Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Bàn

Theo qui định trích lập quỹ phòng tránh rủi ro: Tỷ lệ trích dự phòng nợ quá hạn < 180 ngày là 20%, từ 181 đến 360 ngày là 60%, trên 1 năm là 100% tổng dư nợ của loại hình cho vay tương ứng. Qua bảng số liệu trên ta thấytỷ lệ nợ quá hạn > 360 ngày chiếm tỷ lệ nhỏ, có thể coi đây là dấu hiệu đáng mừng bởi những khoản nợ này được xem như là những khoản nợ không có khả năng thu hồi, năm 2004 nợ quá hạn loại này chỉ là 3 triệu đồng nhưng đã tăng đột biến lên 59 triệu đồng vào năm 2005 nhưng sang năm 2006 đã giảm đi đáng kể chỉ còn 5 triệu đông điều này thể hiện sự nỗ lực cố găng của ngân hàng trong việc quản lý và thu hồi các khoản nợ khó đòi. Nợ quá hạn theo thời gian chiếm tỷ lệ cao nhất là loai nợ quá hạn < 180 ngày tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn tư 181 đến 360 ngày lại chiêm tỷ lệ thấp điều này chứng tỏ ngân hàng đã có các biện pháp thu hồi nợ khó đòi rất có hiệu quả, mặt khác cũng thể hiện sự cố gắng của người dân trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất.

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân đều trên các loại hình cho vay và kết quả cho vay đã đem lại cho hộ sản xuất uy tín trước ngân hàng khi đến kỳ trả nợ đúng, đủ và số hộ đến trả nợ nhiều. Tổng số thu nợ tăng đều qua các năm, khối lượng thu nợ lớn phản ánh nguồn vốn của ngân hàng đã đem lại hiệu quả cao cho hộ sản xuất. Biết đầu tư đúng hướng, tuân thủ những điều kiện của ngân hàng đưa ra nên họ đã tạo được uy tín trước ngân hàng do đó họ sẽ thuận lợi hơn ở những lần vay vốn tiếp theo. 1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ ngắn hạn 6.489 7.521 12.261 Dư nợ trung-dài hạn 28.055 38.990 46.464 Tổng số tiền 34.544 46.511 58.725 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn các năm 2004-2006. Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ hộ sản xuất không ngừng tăng lên. Nó thể hiện công tác cho vay của ngân hàng rất tíc cực và liên tục qua các thời điểm. Năm 2004 tổng dư nợ hộ sản xuất là 34.554 triệu đồng trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 81,2% dư nợ ngắn hạn là 18,8%. Năm 2005 tổng dư nợ hộ sản xuất là 46.511 triệu đồng tăng 11.967 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 34,6%. Đến năm 2006 thì dư nợ hộ sản xuất tiếp tục yăng cao tổng dư nợ hộ sản xuất đạt 58.725 triệu đông tăng 12.214 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 26,3%. Nhìn chung việc giải ngân nguồn vốn tuy chưa đều nhưng do biết phát huy những thế mạnh của mình nên ngân hàng và hộ sản xuất đã có quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng phát huy tối đa nguồn vốn tín dụng đã được giải ngân. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn. 2.1. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất. Trong kinh doanh ngân hàng tất yếu không tránh khỏi những bất trắc rủi ro xẩy ra và nợ quá hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở bất cứ loại hình cho vay nào. Vơi đặc thù đa số hộ sản xuất nông nghiệp, một trong những nghành kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và bị thiẹt hại lớn bởi thiên tai, dịch bệnh. Do đó làm cho nhiều hộ sản xuất thua lỗ trong kinh doanh vì việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm trễ từ đó thiếu khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính vì thế các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng cần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng nợ quá hạn. Cụ thể phải thực hiện phân tích đánh giá chính xác về khách hàng, phân tích dự án vay vốn của khách hàng(tính pháp lý và tính khả thi của dự án). Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và mức rủi ro tín dụng ngân hàng, nó thể hiện qua bảng số liệu sau: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 34.544 46.511 58.725 Nợ quá hạn 137 282 391 NQH/Tổng dư nợ(%) 0,39 0,6 0,66 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004-2006, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Qua bảng số liệu ta thấy ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2004 nợ quá hạn là 137 triệu đến năm 2005 nợ quá hạn là 282 triệu đồng tăng 145 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 nợ quá hạn đã tăng lên 391 triệu đồng tăng 109 triệu đông so với năm 2005. Tuy nợ quá hạn tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng chênh lệch tăng có xu hướng giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Nợ quá hạn tăngcó thể