Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hữu Lũng

MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN.

Lời nói đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

1.1 Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ

1.1.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm về hộ sản xuất

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ

1.1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.4 Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất

1.1.2.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất.

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với hộ sản xuất

Chương 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất và chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.1.1 Quá trình hình thành

2.1.3 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.2.1. Công tác nguồn vốn

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn

2.2.3. Kết quả tài chính

2.2.4. Hoạt động ngân quỹ

2.3. Thực trạng cho vay hộ sản xuất chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng

2.3.1. Thực tế thực hiện quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng.

2.3.2. Kết quả cho vay thu nợ đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Hữu Lũng

2.4. Đánh giá về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Hữu Lũng

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế còn vướng mắc

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Hữu lũng

3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất

3.1.1. Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của Nhà nước

3.1.2. Định hướng chung của NHNo&PTNT Hữu Lũng

3.1.3. Một số phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới

3.2. Một số giải pháp Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo Hữu Lũng

3.2.1. Cho vay tập trung, có trọng điểm

3.2.2. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ (tổ tín chấp)

3.2.3. Thực hiện cho vay không phải thế chấp

3.2.4. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng

3.2.5. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh

3.2.6. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng

3.2.7. Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích

3.2.8. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn

3.2.9. Giải pháp bổ trợ:

3.3. Những kiến nghị và đề xuất

3.3.1- Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.2 Đối với Ngân hàng cấp trên

