Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quận Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỰC HÌNH THỰC TÍN DỤNG

1. Khái niệm về tín dụng

2. Tín dụng Ngân hàng

3. Các hình thức tín dụng ngân hàng.

4. Phân loại tín dụng

II. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1. Tín dụng trung –dài hạn

2. Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn

3. Các vấn đề cơ bản của tín dụng trung và dài hạn

4. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn

III. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Chất lượng tín dụng trung & dài hạn

2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung & dài hạn

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung – dài hạn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM (NHNo&PTNT)

1. Lịch sử ra đời cuả NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm:

2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm và của các phòng

3. Cơ cấu tổ chức

4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM:

1. Tình hình sử dụng vốn

2. Tình hình nợ quá hạn

3. Cơ cấu dư nợ tín dụng trung – dài hạn

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM

1. Những kết quả đạt được

2. Những tồn tại và nguyên nhân

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM

1. Môi trường hoạt động tại chi nhánh

2. Đinh hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN

1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn

2. Phát huy vai trò tư vấn của Ngân hàng với chủ đầu tư

3. Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn

4. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng

5. Chuyên môn hoá cho các cán bộ tín dụng

6. Khai thác nguồn vốn lớn, chi phí thấp và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam.

2. Đối với Nhà nước

3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNTVN

PHẦN KẾT LUẬN

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quận Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a người sử dụng vốn vay. Đồng thời chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế của Đảng, Nhà nước và cần được dựa trên những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định. Đối với các ngân hàng thương mại một chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo công bằng xã hội. * Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã góp cho ngân hàng cập nhật được thông tin nhanh chống, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toánh được thuận tiện nhanh chóng và chính xác. 3.4. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vay vốn của ngân hàng khi đến hạn. Năng lực của khách hàng được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đòi hỏi của tín dụng trung – dài hạn. Điều kiện tín dụng được đưa ra nhằm tiêu chuẩn hoá khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn đồng thời đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở các mặt sau: +Năng lực thị trường của doanh nghiệp Năng lực thị trường của doanh nghiệp được lượng hoá theo các mặt: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm như thế nào? Có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không? Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường? Quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển của doanh nghiệp? Hệ thống tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bạn hàng, với các đối tác? Nghiên cứu năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp cũng như định hướng đầu tư của doanh nghiệp nhằm kiểm tra sự phù hợp của dự án hoạt động với khả năng của doanh nghiệp. + Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định, biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các nhu cầu đầu tư trước đây. Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô, sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô đó với thị trường, cơ cấu và khả năng làm chủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. + Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở số vốn tự có của doanh nghiệp và tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng trung – dài hạn còn đòi hỏi doanh nghiệp có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Vì vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao thì càng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. + Năng lực quản lý doanh nghiệp Việc xem xét khả năng thích nghi của bộ máy quản lý doanh nghiệp vói biến động của cơ chế thị trường là điều cần thiết trước khi Ngân hàng quyết định cho vay. Ngoài ra, việc xem xét việc phù hợp của hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp với quy định của pháp luật sẽ cho kết quả đánh giá về năng lực quản lý của doanh nghiệp một cách chính xác hơn. 3.5. Các yếu tố tự nhiên Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… khi xảy ra thường gây ra hiệu quả lớn tác động đến cả ngân hàng và khách hàng, ngân hàng không có khả năng thu hồi đựoc vốn. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trước sự tác động của các yếu tố này, Ngân hàng khi tiến hành đầu tư cần phải cân nhắc, báo cáo một cách cụ thể, chủ động phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro. Như vậy, việc nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng và biết tận dụng các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế của Ngân hàng mình sẽ tạo ra một chất lượng tín dụng tốt, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của ngân hàng và của nền kinh tế quốc dân. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM (NHNo&PTNT) 1. Lịch sử ra đời cuả NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập năm 1995 đã quyết định thành lập Ngân hàng chi nhánh khu vực Đồng xuân vào thàng 07 năm 1995. Lúc đầu Ngân hàng chỉ hoạt động nhỏ bé chủ yếu hoạt động nguồn vốn và cho vay cho các hộ sản xuất nhỏ, năm 1995 Ngân hàng có dự án 4,5 tỷ đồng nguồn vốn có 5 tỷ đồng thuộc Ngân hàng cấp IV. Cho đến năm 1999 thì chi nhánh Ngân hàng khu vực chợ Đồng xuân đã chuyển thành Ngân hàng No& PTNT quận Hoàn Kiếm thuộc Ngân hàng cấp III. 2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm và của các phòng. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm. 2.1.1. Chức năng - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh của Giám đốc NHNo - Đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo - Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn trong khu vực 2.1.2. Nhiệm vụ - Đầu mối thực hiện thanh toán trong nước, quản lý tài khoản tiền gửi nội tệ của các đơn vị thành viên tại chi nhánh và của các đơn vị khác. - Quản lý vốn nội, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHNo. Cân đối điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng. Chấp hành quy chế về dự trữ bắt buộc, trạng thái ngoại tệ của chi nhánh. - Huy động vốn + Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có ký hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng tiền Viêt nam và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của chi nhánh NHNo. + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của NHNo. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng tiền Việt nam và ngoại tệ đối với khách hàng. - Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liền doanh, và các hình thức đầu tư khác đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo cho phép. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng. 2.1. Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc và Phó giám đốc tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Quận Hoàn Kiếm 2.1.1. Giám Đốc: Căn cứ vào điều 15 trong quyết định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn loại III, IV có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1/ Trực tiếp điều hàng và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh NHNo và PTNT loai III, IV quy định tại Điều 10 quy chế này. 2/ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp; chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp, Giám đốc chi nhánh NHNo và PTNT cấp trên về các quyết định của mình. 3/ Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc chi nhánh NHNo và PTNT loại I, II xem xét về quyết định theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. 4/ Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng kỳ cho khách hàng trong giới hạn phần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, Ngân hàng Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện trên địa bàn. 5/ Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của Ngân hàng Nông nghiệp. 6/ Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh NHNo và PTNT cấp trên theo quy định. 7/ Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT: Khi giám đốc đi vắng trên 1 ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho một phó giám đốc chi đạo, điều hành công việc chung. Phó Giám Đốc: Theo Điều 16 trong quy định của NHNo&PTNT nêu lên về nhiệm vụ của Phó Giám đốc của chi nhánh NHNo&PTNT như sau: 1. Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt ( theo văn bản uỷ quyền của Giám đốc ) và báo cáo lại kết quả công việc khi Phó Giám đốc có mặt tại đơn vị. 2. Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. 3. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 2.2. Chức năng và nghiệp vụ của các phòng. 2.2.1. Phòng tín dụng – kinh doanh Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, các nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT. 2.2.2. Phòng kế tóan-Ngân qũy: Trực tiếp hạch tóan kế tóan, hạch tóan thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tóan kế hoạch thu, chi tài chính, qũy tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các qũy chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch tóan, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nứơc. Chấp hành quy định về an toàn kho qũy và định mức tồn qũy theo quy định Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện tóan phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT giao. 3. Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng giao dịch Phòng KD Hạch toán kế toán (Huy động vốn) Hạch toán kế toán Cho vay theo một cửa Căn cứ vào tính chất đặc điểm và chức năng nhiệm vụ, trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Trong quá trình hoạt động và phát triển của chi nhánh, từ ngày mới thành lập cơ cấu tổ chức của chi nhánh còn rất đơn giản nhưng từ đó đến này chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt được một mạng lưới hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được bổ chi như sau: 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Hoàn Kiếm. Chi nhánh NHNo và PTNT Quận Hoàn kiếm cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng đã từng bước khẳng định mình trong năm 2001. Nguồn vốn là: 193 tỷ đồng 1,5 lần so với đầu năm, số tuyết đối là 148 tỷ, sử dụng vốn là 58tỷ. Để tăng khả năng cạnh tranh, chi nhánh có một số giải pháp sau: + Mở rộng thêm mạng lưới như phòng giao dịch. + Tăng thiết bị công nghệ, phương tiện đầy đủ để thực hiện tới các dịch vụ bán hàng. + Có chính sách chiến lược khách hàng. + Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. + Đổi mới các phòng làm việc, phương thực tiếp cận với các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng được tốt hơn. 4.1. Tình hình huy động vốn. Báo cáo một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU TH 2003 KH2004 +,- SO 31/12/03 Số tiền % A Nguồn vốn 403.723 565.500 159.772 40 I NV huy động tại địa phương 147.567 246.500 98.933 67 1 Nguốn vốn nội tệ 120.947 235.500 114.053 94 - Tiền gửi dân cư<12T 15.607 25.000 9.393 60 - TG từ 12 tháng trở lên 99.092 210.000 110.908 111 2 Nguốn vốn ngoại tệ 26.620 36.500 9.880 37 - Tiền gửi dân cư<12 Tháng 7.905 11.500 3.095 45 - TG từ 12 tháng trở lên 18.715 25.000 6.285 33 II Các loại NV khác 262.404 319.000 56.596 21 - Tiền gửi TCKT<12 tháng 8.404 65.000 56.296 673 - Tiền gửi TCTD + TCK >12 T 254.000 229.000 -25.00 -10 B Tổng dư nợ 154.238 200.000 45.762 29 1 Dư nợ phân theo thời gian 154.238 200.000 45.762 29 - Cho vay ngắn hạn 96.678 120.000 23.322 24 - Cho vay trung – dài hạn 57.560 80.000 22.322 39 2 DN cho vay theo TPKT 154.238 200.000 45.762 29 - Cho vay DNNN 57.271 53.900 -3.371 -59 - Cho vay DN NQD 77.080 110.000 32.920 42 - Cho vay HTX 0 5.000 5.000 - Cho vay hộ sản xuất 12.387 21.100 8.713 70 - Cho vay KT trang trại - Cho vay đời sống 7.500 10.000 2.500 33 3 Nợ quá hạn 10.982 400 -10.582 C Cân đối thừa(+), thiếu(-) 87.079 D Kết quả tài chính -3.326 6.000 1 Tổng thu 21.083 46.611 25.528 49 - Thu lãi cho vay 11.984 16.489 4.505 37 - Thu dịch vụ, thu khác 1.140 1.172 11.032 - Thu phí điều vốn 7.959 28.950 20.991 263 2 Tổng chi 24.409 40.611 16.202 66 Trong đó: Trả lãi 16.156 34.446 17.732 109 Chi khác 8.235 6.165 -2.070 -25 3 Hệ số lương bình quân 2,288 2,4 0,112 4 Dư nợ bình quân CBTD 22.000 28.570 6.570 5 Chênh lệnh LS (R-V) 0,2 0,21 0,01 - L/S bình quân đầu vào 0,43% 0,54 0,11 - L/S bình quân đầu ra 0,63% 0,75 0,12 E Một số chỉ tiêu 1 Màng lưới (PGD) 03 04 2 Lao động (người) 29 31 3 Máy vi tính (máy) 13 14 - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi hạnh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng Đồng Việt nam. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việtnam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết, trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên quyết định. - Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. - Kinh doanh dịch vụ: Thu, Chi tiền mặt, két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá đươc bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được Ngán hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định. - Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. - Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. - Chấp hành đầy đủ các báo báo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác đươc Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên giao. - Kế hoạch làm cả thứ 7 và chủ nhật để tăng cường huy động tiền gửi dân cư. - Mở rộng các bàn tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi của dân cư - Chi nhánh từng bước giao chỉ tiêu vận động tiền gửi tiết kiệm cho mỗi cán bộ công nhân viên ngân hàng trong chi nhánh căn cư vào kết quả đó mà phần loại chất lượng ABC dựa trên cơ sở đó để chi hướng - Đổi mới phong cách làm việc với khách hàng tạo uy tín cho chi nhánh. - Mở rộng và đa dạng các hình thức huy động vốn: trả lãi hàng tháng, quý phù hợp và hấp dẫn với khách hàng. Đổi với tiền gửi các tổ chức kinh tế. - Giữ ổn định các doanh nghiệp đang có quan hệ giao dịch với NHNo và PTNT Quận Hoàn Kiếm, đồng thời tiếp thị để thu hút thêm các doanh nghiệp mới như các đơn vị bảo hiểm, kho bạc và các tổ chức kinh tế khác. - Làm tốt công tác thành toán, phục vụ khách hàng kịp thời chính xác, củng cố niềm tin khách hàng, tăng nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. - Chi nhánh giao dịch cho cán bộ tín dụng tiếp thị với các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học, bảo hiểm, để tiến hành huy động vốn nhàn rỗi. 4.2. Cho vay. Cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế chiếm 35% trên trổng dư nợ, hiệu quả không phần biệt thành phần kinh tế đã góp phần tích cực cho các Doanh nghiệp. Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng trong cơ chế thị trường và chuận bị hội nhập AFTA . Đặc biệt năm 2003, chi nhánh đã mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ với Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đối với những dự án lớn có hiệu quả. => Chi nhánh còn mở rộng cho vay cho hệ sản xuất, vay sinh hoạt cho vay công chức, viên chức, sĩ quan công nhân trong Doanh nghiệp, bệnh viện, trường học với dự án 500 tỷ đồng. Đã hộ trợ cho các gia đình cải tạo, sửa chữa nhà ở, mua sắm tiện nghị sinh hoạt. Cho vay của chi nhánh NHNo Quận Hoàn Kiếm qua các năm tăng lên rất đáng kể, ta thấy trong 2 năm gần đây (năm 2002 là 115,290 tỷ, năm 2003 là 165,005 tỷ) tăng lên 49,715 tỷ. Có được kết quả đáng khả quan như vậy, đó là do sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ Ngân hàng trong việc nâng cao uỷ tín bản thân với mục đích mở rộng thị trường. + Tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành bằng các quy trình, quy chế nghiệp vụ. Bám sát chỉ tiêu định hướng của chi nhánh đã đề ra để chỉ đạo thực hiện, tăng cường mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. + Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống mở rộng số lượng khách hàng vay vốn bằng những biện pháp cụ thể : Chủ động tiếp cận các tổng công ty và đơn vị thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, bám sát các đơn vị đang có quan hệ tín dụng để chỉ động nắm bắt nhu cầu vốn, đầu tư cho vay đảm bảo an toàn hiệu quả. + Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của trụ sở chính để tiếp tục tiếp cận các dự án lớn. Phối hợp tốt với NHTM khác để thẩm định. + Tiếp tục mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng để xử lý các món vay nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nhưng vấn đề đảm bảo chấp hành đúng, đầy đủ quy trình nghiệp vụ. Tại chi nhánh đã và đang tham gia vào một số dự án lớn, có tính hiệu quả cao và doanh số cho vay trong năm 2004 chắc chắn còn cao hơn nữa. 4.3. Công tác kế toán ngân quỹ. - Ứng dụng tốt công nghệ tin hoc và công tác kế toán, góp phần đảm bảo thành toán nhanh chóng, chính xác. Phối hợp tốt với trung tâm thanh toán, trung tâm công nghệ thông tin để thực hiện chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc Nhà nước. Năm 2003 chi nhánh đã được bổ sung lao động, nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ và giải phóng khách hàng nhanh chóng. II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM: Trong nhưng năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế qua nhanh đòi hỏi nhu cầu vốn cho nền kinh tế rất lớn và bức xúc, đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xí nghiệp chế biến, xây dựng khu công nghiệp tập trung, đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới kỹ thuật công nghệ. Nhận biết được nhu cầu của nền kinh tế và góp phần thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam danh tỷ lệ vốn ngày càng tăng cho hoạt động đầu tư tín dụng trung – dài hạn, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1. Tình hình sử dụng vốn Chương trình công tác, Tháng 03 và quý I năm 2004 I. Về nguồn vốn: ĐVT: Triệu đồng 01/01/2004 29/02/2004 31/03/2004 Chênh lệch tháng 03 Tổng nguồn vốn 403.723 379.925 379.900 -25 Nội tệ 377.099 350.789 350.716 -73 Trong đó: 1, Tiết kiệm 34.665 44.216 42.785 -1.4314 2, TG kỳ phiếu 4.042 2.560 1.914 -646 3, TGTK 12.405 12.979 13.537 558 4, TGTCTD 520.000 150.000 150.000 0 5, Trái phiếu 1.462 1.462 1.462 0 6, Chứng chỉ tiền gửi 65.525 141.018 141.018 0 Ngoại tệ 26.624 29.136 29.184 48 Tổng nguồn vốn đến ngày 31/03/2004 đạt 397.900 triệu đồng, giảm so với đầu thàng 25 triệu đồng (tỷ lệ giảm 0.006%). Trong đó: Nội tệ giảm 73 triệu (so với đầu tháng giảm 0.02%) Ngoại tệ tăng 48 trệu (so với đầu tháng tăng 0.16%) Tổng nguồn vốn đầu năm giảm 23.827 triệu đồng (tỷ lệ giảm 5.9%). Trong đó: Nội tệ giảm 26.383 triệu đồng (so với đầu tháng giảm 6.9%). Ngoại tệ 2.560 triệu đồng ( so với đầu tháng tăng 9.6%) Nguyên nhân nguồn vốn tại chi nhánh trong quý I/2004 giảm là do giảm nguồn vốn TCTD (100tỷ của Ngân hàng ngoại thương Việt nam) Toàn chi nhánh vẫn tiếp tục cố gắng mở rộng tiếp thị nguồn, kết hợp khuyến khích khách hàng có quan hệ tín dụng mở tài khoản tiền gửi, tăng nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế. I. Về sử dụng vốn: ĐVT: Triệu đồng Tháng03 3 Tháng Số dư đầu năm 1540238 Số dư đầu kỳ 29/02/2004 166.165 Doanh số cho vay 28.241 51.554 Doanh số thu nợ 12.493 23.877 Dư nợ đến 31/03/2004 181.915 So với đầu năm tổng dư nợ tăng 27.677 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 17.9%) So với tháng 02 tổng dư nợ tăng 15.750 triệu. Trong tháng 03 và quý I năm 2004, chi nhánh tiếp tục quan tâm đầu tư những dự án có tính khả thi, có biện pháp đảm bảo tiền vay, đặc biệt mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể, cho vay tiêu dùng, cầm cố giấy tờ có giá…. Theo sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội. Trong tháng, chi nhánh doanh số cho vay đạt 28.241 triệu đồng, chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể, góp phần tăng trưởng dư nợ và chuyển đổi cơ cấu cho vay. Trong tháng chi nhánh đã tiếp thị Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I về mở tài khoản và đặt quan hệ tín dụng, bước đầu đã có hiệu quả đáng kể trong việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng như chuyển tiền, mua bán ngoại tệ (tổng số ngoại tệ đơn vị bán cho ngân hàng No&PTNT Hà Nội trong tháng là 490.000USD). III. Kết quả kinh doanh: Tháng 03-2004 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Tháng 03 Luỹ kế A/ Tổng thu 946A 2.339 6.105 + Tổn thu (loại 7) 1.218 4.249 + Hoa hang HĐKPTW 4.727 + Phí thừa vốn 1.120 1.851 B/ Tổng chi 946 (I+II+III) 1.272 16.214 C/ Quỹ thu nhập 946A 1.006 -10.108 D/ Quỹ tiền lương xác lập theo đơn giá 101 101 - Lao động bình quân 29 29 - Lương đã chi 49 139 - Quỹ tiền lương còn lại 52 -37 2. Tình hình nợ quá hạn. * Tổng dư nợ: - Dư nợ đầu năm 2003: 113.000 triệu - Số liệu đến ngày 31/12/2003 Tổng dư nợ 154.238 triệu (tăng 36,5% so với đầu năm) Trong đó: Dư nợ nội tệ: 148.438 triệu ( chiếm tỷ lệ 96% trên tổng dư nợ). Dư nợ ngoại tệ: 5.800 triệu (chiếm tỷ lệ 4% trên tổng dư nợ) * Doanh số cho vay: 209.319 triệu đồng * Doanh số thu nợ: 168.037 triệu đồng * Nợ quá hạn: 10.980 triệu đồng tỷ lệ 7% tổng dư nợ Trong năm 2003, toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ phòng kinh doanh Ngân hàng No&PTNT quận Hoàn kiếm đã làm một số việc như sau: Mở rộng đầu từ trung hạn, tìm kiếm những dự án có tính khả thi, thẩm định kỹ lương, có đủ tài sản đảm bảo, tăng cương tính pháp lý cao khi cho vay. Trong năm chi nhánh đã cho vay nhiều dự án trung hạn và ngắn hạn có hiệu quả. Ngoài ra chi nhánh còn đầu tư vốn trung hạn cho Công tyTNHH Geleximco để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Cái Dăm tại tỉnh Quảng Ninh góp phần vào quá trình xây dựng đất nước, xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quận Hoàn Kiếm.doc
Tài liệu liên quan