Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty Vinateximex

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY 2

I. THÔNG TIN CHUNG 2

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 4

IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 6

4.1. SẢN PHẨM KINH DOANH CHÍNH 6

4.2. THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY 7

4.3. TÌNH HÌNH SƠ BỘ VỀ LAO ĐỘNG 8

4.4. TÌNH HÌNH VỀ VỐN VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ 8

V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 9

VI. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 13

I. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU QUA CÁC NĂM 13

1.1. VỀ SẢN LƯỢNG TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 13

1.2. VỀ DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG NK CỦA CÔNG TY 15

1.3. VỀ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 20

1.3.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 20

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng. 25

1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động nhập khẩu 27

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO MẶT HÀNG 27

2.1. MẶT HÀNG BÔNG 27

2.2. MẶT HÀNG SỢI 29

2.3. MẶT HÀNG MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ DỆT MAY 30

2.4. MẶT HÀNG THUỐC NHUỘM, HÓA CHẤT 31

2.5. CÁC LOẠI MẶT HÀNG KHÁC 32

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ 33

3.1. Khu vực Châu Âu 33

3.2. Khu vực Châu Á 34

3.3. Khu vực Châu Mỹ 36

3.4. Khu vực Châu Phi 37

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 38

4.1. Những thành tích đã đạt được 38

4.2. Những nhược điểm cần khắc phục 41

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 44

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX 44

3.1.1. Định hướng chung 44

3.1.2. Định hướng về hoạt động nhập khẩu 46

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thu nhập khẩu của công ty 47

3.2.1. Xây dựng một chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhập khẩu mềm dẻo, linh hoạt. 47

3.2.2. Tối thiểu hóa các loại chi phí 48

3.2.3. Củng cố và mở rộng quan hệ với bạn hàng và khách hàng 50

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường 50

3.2.5. Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động vốn có hiệu quả 52