Kết luận

Tài Liệu Tham khảo

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hữu Lũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng cũng tăng khá nhanh so sánh từ năm 2003 đến năm 2005 tăng 15.562 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 7.78 triệu đồng, tạo điều kiện cho NH mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất hiện nay. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn Là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM, thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu quản lý chủ yếu của NH là lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế. Do làm tốt công tác hoạt động tín dụng là an toàn, bền vững và co hiệu quả. Trong năm qua tuy có nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của NHNo Việt Nam, cùng với sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ nên Chi nhánh đã đạt được kết quả: Bảng 2. Tình hình dư nợ qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh năm 2005 với (+/-) (%) 2003 2004 2003 2004 NHNo 103.302 113.722 121.104 17.802 7.382 117,2 106,4 NH N.nghèo 18.065 18.517 21.032 2.967 2.515 116,4 113,6 Tổng dư nợ 121.367 132.239 142.136 20.769 9.897 117,1 107,4 (Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHNo Hữu Lũng) Năm 2005 tổng dư nợ so với năm 2003 tăng 20.769 triệu đồng. Chủ yếu là tăng dư nợ cho vay của NHNo từ 103.302 triệu đồng năm 2003 lên 121.104 triệu đồng năm 2005. Trong khi đó, NH N.nghèo chỉ tăng trên 2 triệu đồng bình quân mỗi năm. Kết quả này phản ánh đơn vị đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với dư nợ NHNo. Đối với NH N.nghèo, vừa cho vay các hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn theo hướng dẫn của NH cấp trên. 2.1.3.3 Kết quả tài chính Bảng 3. Báo cáo kết quả tài chính qua các năm Đơn vị 1000đ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch thu chi 1.404 2.647 3.654 (Nguồn:Báo cáo kết quả tài chính hàng năm của NHNo Hữu Lũng) Qua bảng trên ta nhận thấy, năm 2005 so với năm 2003 có chênh lệch thu chi lớn là do phát hành kỳ phiếu trả lãi trước, được hạch toán toàn bộ vào số thu lãi trong nội bảng. 2.2.Thực trạng cho vay hộ sản xuất chất lượng tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng . 2.2.1. Quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất . 2.2.1.1 Hồ sơ tín dụng : Hồ sơ NH áp dụng bao gồm: * Đối với các hộ vay không phải làm thủ tục bảo đảm tiền vay, cụ thể đối với những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc đối tượng theo quyết định số 67 của TTCP, vay 10 triệu đồng trở xuống chỉ cần: + Giấy đề nghị vay vốn + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( bản chính) để NH lưu giữ. Sau đó khách hàng cùng cán bộ tín dụng ngân hàng lập sổ vay vốn . * Đối với các hộ vay vốn phải làm thủ tục thế chấp đảm bảo nợ vay cần có: + Giấy đề nghị vay vốn + Phương án sản xuất kinh doanh, hoặc dự án sản xuất kinh doanh. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính ). + Hợp đồng tín dụng . + Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Do Huyện Hữu Lũng chưa có phòng công chứng nên phải được UBND Huyện chứng thực, xác nhận . Ngoài những hồ sơ trên (cả cho vay không phải làm thủ tục đảm bảo tiền vay) phải có: + Đơn xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. + Thông báo gia hạn nợ (nếu ngân hàng nhất trí ) + Phiếu kiểm tra sau khi cho vay + Thông báo nợ đến hạn, quá hạn vào những ngày đầu tháng, + Thông báo cho vay hoặc chấm dứt cho vay (nếu có) + Các thông báo về đảm bảo xử lý tiền vay( nếu có) 2.2.1.2. Thẩm định khách hàng * Hồ sơ pháp lý: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người vay như: hộ khẩu thường trú, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở nên không mắc bệnh tâm thần, phải làm chủ được hành vi của mình, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kết án tù, không đánh bạc, nghiện hút. Đại diện cho hộ gia đình là người được chủ hộ, hoặc là người được chủ hộ uỷ quyền (thực tế tại Hữu Lũng có nhiều thế hệ sống trong một nhà). * Xét về năng lực khách hàng : + Đối với khách hàng vay vốn không phải bảo đảm thực hiện tiền vay cần xem xét khái quát khả năng, kỹ năng lao động. Cụ thể hộ có còn trong độ tuổi lao động, tình hình kinh tế và kinh nghiệm sản xuất