Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Đống Đa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 2

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng: 2

1.1.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại. 2

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 5

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 20

1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng 20

1.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng tín dụng 21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 25

1.3.1. Nhân tố chủ quan 25

1.3.2. Nhân tố khách quan 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo & PTNT ĐỐNG ĐA 31

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Nội Đống Đa 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh. 31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa. 32

2.1.3 Các hoạt động chính của chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa. 34

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh. 35

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa. 36

2.2.1 Quy mô và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. 36

2.2.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng. 39

2.2.3 Đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn và hạn chế. 39

 

 

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNNo & PTNT ĐỐNG ĐA 41

3.1. Các định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh: 41

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa 43

3.2.1 Hoàn thiện và tạo lập môi trường pháp lý bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng 43

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất. 45

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và khách hàng. 47

3.2.4. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng. 48

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát tín dụng. 49

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ. 51

3.2.7. Thực hiện các nguyên tắc, điều kiện đảm bảo an toàn tín dụng. 52

3.3. Kiến nghị. 54

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. 54

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 54

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng NNo & PTNT Hà Nội. 55

KẾT LUẬN 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kì sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, cần xét đến yếu tố quan trọng là “dư nợ bình quân” . Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh chất lượng khoản tín dụng là cao bởi thực tế nó thể hiện khả năng cho vay kém của ngân hàng. Đồng thời, nếu tốc độ quay quá nhanh cũng thể hiện cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, cần sửa đổi. Về chất lượng tín dụng mà nhận xét thì 2 chỉ tiêu trên được đánh giá dựa trên việc so sánh số liệu hàng năm của ngân hàng được tính toán theo công thức riêng, thời hạn vay vốn không hoàn toàn do người vay vốn có thể tự quyết định được mà còn phải qua khâu thẩm định của ngân hàng về mục đích sử dụng vốn, sau khi thẩm định ngân hàng có thể tính toán sơ qua được thời hạn cần vay vốn của khách hàng, từ đó có thể ra quyết định cho khách hàng đó vay vốn với hời hạn là bao lâu: Thời hạn hoàn vốn có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi khi ngân hàng đưa ra thì hạn hoàn thành kế hoạch kinh doanh và có đủ tiền để thanh toán với ngân hàng. Còn về vòng quay vốn tín dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, không phải lúc nào vòng quay vốn với tốc độ nhanh hay chậm đều là tốt, tùy từng thời điểm và điều kiện kinh tế chung mà người ta có thể kết luận là vòng quay vốn với tốc độ thế nào là tốt. Thu nhập từ hoạt động cho vay Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng lại là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. chính vì vậy ngoài việc giảm tỉ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng còn phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động cho vay thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển đến đâu, đương nhiên là khi thu nhập cao nghĩa là ngân hàng hoạt động có hiệu quả và chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt. Hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động. Hiệu suất sử dụng vốn xem xét, đánh giá tỉ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân ngân hàng cũng như nền kinh tế hay chưa. Chỉ tiêu này được thể hiện bằng công thức: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức độ đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể gây ảnh hưởng không tốt cho ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo. Tuy nhiên, để xác định một tỉ lệ thế nào là phù hợp còn phụ thuộc kết cấu của vốn lưu động, lĩnh vực ngân hàng tập trung tài trợ và nhiều nhân tố khác. Tỉ lệ này rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông qua tỉ lệ này mà ngân hàng có thể biết được so với số vốn huy động được mình sử dụng thế nào. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 1.3.1. Nhân tố chủ quan Đây chính là các nhân tố xuất phát từ bên trong ngân hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Có rất nhiều nguyên nhân liên quan nhưng có thể tóm gọn lại một số nguyên nhân chính sau: 1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Đây là một trong số các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh, các chiến lược thực hiện mục tiêu của mình qua đó cải thiện tình hình kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào các chiến lược để mở rộng thị trường hay cải thiện tình hình kinh doanh cũng đạt được kết quả tốt, đôi khi các chiến lược kinh doanh không đúng thời điểm sẽ khiến cho tình hình không được tốt hơn như lúc trước khi thực hiện. Nhưng hầu hết các chiến lược của ngân hàng đã được tính toán kỹ lưỡng, xem xét một cách cẩn thận cho phù hợp với tình hình phát triển cũng như khả năng hoạt động của ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng Để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh các ngân hàng đều phải đưa ra các chính sách để thực hiện. Với tín dụng cũng thế, để cải thiện chất lượng tín dụng ngân hàng cần nghiên cứu thảo luận để có thể đưa ra các chính sách thiết thực để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, các chính sách được đưa ra phải phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội. Đôi khi các chính sách của ngân hàng không đem lại hiệu quả tốt cho ngân hàng và như thế ngân hàng cần bổ sung và thay đổi một số chính sách mà mình đang thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ tín dụng Đây chính là nguyên nhân rất quan trọng đối với chất lượng tín dụng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện chiến lược kinh doanh và các chính sách của ngân hàng. Chính vì thế đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Về cán bộ tín dụng thì có một số điều đáng lưu ý như trình độ của cán bộ tín dụng, đạo đức nghề nghiệp… Với một số cán bộ tín dụng có trách nhiệm, trình độ đã đựợc đào tạo và tư cách tốt thì việc thực hiện các chính sách và chiến lược kinh doanh sẽ đạt được kết quả tốt theo kế hoạch. Thế nhưng với một người không có các điều kiện trên sẽ không thể làm việc có hiệu quả và tất nhiên chất lượng tín dụng sẽ không đạt được như ý muốn. Đây có thể coi là nhân tố rất quan trọng đối với ngân hàng để thực hiện tất cả các mục đích kinh doanh của mình, hơn nữa về hoạt động tín dụng thì nhân tố về cán bộ không thể thiếu được. Các cán bộ tín dụng trực tiếp tham gia vào quá trình tín dụng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Tuy nhiên không thể tin tưởng hoàn toàn vào tư cách của các cán bộ tín dụng được, đôi khi có trường hợp đạo đức của cán bộ tín dụng bị tha hóa không trung thực trong công việc, hoặc cán bộ tín dụng không đủ trình độ chuyên môn để thực hiện công tác của mình. Chính các nhân tố không tốt trên khiến cho ngân hàng bị thiệt hại nhiều và kém đi sự phát triển. Qua đó ta càng thấy sự quan trọng của nhân tố con người trong công việc nhất là trong công tác tín dụng. Quy trình phát triển tín dụng Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cán bộ tín dụng vì khi thực hiện công tác của mình họ cần làm theo đúng quy trình tín dụng đã được đưa ra. Thế nhưng do tình hình kinh tế ngày càng phát triển và thay đổi, ngân hàng cũng phải thay đổi bổ sung để phù hợp hơn với những thay đổi của nền kinh tế. Để phù hợp hơn với quá trình phát triển của nền kinh tế thì các quy trình tín dụng cũng cần được thay đổi, nhận thức và cách làm việc cũng cần thay đổi để phù hợp hơn… Vấn đề về kiểm tra, kiểm soát nội bộ Đây cũng là vấn đề quản lý, về thanh tra về bản thân ngân hàng, yếu tố này cũng quan trọng không kém