3.2.6. Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu 53

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty Vinateximex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào sự chú trọng đầu tư của đội ngũ lãnh đạo trong hoạt động nhập khẩu, và cũng nhờ vào việc công ty có một đội ngũ nhân lực rất thành thạo các kỹ năng , hoạt động có hiệu quả trong công tác nhập khẩu. Trong thành phần đội ngũ nhân lực của công ty, số người đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm 62,3% trong năm 2006; chiếm khoảng 68,7% trong năm 2007 và khoảng 73,7% trong năm 2008, đây là lực lượng lao động chủ chốt của công ty trong suốt thời gian vừa qua và cả trong thời gian tới. Do đặc điểm của công ty là một công ty thương mại hoạt động nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quan dịch thương mại rất nhiều với các công ty nước ngoài, nên việc sử dụng tiếng nước ngoài mà đặc biệt là tiếng anh trong giao tiếp rất phổ biến. Vì vậy, yêu cầu với các nhân viên tham gia giao dịch thương mại với công ty nước ngoài là ít nhât cần phải có vốn tiếng anh tốt. Trong thời gian qua công ty cũng đã rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên xuất nhập khẩu, có thể thấy điều đó ở số lao động thành thạo tiếng anh của công ty luôn được nâng cao dần mỗi năm. Tỷ lệ đó năm 2005 vào khoảng 19 người chiếm 16,1% ; sau đó vào năm 2006 là khoảng 29 người chiếm 22,8%; Năm 2007 khoảng 30 người chiếm 22,9%, và năm 2008 là 43 lao đông, chiếm khoảng 22% tổng số lao động của công ty trong năm.Ta có thể thấy rõ thống kê về lao động của công ty trong 4 năm qua trong bảng sau đây : Stt Năm Lao động 2005 2006 2007 2008 Người % Người % Người % Người % 1 LĐ quản lý 18 15,3 21 16,5 32 24,4 35 18 2 LĐ nam 51 43,2 50 39,4 53 40,5 92 47,4 3 LĐ nữ 67 56,8 77 60,6 78 59,5 102 52,6 4 LĐ có trình độ trên ĐH 2 1,7 4 3,1 5 3,8 8 4,1 5 LĐ có trình độ ĐH 54 45,8 79 62,3 90 68,7 143 73,7 6 LĐ có trình độ dưới ĐH 62 52,5 44 34,6 36 27,5 45 26,3 7 LĐ thành thạo tiếng anh 19 16,1 29 22,8 30 22,9 43 22,2 8 LĐ trên 40 tuổi 49 41,5 63 49,6 64 48,9 108 55,7 Tổng lao động 118 127 131 194 (Nguồn: Phòng tổng hợp công ty VinatexImex) Bảng 5 : Tổng hợp lao động của công ty qua các năm 1.3.1.1.1. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi nhuận nhập khẩu trong năm so với tổng vốn kinh doanh của năm đó. Tỷ suất này sẽ cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh sẽ sinh lợi được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức chung để tính tỷ suất này là: TSLNnk= TLNnk/ VKDnk* 100% Áp dụng công thức này cho từng năm ta có tỷ suất lợi nhuận NK theo vốn KD từng năm như sau: TSLNnk2006 = 1.375.684.352 : 217.730.985.737* 100% = 0,63% TSLNnk2007 = 1.875.248.367 : 253.780.805.967 * 100% = 0,74% TSLNnk2008 = 2.458.395.942 : 291.374.652.874 * 100% = 0,84% Khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh, trong năm 2006 công ty thu được 0,63 đồng lợi nhuận nhập khẩu, trong năm 2007 tăng lên 0,74 đồng lợi nhuận và tăng đến 0,84 đồng lợi nhuận trong năm 2008. Đây là một tỷ lệ khá cao, vì khi bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh công ty thu về một giá trị lợi nhuận hoàn toàn chấp nhận được, do đồng vốn kinh doanh đó không chỉ dùng cho hoạt động nhập khẩu, mà còn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác của công ty. 1.