Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

 Đối tượng được bảo lãnh: Các dự án thuộc đối tượng cho vay trung và

dài hạn nêu trên khi vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu bảo lãnh.

 Điều kiện bảo lãnh: Thuộc đối tượng bảo lãnh tín dụng đầu tư nhưng

chưa được vay hoặc được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đã được tổ chức tín dụng thẩm định dự án đầu tư và chấp thuận cho vay, có văn bản yêu cầu NHPTVN bảo lãnh. NHPTVN chấp thuận bảo lãnh trên cơ sở kết quả thẩm định của tổ chức tín dụng.

 Mức bảo lãnh cho từng dự án do NHPTVN quyết định, tối đa bằng

100% số vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng số vốn đầu tư theo quy định của Pháp luật.

 

doc99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của Nhà nước. Đã được tổ chức tín dụng thẩm định dự án đầu tư và chấp thuận cho vay, có văn bản yêu cầu NHPTVN bảo lãnh. NHPTVN chấp thuận bảo lãnh trên cơ sở kết quả thẩm định của tổ chức tín dụng. Mức bảo lãnh cho từng dự án do NHPTVN quyết định, tối đa bằng 100% số vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng số vốn đầu tư theo quy định của Pháp luật. Phí bảo lãnh: bằng 0.3%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh. 2.1.2.2.4 Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn Đối tượng: Các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên, khuyến khích xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ; các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc để duy trì thị trường truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; các đơn vị vay vốn tín dụng đầu tư, được vay vốn ngắn hạn trong năm đầu tiên ký được hợp đồng xuất khẩu kể từ khi dự án hoàn thành đưa vào sản xuất. Điều kiện cho vay: Thuộc đối tượng vay vốn ngắn hạn; có phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ; có hợp đồng xuất khẩu; có tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay đối với hình thức vay trước khi giao hàng, đối với cho vay sau khi giao hàng được đảm bảo bằng bộ chứng từ hàng xuất hợp lệ, hợp pháp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc chấp thuận cho vay tín chấp tùy trường hợp cụ thể. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ cố định trong suốt thời hạn vay vốn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn. Thời hạn cho vay vốn ngắn hạn tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp cho vay xuất khẩu hàng trả chậm đến 720 ngày, thực hiện theo danh mục mặt hàng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Mức cho vay: Không quá 80% giá trị L/C hoặc không quá 70% trị giá hợp đồng xuất khẩu đối với cho vay trước khi giao hàng, đối với cho vay sau khi giao hàng, mức vốn cho vay tối đa bằng 90% trị giá hối phiếu hợp lệ. Đồng tiền cho vay: Việt Nam đồng. 2.1.2.2.5 Bảo lãnh dự thầu xuất khẩu Đối tượng được bảo lãnh: Các đơn vị thuộc đối tượng vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu nếu có nhu cầu được bảo lãnh dự thầu. Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá trị dự thầu. Phí bảo lãnh: 0% Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của đơn vị được bảo lãnh. 2.1.2.2.6 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu Đối tượng được bảo lãnh: Các đơn vị thuộc đối tượng vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu nếu có nhu cầu được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Mức bảo lãnh tối đa không quá 10% giá trị hợp đồng. Phí bảo lãnh: 0% Thời hạn bảo lãnh theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ của đơn vị được bảo lãnh. 2.1.3 Tình hình hoạt động của NHPTVN những năm qua Có thể đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của NHPTVN trong thời gian qua bằng cách phân tích các báo cáo tài chính trong ba năm 2006, 2007, 2008. Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 A – Tài sản Tiền mặt 5.999 9.672 1.130 Tiền gửi 13.426.148 18.997.129 21.123.432 Tài sản trong hoạt động nghiệp vụ 96.196.730 110.373.909 132.356.784 Các khỏan phải thu 5.212.277 4.649.041 4.154.236 Tài sản cố định 333.806 534.206 632.541 Tài sản có khác 60.250 476.682 512.124 Tổng tài sản 115.235.210 135.040.639 158.780.247 B – Nguồn vốn Tiền gửi của KBNN, TCTC, TCTD 1.428.608 271.909 167.909 Tiền gửi của TCKT, khách hàng 5.594.776 4.312.591 2.215.359 Vay NSNN, TCTC, TCTD 23.193.210 17.316.350 28.312.458 Vốn ủy thác đầu tư 49.266.881 53.178.770 58.325.179 Phát hành giấy tờ có giá 25.753.000 49.588.000 52.326.148 Các khoản phải trả, phải nộp 2.035.282 2.201.976 2.751.318 Tài sản Nợ khác 760.340 792.659 831.329 Vốn của NHPT 5.387.927 5.782.332 6.054.379 Quỹ của NHPT 1.016.952 880.114 1.106.181 Kết quả hoạt động chưa phân phối 798.234 715.938 689.987 Tổng nguồn vốn 115.235.210 135.040.639 158.780.247 (Nguồn: Ngân hàng phát triển Việt Nam) Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh NHPTVN năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị trính: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Thu lãi cho vay 1.866.580 2.489.526 2.582.264 Thu lãi tiền gửi 690.061 1.657.654 1.475.123 Thu ngoài lãi 1.905776 1.202.760 1.066.195 Tổng thu nhập 4.462.417 5.349.940 5.123.582 Chi trả lãi tìền vay 1.618.999 1.637.993 1.632.559 Chi trả lãi tiền gửi 497.066 515.812 524.321 Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 1.486.949 2.298.024 2.136.985 Chi ngoài lãi 404.783 626.200 659.399 Tổng chi phí 4.007.797 5.078.029 4.953.264 Chênh lệch thu – chi 454.620 271.911 173.318 (Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam) Nhìn vào báo cáo tài chính, có thể thấy NHPTVN đã có một năm 2008 gặp nhiều sóng gió cũng như đại đa số các ngân hàng khác ở Việt Nam. Chính sách tiền tệ của Chính phủ chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt làm các ngân hàng khá điêu đứng và buộc phải có những thay đổi nhanh chóng để tồn tại. Là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động phục vụ cho phát triển đầu tư, hỗ trợ Xuất khẩu, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, song không vì thế mà NHPTVN tránh được những ảnh hưởng xấu từ thị trường. Tài sản, nguồn vốn của NHPTVN tăng trong năm 2008 (từ 135.040.639 triệu đồng lên 158.780.247 triệu đồng), song không như NHTM, việc tăng giá trị tài sản tại một ngân hàng chính sách như NHPTVN chưa chắc đã là tín hiệu tốt. Nguồn vốn của NHPTVN tăng chủ yếu là do sự gia tăng của việc phát hành giấy tờ có giá (tăng gần 3 nghìn tỷ), nhận vốn ủy thác (tăng gần 5 nghìn tỷ) và việc đi đi vay từ Ngân sách Nhà nước và các tổ chức tài chính khác (hơn 11 nghìn tỷ), trong đó việc gia tăng của các khoản đi vay là đáng bàn nhất. Hơn nữa, nhìn vào việc tài sản tăng tại một Ngân hàng chính sách cũng không thể đưa ra khẳng định là ngân hàng hoạt động tốt nên mới có nhiều lợi nhuận để mua sắm thêm tài sản. Các chỉ tiêu về chất lượng dự án, thời gian giải ngân, các hợp đồng bảo lãnh… mới chính là những mấu chốt để nói về hiệu quả của hoạt động NHPTVN. Tuy nhiên, có thể nói, trong vòng 3 năm hoạt động, với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình, NHPTVN đã thực sự chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với hoạt động đầu tư phát triển và đầu tư xuất khẩu, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho. Đó là một sự nỗ lực lớn từ các cán bộ ngân hàng. Không thể tránh khỏi những thiếu sót khi mới chập chững đứng lên hoạt động, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, kết quả mà NHPTVN đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ. 