của hộ vay vốn . + Đối với khách hàng vay vốn phải thực hiện đảm bảo tiền vay: ngoài các yếu tố khả năng, kỹ năng lao động cần phải tìm hiểu thêm kinh nghiệm của hộ vay trong các lĩnh vực SXKD nông-lâm-ngư nghiệp cụ thể: Giấy phép kinh doanh, hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác có chứng thực của UBND xã. Giấy phép hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp, biên bản họp tổ, quyết định thành lập tổ của UBND xã đối với cho vay trực tiếp thông qua hội nông dân, phụ nữ… * Xét về quan hệ tín dụng: Theo quy định nếu khách hàng có nợ quá hạn trên 6 tháng thì NHNo & PTNT từ chối cho vay. * Thẩm định khả năng tài chính của hộ: + Đối với khách hàng vay vốn không phải thực hiện đảm bảo tiền vay: cần xem xét thu nhập của hộ, tài sản có giá của hộ như quyền sử dụng đất, nhà cửa, phương tiện sinh hoạt, các khoản nợ khác của hộ nếu có. Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng phải khẳng định được hộ có khả năng tài chính hay không. + Đối với khách hàng vay vốn phải thực hiện đảm bảo tiền vay cần xem xét: - Tình hình SXKD trước khi vay của hộ như: Xem xét tổng thu và tổng chi. Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi thì hộ SXKD có hiệu quả và ngược lại. - Tình hình tái sản xuất: Được định giá bằng số lượng và giá trị tài sản hiện có tài sản là nhà cửa, kiến trúc, quyền sử dụng đất, vườn cây lâu năm ... - Tình hình công nợ: Nợ gốc, lãi các tổ chức tín dụng và các đoàn thể , nợ phải trả các bạn hàng ( mua chịu) các khoản nợ phải thu (nếu có). - Nhận xét khả năng tài chính: Căn cứ vào tình hình SXKD và tài sản hiện có, cán bộ tín dụng đưa ra nhận xét khách hàng thuộc hộ khá, trung bình, so sánh nợ phải trả, nợ phải thu và tài sản . - Xem các khoản nợ đến hạn phải thanh toán để tránh việc cho khách hàng vay vốn để trả nợ các đối tượng khác. Căn cứ thực tế cán bộ tín dụng phải khẳng định hộ có khả năng tài chính hay không để đưa ra quyết định. * Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh: + Xem xét mục đích xin vay vốn có hợp pháp hay không. + Vốn tự có của khách hàng: Để xác định được mức vốn của khách hàng tham gia cán bộ tín dụng phải tính được chính xác tổng nhu cầu vốn của dự án phương án SXKD. Cụ thể mức vốn tự có của hộ là: - Đối với vay ngắn hạn khách hàng phải có tối thiểu 10%. - Đối với cho vay trung, dài hạn khách hàng phải có tối thiểu 20%. * Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, phương án SXKD. + Đối với khách hàng vay vốn không đảm bảo tiền vay: So sánh thu nhập và chi phí theo đơn vị thời gian. Phương án SXKD có hiệu quả khi thu nhập lớn hơn chi phí và căn cứ vào 2 yếu tố đó để định kỳ hạn trả nợ. + Đối với khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay: Đối với cho vay ngắn hạn và các khoản cho vay trung dài hạn thì cán bộ tín dụng căn cứ vào tổng doanh thu, tổng chi phí để tính ra chênh lệch thu, chi. Từ đó cán bộ tín dụng đưa ra quyết định có thể giải quyết cho vay. * Thẩm định tài sản vay: Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu xuất xứ, lai lịch của các tài sản làm đảm bảo tiền vay và quan sát thực tế để đánh giá giá trị sử dụng còn lại của tài sản đó, yêu cầu bên vay không có tranh chấp về tài sản. Việc định giá tài sản làm đảm bảo tiền vay phải căn cứ vào khung giá( giá đất) do cấp có thẩm quyền quy định và tham khảo giá thị trường. Thực tế mức cho vay NHNo Việt Nam quy định cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay. 2.2.1.3 Quy trình cho vay và giải ngân hộ sản xuất. NH thực hiện cho vay trực tiếp đến từng hộ cụ thể như sau: - Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cụ thể là đơn xin vay do khách hàng viết bằng tay, sau đó viết phiếu hẹn khách hàng đến nhà thẩm định cho vay thì bán hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định (nếu có) của từng loại hồ sơ sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tổ tín dụng. - Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần). Sau khi xem xét, nếu quyết định cho vay thì ghi rõ đề nghị giám đốc duyệt cho vay số tiền, thời gian cho vay, hạn trả cuối cùng, lãi suất, trả lãi theo tháng, quý, năm. Nếu không đồng ý cho vay phải ghi rõ lý do (trong trường hợp khi cán bộ tín dụng thẩm định và quyết định không cho vay), thì báo cáo