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu Giá trị này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với công thức tính như sau: TSLNNK= TLNNK/ TCFNK * 100% Dựa vào công thức trên ta có thể tính được tỷ suất này cho 3 năm 2006, 2007, 2008 của công ty như sau: TSLNNK2006 = 1.375.684.352 : 501.583.014.200 * 100% = 0,27% TSLNNK2007 = 1.875.248.367 : 518.339.607.908 * 100% = 0,36% TSLNNK2008 = 2.458.395.942 : 557.110.418.709 * 100% = 0,44% Như vậy, với một đồng chi phí bỏ ra, trong năm 2006 công ty thu về được 0,27 đồng lợi nhuận, giá trị này tăng lên 0,36 trong năm 2007 và tăng đến 0,44 đồng lợi nhuận trong năm 2008. Có thể thấy giá trị này khá thấp, và công ty cần phải tìm cách để tăng cao giá trị lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra. 1.3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu Giá trị này được tính bằng cách lấy lợi nhuận công ty thu được từ hoạt động nhập khẩu trong năm chia cho doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết được trong một đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu như sau: TSLNNK= TLNNK/ TDTNK* 100% Áp dụng công thức này cho từng năm, ta có thể tính được: TSLNNK2006 =1.375.684.352 : 502.958.698.672 = 0,26% TSLNNK2007 =1.875.248.367 : 520.214.856.385 = 0,35% TSLNNK2008 =2.458.395.942 : 559.568.814.651 = 0,43% Như vậy trong năm 2006, khi thu về 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty sẽ thu được tương ứng khoảng 0,26 đồng lợi nhuận, trong năm 2007 giá trị này 0,35 đồng lợi nhuận, và trong năm 2008 là khoảng 0,43 đồng lợi nhuận. 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng. Trong các năm qua, tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty đều đạt mức cao và tăng lên theo từng năm. Trong năm 2006, tổng doanh thu từ nhập khẩu vào khoảng 502,96 tỷ đồng, mức doanh thu này năm 2007 là khoảng 520,21 tỷ đồng. Vào năm 2008, tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty đã đạt đến hơn 559,58 tỷ đồng. Như vậy doanh thu năm 2007 so với năm 2006 đã tăng lên 3,43% và năm 2008 so với năm 2007 đã tăng thêm 7,56% doanh thu. Nguyên nhân làm cho doanh thu nhập khẩu của công ty trong các năm qua đều tăng lên là do các mối quan hệ thương mại của công ty với các đối tác nước ngoài không chỉ được giữ vững mà còn ngày càng mở rộng, số đơn hàng được tăng lên nhiều hơn cũng như số lượng hàng hóa nhập khẩu trong mỗi đơn hàng cũng tăng về số lượng. Điều đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung. Do đặc thù là một công ty thương mại, với đặc trưng làm ăn là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu từ trong nước, sau đó công ty sẽ tìm kiếm nguồn cung loại hàng hóa đó ở nước ngoài để nhập về bán cho khách hàng trong nước. Công ty đã có chiến lược chủ động tìm kiếm đối tác và thị trường, nhờ vào uy tín trong kinh doanh và còn có sự hậu thuẫn của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, do đó các đối tác trong nước cũng như ngoài nước của công ty đã tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, việc giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài cũng đã diễn ra ngày càng thuận lợi, nhà nước cũng đã có nhiều cải cách trong luật pháp để nhằm khuyến khích các công ty đẩy mạnh buôn bán với nước ngoài. Về lợi nhuận, trong 3 năm qua lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty luôn tăng lên mỗi năm, chứng tỏ công ty làm ăn luôn có lãi. Lợi nhuận nhập khẩu năm 2006 là hơn 1,3 tỷ đồng, đến năm 2007 lợi nhuận tăng lên hơn 1,8 tỷ và đã tăng lên 2,4 tỷ vào năm 2008. Lợi nhuận của công ty tăng lên là nhờ vào doanh thu nhập khẩu đã tăng lên theo từng năm và đã giảm được nhiều mức chi phí. Tuy nhiên, dù lợi nhuận đã tăng lên nhưng đó chưa phải là mức tăng tối ưu, công ty còn có thể tăng số lợi nhuận cao hơn nữa. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tìm ra những giải pháp để tăng thêm lợi nhuận. 