Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM 4

1.1.2.1. Tạo lập vốn (Nghiệp vụ Nợ) 4

1.1.2.2. Sử dụng vốn (Nghiệp vụ có) 5

1.1.2.3.Nghiệp vụ trung gian. 6

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 7

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng ngân hàng 7

1.2.1.1. Khái niệm 7

1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 8

1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 8

1.2.2.1. Theo thời gian 8

1.2.2.2. Theo hình thức tài trợ 9

1.2.2.3.Theo tài sản đảm bảo 10

1.2.2.4. Theo mức độ an toàn 11

1.2.2.5. Phân loại khác 11

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 11

1.2.3.1. Đối với khách hàng 11

1.2.3.2. Đối với ngân hàng 12

1.2.3.3. Đối với nền kinh tế 12

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 14

1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng 14

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 14

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM 25

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM. 25

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 25

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 26

2.1.3. Tình hình về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hà nam trong 3 năm qua 2007 đến năm 2009. 28

2.1.3.1. Tình hình về huy động vốn. 28

2.1.3.2. Tình hình về sử dụng vốn. 30

2.1.4.Kết quả tài chính 34

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM CÁC NĂM GẦN ĐÂY 35

2.2.1.Tình hình cho vay 35

2.2.2. Tình hình thu nợ: 37

2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 37

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM 42

2.3.1. Những mặt đã đạt được 42

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân 44

2.3.2.1.Những mặt còn tồn tại 44

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 45

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM 49

3.1. Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Hà nam năm 2010 49

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TỈNH HÀ NAM 50

3.3. KIẾN NGHỊ 56

3.3.1. Đối với chính phủ 57

3.3.2. Đối với địa phương tỉnh Hà Nam 57

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 58

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 58

3.3.5. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng quy định do đó dễ gây nên tranh chấp, mất vốn không đáng có làm giảm chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng còn được thể hiện ở mô hình tổ chức sao cho phù hợp với khả năng chuyên môn của mỗi người. • Quy trình tín dụng: Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào việc có thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị. Do đó để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh và nâng cao hiệu quả tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quy trình cho vay vốn. • Kiểm soát nội bộ : Là việc theo dõi, giám sát các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng để có những thông tin thường xuyên về tình hình tín dụng, qua đó phát hiện các vi phạm pháp luật, quy chế, thể lệ, chính sách, nguyên tắc cho vay và có biện pháp khắc phục kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các sai sót phát sinh trong quá trình thức hiện một khoản tín dụng. Kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, chính sách, đúng pháp luật đồng thời nắm bắt được những lệch lạc góp phần bảo đảm chất lượng của khoản tín dụng. • Nhân tố thuộc khách hàng. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực của khách hàng có hạn thì thì không dự đoán đúng những biến động của nhu cầu thị trường, không có kinh nghiệm quản lý … thì phương án SXKD không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến gục ngã trong cạnh tranh làm mất khả năng trả nợ ngân hàng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Tóm lại, tuỳ từng điều kiện mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng tín dụng. Song chúng ta cần phải nắm bắt được những yếu tố tác động chủ yếu để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín của ngân hàng mình giúp cho ngân hàng có thể đứng vững trong cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh hà nam 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Hà Nam là một tỉnh mới tái thành lập (năm 1997) theo quyết định của Thủ tướng chỉnh phủ, nằm phía đông nam Hà Nội một tỉnh nhỏ về diện tích 851,7 km2, dân số 817.557 người, có 6 đơn vị hành chính gồm: 5 huyện và một thị xã có hệ thống chính trị ổn định, nhân dân cần cù lao động, hệ thống giao thông khá thuận tiện như quốc lộ 1A, 21, đường sắt Bắc Nam chạy qua, hệ thống sông ngòi nhiều như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ... Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thuần nông, sản xuất nhỏ thủ công chủ yếu là nông sản chế biến thô nên khả năng cạnh tranh thấp. Công nghiệp chủ yếu là khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói....với sản lượng lớn cung cấp cho khu vực phía Bắc cũng như cả nước. Hà nam còn là một tỉnh thuộc vùng bán sơn địa nên rất phù hợp cho việc phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến bố trí cơ cấu và quy mô sản xuất. Có nhiều làng nghề truyền thống nhưng qui mô nhỏ như: nghề mộc (Kim Bảng), bánh đa, dâu tằm ( Lý nhân), sừng mỹ nghệ (Bình lục), mây giang đan, bọc trống (Duy Tiên), nghề thêu (Thanh liêm). Trong thời gian qua tỉnh Hà Nam đã giành 110 ha xây dựng khu công nghiệp Đồng văn, 200 ha khu công nghiệp Châu Sơn, 150 ha khu công nghiệp Hoàng Đông và các khu khác như khu công nghiệp Thanh Châu, khu công nghiệp Kim Bảng... Các khu công nghiệp trên tiếp tục kêu gọi đầu tư. Nếu các khu công nghiệp này đi vào hoạt động sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, mang lại nguồn thu ngân sách hàng năm cho tỉnh vài trăm tỷ đồng. Dựa vào những điều kiện thuận lợi và những tiềm năng của địa bàn, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã và đang tìm mọi biện pháp nhằm thực hiện các chức năng của mình: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, tạo ra tiền tệ trong hệ thống ngân hàng. Với mục tiêu hoạt động kinh doanh "Tăng trưởng - An toàn - Hiệu quả" thể hiện trên mọi lĩnh vực, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, thực thi chính sách tiền tệ và hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào ngày 26/03/1997 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở tại số 52, đường Trần Phú, thị xã Phủ lý tỉnh Hà Nam NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam có 358 cán bộ công nhân viên chức. Về cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành như sau: Chi nhánh loại 1: Tại Hội sở chính gồm 7 phòng chức năng và các phòng giao dịch trực thuộc gồm phòng giao dịch số 1 và phòng giao dịch số 2 theo mô hình vừa chỉ đạo điều hành vừa trực tiếp hoạt động kinh doanh. Chi nhánh ngân hàng cấp 2 loại 5 có 1 CN là CN Biên Hoà trực thuộc Hội sở NHNo&PTNT tỉnh. Về cơ cấu tổ chức: gồm 2 tổ Tín dụng và Kế toán. Chi nhánh loại 3: Gồm 12 chi nhánh 1. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Duy Tiên 2. Chi nhánh NHNo&PTNT Đồng Văn 3. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lý Nhân 4. Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Cầu 5. Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Chanh 6. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kim Bảng 7. Chi nhánh NHNo&PTNT Nhật Tân 8. Chi nhánh NHNo&PTNT Tân Sơn 9. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Lục + Phòng Giao dịch Tiêu Động 10. Chi nhánh NHNo&PTNT Ngọc Lũ 11. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Liêm 12. Chi nhánh NHNo&PTNT Non 13. Chi nhánh NHNo&PTNT Phố Cà Cụ thể cơ cấu Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam được sắp xếp theo sơ đồ sau: CN HuyệnBình Lục CN Biên Hòa Hội sở CN Huyện Duy Tiên CN Huyện Thanh Liêm CN Huyện Kim Bảng Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Thẩm định Phòng nguồn vốn - KH tổng hợp Ban Giám Đốc Phòng tín dụng Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Nam CN Huyện Lý Nhân Phòng KT – Kiểm toán nội bộ Phòng hành chính - Nhân sự 2.1.3. Tình hình về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hà nam trong 3 năm qua 2007 đến năm 2009. 2.1.3.1. Tình hình về huy động vốn. Mở rộng tín dụng là nhiệm vụ trước mắt và cũng là nhiệm vụ có tính chất chiến lược của NHNo&PTNT chiến lược. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên NHNo&PTNT Hà Nam xác định được tầm quan trọng của công tác huy động nguồn vốn. Với chính sách linh hoạt trong việc áp dụng lãi suất cho từng giai đoạn phù hợp và tương xứng với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, cải tiến phương pháp, phong cách phục vụ, chú trọng việc huy động vốn trong dân cư và hết sức tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi từ bên ngoài thông qua các hoạt động. Hoạt động huy động vốn nhất là huy động vốn tại chỗ từ các tầng lớp dân cư, kết quả huy động vốn được thể hiện như sau: Biểu 01: Cơ cấu nguồn vốn các năm 2007 - 2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng cộng : 648.695 100 555.379 100 794.096 100 1. Tiền gửi kho bạc 176.480 27,02 145.510 26,02 209.362 26,36 2. Tiền gửi các TCKT 65.316 10,07 59.348 10,69 101.490 12,78 3. Tiền gửi TK<12 T 97.159 14,98 114.340 20,59 159.792 20,12 4. T. gửi TK > = 12 T 141.962 21,89 157.220 28,3 249.863 31,48 5. Kỳ phiếu 15.466 23,48 11.317 2,04 18.599 2,34 6. Tiền gửi TCTD 152.312 23,48 67.644 12,18 54.990 6,92 (Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết hoạt động KD từ năm 2007-2009 của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam) Biểu trên cho ta thấy qua các năm từ 2007-2009, tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đều tăng, năm sau đạt cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 2009 so với năm 2008 tăng 42,98%, tăng so với năm 2007 là 22,41%, trong đó tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên năm 2007 chiếm một tỷ trọng tương đối lớn 21,89%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 28,30%, Năm 2009 chiếm tỷ trọng 31,48%. Năm 2008 nguồn vốn huy động có giảm 93.316 triệu đồng năm 2007 do nguồn tiền gửi kho bạc, nguồn tiền gửi các TCTD và nguồn tiền gửi các TCKT giảm 121.606 triệu đồng. Còn nguồn tiền gửi huy động từ dân cư vẫn tăng và tăng 28.290 triệu đồng, nếu xét loại nguồn vốn này thì năm 2008 nguồn huy động vẫn tăng. Cũng qua đó ta thấy được tiềm năng huy động vốn từ dân cư của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam rất lớn đồng thời cũng chứng tỏ uy tín của ngân hàng NHNo&PTNT Hà Nam trên địa bàn này càng được nâng lên. Để đạt được kết quả như trên NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã thực hiện mở rộng màng lưới, giao khoán huy động vốn đến từng cán bộ công nhân viên kể cả cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác huy động nguồn vốn tại địa phương là chủ yếu nên NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã tìm mọi biện pháp huy động vốn tại địa phương, dùng nguồn huy động tại địa phương để cho vay các thành phần kinh tế và hộ sản xuất đồng thời cũng tận dụng hết nguồn vốn uỷ thác đầu tư. Kết quả của hoạt động huy động vốn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam mà còn mang lại thu nhập đáng kể trong tổng thu nhập của ngân NHNo&PTNT Hà Nam. 2.1.3.2. Tình hình về sử dụng vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, với phương châm: “Giữ vững thị phần nông nghiệp nông thôn là thị phần chủ yếu vừa cơ bản vừa lâu dài, từng bước mở rộng thị phần ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh” hoạt động tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt thể hiện qua biểu số liệu sau: Biểu 02: Cơ cấu dư nợ qua các năm 2007 - 2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Dư nợ phân theo TPKT 658.472 100 722.324 100 793.921 100 - DNNN 125.490 19,06 136.400 18,88 93.711 11,8 - DN ngoài quốc doanh 52.304 7,94 75.905 10,51 105.201 13,25 - Hộ gia đình cá thể 480.678 73 510.019 70,61 595.009 74,95 2. Dư nợ phân theo loại cho vay 658.472 100 722.324 100 793.921 100 - Ngắn hạn 406.792 61,78 444.198 61,5 460.581 58 - Trung hạn 251.680 38,22 278.126 38,5 333.340 42 3. Dư nợ phân theo hình thức Đ. tư 658.472 100 722.324 100 793.921 100 - Trực tiếp 470.607 71.47 517.184 71,6 569.105 71,68 - Qua tổ nhóm 187.865 28.53 205.140 28,4 224.816 28,32 4. Dư nợ phân theo ngành kinh tế 658.472 100 722.324 100 793.921 100 -Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 298.551 45,34 259.376 49,75 464.715 58,53 - Ngành công nghiệp,TCN 122.212 18,56 140.112 19,40 172.239 21,69 - Ngành thương nghiệp dịch vụ 134.548 20,43 106.615 14,76 109.986 13,86 - Ngành khác 103.161 15,67 116.221 16,09 46.980 5,92 (Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết hoạt động KD từ năm 2007-2009 của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam) Quyết định 67 của thủ tướng Chính phủ đã hướng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cho vay đến 10 triệu đồng không phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã cùng với các tổ chức chính trị như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh thành lập được tổ vay vốn ngân hàng nông nghiệp. Số liệu biểu trên cho thấy dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn: 224.816 triệu đồng góp phần giảm bớt được quá tải trong công việc của cán bộ tín dụng vì vậy dư nợ cho vay ngày càng tăng. Cùng với việc áp dụng nhiều hình thức chuyển tải vốn đến các thành phần kinh tế trong các năm (2007-2009) NHNo&PTNT Hà Nam đã chú trọng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bình quân dư nợ trong các năm đạt 724.260 triệu đồng, dư nợ qua các năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 tăng 71.597 triệu, bằng 9,91%, so với năm 2007 tăng 135.449 triệu đồng, bằng 20,57%. Bình quân các năm 2007 - 2009 tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 17,15%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất là 72,29%. Trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì việc đầu tư tập trung vào ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn là chủ yếu, bình quân các năm đạt 370.504 triệu đồng bằng 50,84 % tổng dư nợ với 140 nghìn lượt hộ được vay. Riêng năm 2009 đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 464.715 triệu đồng, bằng 58,53% tổng dư nợ. Trong hoạt động tín dụng của mình NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã thực hiện đầu tư vào tất cả các ngành nghề. Tuy tỷ trọng và mức độ đầu tư chưa tạo ra sự cân đối trong phát triển nông nghiệp, song bước đầu tạo sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong lĩnh vực ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dư nợ bình quân các năm là 143.668 triệu đồng bằng 18,76% tổng dư nợ. Bên cạnh việc đầu cho các ngành trên, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam còn đầu tư cho ngành thương nghiệp dịch vụ và đạt bình quân 114.441 triệu đồng bằng 15,95% tổng dư nợ. Từ kết quả hoạt động tín dụng những năm qua cũng như các thành phần kinh tế khác, hộ sản xuất được đáp ứng vốn tín dụng trên cả 2 kênh: ngắn hạn và trung dài hạn. Bình quân trong các năm 2007-2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đầu tư qua kênh ngắn hạn là 438.942 triệu đồng, bằng 60,69% tổng dư nợ, đầu tư trung đạt 285.318 triệu đồng, bằng 39,31% tổng dư nợ. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác Thu về dịch vụ thanh toán chuyển tiền và dịch vụ bảo lãnh, toàn ngân hàng có rất nhiều tài khoản của các thành phần kinh tế và cá nhân có quan hệ giao dịch thanh toán và hàng vài chục ngàn người giao dịch thanh toán bằng chứng minh nhân dân. Dịch vụ này đã làm tăng thu nhập ngoài hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong các năm là 2.831 triệu đồng thể hiện như trong năm 2007, thu dịch vụ 513 triệu đồng, năm 2008 thu dịch vụ 775 triệu đồng năm 2009 thu dịch vụ lên tới 1.543 triệu đồng. Điều này chứng tỏ chất lượng và số lượng của công tác dịch vụ thanh toán của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ngày càng được nâng lên. Chi nhỏnh đó tổ chức kớ kết hợp đồng làm ngõn hàng đầu mối thanh toỏn cho trung tõm chuyển tiền bưu điện - tổng cụng ty bưu chớnh viễn thụng, hợp đồng được bắt đầu được triển khai, khụng chỉ gúp phần tăng nguồn vốn, thu dịch vụ cho chi nhỏnh mà cũn đem lại hiệu quả cho cỏc chi nhỏnh toàn hệ thống Thu từ hoạt động kinh doanh khác như thu từ kinh doanh ngoại tệ ngày càng tăng cụ thể như trong năm 2007 thu 56 triệu đồng; năm 2008 thu 179 triệu đồng tăng 117 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1.006 triệu đồng tăng 827 triệu đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng dịch vụ xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển, số lượng tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng tăng do vậy lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng nhiều. Do đặc điểm hoạt động ngân hàng trên địa bàn nông thôn, người dân chưa quen với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nên phần lớn thu chi tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đều dùng tiền mặt. Doanh số thu chi hàng năm lên tới hàng nghìn ngàn tỷ đồng năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 doanh số thu tiền mặt là 3.339.117 triệu đồng tăng 79,67% so với năm 2008 và 63,27% so với năm 2007. Tổng chi tiền mặt cũng tăng rất nhiều năm 2009 là 3.340.424 triệu đồng tăng so với 2008 tăng 25,47% và so với 2007 tăng 63,87% Trong công tác ngân quỹ, với ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn số khách hàng giao dịch với những món tiền có giá trị lớn rất ít, số món nhỏ lẻ nhiều trong khi đó số lượng cán bộ kiểm ngân ít để có doanh số thu chi hàng năm như trên cán bộ kiểm ngân không những phải tăng cường độ lao động mà còn phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức của người cán bộ kiểm ngân. Dịch vụ phỏt hành thẻ và mỏy ATM: Năm 2005 là năm đầu tiờn chi nhỏnh cú triển khai mỏy ATM, hiện nay chi nhỏnh đó cú 8 mỏy, đó phỏt hành 8.043 thẻ với số dư hơn 7 tỷ đồng. 2.1.4.Kết quả tài chính * Tổng thu, chi qua các năm 2007-2008-2009 Năm 2007: Tổng thu trên cân đối: 58.696 triệu đồng. Tổng chi trên cân đối: 47.766 triệu đồng Năm 2008: Tổng thu trên cân đối là: 73.436 triệu đồng, tăng 14.740 triệu đồng, tăng 25,11 % so với năm 2007,. Tổng chi trên cân đối là : 58.130 triệu đồng, tăng 10.364 triệu đồng, tăng 21.69% so với năm 2007. Năm 2009: Tổng thu trên cân đối là: 103.201 triệu đồng, tăng 29.765 triệu đồng, tăng 40,53 % so với năm 2008. Tổng chi trên cân đối là: 88.567 triệu đồng, tăng 30.437 triệu đồng, tăng 52,36% so với năm 2008. (Năm 2009 phí sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên được hạch toán nội bảng do vậy thu nhập và chi phí đều tăng nhiều so với năm 2008) Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đạt được với tốc độ tăng trưởng bền vững về nguồn vốn và dư nợ năm sau so với năm trước. Có nhiều hình thức huy động vốn với các mức lãi xuất linh hoạt phù hợp với thực tế tại địa phương. Thị trường, thị phần tín dụng ngày càng được mở rộng, nhiều khách hàng đã có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NHNo&PTNT. Chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo và từng bước nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn duy trì dưới mức 1%, thấp hơn mức bình quân toàn hệ thống đúng theo định hướng NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đề ra. Dịch vụ sản phẩm mới được phát triển, đã thực hiện mua bán, kinh doanh ngoại tệ với các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, thu dịch vụ cao hơn năm trước. Quản trị điều hành tốt, sát với tình hình, phù hợp với thực tế, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành được nâng cao; công tác thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam có bước phát triển tốt. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm gần đây 2.2.1.Tình hình cho vay Biểu 03: Doanh số cho vay các năm 2007 - 2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 695.851 100 780.546 100 966.908 100 1. Doanh nghiệp Nhà nước 86.077 12,37 115.167 14,75 78.979 8,17 2. Công ty TNHH,CTTN, HTX 85.589 12,37 103.727 14,75 147.840 15,29 3. Hộ gia đình, cá thể 524.185 75,33 561.652 71,96 740.089 76,54 + Cho vay qua tổ nhóm 207.577 29,83 226.358 29 383.510 39,66 (Nguồn: Theo báo cáo cho vay thu nợ năm 2007-2008-2009 của NHNo&PTNT Hà Nam ) Biểu 03 cho thấy hoạt động cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam bước tăng trưởng rõ rệt, doanh số cho vay hàng năm tăng hàng trăm tỷ đồng, năm 2008 tăng so với 2007: 84.695 triệu đồng bằng 12,17%. Năm 2009 thực hiện văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam: Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ, hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho vay năm 2009 tăng 186.362 triệu đồng bằng 23,87% so với năm 2008 Cũng nhìn vào biểu doanh số cho vay trên cho thấy đầu tư tín dụng hộ gia đình và cá thể của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chiếm tỷ trọng rất lớn theo đúng phương hướng mở rộng thị phần tín dụng mà NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đề ra trong các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, năm 2007 chiếm 75,33% trong tổng doanh số cho vay, Năm 2008 chiếm 71,96%, năm 2009 chiếm 76,54%. Cũng từ số liệu của biểu 03 ta thấy được rõ kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam và các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong việc truyền tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn thông qua hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn. Bằng hình thức cho vay này đã giảm được sự quá tải của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định, đôn đốc nợ đồng thời cũng tạo điều kiện thuận tiện cho hộ gia đình cần vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay thông qua tổ vay vốn năm sau cao hơn năm trước về cả doanh số và tỷ trọng so với tổng doanh số cho vay: Năm 2007 chiếm 29,831% so với tổng doanh số cho vay Năm 2008 chiếm 29% so với tổng doanh số cho vay Năm 2009 chiếm 39,66% so với doanh số cho vay Tỷ trọng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 chiếm 12,3%, năm 2008 chiếm 13,29%, năm 2009 chiếm 15,29% . Tỉ trọng đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế quốc doanh năm 2007 chiếm 12,37%; năm 2008 chiếm 14,75%; năm 2009 chiếm 8,17%, dự kiến năm 2010 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cho vay đồng tài trợ dây truyền 2 Nhà máy xi măng Bút Sơn thì doanh số cho vay khối kinh tế quốc doanh tăng. 2.2.2. Tình hình thu nợ: Biểu 04: Doanh số thu nợ từ năm 2007 - 2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 433.573 100 716.694 100 895.311 100 1.Doanh nghiệp Nhà nước 75.102 17,32 104.257 14,55 121.668 13,59 2. Công ty TNHH, CP, HTX 45.872 10,58 80.126 11,18 148.544 13,24 3. Hộ gia đình, cá thể 312.599 72,0 532.311 74,27 655.099 73,17 (Nguồn: Theo báo cáo cho vay thu nợ năm 2007-2008-2009 của NHNo&PTNT Hà Nam ) 2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Biểu 05 : Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % +/- 2008/2007 Số tiền % +/- 2009/2008 Số tiền % % Nợ quá hạn 2.466 100 4.683 100 2.217 89,9 3.160 100 -1.523 - 32,5 DNNN 0 0 0 CT TNHH, CP, HTX 0 238 5,08 238 100 38 1,2 -200 - 84 Hộ gia đình,Cá thể 2.466 100 4.445 94,92 1.979 38 3.122 98,8 - 1.323 -29,76 %NQH/Tổng dư nợ 0,37 0,65 0,28 0,4 - 0,25 (Nguồn: Báo cáo NQH phân theo thành phần kinh tế quí IV năm 