do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, sự giám sát thẩm định khi cho khách hàng vay của ngân hàng chưa thật tốt, ngân hàng cũng chưa có biện pháp thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Hơn nữa như chúng ta đã biết ngân hàng đầu tư cho hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà đặc thù của sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên (khí hậu, thời tiết, dịch bệnh…) nên thường chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro. Mặt khác, do chính bản thân hộ sản xuất chưa biết sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, giá cả thị trường thay đổi theo hướng bất lợi cho người sản xuất, do thiên tai dịch bệnh, do những chính sách ưu đãi, trợ cấp của nhà nước đã thay đổi… Đã là những nguyên nhân làm cho nợ quá hạn của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đây là vấn đề mà chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn và các ngành các cấp có liên quan cần quan tâm. Tuy nợ quá hạn tăng liên tục qua các năm nhưng mức độ tăng không đáng kể và ở tỷ lệ này có thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là tương đối tốt (Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ < 3% thì được coi là đơn vị có chất lượng tín dụng tốt).Có đựoc kết quả như trên là do: - Ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh đã vận dụng một cách sáng tạo các quyết định, thể chế mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo điều hành việc cho vay, thu nợ cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Một bộ phận không thể không kể tới là các cán tín dụng bộ trực tiếp cho vay, thu nợ với bản chất cần cù sáng tạo trong lao động, với tinh thần trách nhiệm cao, với bề dày kinh nhiệm đã được đúc kết trong quá trình công tác cũng như trong học tập. Các cán bộ tín dụng đã theo sát từng món vay, đôn đốc thu nợ khi đến hạn mặc dù điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn như: Địa bàn công tác phân tán, rải rác, vùng sâu vùng xa, số lượng món vay nhiều nhưng số tiền mỗi món vay nhỏ. Khó khăn là thế nhưng các cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Như vậy công tác sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn trong những năm qua luôn được mở rộng về quy mô, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn đặc biệt là đối tượng hộ sản xuất với khối lượng tín dụng ngày càng lớn, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Điều này khẳng định rằng xhi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn đã góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Thực chất nợ quá hạn ở NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn được đánh giá và thể hiện qua các chỉ tiêu sau : 2.1.1.Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất Bảng : Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ quá hạn 137 100 282 100 391 100 NQH Ngắn hạn 30 21,9 31 10,9 45 11,5 NQH Trung-dài hạn 107 78,1 251 89,1 346 88,5 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004-2006, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Trong năm 2004 tổng dư nợ quá hạn là 137 triệu đồng nhưng sang năm 2005 đã tăng lên 282 triệu đồng, năm 2006 là 391 triệu đồng. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn có tăng nhưng tỷ lệ tăng rất ít điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với cho vay ngắn hạn đã được nâng lên, bên cạnh đó nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn lai có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do các khách hàng vay vốn trung và dài hạn chủ yếu là hộ sản xuất mà vốn vay chủ yếu nhăm thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp như : Cây, con giống, xây dựng chuồng trại, cải tạo ao hồ, mua máy móc nông nghiệp … mà không phải các dự án sản xuất này bao giờ cũng thành công, suôn sẻ mà thường gặp khó khăn, vướng mắc bởi cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan. 2.1.2 Nợ quá hạn cho vay đối với hộ sản xuất theo thời gian Cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian giúp cho ngân hàng tính toán được khả nang thất thoát vốn (nợ khó đòi) trên cơ sở lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời hỗ trợ công chỉ đạo tác điều hành trong ngân hàng. Bảng : Nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian Năm Dư nợ QH NQH đến 180 ngày NQH từ 181-360 ngày NQH trên 360 ngày 2004 137 129 5 3 2005 282 216 7 59 2006 391 372 14 5 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004-2006, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Theo