bởi nếu không thực hiện thường xuyên hoặc chỉ làm cho qua loa sẽ không đạt được kết quả. Kiểm tra kiểm soát về nội bộ sẽ tránh được các sai sót trong thực hiện các chính sách cũng như việc làm sai trái của cán bộ tín dụng. Đây có thể coi là bước cuối cùng trong các biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng. Đây là việc làm không thể thiếu trong ngân hàng, nên làm thường xuyên và thật khách quan thì hiệu quả của việc làm này sẽ cao hơn rất nhiều. Về vấn đề kiểm tra kiểm soát cũng chưa được các ngân hàng chú trọng nhiều vì thế chỉ khi nào có vụ việc xảy ra mới bắt đầu thanh tra kiểm tra thì đã quá muộn. Nhiều vụ việc xảy ra không có cách nào tháo gỡ gây thiệt hại cho ngân hàng rất nhiều nhất là trong công tác tín dụng. Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thế mà lại không được kiểm tra kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ sẽ dẫn đến thiệt hại không lường trước cho hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng sẽ không được đảm bảo. 1.3.2. Nhân tố khách quan Các nhân tố từ phía khách hàng Khoản tín dụng ngân hàng chỉ được coi là đạt chất lượng khi khách hàng sử dụng đúng mục đích và tạo lợi nhuận từ khoản vay đó. Các nhân tố về năng lực, kinh nghiệm quản lý của khách hàng: Năng lực quản lý của khách hàng là cơ sở để hình thành nên lợi nhận của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các yếu tố kinh doanh thường xuyên biến động như nhu cầu thị trường, giá cả và nguồn cung cấp nguyên vật liệu… Các yếu tố này dẫn đến sự sai lệch trong tính toán của doanh nghiệp về tiến độ sản xuất kinh doanh hay thời gian thu hồi vốn… Để khắc phục được các yều điểm này người quản lý cần phải có năng lực, kinh nghiệm cũng như khả năng đánh giá được biến động của thị trường, qua đó đưa ra những định hướng cho doanh nghiệp của mình tránh khỏi các rủi ro có thể xảy ra. Nhân tố liên quan đến uy tín và đạo đức của người đi vay: Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trên thực tế đã chứng minh đạo đức và khả năng chi trả của khách hàng có thể thay đổi sau khi thực hiện kế hoạch sử dụng vốn. Nhiều trường hợp khách hàng mạo hiểm với nguồn vốn vay được để kì vọng thu lại lợi nhuận cao hơn, chính vì thế mà họ sẵn sàng làm sai với kế hoạch ban đầu đã được ngân hàng chấp nhận. Để thực hiện điều này họ đã thực hiện rất nhiều cách để ứng phó với sự kiểm tra giám sát của ngân hàng như: cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Đương nhiên việc khách hàng sử dụng sai mục đích nguồn vốn sẽ dẫn đến rủi ro đối với ngân hàng. Như thế ta có thể thấy uy tín và đạo đức của khách hàng là rất quan trọng đối với ngân hàng, nó có thể là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng hợp tác làm việc của khách hàng đó. Uy tín của khách hàng sẽ được đánh giá qua thời gian hợp tác giữa khách hàng đó và ngân hàng. Khách hàng là người chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng. Chính vì thế nếu khách hàng trung thực làm đúng như cam kết khi vay vốn, dự án đã được ngân hàng thẩm định và cấp phép cho vay thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ thấp. Còn nềukhách hàng có ý sử dụng sai mục đích, nguồn vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng vào mục đích khác hoặc các dự án có tính rủi ro cao hơn, khi thất bại ngân hàng sẽ không thu được vốn và lãi của mình. Vì thế việcthẩm định, phân tích dự án và khách hàng về tính trung thực là rất quan trọng. Đây cũng là một trong các biện pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường kinh tế xã hội Môi trường kinh tế xã hội tạo ra phong tục tập quán của mỗi con người và hoạt động của ngân hàng cũng là thành viên của nền kinh tế nên không nằm ngoài khuôn khổ đó. Hoạt động tín dụng cũng chịu tác động của môi trường kinh tế chính trị và quy định của pháp luật Nhà nước. Môi trường pháp lý: Việt Nam là nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên nguyên tắc hoạt động của ngân hàng cũng theo sự kiểm soát riêng của Nhà nước thông qua các luật pháp được đặt ra. Môi trường pháp lý thống nhất và ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Vì thế nó cũng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các chính sách kinh tế có tác động rất lớn và trực tiếp đến lĩnh vực tài chính ngân hàng như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chính