2.2 Thực trạng chất lượng cho vay xuất khẩu tại NHPTVN 2.2.1 Những quy định chung về cho vay xuất khẩu tại NHPTVN Hình thức cho vay: Cho vay xuất khẩu tại NHPTVN có hai hình thức chính, đó là: Cho vay NXK và Cho vay NNK, bao gồm cho vay trước và sau khi giao hàng. Tất các các dự án được NHPTVN cấp vốn mang tính chất hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn không nằm trong các hình thức trên bởi lẽ theo quý chế mới, những dự án đó được xếp vào các khoản tín dụng phục vụ cho đầu tư phát triển. Như vậy, từ thời điểm này, khi nhắc về cho vay xuất khẩu thì có nghĩa là đang nhắc đến các khoản cho vay xuát khẩu ngắn hạn tại Ngân hàng này. Đối tượng cho vay: NXK có hợp đồng xuất khẩu và NNK có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu như trong bảng 1 phần Phụ lục. Điều kiện cho vay: Thuộc đối tượng vay vốn được quy định NXK đã ký kết hợp đồng xuất khẩu và NNK có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với tổ chức, DN Việt Nam. Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được NHPTVN thẩm định và quyết định cho vay. NXK và NK có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều kiện khác: NXK phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay, phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong thời hạn vay vốn. NNK phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước họ bảo lãnh vay vốn. Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký hoặc L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Mức vốn đối với từng trường hợp do NHPTVN quyết định. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của NXK hoặc NNK nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì NNK mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì NHPTVN đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết. Đồng tiền vay và lãi suất cho vay: Đồng tiền vay là đồng Việt Nam (VND). Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với hợp đồng xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu mà NXK có nguồn thu ngoại tệ để tài trợ. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng VND và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định phù hợp với lãi suất thị trường. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn theo hợp đồng tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất CVXK để NHPTVN thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần. Thực hiện giải ngân: Việc thực hiện giải ngân phải đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc sau: Giải ngân trên cơ sở đề nghị của Khách hàng theo đúng tiến độ và mục đích sử dụng tiền vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký. NHPTVN giải ngân bằng tiền mặt hoặc giải ngân vào tài khoản của đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho Khách hàng hoặc giải ngân vào tài khoản của Khách hàng. NHPTVN giải ngân bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với các trường hợp Khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được chấp thuận để nhập khẩu nguyên liệu mà NXK có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ. Tùy thuộc tình hình thực tế mà NHPTVN giải ngân vào tài khoản ngoại tệ của Khách hàng tại NHPTVN hoặc tài khoản ngoại tệ của Khách hàng tại NHTM khác để thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Trình tự giải ngân: Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ Khách hàng. Cán bộ phụ trách việc nhận hồ sơ tiến hành lập bảng kê các tài liệu và ký nhận với Khách hàng về việc giao nhân bộ hồ sơ giải ngân. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ giải ngân trên cơ sở các chứng từ giải ngân do Khách hàng xuất trình. Sau khi kiểm tra kỹ chứng từ giải ngân và kiểm tra thực tế, nếu đủ điều kiện cấp vốn, cán bộ tín dụng đề xuất cụ thể mức giải ngân báo cáo trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Trường hợp cấp tạm ứng, căn cứ đề nghị của Khách hàng, tùy theo từng mặt hàng, điều kiện thu mua, vận chuyển, thanh toán mà cán bộ tín dụng xác định thời gian hoàn chứng từ hợp lý. Sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt, cán bộ tín dụng điền các nội dung cần thiết vào bảng kê rút vốn kiêm khế ước nhận nợ, ký và trưởng phòng tín dụng trình duyệt. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ giải ngân, ký và trình Tổng Giám đốc duyệt. Trường hợp không đồng ý cấp một phần hoặc toàn bộ số tiền vay, trưởng phòng tín dụng trình Tổng Giám đốc, thông báo cho Khách hàng lý do từ chối giải ngân. Sau khi Tổng Giám đốc chấp nhận giải ngân, phòng tín dụng chuyển chứng từ sang phòng kế toán. Trên cơ sở duyệt cấp vốn cho vay của Tổng Giám đốc do Ban tín dụng trình, ban tài chính kế toán có trách nhiệm kiểm soát chi lần cuối các chứng từ cấp vốn vay theo quy định về kiểm soát chi của NHPT sau đó thực hiện giải ngân và hạch toán khoản vay. Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút vốn bằng tiền mặt, thủ tục rút tiền mặt thực hiện theo quy định về rút tiền mặt của hệ thống NHPTVN và phù hợp với quy định của Pháp luật. Thu nợ: Nguyên tắc thu nợ: Cán bộ tín dụng theo dõi chặt chẽ các số liệu giải ngân, lịch sử trả nợ quy định tại hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh và nguồn tiền của Khách hàng để đôn đốc Khách hàng trả nợ đúng hạn. Tích cực xử lý sớm các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, hoặc có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn. Khách hàng vay vốn bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó. Trường hợp Khách hàng vay vốn bằng VND có nhu cầu trả nợ bằng ngoại tệ hoặc ngược lại thì phải được Tổng Giám đốc NHPTVN chấp thuận bằng văn bản. Trường hợp khách hàng phát sinh nợ quá hạn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khi khách hàng có nguồn trả nợ thì ưu tiên thu nợ tín dụng xuất khẩu trước. Trường hợp phát sinh nợ quá hạn và lãi treo, khi khách hàng có nguồn trả nợ, phòng tài chính kế toán thực hiện thu nợ theo thứ tự: nợ lãi quá hạn, nợ gốc quá hạn, nợ lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn. Trường hợp khác hàng gặp khó khăn đặc biệt về nguồn trả nợ, Tổng Giám đốc xem xét quyết định về thứ tự ưu tiên thu nợ. Trình tự thu nợ: Thông báo cho Khách hàng về kỳ hạn trả nợ căn cứ vào kỳ hạn trả gốc, lãi của khoản vay và tiến độ trả nợ của Khách hàng thông qua hợp đồng tín dụng. Sau khi thông báo trả nợ được ký duyệt, chậm nhất 10 ngày trước ngày đến kỳ trả nợ gốc, cán bộ tín dụng gửi ngay một bản cho khách hàng đồng thời trao đổi thêm thông tin với khách hàng để nắm bắt cụ thể hơn khả năng trả nợ đến hạn của Khách hàng. Đối với các khách hàng đã có sẵn thỏa thuận cho phép NHPTVN tự động trích tài khoản tiền gửi để thu nợ, cán bộ tín dụng gửi thông báo đến khách hàng, trong đó nêu rõ nội dung: số tiền đã trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, số dư còn lại trên tài khoản của khách hàng… Thực hiện thu nợ: Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện thu hồi nợ. Phòng Tài chính kế toán dựa trên thông báo trả nợ vay do phòng tín dụng chuyển sang để hạch toán thu nợ khi khách hàng trả nợ. Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi thực hiện thu nợ, cán bộ tín dụng thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của Khách hàng kèm thông báo trả nợ lưu hồ sơ. Chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ vay hoặc không được gia hạn nợ, phòng tài chính kế toán sẽ lập phiếu chuyển nợ quá hạn trình Tổng Giám đốc ký thông báo cho Khác hàng đồng thời chuyển phòng tín dụng để theo dõi, đôn đốc thu nợ. Trong thông báo chuyển nợ quá hạn, ngoài thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo NHPTVN sẽ áp dụng nếu khách hàng tiếp tục không trả nợ đúng hạn. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định. Việc tính và thông báo lãi suất quá hạn thực hiện theo quy định của NHPTVN. Sau khi bộ phận kế toán thông báo chuyển nợ quá hạn, cán bộ tín dụng thong báo cho khách hàng việc chuyển nợ quá hạn đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ. Trường hợp cần thiết, cán bộ tín dụng có thể đề xuất với trưởng phòng tín dụng phối hợp với các bộ phận khác có liên quan, trình Tổng Giám đốc tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện có thẩm quyền của khách hàng để đòi nợ. Trường hợp liên tiếp trong vòng 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ mà khác hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu, cán bộ tín dụng đề xuất xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. 2.2.2 Thực trạng chất lượng cho vay xuất khẩu tại NHPTVN 2.2.2.1 Thực trạng chung Kế thừa và phát triển mọi đặc điểm của quỹ Hỗ trợ phát triển, NHPTVN ra đời và đi vào hoạt động từ giữa năm 2006 và trong thời gian qua đã dần dần tạo được vị thế riêng của mình trong hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng xuất khẩu nói chung và CVXK nói riêng đã đạt được những bước chuyển đáng kể, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP và tốc độ phát triển của xuất khẩu nước nhà. Để nhìn nhận rõ ràng hơn về CVXK tại NHPTVN, cần tìm hiểu và đánh giá kỹ càng chất lượng của hoạt động này để từ đó đưa ra được hướng giải quyết đúng đắn cho các vấn đề còn vướng mắc. Sau đây là thực trạng chung về hoạt động CVXK tại NHPTVN những năm 2006, 2007 và 2008. Bảng 3: Các chỉ tiêu về hoạt động CVXK tại NHPTVN Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh số cho vay 8.248.645 8.963.599 27.275.313 2 Thu nợ 8.423.880 6.899.694 19.539.448 3 Thu lãi 179.574 173.194 764.084 4 Dư nợ 2.995.722 5.640.254 13.376.120 5 Nợ quá hạn 1.088 15.352 19.622 6 Lãi treo 2.847 2.054 4.821 7 Nợ quá hạn/ Dư nợ 0.44% 0.27% 0.15% 8 Lãi treo/ Thu lãi 1.58% 1.18% 0.63% (Nguồn: Ban tín dụng xuất khẩu – NHPTVN) Nhìn vào bảng số liệu về thực trạng doanh số, thu nợ, thu lãi, dư nợ cuối năm, nợ quá hạn và lãi treo, có thể đưa ra một nhận xét khái quát: Tình hình hoạt động CVXK tại NHPTVN qua ba năm hoạt động là khả quan và chất lượng các khoản CVXK nhìn chung là có dấu hiệu tích cực. Trước hết, khi nói về quy mô của CVXK trong những năm qua, có thể thấy được những tín hiệu đáng mừng. Rõ ràng sau ba năm từ khi thành lập, NHPTVN đã có những bước chuyển đáng khen ngợi trong Doanh số cho vay. Có thể thấy được sự thay đổi đáng khen ngợi đó qua biểu đồ sau: Biểu 1: Doanh số CVXK năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Có thể thấy, năm 2008, doanh số CVXK đã tăng vọt so với năm 2007. Tổng cộng NHPTVN đã cho vay 27 275 313 triệu đồng, tăng gấp 3 lần doanh số năm 2007 và đáng chú ý hơn là con số này đã đạt 180% so với kế hoạch Chính phủ giao cho. Trong hai năm 2006, 2007, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cũng đạt kết quả tương đối khả quan, lần lượt là 95% và 97% chỉ tiêu. Có được kết quả như vậy một phần nhờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ Tài chính và các chính sách huy động vốn đạt hiệu quả cao tại NHPTVN. Trong năm 2008, NHPTVN đã tiến hành huy động hơn 50 ngàn tỷ trái phiếu Chính phủ, phục vụ cho các hoạt động thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu, nhờ đó mà doanh số CVXK có thể tăng vọt như đã mô tả ở