Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh HDB Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3

1.1 – Hoạt động tín dụng của NHTM 3

1.1.1 - Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 - Đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng 3

1.1.3 - Phân loại hoạt động tín dụng 5

1.1.3.1 - Phân loại theo thời hạn tín dụng 5

1.1.3.2 - Phân loại theo hình thức cấp tín dụng của NHTM 6

1.1.3.3 - Phân loại theo độ tín nhiệm của khách hàng 10

1.1.3.4 - Phân loại theo mức độ rủi ro của khoản tín dụng 10

1.1.3.5 - Phân loại theo mục đích của khoản tín dụng 11

1.1.3.6 - Phân loại theo đối tượng khách hàng nhận tín dụng. 11

1.1.4 - Rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng 11

1.1.4.1 - Các loại rủi ro trong HĐTD ngân hàng 11

1.1.4.2 - Ảnh hưởng của rủi ro đối với ngân hàng 12

1.1.5 - Vai trò của tín dụng ngân hàng 13

1.1.5.1 - Vai trò trò của tín dụng ngân hàng đối với các NHTM 13

1.1.5.2 - Vai trò tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp, cá nhân 14

1.1.5.3 - Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 16

1.2 - Hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM 17

1.2.1 - Quan điểm về hiệu quả hoạt động tín dụng 17

1.2.1.1 - Quan điểm của ngân hàng về hiệu quả hoạt động tín dụng 17

1.2.1.2 - Quan điểm của khách hàng về hiệu quả hoạt động tín dụng 17

1.2.2 - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng 18

1.2.2.1 - Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng quy mô tín dụng 18

1.2.2.2 - Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng 19

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng 22

1.2.3.1 - Các nhân tố khách quan 22

1.2.3.2 - Các nhân tố liên quan đến bản thân ngân hàng 26

1.2.3.3 - Các nhân tố liên quan đến khách hàng nhận tín dụng. 29

Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

CHI NHÁNH HDB HOÀN KIẾM 31

2.1 - Khái quát về HDB Hoàn Kiếm 31

2.1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.1.1 – Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống HDB 31

2.1.1.2 – Lịch sử hình thành và phát triển của HDB Hoàn Kiếm 32

2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của HDB Hoàn Kiếm 32

2.1.3 – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2007 đến nay 36

2.1.3.1 – Tình hình huy động vốn 37

2.1.3.2 – Tình hình sử dụng vốn 38

2.1.3.3 – Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro 40

2.1.3.4 – Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời 43

2.2 – Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm 47

2.2.1 – Quy mô tăng trưởng tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm 49

2.2.1.1 – Tình hình dư nợ tín dụng. 49

2.2.1.2 – Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ các kỳ 51

2.2.2 – Chất lượng các khoản cho vay tại HDB Hoàn Kiếm 56

2.2.2.1 – Khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay 56

2.2.2.2 – Rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng 63

2.3 – Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm 74

2.3.1 – Một số thành tựu trong HĐTD 74

2.3.2 – Hạn chế và nguyên nhân 78

2.3.2.1 – Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm 78

2.3.2.2 – Nguyên nhân của những hạn chế 79

Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐTD TẠI

HDB HOÀN KIẾM 82

3.1 – Định hướng phát triển HĐTD của chi nhánh trong thời gian tới 82

3.2 – Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh 84

3.2.1 – Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 84

3.2.2 – Hoàn thiện chính sách tín dụng và triển khai thực hiện trong toàn hệ thống 87

3.2.3 – Xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, linh hoạt. 87

3.2.3 – Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và triển khai các biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong HĐTD 89

3.2.4 – Phát triển HĐTD đi đôi với tăng cường công tác huy động vốn, nâng cao tính chủ động và độc lập của chi nhánh 90

3.2.5 – Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm tín dụng 91

3.2.6 – Một mặt tiến hành phân công phân nhiệm giữa các bộ phận phòng ban và các cấp, mặt khác cần phải có sự hỗ trợ và phối hợp hoạt động giữa các đơn vị với nhau. 91

3.2.7 – Xây dựng chính cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ hiện đại, tạo điều kiện mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng HĐTD 92