với giám đốc trả lời bằng văn bản cho khách hàng. Sau đó trình giám đốc để xin quyết định cuối cùng. Khi tín dụng hoàn tất hồ sơ, giám đốc duyệt cho vay, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ sang phòng kế toán, kế toán cho vay kiểm tra, kiểm soát lại, sau đó lập phiếu chi và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển sang quỹ chi tiền cho khách hàng (vay bằng tiền mặt) hoặc làm thủ tục chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. - Cho vay trực tiếp thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ: Hiện nay Chi nhánh đang thực hiện cho vay qua tổ nông dân, phụ nữ. - Tổ vay vốn do các thành viên là hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại một khu hành chính được vay vốn theo quy định không có đảm bảo bằng tài sản ( theo QĐ 67 của chính phủ ). - Các thành viên trong tổ họp và bầu ra tổ trưởng, lập danh sách tổ viên đề ra quy ước hoạt động của tổ sau đó trình chủ tịch hội nông dân xã, chủ tịch hội phụ nữ xã và chủ tịch UBND xã cho phép hoạt động. Tổ trưởng tổ vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên, lập danh sách tổ viên đề nghị NH xem xét cho vay. Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ và cùng tổ trưởng tổ vay vốn thẩm định xem xét quyết định cho vay. Nếu cho vay thì hoàn tất hồ sơ cho vay theo quy định và tiến hành giải ngân, thu nợ, thu lãi trực tiếp đến hộ vay theo quy định. 2.2.1.4. Giám sát tín dụng: - Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Có thể kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, để kịp thời phát hiện những sai phạm của khách hàng từ đó có hướng khắc phục. Căn cứ vào kết quả kiểm tra tuỳ theo mức độ vi phạm của khách hàng có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chuyển nợ quá hạn, chấm dứt cho vay, khởi kiện trước pháp luật. - Khi món vay của khách hàng đến hạn cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết số tiền, ngày đến hạn trả trước khi đến hạn trả 10 ngày. - Trường hợp nợ đến hạn, nhưng khách hàng chưa trả được nợ, do nguyên nhân khách quan và khách hàng có giấy đề nghị ra hạn nợ, thì cán bộ tín dụng kiểm tra xác minh trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc. - Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn và đề xuất các biện pháp khi cần thiết, lưu giữ các hồ sơ theo quy định của NHNo Việt Nam. 2.2.1.5 Thu nợ: Khi món vay đến hạn hoặc nộp một phần gốc và trả lãi khách hàng đến nộp trực tiếp tại NH hoặc các tổ thu nợ lưu động trực tại xã. Nghiêm cấm tuyệt đối cán bộ tín dụng không được thu nợ gốc, lãi của khách hàng. 2.2.1.6 Xử lý những tồn tại. - Vốn vay trong trường hợp do bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: bão, lụt, hạn hán, … Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và NH cho (xoá, miễn, giãn nợ), tuỳ mức độ thiệt hại. - Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ tín dụng kiểm tra và có biên bản kiểm tra trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc. Đề nghị hộ trả nợ trước hạn hoặc chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. 2.2.2. Kết quả cho vay thu nợ đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng 2.2.2.1 Doanh số cho vay và thu nợ đối với hộ sản xuất Với tính chất sản xuất quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất rất khó khăn thể hiện ở sự tăng giảm không đều đặn của doanh số cho vay qua các năm. Thể hiện ở bảng thống kê sau: Bảng 4. Doanh số cho vay và thu nợ đối với hộ sản xuất tại NHNo Hữu Lũng Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ % DSTN/DSCV Ngắn hạn T. Dài hạn Tổng cộng Ngắn hạn T. Dài hạn Tổng cộng Ngắn hạn T. Dài hạn Tổng cộng 2003 10.207 52.849 63.056 6.025 25.063 31.088 59,03 47,42 49,30 2004 15.660 30.423 46.083 9.634 26.155 35.789 61,52 85,97 77,66 2005 26.338 42.892 69.230 20.299 41.307 61.606 77,07 96,30 88,99 (Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ hàng năm của NHNo Hữu Lũng) Đối với ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng đảm bảo kinh doanh an toàn và có lãi. Qua bảng 4, ta thấy doanh số thu nợ đều tăng dần qua các năm. Năm 2004, doanh số thu nợ đạt 35.789 triệu đồng, tăng gần 4 tỷ đồng so với năm 2003. Đến năm 2005, doanh số thu nợ đạt 61.606 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2003. Chứng