia không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng lại đặt ra một hệ thống những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm rất khắt khe. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, khí hậu, trình độ sản xuất, trang thiết bị công nghệ khá tương đồng nên các nước này được xem là đối thủ cạnh tranh mạnh của các các công ty rau quả Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt đông mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua Để nhận xét tổng quan nhất về ưu điểm và những vấn đề tồn tại của công ty về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trước hết nên tập trung vào việc giải đáp các câu hỏi sau: - Các biện pháp mà công ty thực hiện cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu là gì? Các biện pháp đó tốt hay chưa tốt ở điểm nào? - Trong những năm gần đây công ty đã mở thêm và mất đi bao nhiêu thị trường - Tốc độ tăng trưởng tới các thị trường là nhanh hay chậm? đồng đều hay không? 2.2.3.1. Những kết quả đạt được: Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn xong Công ty vẫn cố gắng trụ vững và vươn lên trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rau quả trong điều kiện nên kinh tế thị trường vô cùng khắc nghiệt. Trong những năm qua công ty đã không ngừng phấn đấu và đạt được những thành tựu to lớn: Thứ nhất, Công ty đã có nhiều chuyển biến trong việc nghiên cứu thị trường và áp dụng các biện pháp tiên tiến vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng được ban lãnh đạo công ty quan tâm tới. Để duy trì và có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới trong môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế Công ty đã có nhiều cố gắng và đưa ra nhiều biện pháp mới, hiện đại để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nếu như trước đây,công ty phải phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp của các cơ quan cấp trên như Chính Phủ, Bộ nông nghiệp…,còn các đơn vị thành viên của công ty phải phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp của công ty trong việc giao dịch và bán hàng, sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp này gần như tách biệt thì đến nay họ đều đã có những khách hàng riêng biệt cho mình, chủ động trong giao dịch và bán hàng với các khách hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm tới cùng đối với những sản phẩm mà mình đem đi xuất khẩu, chủ động trong cả việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm những khách hàng mới cho mình. Kết quả là sau 10 năm thành lập với sự nỗ lực cố gắng hết mình của cả văn phòng công ty và các đơn vị thành viên, công ty đã có những khách hàng của riêng mình, có thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng được mở rộng ra về cả chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã có them rất nhiều thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng như Mỹ, Canada, Đài Loan, đồng thời duy trì, củng cố và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện có như EU, Nhật Bản, Nga và các nước SNG. Chất lượng các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được nâng cao đã phần nào đáp ứng được với các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Các đơn đặt hàng có xu hướng chuyển dần từ đặt hàng gia công sang đặt hàng thành phẩm, tỷ lệ gia công xuất khẩu đang giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã có nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các nguyên phụ liệu chất lượng cao phục vụ cho sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Các đơn vị thành viên của công ty đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình sang các thị trường lớn như EU, Mỹ…tuy số lượng còn hạn chế. Hình thức xuất khẩu chủ yếu của Vegetexco I là ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp đã tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình, có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng quốc tế. Thứ hai, Công ty luôn xác đinh được vị thế cho các sản phẩm của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà trên cả thị trường quốc tế. Hiện nay không chỉ người tiêu dung trong nước đánh giá cao và ưa chuộng các sản phẩm của công ty mà người tiêu dung nước ngoài cũng vậy.Vegetexco đã lựa chọn cho mình một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng thị trường cụ thể cũng như từng khu vực thị trường, và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng các loại nhu cầu rất phong phú của khách hàng. Các đơn vị thành viên của công ty đã quan tâm hơn đến vấn đề thiết kế sản phẩm để luôn tung ra thị trường các loại sản phẩm mới, hấp dẫn được nhiều khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay, kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao, kể cả ngay trong thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng năm 2007 chiếm 94,15% tổng kim ngạch XNK, năm 2008: 94,15% và 87,58% tính cho năm 2009. Điều đó cũng đã chứng minh cho vị thế của các sản phẩm của công ty trên thị trường quốc tế. Thứ ba, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu bây giờ không chỉ là công việc của ban lãnh đạo công ty mà nó còn được ban lãnh đạo của các doanh nghiệp thành viên rất quan tâm và đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho nó. Tại một số các thị trường trọng điểm như Nga, Mỹ, EU, Nhật Bản, bên cạnh các văn phòng đại diện của văn phòng công ty các đơn vị thành viên cũng thành lập các văn phòng đại diên riêng cho mình. Công ty và các đơn vị thành viên rất tích cực đem sản phẩm của mình tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình trong long khách hàng và khách hàng cũng có những cơ hội tốt để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình. Tuy các hoạt động này chưa phát huy được hết những tác dụng tích cực của nó xong nó cũng giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong việc chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường thong qua việc làm quen với các phương pháp Marketing hiện đại, tiên tiến.Công ty tạo lập trang “ ” là cổng thông tin điện tử là cầu nối với khách hàng một cách nhanh chóng vì qua đó công ty có nhiều cơ hội kinh doanh, góp phần tăng doanh thu cũng như thị phần của mình. Cụ thể năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 5336 nghìn USD, quan hệ buôn bán với 17 thị trường thì đến năm 2007 tăng lên là 5942 nghìn USD, 18 thị trường. Đến năm 2008, 2009 do tác động của biến động kinh tế thế giới làm giảm tốc độ tăng kim ngạch,kim ngạch có tốc độ giảm nhưng nhìn chung vẫn đạt ở mức cao. 2.2.3.2 Những vấn đề tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, vẫn còn những hạn chế đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty chú trọng nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục. Cụ thể: Thứ nhất, các công cụ, phương pháp mà công ty và các đơn vị thành viên sử dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn không phát huy được hết những tác dụng tích cực của nó, Hoạt động Marketing còn yếu kém, các chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm còn chưa cụ thể. Đôi khi các công cụ này còn được áp dụng không đúng với mục đích của nó, Ví dụ như công tác nghiên cứu thị trường được chú trọng nhưng chưa tập trung, thụ động, công tác thu thập xử lý thong tin đầu tư chưa thỏa đáng. Mặc dù, thường xuyên cắt cử cán bộ đi thực tế khảo sát thị trường nhưng chủ yếu là cán bộ phòng kinh doanh không chuyên trách vể vấn đề nghiên cứu và dự báo còn nhiều thiếu sót. Hay việc tham gia hội chợ quốc tế là một cơ hôi rất tốt để quản bá và giới thiệu sản phẩm của mình cho các khách hàng mới…. thong qua đó khuyếch trương thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp, nhưng có một số doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế lại nhằm mục tiêu lợi nhuận, đôi khi chỉ để bù đắp cho các chi phí khi tham gia hội chợ, các doanh nghiệp này đã nâng giá bán chính các sản phẩm của mình tại chính các gian hàng của mình tại hội chợ. Đó là do công ty chưa có một kế hoạch rõ rang cụ thể cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay số lượng thị trường xuất khẩu của công ty là 24 thị trường đã gia tăng nhưng hàng năm mặc dù có thêm thị trường mới nhưng cũng lại bị mất đi nhiều hơn số được thêm. Năm 2008 tăng thêm 5 thị trường mới song lại mất đi 4 thị trường,năm 2009 thêm 4 và mất đi 3 thị trường. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tại các thị trường là không đồng đều, công ty vẫn đang chỉ tập trung vào thị trường truyền thống như Nga, EU, Asean chứ vẫn chưa chú trọng phát triển toàn diện, khai thác triệt để tất cả các thị trường. Thứ ba, là những nguồn lực của công ty chưa đủ để đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường để mở rộng thị trường xuất khẩu có đạt được kết quả tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết nó phụ thuộc vào các đặc tính của sản phẩm như chất liệu, tính năng sử dụng, kiểu dáng, các phương pháp chế tác sản phẩm, các chi tiết của sản phẩm… Để thực hiện tốt các công việc đó công ty cần những khoản chi phí không phải là nhỏ. Trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, công ty chưa thể đầu tư mạnh để làm tốt các việc trên, đặc biệt là chi phí cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này đối với từng đơn vị thành viên lại càng khó khăn hơn vì hầu hết đều thiếu và các nguồn lực cần thiết như các nguồn thông tin về tình hình thị trường thế giới và thị trường các nước, thiếu nguồn tài chính, thiếu một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thâm sâu về chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiêm, thiếu mạng lưới phân phối sản phẩm ở thị trường các nước mà mình xuất khẩu sang và đặc biệt là thiếu một chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu khoa học và hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của công ty. Thứ tư, ở một số thị trường như Đài Loan, Séc…cơ cấu mặt hàng còn kém đa dạng. Thứ năm, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường không ổn đinh qua các năm, đang có xu hướng giảm. Tại thị trường Nga, thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2.215.002 USD chiếm 19,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, năm 2008 đạt 1.508.602 USD chiếm tỷ trọng 27% năm 2009 la 1.854.320 USD chiếm 29%. Thứ sáu, nguồn nguyên liệu cung ứng cho quá trình xuất khẩu của công ty không được ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng, và chưa kịp thời không thể 2.2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại Nguyên nhân từ phía công ty Thứ nhất, công ty quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, dự báo và tổ chức thị trường nói chung và thị trường xuất khẩu rau quả nói riêng nhiều nhưng chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Chưa có phòng ban hay cán bộ chuyên trách về mảng nghiên cứu thị trường, mà thường phân tán nhân lực cho hoạt động bán hàng nội địa, mà chưa tập trung vào việc thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu, bởi vậy thông tin thu thập được về thị trường hoặc là không có trọng điểm, hoặc là chậm được xử lý, nên thường vạch ra các kế hoạch thường trong ngắn hạn, nhiều khi có những quyết định theo cảm tính, hiệu quả thực hiện không cao, gây lãng phí nguồn lực, Công ty chưa linh hoạt trong việc đối phó với những bất ổn xuất phát từ môi trường kinh doanh, khó để thâm nhập vào thị trường mới hoặc dễ bị mất thị trường Thứ 2 là: Yêu cầu của thị trường xuất khẩu về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa đáp ứng được. Về chất lượng, một số sản phẩm rau quả xuất khẩu không đạt yêu cầu về độ đồng đều,về màu sắc, kích cỡ, độ tươi, độ chin của sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với rau xuất khẩu, chất độc hại tồn đọng trong rau quả vượt quá tỷ lệ cho phép, mẫu mã bao bì sản phẩm đơn giản, chưa có các loại thùng, hộp chuyên dụng cho rau quả làm dễ bị bầm dập, thối nát, không đáp ứng kịp thị hiếu khách hàng. Các lô hàng xuất khẩu thường nhỏ, lẻ. Giá rau quả xuất khẩu đôi khi lai cao. Các sản phẩm của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung thường bị đánh giá thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác như Thái Lan. So sánh giá dứa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta.Còn các sản phẩm qua chế biến thì do trình độ và công nghệ còn lạc hậu, không đồng bộ nên sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính( Mỹ, EU, Nga…) về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Thứ ba là: Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh. Công ty phải vay vốn chịu lãi suất cao, đẩy chi phí lên cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất, đầu tư trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cho người sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng rau quả xuất khẩu.Trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực trong công ty đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu còn hạn chế, trình độ tiếng Anh thấp, thiếu đội ngũ cán bộ xông xáo, dám nghĩ dám làm. Số lượng nhân viên phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường còn ít, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu thị trường nên nghiệp vụ không cao. Hơn nữa công ty chuyển từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần nên không thể tránh khỏi hạn chế về trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tồn tại một số nề nếp cũ không phù hợp với sự năng động và công nghiệp của thi trường. Khả năng đàm phán và nhận biết về rủi ro chưa cao nên công việc của cán bộ này chủ yếu là theo dõi và thực hiện hợp đồng chứ chưa thực sự đi sâu vào tất cả nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này gây nên những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Thứ tư, sự liên kết lỏng lẻo của công ty và các công ty xuất khẩu rau quả trong nước, hầu hết các doanh nghiệp này đều hoạt động riêng lẻ, độc lập theo kiểu “ đèn nhà ai nhà nấy rạng” chứ chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa chủ động tìm tới nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp với nhau để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả của từng công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vì vậy mà trên thị trường thế giới sự có mặt của rau quả của công ty còn lẻ tẻ, dẫn đến việc ít có cơ hội để mở rộng thị trường. b. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất , chính sách xuất khẩu chưa hiệu quả. Vai trò can thiệp của Nhà nước vào thị trường xuất khẩu rau quả thông qua hệ thống chính sách đã ban hành còn thiếu, chưa thực sụ phát huy tác dụng khuyến khích xuất khẩu rau quả. Trong lĩnh vực kinh doanh XK nông sản, các chính sách đã ban hành bước đầu đã tạo nên khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường hoạt động để kinh doanh xuất khẩu đi vào quỹ đạo của quản lý pháp luật và theo các quy luật thị trường. Tuy nhiên trong, lĩnh vực sản xuất-chế biến-lưu thông xuất khẩu rau quả. Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan chưa tạo lập được cơ chế quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.doc
Tài liệu liên quan