qui định trích lập quỹ phòng tránh rủi ro: Tỷ lệ trích dự phòng nợ quá hạn 360 ngày chiếm tỷ lệ nhỏ, có thể coi đây là dấu hiệu đáng mừng bởi những khoản nợ này được xem như là những khoản nợ không có khả năng thu hồi, năm 2004 nợ quá hạn loại này chỉ là 3 triệu đồng nhưng đã tăng đột biến lên 59 triệu đồng vào năm 2005 nhưng sang năm 2006 đã giảm đi đáng kể chỉ còn 5 triệu đông điều này thể hiện sự nỗ lực cố găng của ngân hàng trong việc quản lý và thu hồi các khoản nợ khó đòi. Nợ quá hạn theo thời gian chiếm tỷ lệ cao nhất là loai nợ quá hạn < 180 ngày tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn tư 181 đến 360 ngày lại chiêm tỷ lệ thấp điều này chứng tỏ ngân hàng đã có các biện pháp thu hồi nợ khó đòi rất có hiệu quả, mặt khác cũng thể hiện sự cố gắng của người dân trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất. 2.1.3.Nợ quá hạn theo nguyên nhân - Về nguyên nhân khách quan: Tổn thất do thiên tai bất khả kháng chiếm tỷ trọng cao gần như 100% tổng số nợ quá hạn. do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường như thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh ở cây trồng, các loại dịch bệnh ở vật nuôi…mặt khác hộ sản xuất lại bị tác động bởi giá cả thị trường biến động, các chính sách của Nhà nước, địa phương… Tất cả những điêu này đều gây ảnh hưởng xấu và làm giảm thu nhập của hộ sản xuất và giảm khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. - Về nguyên nhân chủ quan: Đó là các nguyên nhân từ phía ngân hàng và hộ sản xuất. Nguyên nhân từ phía ngân hàng chủ yếu là do cán bộ tín dụng làm sai qui trình cho vay, có sự buông lỏng kiểm tra món vay, xử lý gia hạn nợ không kịp thời, định kỳ hạn nợ cho khách hàng không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh danh của khách hàng, việc phân tích nợ chưa được tiến hành thường xuyên, đúng quy cách nên phát sinh nợ quá hạn là tất yếu tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn do nguyên nhân này tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn là rất thấp. Một nguyên nhân khác đến từ phía khách hàng (hộ sản xuất) là việc sử dụng vốn kém hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích vay… dẫn đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng bị thất thoát đồng thơi bản thân hộ sản xuất bị giảm hoặc không có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. 2.2 Chất lượng tín dụng hộ sản xuất qua chỉ tiêu: Vòng quay vốn tín dụng ĐVT: Triệu đồng Năm Doanh số cho vay Doanh số thu Dư nợ Vòng quay VTD 2004 24.533 17.437 34.544 0,5 vòng 2005 31.380 23.583 46.511 0,51 vòng 2006 44.008 31.702 58.725 0,54 vòng Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004-2006, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Vòng quay tín dụng hộ sản xuất tương đối tốt, tăng đều qua các năm cho thấy khả năng thu hhồi nợ đến hạn tốt, vốn tín dụng đảm bảo có hiệu quả và như vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng tương đối tốt. III. Đánh Giá Về Chất Lượng Tín Dụng Hộ Sản Xuất Tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn. 1.Những kết quả đạt được. Qua phân tích ở trên chúng ta nhân thấy công tác cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn chủ yếu là cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất. Dư nợ hộ sản xuất chiếm tơi 94,4%/ tổng dư nợ. Số lượt hộ vay vốn luôn có xu hương tăng. Doanh số cho vay, dư nợ luôn tăng vơi tỷ lệ cao, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức cho phép, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng ccao và tương đối ổn định. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn từ khi có quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 làm cho nông thôn của huyện khởi sắc qua việc hỗ trợ vốn cho người dân đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và việc khoán doanh số cho vay, số hộ vay, tỷ lệ nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng đã đem lai hiệu quả cao Qua thời gian hoạt động của mình chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn không những đã giữ được những khách hàng truyền thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới tạo điều kiện cho việc tăng quy mô tín dụng, mở rộng phạm vi, đối tượng đầu tư Nông dân đã đạt được những thắng lợi lớn trong sản xuất khi được ngân hàng khi đầu tư cho vay đã bám sát vào chương trình kinh tế của địa phương, xem xét từng địa bàn để thấy được thế mạnh của từng xã, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán ở đó Nhớ có vốn của ngân hàng mà nông dân có điều kiện mở mang diện tích cây trồng, mua giống, phân bón, có điều kiện đầu tư áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhờ thế mà năng suất cây trồng vật nuôi được nâng cao từ đó làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Ngân hàng cũng tập trung vốn cho các hộ vay để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc cho nông dân vay vốn trồng rừng đã mở ra và thôi thúc nông dân làm kinh tế rừng, kinh tế trang trại, tạo đà cho phát triển toàn diện kinh tế nông thôn Đa dạng hoá các hình thức cho vay nhưng vẫn luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội nhất là hội phụ nữ, hội nông dân, khuyến nông giúp cho nguời dân biết sử dụng đồng vốn của ngân hàng có hiệu quả, đúng mục đích vay vốn Đạt được những kết quả như trên là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chức của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói chung và những cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng 2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 2.1 Những mặt còn tồn tại - Doanh số cho vay tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp do phần lớn hộ nông dân vẫn còn ở tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, đa số chưa quyen vơi nền kinh tế thị trường, vẫn còn tồn tại kiểu sản xuất tự cấp tự túc, trình độ hạch toán, trình độ hiểu biết về tín dụng ngan hàng còn hạn chế nên ngại tiếp cận với vốn vay ngân hàng, sợ làm ăn thua lỗ không trả được nợ - Nợ quá hạn tuy ở mức thấp nhưng vẫn liên tục tăng qua các năm do người dân làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn không hiệu quả, sai mục đích hoặc do dịch bệnh, thiên tai, mất mùa … thường xuyên xảy ra - Nông dân miền núi chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định mà họ làm ra. Điều này làm cho các hộ nông dân không dám mở rộng qui mô sản xuất mặc dù còn nhiều tiềm năng để phát triển - Do hộ nông dân không những thiếu vốn để sản xuất mà còn thiếu hiẻu biết về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý…trong khi năng lực của các cán bộ của ngân hàng chư thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Một bộ phận cán bộ làm nghiệp vụ cho vay vốn còn ít hiểu biết về nông nghiệp nông thôn, về cây con, kiến thức mùa vụ… nên việc xác định mưc vốn vay, định kỳ hạn nợ, tính hiệu quả kinh tế, mức sinh lời của dự án vay vốn còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu thực tế, việc kiểm tra trước và sau khi cho vay chưa thường xuyên nên hiệu quả vốn vay còn thấp. - Địa bàn hoạt đọng của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn rộng, dân cư rải rác, chủ yếu là nông dân làm ăn nhỏ, suất đầu tư thấp, thời hạn cho vay dài. Một cán bộ quản lý nhiều khách hàng nên có hiện tượng quá tải nhưng lại chưa có chính sách thoả đáng đảm bảo quyền lợi cho họ nhất là các cán bộ tín dụng phụ trách các xã vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể xã hội tuy đã có sự hợp tác nhưng sự phối kết hợp chưa thực sự chặt chẽ với nhau để quản lý, chuyển tải vốn và hướng dẫn các hộ sử dụng vốn vay nhằm mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. - Ngoài những kết quả đã đạt được thì những tồn tại trên đây cộng với khí hậu, thời tiết khắc nhiệt, thiên tai, dịch bệnh… đã gây cản trở tới việc mở rộng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng đến người sản xuất, hạn chế phát huy sử dụng vốn hiệu quả ở khu vưc kinh tế nông thôn. Vấn đề này đòi hỏi cần có một hệ thống chính sách điều chỉnh đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ và tốt hơn nữa giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể xã hội để đưa ra những cách thức giải quyết tốt nhất nhằm cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng. 2.2. Nguyên nhân của tồn tại. - Nguyên nhân khách quan: + Môi trường kinh doanh chưa ổn định: Nền kinh tế việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trường mới được một thời gian ngắn nhiều hộ nông dân không bắt kịp những thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô cũng như đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trường về chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm hàng hoá. Mặt khác sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém, mạng lưới cung cấp nguyên liệu dầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của các hộ sản xuất và vì thế các khoản cho vay của ngân hàng sẽ có rủi ro cao, khó thu hồi theo đúng hạn. + Tổn thất do thiên tai bất khả kháng như thời tiết không thuận lợi, sau bệnh ở cây trồng, các dịch bệnh ở vật nuôi làm ảnh ảnh hưởng xấu đến thu nhập của hộ sản xuất làm giảm khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. + Ngoài ra việc khách hàng kinh doanh thua lỗ cũng là nguyên nhân gay nên nợ quá hạn. Điều này xuất phát từ năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều hộ còn yếu kém, thiếu thông tin về thị trường nhất là thông tin về giá cả hàng hóa. Tình trạng ép giá lúc nông sản thu hoạch vẫn thường xuyên xảy ra làm giảm thu nhập của người lao động. Nhiều hộ do không tính toán được nhu cầu thị trường nên đầu tư lớn cho sản xuất nhưng đến khi bán sản phẩm lại vượt quá nhu cầu thị trường nên dãn đến thua lỗ, không trả được nợ ngân hàng. Đây là một nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nhiều trường hợp do việc xác định kỳ hạn nợ không hợp lý nên dù chưa có sản phẩm để bán mà khách hàng đã đến hạn phải trả lãi do đó khách hàng phải dùng vốn lưu động hay đi vay nóng với lãi xuất cao để trả nợ cho ngân hàng. Kết quả là gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và có thể dẫn đén thua lỗ. + Khách hàng dùng sai mục đích số tiền vay hay còn gọi là “rủi ro đạo đức”. Do tâm lý muốn giàu nhanh chóng nên một số khách hàng đã dùng tiền vay ngân hàng để kiếm lợi bất hợp pháp như đánh đề, cờ bạc, chơi họ, hay buôn lậu … Do số lượng khách hàng quá đông mà số lượng cán bộ tín dụng lại quá nhỏ dẫn dến việc kiểm tra sau khi cho vay lơi lỏng, không kỹ càng tạo điều kiện cho khách hàng có những hành vi sử dụng vốn sai mục đích ban đầu khi đi vay. + Một nguyên nhân khchs quan khác là hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn trong lĩnh vực nông nghiệp với khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp với qui mô nhỏ, sản xuất manh mún, hoạt động sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ quản lý không có hay yếu kém, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn nhiều hạn chế… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng không tốt tới kết quả sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, làm giảm khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân chủ quan : + Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nông nghiệp, các món vay nhỏ lẻ, số lượng các món vay lớn mà chi phí cho vay nhiều gồm chi phí tìm kiếm và quản lý các khoản vay, chi phí điều tra tín dụng, lưu trữ bảo quản hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và chi phí thu nợ. Bởi vậychi phí cho từng món vay cao, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. + Do phương thức cho vay còn nghèo nàn, chủ yếu là cho vay theo món, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có áp dụng song còn rất ít. Bên cạnh đó, hình thức cho vay thực tế áp dụng tai ngân hàng cũng rất hạn chế, chủ yếu là hình thức bán lẻ, cho vay trực tiếp. Hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn đã được quan tâm phát triển xong dư nợ cho vay theo hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay hộ, cá thể của ngân hàng (chiếm khoảng trên 25%) + Việc áp dụng các hình thức cho vay qua tổ vay vốn khó phổ biến do các tổ trưởng có trình độ không cao nên dẫn đến hay làm sai qui chế mặc dù ngân hàng tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn họ tốn kém nhiều chi phí. + Đã có sự quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng dẫn đến cán bộ tín dụng nhiều khi đã kiểm tra hồ sơ thiếu chặt chẽ, sơ sài, thiếu kiểm tra thực tế nhưng có lúc lại quá thận trọng dẫn đến mất nhiều cơ hội kinh doanh có lợi cho ngân hàng. Mặt khác cơ chế giải ngân. Thu nợ trực tiếp cũng là nguyên nhân gây quá tải đối với cán bộ tín dụng. + Công tác kiểm tra kiểm sát chưa phát huy hết vai trò, chưa thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc cả về nội dung và phương pháp. + Trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của kinh doanh ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi sử dụng kinh nghiệm truyền thông hơn là dựa trên những kỹ thuật phân tích tài chính và thẩm định dự án cho vay để có cơ sở đư ra quyết định cho vay chính xác, đúng đắn. + Do cán bộ tín dụng thực hiện quy trình, nghiệp vụ cho vay còn có nhiều sai sót, điều tra ban đầu chưa sát với thực tế dẫn đến cho vay không đúng nhu cầu, định kỳ hạn nợ tuỳ tiện gây khó khăn cho sản xuất hoặc trả nợ ngân hàng của khách hàng, sự hiểu biết về kiến thức và kỹ thuật canh tác nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Tóm