tỏ sau khi củng cố chất lượng tín dụng, khối lượng tín dụng đã được tăng lên đáng kể. Điều đó cũng phản ánh sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tập thể NHNo & PTNT Hữu Lũng trong việc tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc. Tình hình dư nợ qua 3 năm. Bảng 5. Dư nợ hộ sản xuất tại NHNo Hữu Lũng Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh năm 2005 với (+/-) % 2003 2004 2003 2004 Dư nợ ngắn hạn 8.815 14.942 20.476 11.661 5.534 232,3 137 Dư nợ trung hạn 94.487 98.780 100.628 6.141 1.848 106,5 101,9 Ngân hàng N.nghèo 18.065 18.517 21.032 2.967 2.515 116,4 113,6 Tổng cộng 121.367 132.239 142.136 20.769 9.897 117,4 107,5 (Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHNo Hữu Lũng) Qua bảng 5, ta thấy dư nợ ngắn hạn đã tăng rất nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng trên dưới 6 tỷ đồng. Năm 2005, dư nợ ngắn hạn là 20.476 triệu đồng, tăng 5.534 triệu đồng so với năm 2004, và tăng 11.661 triệu đồng so với năm 2003. Trong khi đó, dư nợ trung hạn lại tăng chậm, khoảng 3 tỷ đồng/năm. Năm 2005, dư nợ trung hạn là 100.628 triệu đồng, tăng 1.848 triệu đồng so với năm 2004, và tăng 6.141 triệu đồng so với năm 2003. Đây là kết quả bước đầu đáng mừng vì tuy diễn ra chậm, nhưng cơ cấu dư nợ đang có chuyển biến tích cực theo hướng dư nợ ngắn hạn dần sẽ cao hơn dư nợ trung hạn, góp phần hạ thấp rủi ro trong tín dụng NH. Dư nợ NH Nnghèo, tuy có tăng nhưng tương đối chậm, năm sau chỉ tăng so với năm trước trên dưới 10%. Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng cùng chính quyền cấp uỷ địa phương đã rà soát và cho vay đến hầu hết các hộ nghèo đủ tiêu chuẩn để vay vốn NH. Năm 2003, NH Nnghèo đã tách ra thành lập NHCS – XH, tuy nhiên dư nợ của NHCS vẫn do NHNo quản lý dưới dạng vốn uỷ thác đầu tư. 2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng như chỉ tiêu về nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng, khả năng sinh lời…các chỉ tiêu này sẽ được phân tích để đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng. 2.2.3.1 Tình hình nợ quá hạn(NQH). Bảng 6. Số liệu về tình hình nợ quá hạn trong cho vay hộ sản xuất Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng dư nợ hộ sản xuất 121.367 132.239 142.136 2 Nợ quá hạn hộ sản xuất 5 39 84 3 Tỷ lệ NQH hộ sản xuất (%) 0,004 0,029 0,059 (Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn hàng năm của NHNo Hữu Lũng) NQH trong hoạt động kinh doanh tín dụng NH là hiện tượng đến thời điểm thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối với NH theo đúng thoả thuận. NQH thể hiện mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, làm mất uy tín, lòng tin của khách hàng đối với NH. Nó còn biểu hiện rủi ro tín dụng, đe doạ khả năng thu hồi vốn của NH và là một quan hệ tín dụng không lành mạnh. Có thể nói trong 3 năm 2003– 2005, công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đã rất được chú trọng, và đạt được kết quả rất khả quan. Chi nhánh đã phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương kiên quyết xử lý các khoản NQH, không để tồn đọng. Do đó tỷ lệ NQH chỉ dừng lại ở mức dưới 1%, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNo & PTNT Việt nam. Năm 2003, NQH hộ sản xuất là 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,004, có thể nói gần như không đáng kể. Đến năm 2005, số NQH đã lên đến 84 triệu đồng trên tổng dư nợ là 142.136 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 0,59 %, tăng so với năm 2004 là 45 triệu đồng, tuy mức tăng không đáng kể so với tổng dư nợ, nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng lo ngại vì NQH có chiều hướng tăng lên. Để làm rõ hơn nguyên nhân dẫn đến NQH, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và xử lý NQH, chúng ta sẽ phân tích NQH từ 2 góc độ sau: NQH theo thời gian Bảng 7. Nợ quá hạn phân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền (+/-) Số tiền (+/-) 1 NQH dưới 180 ngày 5 15 10 76 61 2 NQH từ 181-360 ngày 24 24 8 -16 3 NQH trên 360 ngày 0 0 Tổng cộng 5 39 34 84 45 (Nguồn: báo cáo nợ quá hạn hàng năm của NHNo Hữu Lũng) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, NQH có chiều hướng tăng nhanh. Năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2004. Chủ yếu là NQH dưới 180 ngày, năm 2005 con số này là 76 triệu đồng trên tổng số 84 triệu đồng NQH. Năm 2004, số NQH từ 181 – 360 ngày tăng khá cao trong khi năm 2003 không có. Đây là điều hết sức lo ngại bởi NQH trên 180 ngày tiềm ẩn độ rủi ro rất cao, và thường không thu hồi được. Rất may là sang năm 2005, con số này đã giảm xuống chỉ còn 8 triệu đồng. Điều đó cũng phản ánh được những cố gắng của tập thể phòng Tín dụng, cũng như sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và có hiệu quả của ban lãnh đạo trong việc kiên quyết xử lý nợ tồn đọng, NQH. Thẩm định kỹ càng từ khâu cho vay, không để phát sinh rủi ro. NQH theo loại tín dụng Bảng 8. Nợ quá hạn theo loại tín dụng Đơn vị: triệu đồng. % Chỉ tiêu Dư nợ trong hạn NHNo NQH ngắn hạn NQH trung dài hạn Ngắn hạn T.dài hạn Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Năm 2003 8.815 94.487 0 0,00 5 0,01 Năm 2004 14.942 98.780 12 0,08 27 0,03 Năm 2005 20.476 100.628 27 0,13 57 0,06 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Hữu Lũng) Ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ NQH trung hạn luôn gấp hai lần tỷ lệ NQH ngắn hạn. Điều đó một lần nữa chứng tỏ, thời gian vay vốn càng dài, lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn. Năm 2004, NQH trung hạn là 27 triệu đồng, trong khi đó con số này ở ngắn hạn chỉ là 12 triệu đồng. Đến năm 2005, NQH trung hạn đã lên tới 57 triệu đồng, tăng so với năm 2004 đến 30 triệu đồng. Đây quả là một điều đáng lo ngại, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn đến bằng và cao hơn dư nợ trung hạn, kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý NQH. 2.2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng. Bảng 9. Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh số thu nợ hộ sản xuất NHNo 31.088 35.789 61.606 Dư nợ hộ sản xuất bình quân NHNo 90.259 109.692 118.082 Vòng quay vốn tín dụng NHNo 0,34 0,33 0,52 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Hữu Lũng) Qua bảng 9, ta thấy Chi nhánh có vòng quay vốn tín dụng rất thấp, năm 2005 đạt cao nhất cũng chỉ là 0,52. Năm 2004, vòng quay này là thấp nhất, chỉ đạt 0,33. Điều này cũng dễ hiểu khi mà dư nợ trung hạn chiếm tới 80% trên tổng dư nợ. Vòng quay vốn thấp là nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn vốn, đồng vốn sử dụng mang lại hiệu quả không cao trong khi đó nguồn vốn chúng ta huy động trung, dài hạn được lại chiếm tỷ trọng ít hơn. Do đó khả năng sinh lời của vốn tín dụng sản xuất cũng sẽ chỉ đạt ở mức rất thấp. Và như thế sẽ là hiệu quả cao hơn nếu chúng ta chuyển dịch được cơ cấu cho vay theo hướng dư nợ ngắn hạn cao bằng, hoặc hơn dư nợ trung hạn. 2.2.3.3. Hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản xuất vay vốn NH. - Qua thực tế vốn tín dụng NH không chỉ đơn thuần tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng. Cụ thể đã tạo được nhiều công ăn việc làm dôi dư trong địa bàn, nhiều hộ thoát khỏi ngưỡng cửa đói nghèo, hộ trung bình trở thành hộ khá, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nông dân tại Hữu Lũng đã có nhiều thay đổi, cụ thể: Dư nợ riêng NHNo năm 2005 là 121.104 triệu đồng, được đầu tư cho các đối tượng: Ngành nông nghiệp: 85.263 triệu đồng, chiếm 70%. Ngành lâm nghiệp: 23.660 triệu đồng, chiếm 20%. Ngành thương nghiệp và dịch vụ: 12.181 triệu đồng, chiếm 10%. - Theo thống kê 31/12/2004 của UBND huyện cho thấy tổng số lao động trong nông nghiệp là 65.720 người, tổng số hộ trong toàn huyện là 28.907 hộ. - Vốn tín dụng đầu tư cho hộ sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đã và đang tạo dựng nên vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng chăn nuôi trâu bò sinh sản kết hợp cày kéo. Nhìn chung vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng đã và đang tạo ra thị trường huy động vốn và sử dụng vốn, góp phần chuyển biến một cách tích cực về KTXH tại địa bàn huyện Hữu Lũng, cụ thể: - Tổng dư nợ :142.136 triệu đồng - Số hộ còn dư nợ : 20.524 hộ - Tốc độ tăng trưởng đạt : 7,88 % 2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng . 2.3.1. Những kết quả đạt được: Trong những năm qua. Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra là phát triển nông nghiệp nông thôn hoạt động SXKD của Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Công tác nguồn vốn: Năm 2003 Chi nhánh là đơn vị thiếu vốn, vẫn phải đi vay cấp trên với tỷ lệ khá cao (gần 2/3). Tuy nhiên những năm gần đây, công tác huy động vốn đã được chú trọng đúng mức, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: kỳ phiếu, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm gửi góp…. - Công tác sử dụng vốn: + Về công tác thu nợ, thu lãi: - Chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần dân, cụ thể: đặt lịch trực làm việc trực tiếp tại các xã, thành lập tổ thu chi lưu động, giúp cho hoạt động thu nợ thu lãi được thuận lợi, rễ ràng hơn, để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay vốn được nhanh. + Công tác kiểm tra và xử lý NQH: Đã được NH thực hiện đúng chế độ và bài bản. Đã phối hợp và cố vấn để UBND huyện thành lập ban thu hồi công nợ tại các xã, do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Thành lập ban xử lý, thu hồi NQH do giám đốc làm trưởng ban. Với những biện pháp đó công tác kiểm tra và xử lý nợ vay bước đầu đã thu được kết quả. Nói chung đầu tư tín dụng tại Chi nhánh, đã và đang tạo ra thị trường huy động vốn, góp phần chuyển biến một cách tích cực về KTXH tại địa bàn huyện. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì xét một cách toàn diện các khía cạnh có liên quan, Chi nhánh vẫn còn những tồn tại và khó khăn cần giải quyết. - Công tác nguồn vốn: Cơ cấu vốn huy động chưa hợp lý chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể như các hình thức huy động vốn tiết kiệm lãi suất huy động còn thấp, chưa hấp dẫn người gửi tiền, mạng lưới huy động vốn còn mỏng,…Hiện nay nguồn vốn huy động được chỉ đáp ứng được khoảng 30 % nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất. Công tác marketing còn yếu, đôi khi còn để ách tắc khách hàng do cán bộ ngân quỹ còn mỏng, trình độ nghiệp vụ còn phần nào hạn chế. - Công tác sử dụng vốn có tăng, song tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh của NH phụ thuộc lớn vào xu hướng phát triển kinh tế của địa bàn. Hiện nay, vốn đầu tư của NHNo đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Tỷ trọng vốn trung, dài hạn chiếm cao hơn mức quy định, do vậy chắc chắn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong công tác tín dụng. NQH tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn có chiều hướng tăng lên, do đó phải tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NH cơ sở. Lãi tồn đọng vẫn còn tương đối lớn, do vậy khi trích đủ quỹ rủi ro theo chế độ quy định, chắc chắn NH cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn trong tài chính. - Việc chấp hành nguyên tắc và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đặc biệt là công tác kiểm tra chưa thật sự có hiệu quả nhất là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Do vậy những tồn tại chủ yếu là do đoàn kiểm tra hoặc kiểm soát nội bộ phát hiện ra. 2.3.2.2. Những nguyên nhân * Những nguyên nhân để có được kết quả: - Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cấp xã, thôn bản và sự chỉ đạo của NH cấp trên. Hành lang pháp lý và chế độ thể lệ nhà nước và NH đã từng bước hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực kinh doanh cho các NH cơ sở. - NH cơ sở đã chủ động xây dựng và thực hiện công tác khoán tài chính, để phân phối tiền lương. Đồng thời thực hiện khoán công tác phí đối với cán bộ tín dụng, để từ đó khuyến khích họ thực hiện huy động vốn tại chỗ và tăng trưởng dư nợ, gắn với việc nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực làm giảm NQH và lãi theo quy định nhằm đạt được hiệu suất cao nhất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. * Nguyên nhân dẫn đến tồn tại: - Trình độ dân trí thấp, thêm nữa là tập quán canh tác còn lạc hậu, chủ yếu là hộ sản xuất hàng hoá chưa phát triển, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và việc tiếp cận với cơ chế thị trường còn rất hạn chế. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cực kỳ khó khăn. - Vốn tự có trong quá trình SXKD, dịch vụ của hộ nông dân chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu là vốn vay NH chịu lãi suất trong điều kiện SXKD, tỷ lệ sinh lời từ sản phẩm nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32745.doc
Tài liệu liên quan