sách của Nhà nước cũng dẫn đến sự chuyển hướng của các hoạt động kinh tế ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn vì ngân hàng là trung gian trong nền kinh tế. Chính vì thế xây dựng được môi trường pháp lý thống nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước là rất quan trọng. Trên thực tế thì tại Việt Nam môi trường pháp lý vẫn chưa ổn định, pháp luật vẫn phải sửa đổi để phù hợp với đường lối phát triển. Chính vì vậy ngành tài chính ngân hàng vẫn chịu rất nhiều tác động không tốt từ những việc trên. Môi trường kinh tế xã hội: môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các ngân hàng, khi các doanh nghiệp hoặc khách hàng của ngân hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn cho ngân hàng là chuyện dễ dàng. Tâm lý khách hàng sẽ thoải mái hơn khi vay vốn và hoàn trả gốc, lãi. Bên cạnh đó môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo áp lực khiến ngân hàng phải hoàn thiện, nâng cao khả năng làmviệc, uy tín của mình để mở rộng thị trường và thu hút thêm khách hàng mới. Không chỉ môi trường kinh tế trong nước có tác động đến chất lượng tín dụng mà sự thay đổi của nền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thông qua sự biến động của nhu cầu thị trường ( về cung cầu hay về tỷ giá…). Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hệ thống ngân hàng hoạt động cũng như các doanh nghiệp cũng sẽ yên tâm và mạnh dạn đưa ra các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Nếu tình hình chính trị xã hội có nhiều bất ổn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho các hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp chính vì thế sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Môi trường chính trị kinh tế xã hội ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nâng cao hoạt động của mình nhất là trong hoạt động tín dụng. thể nâng cao hoạt động của mình cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNo & PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT Hà Nội chi nhánh Đống Đa. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh. Năm 1998, hệ thống NH chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống NH và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như: tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống NH ngày càng được mở rộng và phát triển. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NH có mạng lưới chi nhánh cấp một được thành lập theo QĐ/27/6/1988 của Tổng Giám Đốc NHNNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực NNo & PTNT. Chi nhánh NHNNo & PTNT Quận Đống Đa là chi nhánh của NHNNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng qui mô hoạt động của NH Thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Tuy mới thành lập và hoạt động được gần 5 năm nhưng cán bộ nhân viên chi nhánh đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bỡ ngỡ và đạt được một số kết quả tích cực. Trong năm 2004, nền kinh tế Thủ đô có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh vực. Giá trị sản lượng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ đèu tăng trưởng khá, các doanh nghiệp đã từng bước thích nghi và đứng vững trong nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng, trong đó có chi nhánh NHNNo & PTNT Đóng Đa. Trong khuôn khổ thực hiện nghị quyết 15/NQ – TW của Bộ Chính Trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010 “ Phát triển Hà Nội thành trung tâm Tài chính – Tiền tệ của cả nước ”. Trong năm 2007, Chi nhánh thực hiện chuyển trụ sở làm việc từ 154 Tôn Đức Thắng - Đống Đa – Hà Nội đến 37 Đê La Thành - Đống Đa - Hà nội đã góp phần nâng cao vị thế của Chi nhánh trong con mắt nhìn nhận của khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phòng giao dịch tại 154 Tôn Đức Thắng – Hà Nội tạo điều kiện cho các khách hàng gửi tiền đã giao dịch từ trước đó nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn dân cư. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NH NNo & PTNT Đống Đa. Là một chi nhánh trực thuộc NHNNo & PTNT Hà Nội, vốn ít, mới đi vào hoạt động chưa lâu (từ năm 2000).Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, đã có rất nhiều NH hoạt động từ lâu và đã có uy tín với khách hàng,hệ thống NHNNo cũng mở rộng nhanh chóng: chi nhánh Thăng Long gồm có các phòng giao dịch Nguyễn Khuyến, Cát Linh, Thái Hà, Bách Khoa. Chi nhánh Tây Hà Nội với phòng giao dịch Nguyễn Du, Công ty vàng bạc NHNo với phòng giao dịch tại chợ Kim Liên…, tạo nên một mạng lưới dầy đặc chiếm lĩnh thị trường vốn cạnh trạnh quá khốc liệt nên mặc dù cố gắng tìm mọi biện pháp huy động nhưng nguồn tiền gửi từ dân cư cũng rất hạn chế, mức độ tăng chậm. Để tồn tại và không ngừng phát triển mở rộng thị trường, chi nhánh đã ý thức được việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của mình một cách gọn nhẹ và khoa học đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban nghiệp vụ và sự tiện lợi, thoải mái khi khách hàng đến giao dịch nhằm thu hút được đông đảo khách hàng đến NH cũng như giúp cho chi nhánh giải quyết công việc có hiệu quả nhất. Việc sắp xếp tại các phòng ban như sau: Ban Gi¸m §èc: 01 Gi¸m §èc, 02 Phã Gi¸m §èc. C¸c phßng ban: - Phßng Hµnh chÝnh nh©n sù - Phßng KÕ ho¹ch kinh doanh - Phßng DÞch vô - Marketing - Phßng kÕ to¸n ng©n quü - Phßng kiÓm so¸t Phßng giao dÞch:- Sè 23 : 154 T«n §øc Th¾ng - PGD X· §µn: 318 Phç X· §µn - Sè 24 : Sè 67 Nguyªn Hång - Sè 25 : 158 Th¸i ThÞnh Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh tương đối đơn giản ít các phòng ban nghiệp vụ. Việc sắp xếp cán bộ tương đối hợp lý tạo điệu kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng. Lãnh đạo: Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ: + Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, NH Thành phố – NH cấp ủy quyền cơ sở. + Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, thông tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ công nhân viên. + Chăm lo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. - Phòng kinh doanh: + Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn. + Tiếp nhận, thẩm định và trực tiép cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các qui định của NHTW, cũng như của NH cấp trên. + Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ… để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. + Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh. + Thực hiện các nghiệp vụ khác dược lãnh đạo chi nhánh giao. - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: + Là đầu mối giao dịch với khách hàng về các dịch vụ thanh toán tiền, nhận chi trả tiết kiệm, thu chi tiền mặt… bảo đảm an toàn, chứng từ nhanh chóng, kịp thời quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ. + Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chế độ chính sách và tuân thủ các nguyên tắc, chế độ thủ tục kế toán theo qui định của ngành và của Nhà nước. + Thực hiện nghiêm đầy đủ chế độ kho quĩ và theo qui định của ngành, nâng cao nghiệp vụ để phát hiện và thu giữ bạc giả báo cáo lãnh đạo, bảo đảm an toàn kho quĩ. + Thực hiện sửa chữa, mua sắm các tài sản cố định và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo. - Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản, đặc biệt là an toàn kho quĩ của chi nhánh. - Ba phòng giao dịch: nằm ở các địa điểm khác nhau trong quận có nhiệm vụ chính làm đầu mối giao dịch với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền, mở tài khoản giao dịch. 2.1.3 Các hoạt động chính của NHNNo & PTNT Đống Đa. Cũng như nhiều NH khác, NHNNo & PTNT Đống Đa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với số chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư. - Cho vay tài trợ hoạt động xuất khẩu. - Cho vay phục đời sống cán bộ công nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước. - Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán xuất nhập khẩu với các nước có chung biên giới. - Cho vay cầm cố, thế chấp các giấy tờ có giá. - Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh. - Thanh toán, chuyển tiền điện tử. - Dịch vụ NH qua điện thoại. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh. Trong năm 2009,những tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM,trong đó có chi nhánh NH NNNo&PTNT Đống Đa.Tuy vậy,tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa vẫn giữ được mức phát triển nhất định. Tổng nguồn vốn huy động của năm 2009 là 844.693 triệu đồng, giảm 82.627 triệu đông o với năm trước, so với kế hoạch đã đạt được 48.5% Về dư nợ theo thời gian thì dư nợ cho vay ngắn hạn là 327.077 triệu đồng chiếm 64.26% tổng dư nợ, tăng hơn so với năm trước; còn dư nợ cho vay trung và dài hạn là 180.841 triệu đồng chiếm 35.74% tổng dư nợ và cũng tăng so với năm trước Như vậy đã thấy một cố gắng lớn của chi nhánh ngân hàng. Vì năm qua, tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất thực của ngân hàng là âm, người dân gửi tiền vào ngân hàng chỉ là để an toàn cho tài sản của mình chứ không vì mục đích sinh lời, chính vì thế vào cuối năm Ngân hàng không thể huy động được nhiều như kế hoạch. Tuy nhiên như thế cũng là tăng so với năm trước (2008). 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa. 2.2.1 Quy mô và sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. 2.2.1.1 Tín dụng theo thành phần kinh tế Bảng 1: Dư nợ theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ DNNQD 261.261 83.95% 394,717 84.65% DNNN 45,81 14.72% 67,697 14,52% HTX 4,111 1.33% 3,618 0,83% Tổng 311,182 100% 466.302 100% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa) Qua bảng 1cho ta thấy dư nợ của các DNNN tăng trong năm 2009.Cụ thể là năm 2008 chiếm 14.72% tổng dư nợ, năm 2009 là 67,697 triệu VND chiếm 14.52%.Dư nợ của các DNNQD nhưng đã tăng trở lại vào năm 2009.Cụ thể là năm 2008 là 261,261 triệu VND chiếm 83,95%; sang năm 2009,dư nợ là 394,717 triệuVND chiếm 84,65%.Dư nợ đối với hộ gia đình và HTX đều không ổn định vì qua các năm có sự thay đổi về tỷ trọng của cơ cấu.Thực ra tín dụng với các DNNQD luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng dư nợ của chi nhánh là do từ trước các doanh nghiệp quốc doanh luôn được chi nhánh xác định là đối tượng đầu tư cho vay trọng điểm, còn doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình và HTX thì tăng dư nợ. 2.2.1.2 Tín dụng theo thời hạn. Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 %tăng giảm Năm 2009 %tăng giảm Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Số dư Tỷ lệ Ngắn hạn 130.828 69% 226.996 68.13% 73.5 327.077 64.26% 44% Trung và dài hạn 59.353 31% 106.158 31.87% 79.7 180.841 35.74% 70.35% Tổng 190.181 100% 333.154 100% 75.18 508.918 100% 52.75% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa) Khi xét cơ cấu tín dụng theo thời gian ta có thể thấy quy mô tín dụng theo trung và dài hạncó xu hướng tăng ổn định,tăng dần qua các năm.Cụ thể là, năm 2007 chiếm 31% tổng dư nợ, năm 2008 là 106.158 triệu VND chiếm 31.87% tổng dư nợ,tăng 79.7%, đến năm 2009 chiếm 35.74% tổng dư nợ, tăng 70.35%.Còn tín dụng theo ngắn hạn,năm 2007 chiếm 69% tổng dư nợ, năm 2008 chiếm 68.13% tổng dư nợ, tăng 73.5%,đến năm 2009 chiếm 64.26%, tăng 44%.Về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh, và đương nhiên tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn sẽ nhỏ hơn.nhưng trong thời gian qua tỷ trọng nợ trung và dài hạn còn có xu hướng tăng lên.Tổng dư nợ tăng trong năm 2008 với mức tăng 75.18%và tăng mạnh trong năm 2009 với mức tăng 52.75%. 2.2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu. Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 190.181 333.154 508.918 Tỷ lệ nợ xấu 0.9% 1.6% 4% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNNo & PTNT Đống Đa) Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét rằng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng.Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 0.9% tổng dư nợ, qua năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1.6% tổng dư nợ đến năm 2009 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4% tổng dư nợ.. Bước sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu tăng do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến các nhà kinh doanh,khách hàng của chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ với ngân hàng đúng hạn. 2.2.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng. Để xem xét chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh thì chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá. Tình hình thu nhập của chi nhánh từ hoạt động tín dụng được thể hiện ở bản dưới đây: Bảng 4: Thu nhập từ hoạt động tín dụng. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng thu nhập 849.068 100% 1.196,7 100% 781 100% Thu từ lãi cho vay 358.578 98% 350 30% 257 32.9% Thu từ dịch vụ khác 36 2% 846,7 70% 524 67.1% (Nguồn: Báo cáo kết quả kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26919.doc
Tài liệu liên quan