lại: Chất lượng tín dụng là kết quả tổng hoà của nhiều nhân tố trong đó nợ quá hạn là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy vẫn còn một số tồn tại nhưng NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, vẫn đứng vững và khẳng định vai trò to lớn của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là nâng cao đời sống của các hộ dân, góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy vậy những vấn đề còn tồn tại vẫn cần được xem xét nghiêm túc để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN VĂN BÀN I. Định Hướng Về Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Đến Năm 2010. - Thứ nhất: Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương,chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư,dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng,từng xã để thực hiện đầu tư có trọng tâm, có trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu tốc đọ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm từ 22-25%, tốc độ tăng trưởng dư nợ từ 20 – 22% trong đó dư nợ hộ sản xuất tăng từ 22 – 25%, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn từ 50-60%. - Thứ hai: Gắn tín dung với đầu tư phát triển nông thôn qua quá trình liên kết các thành phần kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là: + Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, mua giống lúa mới có năng xuất và chất lượng cao, xây dựng các công trình thuỷ lợi nội đồng, mua phân bón, hoá chất, thiết bị công tác. + Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. + Nghiên cứu đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, đất đai. - Thứ ba: Giảm thấp nợ quá hạn theo phương châm “ an toàn để phát triển, phát triển phải an toàn ”. Mục tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm là dưới 0,5%. II. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn Với mục đích góp thêm một số hiểu biết về đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nối chung và NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn nói riêng. Trong phần này tôi xin đề cập và đua ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và tăng cường bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Văn Bàn trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta. Hoàn thiện chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng vô cùng quan trọng trong thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng quy định mục tiêu hành vi ứng sử của ngân hàng trên thị trường, quy định các công cụ sử dụng khi thực hiện hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm chiến luợc kinh doanh của ngân hàng: Mục tiêu, nguyên tắc, quy trình thể lệ, chế độ. Kết quả cuối cùng của việc hoạch định chính sách lả phát triển một chiến lược để sử dụng các nguồn lực của ngân hàng trong phạm vi môi trường hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu trong kinh doanh. Chiến lược kinh doanh cần phải thực sự có sức sống, phải thể hiện tính khả thi, khoa học, sát với thực tế. Chính vì vậy việc mở rộng đối tượng cho vay đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần chú ý đến một số vấn đề sau: + Một là: Phải căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của từng vùng, từng khu vực để từ đó xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Đây chính là chủ thể kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đề ra + Hai là: Phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng để có kế hoạch tiếp cận thị trường và khách hàng một cách thích hợp nhằm tăng cường mở rộng tín dụng hơn nữa. Đối với khách hàng đến giao dịch lần đầu ngân hàng phải có những thông tin cụ thể, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của họ để tránh tình trạng lựa chọn sai lầm do thông tin thiếu chính xác. Ngoài những hồ sơ cần thiết mà khách hàng mang đến ngân hàng thì ngân hàng cần phài tìm hiểu kỹ hơn từ những thông tin bên ngoài. Các quan hệ với khách hàng có thể vừa giúp ch ngân hàng huy động vốn từ họ vừa giảm được các chi phí tìm hiểu, đánh giá khách hàng. Đây cũng là một cách tốt để thu nhập thông tin đầy đủ, tin cậy và là cơ sở để ngân hàng tiết kiêm chi phí cho việc thẩm định, giám sát khách hàng, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức lãi suất phù hợp hơn nhờ đó mà ngân hàng vừa mở rộng lại vừa nâng cao được chất lượng tín dụng. Các chính sách cho vay cụ thể: 1.1. Đẩy mạnh cho vay hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31865.doc
Tài liệu liên quan