2007,2008,2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Nhìn biểu 05 ta thấy trong các năm 2007-2009 tỷ lệ nợ quá hạn ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam tăng từ 0,37 năm 2007 lên 0,65 năm 2008. Đến năm 2009 lại giảm xuống 0,4%. Nợ quá hạn khối kinh tế quốc doanh chưa phát sinh trên cân đối. Nợ quá hạn khối kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 không có nhưng đến năm 2008 có 238 triệu đồng nhưng đến năm 2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã có biện pháp thu nợ nên đến cuối năm 2009 còn 38 triệu đồng giảm 84% so với năm 2008. Nợ quá hạn cho vay hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn tỉ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2008 tăng 1.979 triệu đồng so với năm 2007 bằng 38%; Năm 2009 nợ quá hạn cho vay hộ gia đình giảm 1.323 triệu đồng và giảm 29,96% so với năm 2008. Nếu đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam tỉ lệ dưới 1% là tốt nhưng chưa khách quan. Để có cách nhìn nhận khách quan về chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong phạm vi chuyên đề này em sẽ phân tích một số chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng như: Phân tích nợ quá hạn theo loại cho vay; Phân tích cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời gian hay theo nhóm nợ xấu, Phân tích tình hình chuyển nợ quá hạn, thu nợ quá hạn. Phân tích tình hình trích lập dự phòng và thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Ngoài ra trong chuyên đề này em cũng sẽ phân tích chất lượng tín dụng thông qua loại cho vay trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Biểu 06: Dư nợ quá hạn phân loại theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam trong các năm 2007-2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % 2008/2007 Số tiền % 2009/2008 +/- Số tiền +/-% +/- Số tiền +/-% Tổng dư nợ quá hạn 2.466 100 4.683 100 2.217 89,9 3.160 100 -1.523 -32,5 Nợ quá hạn Ngắn hạn 1.507 61,11 3.056 65,26 1.549 102,78 2.085 66 -971 -31,77 Nợ quá hạn Trung hạn 959 38,89 1.627 34,74 668 69,65 1.075 34 -552 -33,92 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo cho vay phân tích nợ quá hạn quý IV năm 2007-2008- 2009 NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Số liệu biểu 06 cho thấy nợ quá hạn theo thời gian đầu tư vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam thì nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn so với năm 2007 tăng 1.549 triệu và tăng 102,78%; Năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 971 triệu đồng và giảm 31,77% so với năm 2008. Nợ quá hạn trung hạn năm 2008 tăng 668 triệu so với năm 2007 và tăng 69,65%; Nợ quá hạn trung hạn năm 2009 giảm 522 triệu đồng so với năm 2008 và giảm 33,92%. Là do dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung hạn nên tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lớn tỉ lệ nợ quá hạn trung hạn. Nợ quá hạn theo nguyên nhân thì 100% nợ quá hạn trong năm 2007, 2008 và năm 2009 là do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh hoặc do khách hàng làm ăn thua lỗ... Biểu 07: Tình hình thu nợ quá hạn– Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi do tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam các năm 2007-2008-2009 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền %+/- 08/07 Số tiền %+/- 09/08 D/S Chuyển NQH 10.979 20.552 87,19 25.700 25,08 D/S Thu NQH 11.125 18.335 64,81 27.229 48,51 Trích DP rủi ro 3.233 2.296 - 28,98 3.731 62,5 Số NQH được XLRR 4.059 2.117 -47,84 4.697 121,87 Số nợ RR đã thu 2.672 2.004 - 25 2.289 14,22 (Nguồn : Báo cáo thu NQH 2007,2008, 2009 và Báo cáo thu nhập Chi phí 2007-,2008- 2009 ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam ) Nhìn vào biểu 07 ta thấy NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã trú trọng quan tâm đến chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25832.doc
Tài liệu liên quan