Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1. Tín dụng Ngân hàng Thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.2. Phân loại tín dụng NHTM. 4

1.1.3. Vai trò của tín dụng NHTM trong nền Kinh tế thị trường. 6

1.1.4. Quy trình tín dụng của NHTM. 8

1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 9

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9

1.2.2. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 10

1.2.4. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường. 14

1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với DNNQD. 16

1.3.1. Tín dụng NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các DNNQD, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các DNNQD. 16

1.3.2. Giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 17

1.3.3. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các DNNQD. 17

1.4. Chất lượng tín dụng NHTM. 18

1.4.1. Khái niệm. 18

1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 31

2.1. Khái quát về Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 31

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch. 31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: 33

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHĐT&PTVN. 36

2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNDQ tại SGD – NHĐT&PTVN. 44

2.2.1. Những quy định về hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại SGD. 44

2.2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. 48

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD –NHĐT&PTVN. 58

2.3.1. Những kết quả đạt được. 58

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 59

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 64

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của SGD – NHĐT&PTVN. 64

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. 65

3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng chú trọng đến DNNQD. 65

3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hơn đối với DNNQD. 66

3.2.3. Xây dựng kỳ hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của các DNNQD. 66

3.2.4. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay. 67

3.2.5. Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 67

3.3. Một số kiến nghị. 68

3.3.1. Kiến nghị với các DNNQD. 68

3.3.2. Kiến nghị với NHĐT&PTVN. 69

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 69

3.3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan. 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ mất vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, khủng hoảng có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng, và khi tình trạng đó xảy ra thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy mà ngân hàng cần phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự linh hoạt của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác, kịp thời sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. - Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp cho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xét trên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa ra các dự báo phát triển kinh tế. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn: Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh... thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. - Kiểm soát nội bộ: Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việc chấp hành các quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tố thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định, thể lệ... và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn dến sai sót trong qúa trình thực hiện một khoản tín dụng. - Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng cập nhật được thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. 1.4.4.3. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng . - Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Bất kỳ loại hàng hoá nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể tiến hành cho vay nếu không có người vay. Xét trong phạm vi toàn nền kinh tế thì vốn có vai trò rất quan trọng nhưng tuỳ từng thời điểm mà từng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hay không. Chính vì vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng Thương mại cũng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu đầu tư của các doanh nghiêp. - Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi khi cho vay, các ngân hàng phải đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để có thể chọn ra những khách hàng đủ khả năng làm việc hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Như vậy, khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu, điều kiện mà ngân hàng đưa ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tín dụng ngân hàng, bởi vì nếu đa số các doanh nghiệp không thể đáp ứng nổi các điều kiện mà ngân hàng đưa ra thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay khi vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn tín dụng. - Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả: Khi cho khách hàng vay một khoản tín dụng thì ngân hàng mong muốn sẽ thu hồi được nợ từ chính hiệu quả, lợi nhuận của hoạt động của dự án chứ không phải từ cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này phụ thuộc vào hiệu quả và quản lý sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Cón nhiều yếu tố để đảm bảo cho việc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Ý thức của khách hàng: Đây là vấn đề có tính chất đạo đức, nếu một khách hàng có đạo đức tốt, sử dụng vốn đúng mục đích, đạt được hiệu quả trong kinh doanh và hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng ; ngược lại, nếu doanh nghiệp có đạo đức không tốt, có ý đồ lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích... thì sẽ làm cho chất lượng tín dụng thấp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. - Tình hình kinh doanh của khách hàng: Tuỳ vào tình hình kinh doanh của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến việc khách hàng có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không. Nếu tình hình kinh doanh tốt thì khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn, làm cho chất lượng của khoản tín dụng đó tốt. Ngược lại, nếu vì một lý do nào đó mà khách hàng làm ăn không hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ đúng hạn thì sẽ làm cho chất lượng của khoản tín dụng đó thấp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch. Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giao dịch (SGD) Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN). Căn cứ vào Điều lệ tổ chức, hoạt động của NHĐT&PTVN ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của NHĐT&PTVN, có trụ sở chính tại 53 Quang Trung, Hà Nội (Trụ sở chính của SGD đã chuyển về Trung tâm Thương mại VINCOM – 191 Bà Triệu từ năm 2005). Quá trình 15 năm hình thành và phát triển của SGD có thể chia làm làm 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1991 – 1994: Đây là giai đoạn NHĐT&PTVN và SGD thực hiện chức năng của một ngân hàng đầu tư phát triển, chủ yếu cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Trong giai đoạn này, SGD là một đơn vị trực thuộc NHĐT&PTVN, có nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp với các khách hàng thuộc kinh tế Trung ương, có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh trong toàn quốc. Khách hàng của SGD trong giai đoạn này chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Trong giai đoạn này, SGD hoạt động đối nội như một phòng ban của NHĐT&PTVN, đối ngoại như một chi nhánh. * Giai đoạn từ 1995 đến nay: Năm 1995 đánh dấu sự thay đổi cơ bản của NHĐT&PTVN cả về chức năng và mô hình tổ chức với việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách sang Tổng cục đầu tư (tách ra từ NHĐT&PTVN). SGD bắt đầu hoạt động hoàn toàn như một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng về lĩnh vực tài chính ngân hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tiếp tục thực hiện chức năng của ngân hàng phát triển: Đầu tư vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trong giai đoạn này hoạt động của SGD trải qua các thời kỳ sau: - Từ năm 1995 – 1998: Đây là thời kỳ mới bước vào thị trường, bắt đầu thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ của một NHTM, nhất là huy động vốn của dân cư bằng các hình thức tiết kiệm, thử nghiệm các hình thức huy động vốn mới, mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn thương mại song song với cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, mở rộng cho vay kinh tế tư nhân. - Từ năm 1998 đến nay: Cho đến nay, theo quy định về hoạt động cũng như việc được hạch toán độc lập của mình, SGD hoạt động như là một chi nhánh của NHĐT&PTVN với đầy đủ các chức năng của một đơn vị thanh viên lớn trong hệ thống, thực hiên đầy đủ các nhiệm vụ đặc biệt của mình, thử nghiệm các sản phẩm, công nghệ mới. Hoạt động của SGD được đa dạng hoá với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng, luôn được đổi mới, nâng cao chất lượng, đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ này. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: Hiện nay, cơ cấu tổ chức của SGD như sau: Giám đốc Các Phó Giám đốc Phóng điện toán Phòng tài chính - kế toán Phòng thanh toán quốc tế Phòng dịch vụ khách hàng DN Phòng dịch vụ KH cá nhân Phòng tín dụng I,II,III Phòng kiểm tra nội bộ Phòng thẩm định - quản lý TD Phòng giao dịch II (Bạch Mai) Phòng giao dich I (Bà Triệu) Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng tổ chức hành chính Nhiệm vụ cơ bản của các phòng trong SGD hiện nay như sau: - Phòng tín dụng I, II, III: Phòng tín dụng có nhiệm vụ quan hệ trực tiếp với các khách hàng có nhu cầu tín dụng, nắm giữ các dự liệu và các khoản tín dụng, đảm bảo cơ sở về khách hàng cũng như các khoản tín dụng. - Phòng thanh toán quốc tế: Phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng; Mở các L /C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng, thực hiện đối ngoại với khách hàng nước ngoài và là đầu mối cung cấp các thông tín đối ngoại. - Phòng Tiền tệ - kho quỹ: Phòng Tiền tệ – Kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp và các tổ chức khác. - Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Phòng dịch vu khách hàng các nhân có trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các nhân : mua bán ngoại tệ ngay với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi cá nhân... - Phòng kế hoạch nguồn vốn: Phòng kế hoạch nguồn vốn chịu trách nhiệm tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… ;Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch; Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGD, nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. - Phòng Thẩm định - quản lý tín dụng: Có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng. - Phòng Tài chính - Kế toán: Phòng tài chính – Kế toán có nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc; Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại SGD; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của SGD; Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Sở giao dịch; Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, các đơn vị trực thuộc và toàn SGD; Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ; Thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ;Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán. - Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại Sở giao dịch, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của Sở giao dịch; Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Sở giao dịch. - Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Sở giao dịch và tất cả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch theo quy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ; Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Sở giao dịch; Kiểm tra và đôn đốc việc tuân thủ Pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật trong Sở giao dịch. - Phòng Giao dịch I, II : Hiên nay phòng giao dịch I tại 191 Bà Triệu và Phòng Giao dịch II tại Bạch Mại, Hà nội. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giao dịch: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và các TCKT khác; Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới; Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ, thực hiện cho vay phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc; thực hiện thu theo quy định; xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ; các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng,… cho khách hàng; Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng; tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. - Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên, các chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên; tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở giao dịch, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của mỗi người và yêu cầu của Sở giao dịch; lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của hoạt động Sở giao dịch; thay mặt Giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHĐT&PTVN. Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ công nhân viên, SGD đã đạt được những kết quả khả quan. SGD NHĐT&PTVN cũng giống như các NHTM quốc doanh khác, hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, SGD đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh toán; tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác (Rút tiền tự động ATM, Thẻ tín dụng, Home – Banking…). SGD là đơn vị luôn dẫn đầu hệ thống NHĐT&PTVN trong nhiều năm qua. 2.1.2.1.Tình hình huy động vốn: Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 11.180.720 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 229.740 triệu đồng (tăng 2,1%). Tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc hơn năm 2004, với tổng huy động đạt 7.569.500 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 461.050 triệu đồng (tăng 6,49%). Thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Kết quả huy động vốn như sau: Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn của SGD qua các năm Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng trưởng((%) 2005/03 2005/04 Huy động vốn 8.408.300 7.108.450 7.569.500 -9,98% 6,49% 1. Tiền gửi TCKT 2.771.700 3.705.456 4.407.585 59,02% 18,9% + Tiền gửi không kỳ hạn 556.410 1.019.978 844.839 51,84% -17,17% + Tiền gửi có kỳ hạn 2.215.290 2.685.478 3.562.746 60,83% 32,67% 2. Tiền gửi trong dân cư 5.165.807 3.317088 3.048.831 -40,98% -8,09% + Tiết kiệm 2.404.572 2.208.801 2.168426 -9,82% -1,83% + Kỳ phiếu 1.688.811 461.017 230.878 -86,33% -49,92% + Trái phiếu 1.072.424 647.270 649.527 -39,43% 0,35% 3. Huy động khác 470.793 85.906 113.084 -75,98% 31,64% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD) * Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Bước vào năm 2005, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, SGD vẫn giữ vững được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù SGD phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn. Nguồn tiền gửi TCKT tăng trưởng qua các năm, năm 2005 đạt 4.407.585 triệu đồng, tăng 702.129 triệu đồng so với năm 2004 (tăng 18,9%); tăng 1.635.885 triệu đồng so với năm 2003 (tăng 59,02%). Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn của TCKT năm 2005 đạt 884.839 triệu đồng, giảm 175.139 triệu đồng so với năm 2004, tăng 51,84% so với năm 2003 (556.410 triệu đồng). Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2005 đạt 3.562.746 triệu đồng, tăng thêm 60,83 % so với năm 2003 và tăng 32,67% so với năm 2004. Có được kết quả này là do SGD đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng,… Cơ chế điều hành vốn được tập trung hoá toàn ngành, việc quản lý tài sản Nợ – Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có biện pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và BIDV, SGD đã triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, SGD đã có được những thành công trong công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của SGD. * Nguồn tiền gửi trong dân cư: Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của SGD có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2004, nguồn này đạt 3.317088 triệu đồng, giảm đi 1.848.719 triệu đồng so với năm 2003 (đạt 5.165.807 triệu đồng) thì đến năm 2005, nguồn huy động từ dân cư đạt 3.048.851 triệu đồng, giảm 8,09% so với năm 2004. Đó là do trong năm hai năm 2004 và 2005, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao (6 tháng đầu năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 2,1%), lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,…Bên cạnh đó còn do khi các chi nhánh Đông Đô, Bắc Hà Nội, Hà Thành, Quang Trung tách khỏi SGD thì đã mang theo 1 lượng vố huy động không nhỏ. Vì vậy, lượng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm đi, các NHTM cũng như SGD không có được sự tăng trưởng nào trong công tác huy động vốn từ dân cư. Trong 3 năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại SGD hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể. Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 2.168426 triệu đồng, giảm 1,83% so với năm 2004 và giảm 9,82% so với năm 2003. Mặc dù SGD đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp,… Mặc dù vậy vẫn không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu chuyển từ tài khoản tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm dự thưởng, không có thêm được nhiều khách hàng, do vậy vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của dân cư hầu như không thay đổi, không có sự tăng trưởng nào đáng kể, một phần cũng do các nguyên nhân đã trình bày ở trên. Năm 2005, NHĐT&PTVN đã tiến hành việc phát hành các đợt chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nhằm huy động thêm vốn để nâng cao năng lực tài chính, kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là đích đến của nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.2.2. Công tác tín dụng: Đến tháng 12/2005, các chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch đã đạt được như sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng của SGD qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng trưởng (±%) 2005/03 2005/04 Dư nợ Tín dụng 4.026.055 4.255.346 4.844.766 20,34 13,85 1. Cho vay ngắn hạn 660.136 855.811 1.724.458 161,23 101,50 2. Cho vay trung dài hạn 1.564.566 1.345.314 1.012.621 -35,28 -24,73 3. Cho vay KHNN 582.822 515.475 374.866 -35,68 -27,28 4. Cho vay uỷ thác, ODA 373.584 387.754 305.846 -18,67 -21,12 5. Uỷ thác cho vay vốn 30.355 31.296 30.950 1,96 -1,11 6. Cho vay đồng tài trợ 814.592 1.119.697 1.396.026 71,38 24,68 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD) Qua bảng trên ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản cho vay trung và dài hạn, cho vay theo kế hoạch Nhà nước có xu hướng giảm dần, trong khi các khoản tín dụng ngắn hạn, cho vay uỷ thác, ODA, cho vay đồng tài trợ đều tăng qua các năm. Năm 2004, chi nhánh Đông Đô đã tách ra khỏi SGD và trở thành chi nhánh cấp I nên trong cơ cấu tổng tài sản cũng như cơ cấu nguồn huy động hay dư nợ tín dụng đều có sự thay đổi nhất định. Dư nợ tín dụng năm 2005 của SGD tiếp tục có sự phục hồi tiếp theo năm 2004. Năm 2003, do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động và diễn biến phức tạp nên nền kinh tế Việt Nam không có nhiều chuyển biến tích cực, các khoản đầu tư ngắn, trung và dài hạn giảm. Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước không có được môi trường đầu tư thuận lợi, do vậy các khoản cho vay ngắn, trung – dài hạn đã giảm. Tuy vậy, hoạt động tín dụng đã được cải thiện đáng kể cả về quy mô cũng như chất lượng trong 2 năm 2004 và 2005, chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch. - Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2005 đạt 1.724.458 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36% trong tổng dư nợ, tăng mạnh so với 2 năm 2003 và 2004 lần lượt là 161,23% và 101,50%. Trong năm 2005, SGD cũng đã tiến hành giải ngân các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã ký; đồng thời ký các hợp đồng hạn mức với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Xây lắp XNK số 8,… Sở giao dịch cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của các khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng; thẩm định các dự án cho vay đối với các công ty: Cty Cổ phần Xây dựng CTGT 246, Cty Cổ phần Ximăng Thăng Long; tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu. - Dư nợ tín dụng trung – dài hạn của SGD năm 2005 giảm so với 2 năm 2003, 2004. Năm 2005, chỉ tiêu này chỉ đạt 1.012.621 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng dư nợ, giảm 35,24% so với năm 2003 (đạt 1.564.566 triệu đồng) và giảm 24,73% so với năm 2004 đạt 1.345.314 triệu đồng. Sở giao dịch trong năm vừa qua đã thực hiện được nhiều dự án lớn, như hoàn tất thủ tục cho vay và trình cơ quan cấp trên dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương của TCT than Việt Nam, dự án của TCT Dầu khí Việt Nam,… đồng thời ký hợp đồng với các đối tác: Lilama, Công ty XNK Intimex, Hagarsco… giải ngân các hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã ký: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long…; triển khai việc ký kết các hợp đồng bảo đảm, làm việc với TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Cà phê Việt Nam… - Dư nợ tín dụng theo Kế hoạch Nhà nước năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2003 và 2004. Năm 2005, cho vay theo KHNN đạt 374.866 triệu đồng, giảm 35,68% so với năm 2003 và 27,28% so với năm 2004. Điều này là phù hợp với chủ trương và thực tế của SGD, giảm cho vay theo chỉ định, tăng cường tìm kiếm các dự án cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế sự phụ thuộc vào một số tổng công ty lớn. Cho vay uỷ thác, ODA năm 2005 đạt 305.846 triệu đồng, giảm 18,67% so với năm 2003 và 21,12% so với năm 2004; cho vay đồng tài trợ tăng nhanh, đạt 1.396.026 triệu đồng, tăng 24,68% so với năm 2004 đạt 1.119.697 triệu đồng, tăng 71,28% so với năm 2003 đạt 814.592 triệu đồng. Nước ta đang là một trong những nơi đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với những tiềm lực mạnh mẽ về thị trường, về con người, do vậy các khoản đầu tư nước ngoài luôn có xu hướng tăng qua các năm, nhiều hợp đồng tài trợ được ký kết giữa các đối tác cả trong và ngoài nước, khẳng định vai trò hàng đầu của hệ thống BIDV trên thị trường tiền tệ trong nước. Trong những năm vừa qua, SGD đã thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.docx