trên, góp phần tích cực trong tăng trưởng xuất khâu Việt Nam và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Chính phủ giao phó. Doanh số cho vay tăng trưởng nhanh là một tín hiệu đáng mừng, song nếu chỉ dựa vào tăng trưởng doanh số để nhận xét ngay hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là tốt và chất lượng thì sẽ là sai lầm. Doanh số CVXK tăng có nghĩa là có nhiều hơn các dự án, các DN được nhận sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng song chất lượng của các khoản cho vay không thể chỉ đánh giá được qua chỉ tiêu Doanh số. Doanh số CVXK tăng nhiều khi cũng có nghĩa là cho vay tràn lan, kém hiệu quả, hiệu quả của dự án kém dẫn đến chất lượng của đồng vốn thấp, kéo theo hiệu quả kinh tế - xã hội của khoản cho vay giảm. Như vây, để có đươc những nhận xét đúng hơn, chính xác hơn, cần phân tích các chỉ tiêu và các chỉ số khác nữa. Chỉ số tiếp theo cần phân tích để đánh giá chất lượng CVXK tại NHPTVN là một chỉ tiêu khá quan trọng: dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ. Bảng sau sẽ cho ta thấy được rõ hơn về thực trạng này. Bảng 4: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng và % Chỉ tiêu 2006 2007/2006 2008/2007 Dư nợ 2.995.722 Tăng tuyệt đối Tương đối Tăng tuyệt đối Tương đối 2.644.532 88% 7.735.866 137% (Nguồn: Ban tín dụng xuất khẩu – NHPTVN) Có thể biểu diễn những con số trên qua biểu đồ sau: Biểu 2: Dư nợ CVXK trong năm 2006, 2007, 2008 Những con số tuyệt đối có thể không mấy khả quan với một ngân hàng mang tầm vóc quốc gia song những con số tương đối cho ta thấy được một sự lạc quan đáng kể. Tốc độ tăng trưởng dư nợ lần lượt là 88% và 137% cùng với tăng trưởng của Doanh số cho vay như đã nhắc đến ở trên cho thấy những tín hiệu tích cực hơn về chất lượng của hoạt động CVXK tại NHPTVN. Nếu như năm 2007, tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng doanh số khiến cho người phân tích phải nghi ngờ về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thì mối nghi ngờ đó đã được giải quyết và chấp nhận được khi đứng trên góc độ phân tích về một tổ chức tài chính ngân hàng mới ra đời dựa trên nền tảng của một Quỹ Hỗ trợ phát triển đã từng hoạt động khá thụ động và quy mô thì nhỏ bé. Khi nhìn vào khả năng thu nợ năm 2007, người phân tích sẽ đưa ra những đánh giá khác khi tỷ lệ thu hồi nợ vẫn đạt được ở mức chấp nhận được (trên 50%). Nguyên nhân duy nhất có thể giải thích cho những điều trên chỉ có thể là do quy mô các khoản CVXK chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn quá nhỏ bé trong tổng Doanh số cho vay các hoạt động của NHPTVN, dẫn đến việc tăng trưởng dư nợ cao hơn nhiều so với tăng trưởng Doanh số. Nhưng khi phân tích con số này ở năm 2008, có thể nhận ra rằng mọi chuyện vẫn còn sáng sủa. Tốc độ tăng trưởng dư nợ không thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay (137% so với 200%). Cùng với tốc độ tăng trưởng của thu nợ thì có thể khẳng định quy mô và chất lượng CVXK đang được cải thiện qua từng năm, chiều hướng tích cực và khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là có thể và không hề yếu. Đối với một Ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế thì việc quy mô tín dụng tăng, khả năng thu hồi vốn cao là những chỉ tiêu rất tốt cho nền kinh tế đất nước nói chung và cho hoạt động xuất khẩu nói riêng. Vì điều đó có nghĩa rằng càng có nhiều hơn những dự án, DN được hưởng những hỗ trợ từ Chính phủ để triển khai hoạt động sản xuất và thực hiện các thương vụ xuất khẩu, và các DN này kinh doanh cũng hiệu quả hơn khi thu nợ của Ngân hàng chưa có dấu hiệu xấu. Cải thiện nền kinh tế và xã hội cũng có nghĩa là NHPTVN đang thực hiện đúng hướng nhiệm vụ và chức năng của mình. Quy mô CVXK