3.3 – Một số kiến nghị 93

3.3.1 – Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 93

3.3.2 – Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 94

3.3.3 – Kiến nghị với Ngân hàng phát triển nhà tp. HCM 94

Kết luận 96

Danh mục tài liệu tham khảo 98

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh HDB Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mà nguyên nhân của nó chủ yếu là do nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng trở nên nhỏ bé do nhu cầu thanh toán và các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng giảm sút. - Tuy rằng tổng tài sản và nguồn huy động của ngân hàng năm 2008 so với năm 2007 có sự giảm sút đáng kể nhưng hoạt động cho vay vẫn tăng trưởng khá nhanh cả về quy mô và tỷ trọng. 2.1.3.3 – Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro Qua phân tích quy mô và kết cấu nguồn và sử dụng nguồn của HDB Hoàn Kiếm ta thấy một số điểm đáng lưu ý như: Năm 2007, một bộ phận tài sản được tài trợ bởi nguồn trung và dài hạn, đồng thời HĐTD chưa bằng một nửa số tiền huy động. Do đó, hoạt động của ngân hàng tương đối an toàn. Năm 2008, nguồn huy động trung và dài hạn giảm mạnh, thay vào đó là nguồn tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, trong khi hoạt động cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng gia tăng. Với kết cấu nguồn và sử dụng nguồn như năm 2008, ngân hàng có thể gặp phải nhiều rủi ro hơn, trước hết là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Bảng 2.3: Các khoản nợ có vấn đề và tình hình trích lập dự phòng trong kỳ (đv: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2007 30/06/08 31/12/2008 Dư nợ tín dụng 222,317 230,812 304,768 Nợ quá hạn - 1,724 28,704 Nợ cần chú ý - 694 Dự phòng rủi ro 294 2,145 1,434 Nợ quá hạn/ Dư nợ 0.00% 0.75% 9.42% Nợ cần chú ý/ Dư nợ 0.00% 0.00% 0.23% Dự phòng/ Dư nợ bình quân 0.26% 0.95% 0.54% (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) - Năm 2008, với chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn, dùng phần lớn vốn huy động từ nguồn ngắn hạn để tài trợ HĐTD và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh; ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn hơn. Điều này thể hiện qua việc phát sinh và tăng trưởng dư nợ quá hạn và dư nợ cần chú ý cuối kỳ II và kỳ III. Tương ứng với sự gia tăng quy mô và mức độ của các khoản mục tài sản, số dự phòng cần trích lập trong kỳ cũng tăng, đặc biệt trong đầu năm 2008, góp phần đáng kể làm tăng chi phí và giảm số lợi nhuận kinh doanh trong kỳ. Cuối năm 2008, tỷ trọng nợ quá hạn gia tăng nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ nợ quá hạn bị chuyển sang nợ loại 2 (Nợ cần chú ý) là vì phần lớn đối tượng khách hàng vẫn được đánh giá là có khả năng trả nợ nên được gia hạn nợ theo quy định trong 493/2007/QĐ-NHNN. Vì vậy với tỷ lệ dự phòng 0.54% (so với dư nợ bình quân) vẫn đảm bảo tài trợ cho tổn thất từ các khoản nợ rủi ro. Thời gian vừa qua, cùng với sự biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế, đặc biệt với sự biến động bất thường của lãi suất, lạm phát, khiến các NHTMCP nói chung và HDB Hoàn Kiếm phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Trước sự gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh, HDB Hoàn Kiếm đã có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro như: - điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay định kỳ (3 tháng, 6 tháng), tùy theo mức độ biến động của lãi suất và tính chất khoản mục tài sản; - tăng cường bộ phận tài sản thanh khoản (chủ yếu là tiền mặt tại quỹ) trong năm 2008 nhằm đối phó với nhu cầu rút tiền của khách hàng và yêu cầu của NHNN khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. - Công tác quản trị rủi ro ngày càng được chú trọng và trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của HDB Hoàn Kiếm cũng như toàn hệ thống HDB. Năm 2008, HDB đưa vào sử dụng thí điểm công nghệ ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế (Corebanking) và cho đến nay đã được triển khai trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu và quy trình chấm điểm tín dụng, thẩm định tín dụng cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng sát hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả công tác quản trị rủi ro của ngân hàng chưa cao do các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro còn mang tính bị động và mới ở giai đoạn triển khai bước đầu. 2.1.3.4 – Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Kỳ I Tỷ trọng (%) Kỳ II Tỷ trọng (%) Kỳ III Tỷ trọng (%) A. THU NHẬP 13,565 1.00 31,797 1.00 17,931 1.00 I. Tổng thu từ lãi 10,962 0.81 25,871 0.81 15,748 0.88 Lãi cho vay 3,685 0.27 19,939 0.63 12,415 0.69 Lãi điều chuyển vốn nội bộ 7,274 0.54 5,886 0.19 3,331 0.19 Thu lãi khác 2 0.00 46 0.00 2 0.00 II. Tổng thu khác 2,603 0.19 5,926 0.19 2,183 0.12 B. CHI PHÍ 11,903 1.00 32,487 1.00 14,651 1.00 I. Tổng chi trả lãi 9,890 0.83 21,533 0.66 10,017 0.68 Trả lãi tiền gửi và TGTK 9,154 0.77 7,875 0.24 10,017 0.68 Trả lãi phát hành GTCG 3 Trả lãi điều chuyển vốn nội bộ 736 0.06 13,655 0.42 II. Tổng chi khác 2,014 0.17 10,954 0.34 4,634 0.32 Chi phí hoạt động dịch vụ 20 39 24 Chi phí quản lý và phục vụ kinh doanh 1,011 0.08 1,203 0.04 1,370 0.09 Chi phí dự phòng, bảo hiểm, bảo toàn 314 0.03 2,221 0.07 1,609 0.11 Chi phí khác 20 7,396 0.23 350 0.02 Chi phí thuế MB, VAT, thuế TNDN 649 0.05 95 0.00 1,281 0.09 C KẾT QUẢ KINH DOANH CL thu chi từ lãi 1,072 4,338 5,731 CL thu chi khác 590 (5,028) (2,451) LNTT 2,309 (690) 4,555 Lợi nhuận sau thuế 1,662 (690) 3,280 (Nguồn: Báo cáo giữa niên độ) Nhìn chung, thu từ lãi và chi trả lãi là hai khoản mục thu nhập và chi phí lớn nhất của ngân hàng. Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, các khoản mục thu nhập và chi phí của ngân hàng có nhiều biến động do sự thay đổi của giá vốn (lãi suất cho vay và lãi suất huy động) và của tỷ trọng cũng như số lượng các khoản mục tài sản có và tài nợ. Từ đó dẫn tới sự biến động của lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua các kỳ. ö Tình hình thu nhập - Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập (trên 80%). Trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2008 (kỳ II), có sự biến động lớn trong cơ cấu các khoản thu từ lãi và đây cũng là thời kỳ tăng nhanh và mạnh về quy mô các khoản thu từ lãi và các khoản thu khác (ngoài lãi). Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các khoản thu nhập từ lãi qua các thời kỳ - Năm 2007, nguồn thu lãi chủ yếu của ngân hàng là từ điều chuyển vốn nội bộ, tỷ trọng lãi cho vay khách hàng còn nhỏ bé. Nhưng từ 2008, thu từ lãi cho vay khách hàng tăng trưởng nhanh chóng cả về quy mô và tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu từ lãi. ö Tình hình chi phí (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Kỳ I Tỷ trọng (%) Kỳ II Tỷ trọng (%) Kỳ III Tỷ trọng (%) Tổng chi phí 11,903 1.00 32,487 1.00 14,651 1.00 Tổng chi trả lãi 9,890 0.83 21,533 0.66 10,017 0.68 Tổng chi khác 2,014 0.17 10,954 0.34 4,634 0.32 Chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất trong hoạt động ngân hàng. Năm 2008, tỷ trọng chi phí trả lãi giảm đáng kể (chiếm gần 70% tổng chi phí) so với năm 2007 (chiếm 83% tổng chi phí); cùng với đó là sự gia tăng tỷ trọng chi phí khác. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tổng chi phí qua các thời kỳ Trong những tháng đầu năm 2008 (kỳ II), các khoản mục chi phí đều tăng mạnh, đẩy tổng chi phí tăng vọt lên hơn 32 tỷ đồng mà chủ yếu là do sự tăng nhanh của khoản mục chi phí trả lãi điều chuyển vốn nội bộ (bằng 13655 triệu, chiếm 42% tổng chi phí) và chi phí khác (bằng 7396 triệu đồng, chiêm 23% tổng chi phí). ö Kết quả hoạt động CHỈ TIÊU Kỳ I Kỳ II Kỳ III CL thu chi từ lãi 1,072 4,338 5,731 CL thu chi khác 590 (5,028) (2,451) LNTT 2,309 (690) 4,555 Lợi nhuận sau thuế 1,662 (690) 3,280 Biểu đồ 2.5: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Chênh lệch thu chi từ lãi phản ánh quy mô sinh lời hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng (huy động vốn để cho vay). Chỉ tiêu này tăng trưởng khá nhanh, trong khi chênh lệch thu chi khác lại có xu hướng giảm sút mạnh, nhất là vào những tháng đầu năm 2008. Có thể thấy sự giảm sút của lợi nhuận trước thuế trong năm 2008 là do sự gia tăng các khoản chi phí ngoài lãi (chi phí khác, chi phí trích lập dự phòng,...) do hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. 2.2 – Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm Tín dụng là hoạt động đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động tín dụng ngân hang được triển khai thành nhiều loại hình sản phẩm như cho vay khách hàng, chiết khấu thương phiếu và các GTCG, cho thuê tài chính, bảo lãnh. Là một chi nhánh ngân hàng mới thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn nên HĐTD của HDB Hoàn Kiếm mới chỉ tập trung vào các nghiệp vụ cho vay khách hàng và chiết khấu thương phiếu, GTCG. Các loại hình tín dụng khác mới chỉ phát sinh với quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này em xin tập trung đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng và chiết khấu thương phiếu, GTCG tại chi nhánh. Trong thời gian qua, HĐTD tại HDB Hoàn Kiếm được triển khai với nhiều sản phẩm khá đa dạng, phục vụ các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và các TCTD khác. Có thể phân loại các sản phẩm cho vay theo một số tiêu chí sau: ª Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng Cho vay ngắn hạn. Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn ª Phân loại theo đối tượng khách hàng Cho vay đối với doanh nghiệp Cho vay đối với cá nhân ª Phân loại theo loại tiền cấp tín dụng Cho vay bằng VND Cho vay bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) ª Phân loại theo mục đích cho vay Cho vay tiêu dùng : cho vay bất động sản cá nhân; cho vay mua xe ô tô; chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm; cho vay khác phục vụ tiêu dùng. Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Cho vay đầu tư nhà ở đối với TCKT Cho vay khác Để đánh giá hiệu quả hoạt đông cho vay cần xem xét cả hai khía cạnh là quy mô tăng trưởng và chất lượng của các khoản tín dụng . 2.2.1 – Quy mô tăng trưởng tín dụng tại HDB Hoàn Kiếm Quy mô hoạt động cho vay của một ngân hàng thể hiện rõ nhất qua sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng cuối mỗi kỳ và của doanh số tín dụng mỗi thời kỳ. 2.2.1.1 – Tình hình dư nợ tín dụng. ö Quy mô tín dụng cơ cấu theo thời hạn tín dụng Bảng 2.5: Tình hình biến động của dư nợ tín dụng (đv: triệu đồng) ChỈ tiêu 31/12/07 (%) 30/06/08 (%) Tăng trưởng 31/12/08 (%) Tăng trưởng Dư nợ tín dụng 222,326 1.00 230,812 1.00 1.04 304,768 1.00 1.32 Ngắn hạn 187,348 0.84 165,042 0.72 0.88 223,398 0.73 1.35 Cho vay khách hàng 32,280 105,014 3.25 73,224 0.70 Chiết khấu TP, GTCG 155,069 60,028 0.39 150,174 2.50 Trung và dài hạn 34,978 0.16 65,770 0.28 1.88 81,370 0.27 1.24 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các thời kỳ Nhìn chung, các khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng trưởng qua các kỳ, kéo theo đó tổng dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt vào cuối năm 2008 (chủ yếu do sự tăng mạnh của cho vay ngắn hạn). Nếu so sánh dư nợ tín dụng cuối 2008 (304768 trđ) so với cuối 2007 (222326 trđ), dư nợ tăng 82442 trđ, đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 37%, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành ngân hàng (22%). Tài trợ tín dụng của ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn (chiếm khoảng trên 80% tổng dư nợ tín dụng), tín dụng trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng ổn định qua các kỳ. Trong khi khoản mục cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng trưởng khá ổn định cả về quy mô và tỷ trọng (trong tổng dư nợ tín dụng); thì tín dụng ngắn hạn lại có sự biến động mạnh. Đặc biệt vào giữa năm 2008, sự suy giảm của tín dụng ngắn hạn (chủ yếu do chiết khấu TP và GTCG giảm) là nguyên nhân chính dẫn tới tổng dư nợ tín dụng giảm. Tóm lại, sự tăng trưởng quy mô tín dụng cho thấy HĐTD của HDB Hoàn Kiếm đang ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để nói lên hiệu quả HĐTD mà cần phải xem xét chất lượng các khoản tín dụng đó. 2.2.1.2 – Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ các kỳ Doanh số cho vay trong kỳ: Là tổng số tiền cho vay trong kỳ, nó phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong từng thời kỳ và quy mô tín dụng cấp trong kỳ. Doanh số thu nợ là tổng số các khoản thu nợ (nợ gốc) phát sinh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh dung lượng vốn thu hồi của ngân hàng. Kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay cho thấy sự phát triển quy mô HĐTD ở cả hai mặt của quá trình cho vay và thu nợ vay của ngân hàng. Bảng 2.6: Biến động doanh số cho vay các kỳ (đv: triệu đồng) ChỈ tiêu Kỳ I Tỷ trọng (%) Kỳ II Tỷ trọng (%) II/I (lần) Kỳ III Tỷ trọng (%) III/II (lần) DS cho vay 268,428 100 700,228 100 2.61 591,542 100 0.84 DSCV ngắn hạn 233,450 87 586,247 84 2.51 335,658 57 0.57 - Cho vay khách hàng 78,381 376,109 4.80 230,525 0.61 - Chiết khấu TP, GTCG 155,069 210,138 1.36 105,133 0.50 DSCV trung và dài hạn 34,978 13 113,981 16 3.26 255,884 43 2.24 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Biểu đồ 2.7: Tăng trưởng doanh số cho vay các kỳ Doanh số cho vay qua các kỳ biến động nhanh và mạnh, cùng với đó là sự thay đổi quy mô và tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng. Trong nửa cuối 2007 (Kỳ I), doanh số cho vay nhìn chung còn khá nhỏ bé (đạt 268428 trđ), đặc biệt là cho vay trung và dài hạn chưa phát triển. Xét tới doanh số cho vay theo từng kỳ hạn thì có sự biến động khá lớn về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của các bộ phận cấu thành trong thời gian qua. Doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay. Nếu trong kỳ I, con số này còn rất nhỏ bé, chỉ đạt 34978 trđ (chiếm 13% doanh số cho vay), thì qua kỳ II và kỳ III, con số này lần lượt tăng thêm 79003 trđ và 141903 trđ, đẩy tỷ trọng doanh số cho vay trung, dài hạn lên 43% nửa cuối 2008, cân đối với cho vay ngắn hạn trong cơ cấu tài sản. Trong khi doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trưởng khá ổn định thì doanh số cho vay ngắn hạn lại có sự biến động rất mạnh theo từng khoảng thời gian. Thời gian đầu 2008, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh về quy mô và tỷ trọng (tăng 352797 trđ, thêm 151% so với kỳ I), nhưng thời gian cuối 2008, con số này có sự giảm sút đáng kể (đạt 335658 trđ, chỉ bằng 57% doanh số cho vay ngắn hạn kỳ II, giảm 250589 trđ). Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số cho vay nên sự biến động tăng, giảm của nó qua các kỳ cũng quyết định xu hướng biến động của doanh số cho vay. Bảng 2.7: Tình hình biến động của doanh số thu nợ các kỳ (đv: triệu đồng) ChỈ tiêu Kỳ I (%) Kỳ II (%) Tăng trưởng Kỳ III (%) Tăng trưởng Doanh số thu nợ 46,101 100 691,743 100 15 517,586 100 0.75 Ngắn hạn 46,101 100 608,554 88 13 277,302 53.576 0.40 Cho vay khách hàng 46,101 303,375 262,315 Chiết khấu TP, GTCG 0 305,179 14,987 Trung và dài hạn 0 0 83,189 12 240,284 0 0.35 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Biểu đồ 2.8: Tình hình doanh số thu nợ các kỳ Xu hướng biến động của doanh số thu nợ các kỳ khá tương đồng với doanh số cho vay trong kỳ. Nhìn chung, quy mô và tỷ trọng thu nợ trong những tháng đầu 2008 tăng cao, chủ yếu thu từ cho vay ngắn hạn. Trong nửa cuối năm 2008, sự giảm mạnh của doanh số thu nợ ngắn hạn và sự tăng lên của doanh số thu nợ trung, dài hạn dẫn đến quy mô và tỷ trọng thu hồi nợ theo các kỳ hạn tín dụng cân đối hơn. Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ Tóm lại: Quy mô và xu hướng biến động của doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua phụ thuộc phần lớn vào kết cấu cho vay theo kỳ hạn tài trợ. Bộ phận cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giai kỳ I và có xu hướng giảm dần trong các kỳ sau, còn bộ phận cho vay trung, dài hạn lại có sự tăng trưởng khá nhanh và mạnh qua các kỳ. Vì thế, cả tỷ trọng và quy mô doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng mạnh trong năm 2008 nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn. Sự tăng mạnh và khá tương đồng của hai chỉ tiêu này cho thấy khả năng luân chuyển vốn trong hoạt động cho vay khá hiệu quả cũng như quy mô tín dụng ngày càng mở rộng với cơ cấu thời hạn cân đối và ổn định hơn. 2.2.2 – Chất lượng các khoản cho vay tại HDB Hoàn Kiếm Một khoản cho vay có chất lượng tốt khi nó cho thu nhập cao nhất ở mức rủi ro dự kiến chấp nhận. Như vậy, để đánh giá chất lượng cho vay, cần xem xét nó ở cả khía cạnh rủi ro và lợi nhuận, thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: 2.2.2.1 – Khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay Thu nhập hoạt động cho vay bao gồm các khoản thu lãi và thu phí từ các loại hình tín dụng: cho vay, cho vay chiết khấu thương phiếu và GTCG. Khả năng sinh lợi của một khoản cho vay được biểu hiện bằng thu nhập (tiền lãi) và tốc độ tăng trưởng thu nhập đó theo thời gian. Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, con số thu nhập hoạt động cho vay ghi nhận trên các báo cáo tài chính là doanh thu của ngân hàng, tức là tiền ghi sổ chứ chưa phải số tiền thu thực tế từ cho vay. Nếu một món cho vay có chất lượng thấp không hoàn trả các khoản nợ cho ngân hàng theo kỳ hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng thì con số thu lãi thực tế có thể thấp hơn nhiều so với con số thu lãi danh nghĩa. So sánh thu lãi thực tế và số thu lãi (dự thu) của ngân hàng không chỉ cho thấy khả năng sinh lời của khoản mục cho vay mà còn cho thấy hiệu quả hoạt động thu nợ và quản trị rủi ro của ngân hàng. ö Thu lãi hoạt động cho vay (lãi dự thu) Bảng 2.8: Cơ cấu thu nhập hoạt động tín dụng qua các thời kỳ (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Kỳ I Tỷ trọng Kỳ II Tỷ trọng II/I Kỳ III Tỷ trọng III/II Thu nhập hoạt động cho vay 13,355 100% 31,293 100% 2.34 22,746 100% 0.73 Lãi cho vay khách hàng 3,685 28% 19,939 64% 5.41 17,415 77% 0.87 Lãi điều chuyển vốn nội bộ 7,274 54% 5,886 19% 0.81 3,331 15% 0.57 Thu phí nghiệp vụ chiết khấu 2,395 18% 5,468 17% 2.28 2,010 9% 0.37 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ) Biểu đồ 2.10: Cơ cấu thu nhập hoạt động cho vay qua các thời kỳ Từ giữa năm 2007 đến hết năm 2008, cơ cấu thu nhập hoạt động cho vay có nhiều biến động cả về quy mô và tỷ trọng các khoản mục cấu thành. Nhìn chung, thu nhập từ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh trong năm 2008 và trở thành khoản thu nhập chủ yếu nhất. Giai đoạn cuối năm 2007 (kỳ I), HDB Hoàn Kiếm mới bắt đầu đi vào hoạt động, phạm vi hoạt động và các nghiệp vụ mới phát sinh nên còn hạn chế về quy mô (tính đến thời điểm cuối năm, dư nợ cho vay đạt 67258 triệu đồng). Vì vậy, quy mô thu nhập từ cho vay khách hàng còn nhỏ bé (đạt 3685 triệu đồng) và số thu lớn nhất là từ hoạt động điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống HDB (7274 triệu đồng, chiếm 54% tổng thu nhập từ hoạt động cho vay). Đầu năm 2008 (kỳ II), thu nhập lãi cho vay tăng vọt (gấp 5,14 lần kỳ I), và sự tăng trưởng của khoản thu từ nghiệp vụ chiết khấu (gấp 2,28 lần kỳ I), đẩy tổng thu nhập lên cao (đạt 31293 trđ). Sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi cho vay là do: Thứ nhất: Do những biến động kinh tế vĩ mô đẩy lãi suất thị trường tăng vọt, kéo theo đó lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng cao. Thứ hai: Hoạt động cho vay (cả ngắn hạn, trung và dài hạn) tăng mạnh về quy mô (dư nợ cuối kỳ đạt 169061 trđ, gấp 2,5 lần so với cuối 2007). Thứ ba: Khoản thu nhập từ nghiệp vụ chiết khấu chủ yếu là do các khoản chiết khấu phát sinh từ kỳ trước và đến hạn thanh toán trong kỳ này. Chính vì vậy mà đến thời điêm 30/06/2008, dư nợ cho vay chiết khấu giảm mạnh (đạt khoảng 60 tỷ đồng, bằng 39% so cuối 2007). Nửa cuối 2008 (kỳ III), quy mô hoạt động cho vay khách hàng vẫn tăng mạnh (đạt 276063 trđ, chiếm khoảng 90% dư nợ tín dụng cuối kỳ). Song quy mô thu lãi cho vay lại giảm sút so với giai đoạn đầu năm, chủ yếu do lãi suất giảm và ổn định hơn. ö Lãi suất cho vay bình quân và thu nhập lãi suất cho vay ròng bình quân lãi suất cho vay bình quân trong kỳ: Là tỷ lệ sinh lời của số tiền cho vay bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng cho vay bình quân trong kỳ thì ngân hàng có thể thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Bảng 2.9: Lãi suất cho vay và thu nhập lãi suất cho vay ròng bình quân (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Kỳ I Kỳ II Kỳ III Thu lãi cho vay 13,355 31,293 22,746 Dư nợ bq 111,159 226,565 267,790 Chi phí huy động vốn 11,256 32,491 18,376 Vốn huy động bq 150,270 242,491 251,218 Lãi suất cho vay bq 12.01% 13.81% 8.49% Lãi suất vốn huy động bq 7.49% 13.40% 7.31% Thu nhập lãi suất cho vay ròng bq 4.52% 0.41% 1.18% (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp) Giai đoạn cuối năm 2007, mặc dù số tiền thu lãi trong kỳ thấp (13355 trđ), nhưng với quy mô hoạt động cho vay trong kỳ còn nhỏ bé (dư nợ bình quân là 111159 trđ), lãi suất cho vay bq trong kỳ khá cao, đạt 12.01%. Trong những tháng đầu năm 2008, lãi suất cho vay bình quân tăng lên mức 13.81%, nhưng lại có sự suy giảm khá nhanh (đạt 8.49%, giảm 5.32%). Sự biến động của lãi suất cho vay bình quân kỳ chủ yếu là do chịu tác động từ sự biến động của lãi suất thị trường Việt Nam trong thời gian đó. Chính vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào lãi suất cho vay bình quân cũng chưa đủ để nói lên hiệu quả và khả năng sinh lời của khoản cho vay, mà phải đặt nó trrong mối liên hệ với nguồn vốn huy động để tài trợ hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thu nhập từ cho vay bù đắp được chi phí phải trả cho nguồn huy động và tạo thu nhập ròng cho ngân hàng. Biểu đồ 2.11: Tình hình thu nhập lãi suất cho vay ròng các kỳ Nhìn chung, lãi suất cho vay bình quân luôn lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn huy động nên tạo thu nhập lãi ròng từ hoạt động cho vay. Qua biểu đồ cho thấy trong khoảng thời gian đầu 2008, mặc dù thu nhập lãi suất bình quân tăng rất cao nhưng cùng với nó thì ngân hàng cũng phải trả chi phí lãi huy động vốn cao (13.4%, gần bằng lãi suất cho vay bình quân). Do đó, thu nhập lãi suất ròng từ hoạt động cho vay ở mức thấp nhất (đạt 0.41%), trong khi con số này ở kỳ I và kỳ III lần lượt là 4.52% và 1.18%. ö Thu lãi thực từ hoạt động cho vay Bảng 2.10: Tiền lãi thực thu từ hoạt động cho vay trong kỳ. (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Lãi dự thu Lãi phải thu chuyển ngoại bảng B/A (%) lãi quá hạn thu hồi lãi chưa thu được cuối kỳ D/A (%) A B C D = B-C Kỳ I 13,355 - 0.00 - - 0.00 Kỳ II 31,293 5,246 16.76 5,235 11 0.04 Kỳ III 22,746 1,117 4.91 986 131 0.58 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản nội và ngoại bảng) Các món cho vay của ngân hàng đều được tính lãi dự thu hàng tháng và kết chuyển vào thu nhập lãi. Tuy nhiên, có những món cho vay đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả hoặc trả không đủ thì số lãi đã dự thu sẽ phải chuyển ra theo dõi ngoại bảng và làm tăng chi phí khác của ngân hàng. Nếu ngân hàng có thể thu nợ lãi quá hạn đó thì khoản thu về được ghi nhận là chi phí khác. Trong kỳ I (nửa cuối 2007), các khoản tiền lãi được khách hàng hoàn trả theo đúng kỳ hạn cam kết với ngân hàng nên không phát sinh khoản mục lãi dự thu nhưng không thu được và cũng không phát sinh khoản nợ quá hạn nào. Trong những tháng đầu 2008, số lãi dự thu không thu được đúng kỳ hạn nợ khá lớn (đạt 5246 trđ, chiếm khoảng 17% thu nhập lãi), nhưng đến cuối kỳ, số dư khoản mục này chỉ còn 11 trđ là do ngân hàng đã thu hồi được phần lớn nợ lãi quá hạn đó và ghi nhận vào thu nhập khác từ HĐTD. Trong kỳ III, quy mô lãi dự thu không thu được là 1117 trđ (chiếm gần 5% thu nhập lãi cho vay trong kỳ), giảm 4219 trđ so với kỳ II. Tuy nhiên, số tiền lãi quá hạn thu hồi về chỉ được 986 trđ (bằng 88% lãi dự thu chưa thu được), còn 131 trđ tiền lãi chưa thu được tính đến cuối năm 2008. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh lời thực tế của hoạt động cho vay đã giảm sút so với dự tính và cũng là dấu hiệu gia tăng mức độ rủi ro tín dụng của các khoản cho vay. Nhận xét chung: Thu nhập hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian từ giữa năm 2007 đến cuối 2008 có nhiều biến động to lớn mà những biến động này chủ yếu là do những tác động của tình hình thị trường tài chính nước ta và thế giới. Mặc dù quy mô số thu lãi của chi nhánh tăng nhanh và mạnh trong năm 2008, đặc biệt là trong những tháng đầu năm nhưng qua phân tích thu nhập lãi cho vay ròng và số lãi thu thực tế từ cho vay, có thể thấy giai đoạn cuối 2007, hoạt động cho vay của chi nhánh có khả năng sinh lời cao nhất, mức rủi ro thấp nhất. Giai đoạn nửa đầu 2008, hoạt động cho vay của chi nhánh tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với sự phát sinh nhiều hơn các khoản tiền lãi đã dự thu nhưng chưa thu được trong kỳ, đồng thời thu nhập lãi cho vay bình quân dường như chỉ đủ bù đắp chi phí huy động bình quân để tài trợ cho nó. Đây cũng là lý do chính dẫn đến sự thua lỗ của chi nhánh trong giai đoạn này. 2.2.2.2 – rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu sau: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ thì toàn bộ nợ gốc của nó bị chuyển thành nợ quá hạn. Bảng 2.11: Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn cuối kỳ (đv: triệu đồng) CHỈ TIÊU Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Tổng cộng Tỷ trọng 31/12 2007 Nợ trong hạn 187,348 24,134 10,844 222,326 100% Nhóm 1 187,348 24,134 10,844 222,326 Nhóm 2 0 Nợ quá hạn 0 0 0 0 Nhóm 1 0 Nhóm 2 0 Tổng cộng 187,348 24,134 10,844 222,326 100% 30/06 2008 Nợ trong hạn 165,042 46,473 17,573 229,088 99.25% Nhóm 1 165,042 46,473 17,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3237.doc.doc
Tài liệu liên quan