1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty trong năm chia cho số vốn lưu động bình quân của công ty trong năm đó. Ta có công thức sau đây để tính hiệu quả sử dụng vốn bình quân: HVL§= DT/ VL§BQ Áp dụng công thức trên cho từng năm ta có kết quả sau đây: HVLD2006 = 502.958.698.672 : 210.001.683.612 = 2,39 HVLD2007 = 520.214.856.385 : 245.364.715.214 = 2,12 HVLD2008 = 559.568.814.651 : 283.698.356.147 = 1,97 Từ các kết quả trên ta thấy tỷ lệ tăng của vốn lưu động sử dụng trong hoạt động nhập khẩu hàng năm giảm dần so với tỷ lệ tăng của doanh thu nhập khẩu. Điều này được giải thích là do trong những năm gần đây công ty đã tăng nguồn vốn cố định trong cơ cấu vốn, để đầu tư cải tiến công nghệ. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO MẶT HÀNG 2.1. MẶT HÀNG BÔNG  Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ lệ 2007 so với 2006 Tỷ lệ 2008 so với 2007 Sản lượng 9,401,695.001 10,109,349.46 9,627,951.87 107.53 95.24 Doanh thu 16,167,033.94 17,963,,371.04 17,107,972.42 111.11 95.32 ( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex) Bảng 6: Tình hình nhập khẩu mặt hàng bông của công ty Vinateximex Trong các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty Vinateximex, bông luôn luôn là một mặt hàng tối quan trọng, bởi vì đây là loại mặt hàng luôn mang lại kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong các loại hàng hóa nhập khẩu của công ty, và cũng chiếm sản lượng nhập khẩu cao nhất mỗi năm. Hiện nay nhu cầu bông của ngành dệt may ở nước ta rất lớn, đạt hơn 200.000 tấn/ năm, tuy vậy lượng bông trong nước sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu này thường không đáng kể, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng hơn 1%. Lý do là vì hiện nay những khó khăn cản trở nghề trồng bông rất nhiều, đó là giá bông liên tục giảm, diện tích trồng bông bị thu hẹp, bông trong nước sản xuất không thể cạnh tranh được với bông nhập khẩu từ nước ngoài….vì thế người nông dân đã không còn nghĩ đến cây bông như một loại cây giúp họ giàu lên. Điều đó dẫn đến bông chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc nhập khẩu bông nói riêng và nông sản nói chung đã gặp nhiều thuận lợi hơn, do đó bông nhập khẩu lại càng ồ ạt xâm chiếm thị trường nước ta. Đối với công ty Vinateximex, trong các năm 2006, 2007, 2008 bông là mặt hàng chiếm sản lượng nhập khẩu cao nhất, và cũng đạt doanh thu cao nhất trong các loại hàng nhập khẩu. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2006 đạt khoảng 9.401.695 kg, chiếm tới hơn 45% tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm 2006. Doanh thu tương ứng từ nhập khẩu bông năm 2006 là 16.167.034 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng doanh thu nhập khẩu trong năm. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2007 đạt khoảng 10.109.350 kg, chiếm 66.5% tổng sản lượng nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2007 đạt khoảng 17.963.371 USD, chiếm xấp xỉ 54.8% tổng doanh thu từ nhập khẩu các loại hàng hóa năm 2007 của công ty. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2008 đạt khoảng 9.627.951,87 kg, chiếm tỷ lệ khoảng 56,5% trong tổng sản lượng các loại hàng hóa nhập khẩu trong năm. Doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2008 vào khoảng 17.107.972 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 52% tổng doanh thu nhập khẩu các loại hàng hóa của năm 2008. Có thể thấy trong 3 năm, doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2007 đạt mức cao nhất. Năm 2008 sản lượng bông và doanh thu từ bông nhập khẩu đều giảm so với năm trước, cụ thể là tỷ lệ sản lượng bông nhập khẩu trong năm 2008 bằng khoảng 95% so với năm 2007, và tỷ lệ doanh thu từ bông nhập khẩu năm 2008 cũng bằng khoảng hơn 95% doanh thu từ nhập khẩu bông của năm 2007. điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân như: Vì năm 2008 là một năm khủng hoảng của ngành dệt may thế giới nói chung, do đó nhu cầu về hàng may mặc và bông sợi của các quốc gia đều giảm, từ đó dẫn tới sự giảm sút trong nguồn cung. Một số quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu bông như: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc đều cắt giảm lượng cung bông, bởi vì xuất khẩu bông giảm mạnh và giá mua bông cũng bị giảm rất nhiều, vì vậy người nông dân đã không còn duy trì diện tích trồng bông, mà đã phá bỏ một lượng lớn diện tích trồng bông để thay thế bằng loại cây trồng khác. Vì vậy sản lượng bông tiêu thụ trên thế giới cũng phải giảm đi rất nhiều. Vinateximex nói riêng và nhập khẩu bông của Việt Nam nói riêng đều phải chịu sự ảnh hưởng trên. Theo dự báo, trong năm 2009 thì ngành may mặc thế giới sẽ tiếp tục bị khủng hoảng, do đó nhu cầu về bông cũng như nguồn cung bông trên thị trường sẽ tiếp tục bị giảm đi. 2.2. MẶT HÀNG SỢI   Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ năm 2007 so với 2006 Tỷ lệ 2008 so với 2007 Sản lượng (Kg) 73,399.22 79,781.76 73,872.00 108.70% 92.59% Doanh thu (USD) 135,226.83 143,858.33 134,447.04 106.38% 93.46% Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex Bảng 7: Tình hình nhập khẩu mặt hàng sợi của công ty Vinateximex Trong danh mục các mặt hàng nhập khẩu của công ty Vinateximex, thì mặt hàng sợi nhập khẩu đóng một vai trò không thực sự lớn, bởi so về số lượng sợi được nhập khẩu và doanh thu do nó mang lại thì tỷ lệ không phải là lớn. Tuy nhiên, sợi nhập khẩu giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ khách hàng của công ty, sau khi được nhập khẩu thì sợi sẽ được công ty bán cho những công ty có nhu cầu, tạo nguồn cung ổn định cho họ. Trong những năm qua, sự biến động của thị trường loại mặt hàng này cũng khá giống với sự biến động trên thị trường bông. Trong đó năm 2008 là một năm mà ngành sợi gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó được thể hiện ở sản lượng sợi nhập khẩu trong năm 2008 là 73.872kg, giảm mất hơn 7% so với sản lượng 79.782 kg sợi nhập khẩu năm 2007. Số lượng bông nhập khẩu năm 2006 là khoảng 73.399kg. Tỷ trọng sợi nhập khẩu năm 2006 chiếm khoảng 0.52% trong tổng sản lượng các mặt hàng nhập khẩu. Tỷ lệ này của năm 2007 cũng vào khoảng 0.52% và của năm 2008 vào khoảng 0.43%. Doanh thu từ sợi nhập khẩu năm 2006 đạt khoảng 135.227 USD chiếm khoảng 0,45% tổng doanh thu từ nhập khẩu của năm. Doanh thu từ sợi nhập khẩu năm 2007 đạt khoảng 143.858 USD, chiếm tỷ trọng khoảng 0.43% so với tổng doanh thu từ nhập khẩu năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu sợi năm 2008 khoảng 134.447 USD chiếm khoảng 0,44% tổng doanh thu từ nhập khẩu các loại hàng hóa trong năm. Sự khó khăn của thị trường sợi năm 2008 do một số nguyên nhân như: Khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự suy giảm trong nhu cầu về sợi làm cho các nước cung cấp nguồn sợi xuất khẩu không duy trì được sản lượng sản xuất và xuất khẩu, ngoài ra do giá sợi cũng giảm mạnh làm cho người nông dân không tiếp tục lựa chọn sản xuất cây bông vì không mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể thấy sự biến động trên thị trường bông ảnh hưởng trực tiếp tới biến động trên thị trường sợi nhập khẩu. 2.3. MẶT HÀNG MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ DỆT MAY Năm Chỉ tiêu   2006 2007 2008 Tỷ lệ 2007 so với 2006 Tỷ lệ 2008 so với 2007 Sản lượng(Bộ) 465 432 376 92.90 87.04 Doanh thu(USD) 4756350.52 4518532.994 4247421.014 95.00 94.00 ( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex) Bảng 8: Tình hình nhập khẩu máy móc và thiết bị dệt may của công ty Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công ty Vinateximex trong thời gian vừa qua đã khẳng định được uy tín và chiếm được sự tin cậy của các bạn hàng trong nước cũng như quốc tế. Công ty đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may cũng như các doanh nghiệp hoạt động ngoài ngành dệt may nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng có hiệu quả các loại máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới. Mỗi năm, công ty luôn kinh doanh được một số lượng khá lớn các loại máy móc và thiết bị dệt may. Trong việc kinh doanh các loại máy móc và thiết bị cho ngành dệt may này, công ty đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán. Khi khách hàng trong nước có nhu cầu về một loại máy móc thiết bị nào đó, sẽ thông qua công ty để đặt hàng với nhà cung ứng ở nước ngoài. Trong năm 2006, công ty đã thực hiện kinh doanh thành công 376 bộ máy móc, đạt doanh thu khoảng 4.247.421 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 14,1% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Năm 2007, công ty đạt được 342 bộ máy móc, thiết bị, đạt doanh thu khoảng 4.518.533 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 13,77% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Và năm 2008 số bộ máy móc thiết bị đã kinh doanh thành công là 465 bộ, đạt doanh thu 4.756.350 USD, chiếm tỷ lệ 14.4% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty trong năm. So sánh giữa các năm, ta thấy số bộ máy móc kinh doanh trong năm 2008 tăng 23 bộ so với năm 2007 và tăng 88 bộ so với năm 2006. Doanh thu thu được từ nhập khẩu mặt hàng này của năm 2008 đạt hơn 105% so với năm 2007 và đạt xấp xỉ 112% so với doanh thu năm 2006. 2.4. MẶT HÀNG THUỐC NHUỘM, HÓA CHẤT   Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ 2007 so với 2006 Tỷ lệ 2008 so với 2007 Sản lượng 400,677.63 455,315.48 517,403.96 113.64% 113.64% Doanh thu 705,096.54 734,475.56 789,758.67 104.17% 107.53% (Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex) Bảng 9: Tình hình nhập khẩu hóa chất thuốc nhuộm của công ty Vinateximex Hóa chất và thuốc nhuộm là 2 loại mặt hàng gắn liền mật thiết với ngành dệt may. Đó là những loại hàng hóa phụ trợ cho việc sản xuất ra vải phục vụ cho may mặc. Là một công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực liên quan đến dệt may, nên loại mặt hàng hóa chất và thuốc nhuộm là một trong những loại sản phẩm mang tính chiến lược của công ty. Hàng năm công ty luôn nhập về một số lượng khá lớn loại sản phẩm này để cung cấp cho các công ty hoạt động sản xuất, dệt may. Năm 2006 công ty đã nhập khẩu khoảng 400.677 kg hóa chất, thuốc nhuộm, chiếm tỷ lệ khoảng 2,8% trong tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm, sản lượng tương ứng là 705.096USD chiếm tỉ lệ khoảng 2,3% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Năm 2007 tỉ lệ sản lượng hóa chất nhập khẩu trong tổng sản lượng các loại hàng hóa nhập khẩu là xấp xỉ 3%, đạt doanh thu khoảng 734.475 USD chiếm tỉ lệ khoảng 2,23% trong tổng doanh thu nhập khẩu trong năm. Còn năm 2008, tỉ lệ hóa chất, thuốc nhuộm nhập khẩu chiếm 3% trong tổng sản lượng và đạt doanh thu 789,758 USD chiếm 2% tổng doanh thu. 2.5. CÁC LOẠI MẶT HÀNG KHÁC Ngoài các mặt hàng trên, công ty Vinateximex còn có các loại mặt hàng nhập khẩu khác như hạt nhựa, tơ PE, Viscose, thép, vòng bi. Những số liệu về tình hình nhập khẩu của các loại hàng hóa này được thể hiện trong bảng sau: Danh mục hàng NK Đơn vị đo sản lượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượng Doanh thu Lượng Doanh thu Lượng Doanh thu Hạt nhựa Kg 3,965,643 5,990,719 4,310,481 6,441,633 5,131,526 6,852,801 Xơ PE, Viscose Kg 1,265,115 1,879,152 1,317,828 1,957,450 1,401,945 2,127,663 Thép Tấn 462 274,613 503 308,554 392 342,838 Vòng bi Kg 120,845 233,230 118,356 233,161 124,779 256,504 (Nguồn: Phòng tổng hợp công ty VinatexImex) Bảng 10 : Số liệu nhập khẩu một số mặt hàng khác của công ty III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ 3.1. Khu vực Châu Âu (Đơn vị:USD) Quốc gia Trị giá kim ngạch nhập khẩu Tỷ lệ so với tổng kim ngạch khu vực 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Đức 974,835 1,004,984.64 1,046,859 0.24 0.24 0.24 Bỉ 106,081.91 105,031.6 108,280 0.02 0.04 0.03 Áo 27,959.26 28,529.86 30,031.43 0.006 0.007 0.009 Thụy Sĩ 1,820,466.96 1,916,281.01 1,996,126.06 0.45 0.47 0.43 Pháp 325,784.96 335,860.78 357,298.71 0.09 0.06 0.05 Anh 604,199.08 592,352.04 636,937.68 0.15 0.14 0.15 Italia 132,300.41 136,392.18 146,658.26 0.044 0.0043 0.061 Tổng 3,991,627.708 4,119,432.128 4,322,191.14 1 1 1 ( Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vinateximex) Bảng 11 : Kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Châu Âu Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được kim ngạch nhập khẩu của từng quốc gia ở khu vực Châu Âu trong kim ngạch nhập khẩu của Vinateximex.Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm của khu vực này tăng dần, với kim ngạch năm 2006 khoảng hơn 3,9 triệu USD tăng lên khoảng 4,1 triệu USD trong năm 2007, và tăng lên 4,3 triệu USD vào năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 bằng khoảng 108,2% của năm 2006 và bằng khoảng 105% so với năm 2007. Trong các quốc gia trên kim ngạch nhập khẩu từ Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Châu Âu qua các năm. Tỷ lệ đó vào năm 2006 là 0,45%, tăng lên 0,47% vào năm 2007 và giảm xuống còn 0,43% trong năm 2008. Mặt hàng được nhập khẩu từ Thụy Sỹ gồm có một số loại như: Máy móc thiết bị cho ngành dệt may, hạt nhựa, một số loại thiết bị thí nghiệm. Đứng thứ 2 về tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu vào Vinateximex trong các quốc gia Châu Âu là Đức, với tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu hàng năm khá là ổn định, trên dưới 0,24% mỗi năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đức vào công ty là máy móc và các thiết bị dệt may, và các loại hóa chất, thuốc nhuộm. Nhìn chung, Châu Âu vẫn là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với công ty, nhưng hiện tại thì mức đóng góp kim ngạch nhập khẩu từ các quốc gia Châu Âu chưa cao so với tiềm năng và so với khu vực Châu Á. Vì vậy việc tăng cường hợp tác làm ăn với các đối tác ở Châu Âu là một yêu cầu cấp thiết của công ty. Quốc gia Trị giá kim ngạch nhập khẩu Tỷ lệ so với tổng kim ngạch 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Hàn Quốc 1,507,618.94 1,449,633.6 1,510,035 0.071 0.067 0.065 Nhật 84,535.5 87,150 83,000 0.007 0.004 0.004 Singapore 5,040,466.73 5,478,768.18 5,891,148.59 0.239 0.255 0.256 Malaysia 267,085.25 290,310.05 273,877.41 0.013 0.013 0.012 Ấn Độ 5,035,505.24 5,473,375.26 5,949,320.94 0.239 0.255 0.258 Trung Quốc 952,304.47 898,400.45 955,745.16 0.045 0.042 0.041 Đài Loan 1,380,229.01 1,452,872.65 1,579,209.40 0.065 0.067 0.068 Hongkong 780,328.43 722,526.32 785,354.70 0.037 0.034 0.034 Thái Lan 5,571,010.26 5,206,551.64 5,598,442.63 0.264 0.243 0.245 Indonesia 300,798.49 278,517.12 290,122 0.014 0.013 0.012 Pakistan 125,608.37 119,627.02 123,326.83 0.006 0.007 0.005 Tổng 21,045,490.69 21,457,732.29 23,039,583 1 1 1 3.2. Khu vực Châu Á Bảng 12 : Kim ngạch nhập khẩu khu vực Châu Á Từ bảng tồng hợp trên đây ta có thể thấy được doanh số kim ngạch và tỷ lệ của kim ngạch nhập khẩu từng nước Châu Á vào Vinateximex. Quốc gia Châu Á có tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu vào công ty lớn nhất là Thái Lan, với tỷ lệ khoảng 26,4% trong năm 2006 , mức kim ngạch tương ứng khoảng hơn 5,5 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan năm 2007 khoàng hơn 5,2 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 26,3% trong tổng kim ngạch của khu vực. Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan năm 2008 khoảng gần 5,6 triệu USD chiếm tỷ lệ khoảng 24,5% tổng kim ngạch nhập khẩu vào công ty của khu vực Châu Á. Mức kim ngạch nhập khẩu nói chung được giữ khá ổn định qua các năm. Các loại mặt hàng được Vinateximex nhập khẩu từ Thái Lan đó là các loại Xơ như Xơ ACR, Xơ PE, Xơ viscose, sợi Polyester, các loại hóa chất, thuốc nhuộm. Thái Lan là một trong những đối tác truyền thống và rất quan trọng đối với công ty trong thời gian qua, và công ty tiếp tục xác định sẽ củng cố giữ vững quan hệ làm ăn với các đối tác đến từ Thái Lan. Ngoài Thái Lan, một quốc gia khác cũng giữ một vị trí rất quan trọng trong nhập khẩu vào Vinateximex là Singapore. Điều đó được thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng trong 3 năm và tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu từ Singapore cũng luôn ở mức cao, tăng dần mỗi năm. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào khoảng 5 triệu USD, thì vào năm 2007 kim ngạch đó đã tăng lên hơn 5,4 triệu USD và tăng đến gần 5,9 triệu USD vào năm 2008. Tỷ lệ tăng kim ngạch năm 2007 so với năm 2006 là khoảng 8%, và tỷ lệ tăng năm 2008 so với năm 2007 là khoảng 7%. Tỷ lệ kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Singapore trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào công ty của các nước Châu Á chiếm khoảng 23,9% vào năm 2006, khoảng 25.5% vào năm 2007 và khoảng 25,6% trong năm 2008. Cũng như Thái Lan, Singapore cũng là một đối tác chiến lược rất quan trọng của công ty, là một trong những nhà cung cấp chính của mặt hàng máy móc và thiết bị dệt may, và tham gia vào cung cấp nhiều loại hàng hóa khác cho công ty như mặt hàng bông, sợi, hóa chất, hạt nhựa…Như đã giới thiệu ở trên, bông nhập khẩu là loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Vinateximex. Các quốc gia có mức kim ngạch bông nhập khẩu cao vao công ty là Mỹ, và ở Châu Á đó là Ấn Độ. Là một cường quốc xuất khẩu bông, và luôn cung cấp cho thị trường những loại bông đạt chất lượng cao, Ấn Độ là nhà cung cấp bông với số lượng lớn thứ hai cho công ty, chỉ đứng sau Mỹ. Trong danh mục các loại hàng hóa nhập khẩu của công ty, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ đó là bông, sợi. Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ trong tổng mức kim ngạch của các nước ở khu vực Châu Á cũng luôn đạt ở mức cao, đó là khoảng 23,9% vào năm 2006; 25,5% vào năm 2007 và khoảng 25,8% vào năm 2008. Mức kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2006 vào khoảng hơn 5 triệu USD, năm 2007 vào khoảng hơn 5,4% và tăng lên đến hơn 5,9% vào năm 2008. Nguyên nhân hàng hóa nhập vào công ty từ Ấn Độ luôn tăng lên mỗi năm là nhờ vào mối quan hệ làm ăn uy tín, chặt chẽ và ổn định đã được thiết lập giữa công ty với các đối tác đến từ Ấn Độ. Cho dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng nguồn hàng cung cấp cho công ty luôn đúng số lượng, và đảm bảo chất lượng. Thái Lan, Singapore, Ấn Độ là 3 trong số các nước trong khu vực Châu Á có hàng hóa nhập khẩu vào công ty. Ngoài ra, có một số nước khác cũng có mức kim ngạch nhập khẩu vào công ty khá cao như Hàn Quốc với các loại hàng như hóa chất thuốc nhuộm, hạt nhựa. Trung Quốc với các loại mặt hàng chủ yếu như vòng bi, bông, máy móc và thiết bị dệt may.Nhìn chung số bạn hàng đến từ các nước Châu Á của công ty có số lượng lớn nhất trong các châu lục với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22061.doc
Tài liệu liên quan