qua ba năm hoạt động của NHPTVN đang đi đúng như hoạch định nhưng liệu chất lượng của các khoản cho vay đó có thật sự tốt. Muốn phân tích thật rõ ràng, cần theo dõi những chỉ tiêu khác như: nợ quá hạn, lãi treo, nợ quá hạn/dư nợ, lãi treo/thu lãi… Vì những chỉ số này mới thực sự phản ánh được hoạt động này là có chất lượng, hiệu quả hay không. Chúng sẽ cho biết có bao nhiêu phần tram các khoản vay không được trả đúng hạn (gốc và lãi); nợ quá hạn và lãi treo chiếm tỷ trọng như thế nào trong tổng dư nợ và tổng thu nợ… Nợ quá hạn và lãi treo càng cao có nghĩa là vốn của ngân hàng hoặc bị chiếm dụng, hoặc bị sử dụng sái mục đích dẫn đến sự giảm giá trị của vốn vay, vốn không luân chuyển được đúng kế hoạch gây ra chất lượng hoạt động của vốn thấp. Hơn nữa, nguồn vốn để ngân hàng cho vay cũng phải đi huy động từ nhiều nguồn khác chứ không chỉ từ Ngân sách Nhà nước và ODA, vốn ủy thác… vì vậy NHPTVN cũng cần phải trả chi phí để có được những đồng vốn đó để hoạt động CVXK. Vì vậy, nếu nợ quá hạn lớn quá sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, huy động nguồn vốn trong thời gian tiếp theo và Ngân sách Nhà nước sẽ phải bù đắp nhiều cho những tổn thất này. Như vậy, để đánh giá chất lượng CVXK tại NHPTVN, cần phân tích kỹ hơn các chỉ tiêu trên. Bên cạnh đó, phải phân tích những chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối về tăng trưởng dư nợ quá hạn và lãi treo của hoạt động CVXK. Theo số liệu có được, có thể tính toán được những chỉ tiêu đó như bảng sau đây: Bảng 5: Tăng trưởng nợ quá hạn và lãi treo của hoạt động CVXK các năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nợ quá hạn 13.088 2.264 17.3% 4.270 27.8% Lãi treo 2.847 0.793 -27.8% 2.767 134.7% NQH/DN 0.44% -17% -38.6% -12% -44% LT/ TL 1.58% -0.4% -25.3% 0.55% -46% (Nguồn: Ban tín dụng xuất khẩu –NHPTVN) Đầu tiên khi nhìn vào các số liệu về nợ quá hạn và lãi treo, có thể nhầm tưởng rằng chất lượng CVXK tại NHPTVN là kém. Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn tăng dần theo mỗi năm (17.3% và 27.8%), tương tự là chỉ số này của lãi treo, tăng trưởng âm trong năm đầu tiên rồi tăng lên hơn gấp đôi trong năm tiếp theo (-27.8% và 134.7%). Đó là những con số đáng thất vọng song khi kết hợp các chỉ số này với tốc độ tăng trưởng donah só và dư nợ sẽ lại cho ra mọt kết luận hoàn toàn trái ngược. Điều này có thể giải thích một cách hết sức đơn giản. Về con số tuyệt đối và tương đối, rõ ràng nợ quá hạn và lãi treo đang tăng lên theo từng năm nhưng sự tăng lên đó có lý do rõ ràng. Trên đây đã bàn về mối quan hệ giữa dư nợ, doanh số cho vay, nợ quá hạn và lãi treo. Chúng đồng hành với nhau như mối quan hệ giữa tín dụng và rủi ro luôn đi cùng nhau. Trong trường hợp này cũng vậy. Khi tăng doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng, Ngân hàng luôn phải chấp nhận sự tồn tại và tăng lên của nợ quá hạn và lãi treo. Nợ quá hạn và lãi treo tăng lên như một hệ quả của việc tăng doanh số cho vay, mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng. Với NHPTVN, tốc độ tăng của nợ qá hạn và lãi treo thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ. Điều đó được thể hiện qua những con số tương đối âm khi so sánh giữa các năm với nhau của các chỉ tiêu trên. Các con số âm cho ta thấy một kết quả tích cực khác hoàn toàn với những dự đoán ban đầu. Có thể đưa đến nhận xét tiếp theo rằng việc tăng quy mô CVXK của NHPTVN không ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khoản vay mà trái lại còn làm cho các chỉ số tương đối giảm đi theo chiều hướng tốt cho chất lượng của hoạt động này. Như vậy có thể nói răng cho đến thời điểm này của quá trình phân tích,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan