Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Các vấn đề lý thuyết chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp 3

I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 3

1. Khái niệm 3

2. Phân loại 4

3. Vai trò 5

4. Kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp 6

II. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 6

1. Quản lý vốn lưu động 6

2. Nhu cầu vốn lưu động và các biện pháp đảm bảo vốn lưu động 18

3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động 25

Chương 2: Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam 27

I. Tổng quan về tổng công ty hàng không 27

1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2. Tình hình tổ chức hoạt động 28

3. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không 30

4. Vai trò nhiệm vụ của Tổng công ty 31

5. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh 32

II. Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 37

1. Cơ cấu vốn lưu động 37

2. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động 39

III. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động 49

1. Vốn bằng tiền 49

2. Hàng tồn kho 51

3. Khoản phải thu 51

4. Đầu tư ngắn hạn 51

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty hàng không Việt Nam 52

I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động 52

1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 52

2. Quan điểm mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động 54

3. Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 56

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động 56

1. Các giải pháp bổ sung vốn lưu động 57

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 58

3. Một số kiến nghị 67

Kết luận 70

 

doc73 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.1 Vai trò của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Mặc dù vận tải Hàng không là một ngành non trẻ (khoảng 100 năm), nhưng lại có tốc độ phát triển như vũ bão và vai trò của nó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các Quốc gia trên thế giới. Nó không những thể hiện sự phát triển mà còn đem lại sức mạnh tài chính cho mọi Quốc gia. Vận tải Hàng không đang có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã hội Việt Nam. Dựa vào sự phát triển của Hàng không, nước ta từng bước sẽ hội nhập vào thị trường Quốc tế cũng như đáp ứng mọi nhu cầu vận tải, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước, các dân tộc và các vùng trong một nước. Hàng không Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong sợi dây xích nối kết các phương tiện vận tải khác nhằm khai thác các lợi thế của chúng đồng thời góp phần cho sự phát triển của mô hình vận tải đa phương thức giúp chi phí vận chuyển ngày một thấp hơn, thời gian vận chuyển ngày càng nhanh hơn, chất lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng được đảm bảo. Hàng không Việt nam có ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Nó liên kết các trung tâm kinh tế lớn với ưu thế tiết kiệm về thời gian và khoảng cách. vận tải hàng không còn là nguồn lực, tiềm năng kinh tế dồi dào, nó giúp mở rộng giao lưu kinh tế đối ngoại, tăng cường tiềm lực quốc phòng. 4.2 Nhiệm vụ của Tổng Công ty hàng không Việt nam Nhiệm vụ của Tổng Công ty hàng không Việt nam được phê chuẩn trong điều lệ Tổng công ty như sau: Thực hiện kinh doanh, cung ứng dịch vụ về vận tải hàng không đối với khách, hàng hoá trong nước và nước ngoài theo quy định, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hàng không dận dụng của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn cho Tổng Công ty Thuê, cho thuê, mua sắm máy bay. Bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu cho ngành hàng không. Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện bay chuyên cơ cho các lãnh đạo Nhà nước. Cung ứng dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành khác có mối liên hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền vận tải hàng không. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam trong 3 năm 2000 – 2002. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển mới cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế trong khu vực sau sự kiện khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan. Tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhữngchuyển biến theo hướng tích cực: Giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái, mức tăng trưởng GDP luôn ổn định ( 12%) Trong đó, ngành du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ và sự đầu tư thoả đáng, Du lịch Việt nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Bằng các chương trình cụ thể cả về trước mắt và lâu dài được xây dựng, tổ chức rộng khắp trên cả nước: Festival Huế 2000, với mục tiêu “Việt nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới”, các lễ hội lớn ở các địa phương, các chương trình du lịch sinh thái, các tour du lịch theo mùa, du lịch làng nghề đã thu hút một lượng du khách nước ngoài không nhỏ đến với Việt nam. Mặt khác, thu nhập bình quân của người dân Việt nam đã được cải thiện, giá trị tinh thần được quan tâm hơn, nhu cầu du lịch của một bộ phận không nhỏ dân cư ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn chú trọng các chính sách thu hút đầu tư thông qua việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào mọi lĩnh vực kinh tế. Đánh dấu bằng việc Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt nam vào năm 1995, Việt nam chính thức có quan hệ ngoại giao và thương mại đối với 134 nước trên thế giới, Việt nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài coi là thị trường tiềm năng các tổ chức, các cá nhân đã biết đến Việt nam ngày một nhiều hơn. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hàng không nước nhà thể hiện qua giai đoạn từ đầu nửa cuối năm 1999 đến hết 8 tháng đầu năm 2001. Tháng 9 năm 2001, sự kiện khủng bố tấn công nước Mỹ bằng máy bay dân dụng ngày 11 đã lại một lần nữa gây ảnh hưởng không nhỏ đối với hầu hết các hãng hàng không trên thế giới, trong đó có Tổng Công ty Hàng không Việt nam. Sự kiện 11/9 gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đi lại trên các chuyến bay, nên hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều cố gắng thu hút khách hàng bằng mọi biện pháp có thể, làm tăng sức ép cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không đặc biệt là đối với Hàng không Việt nam là Hãng còn rất non trẻ, tiềm lực tài chính không mạnh, nhưng với nỗ lực không ngừng, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty hàng không Việt nam đã áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại để giữ vững thị phần, tận dụng mọi lợi thế để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đề ra, giữ vững tốc độ tăng trưởng, hoàn thành vượt mức mọi chỉ tiêu năm 2001. Năm 2001 là năm khởi đầu của nhiều dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt nam như: phát triển đội bay, mở thêm một số đường bay mới, mở lại các đường bay off-line, mở lại các đường bay chính trị trong nước, đẩy nhanh quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ bảo dưỡng máy bay A320 và Boeing 767 (C-check – Bảo dưỡng lớn nhất cho hầu hết các loại máy bay vận tải hạng nặng), xây mới nhà ga T1 sân bay Nội bài, Đến cuối năm 2001, các dự án đã bước đầu đi vào hoạt động. Sang năm 2002, các dự án đã được chính thức đưa vào khai thác: Nhà ga T1 Nội bài đã được sử dụng với dung lượng khách đi/đến khoảng 1,5 triệu hành khách/năm; Hệ thống C-check đã hoàn thiện, có thể thực hiện mọi phần việc về sửa chữa máy bay cho đội bay của Tổng Công ty (trước đây phải đi thuê các nhà sản xuất máy bay làm với chi phí rất lớn) và bước đầu đã nhận bảo dưỡng máy bay cho một số Hãng hàng không khác; mở đường bay thẳng Hà nội - Tokyo, chuẩn bị tiền đề cho việc mở đường bay đến Mỹ; ký hợp đồng mua mới 5 chiếc máy bay AIRBUS A321 và 2 chiếc BOEING B777 với số tiền đầu tư nhiều triệu USD. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã liên tục đổi mới các chiến lược xúc tiến thương mại: Kết hợp với Tổng cục du lịch mở các tour với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với thu nhập và yêu cầu của khách hàng, tổ chức bán vé giảm giá theo mùa nhằm tận dụng công suất tải của máy bay trong những thời gian vắng khách (mùa thấp điểm), chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) hoạt động hiệu quả và thu hút được một lượng không nhỏ khách hàng thân thuộc với Tổng Công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ ( thái độ phục vụ, chất lượng suất ăn, hạn chế đến mức thấp nhất việc chậm lỡ chuyến), đảm bảo uy tín của Tổng Công ty thông qua các chuyến bay an toàn Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2001, 2002 đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách và các chiến lược kinh tế của Tổng Công ty Hàng không Việt nam. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, chúng ta có thể theo dõi biểu sau: Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 – 2002 Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2000 Năm2001 Năm 2002 Tổng doanh thu 4,610,196,600,892 5,569,924,229,549 6,749,861,625,992 Trong đó DT từ vận tải 4,333,584,804,838 5,315,812,433,094 6,412,368,544,679 Tổng chi phí 4,312,107,397,086 5,299,576,016,528 6,111,727,690,277 Lợi nhuận trớc thuế 298,089,203,806 363,352,033,693 638,133,935,715 Thuế TNDN 95,388,545,218 116,272,650,782 204,202,859,429 Lợi nhuận sau thuế 202,700,658,588 247,079,382,911 433,931,076,286 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hãng Hàng không Việt nam 2000- 2001- 2002 ) Về doanh thu: Năm 2001, tổng doanh thu đạt gần 5,600 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm là 1.5%; Năm 2002, với tổng doanh thu trên 6,700 tỷ đồng vượt mức kế hoạch 7.45%. Trong ba năm 2000 – 2002, doanh thu của Tổng Công ty Hàng không Việt nam tăng trưởng bình quân ở mức 17.3%/năm. Mặt khác, ta thấy trong doanh thu của Tổng Công ty, doanh thu vận tải hàng không chiếm tỷ trọng rất lớn (xấp xỉ 95% trong đó doanh thu vận tải hành khách chiếm khoảng 80%): Năm 2001, doanh thu vận tải đạt trên 5,300 tỷ đồng chiếm 95.45% doanh thu toàn Tổng Công ty, tăng 22.67% so với cùng kỳ năm trước; Năm 2002, doanh thu này là trên 6,400 tỷ đồng tăng 20.63% so với năm 2001. Các lý do khách quan và chủ quan tác động đến doanh thu của Tổng Công ty có thể kể đến Nhìn chung doanh thu tăng là do một số lý do sau: Thứ nhất là những năm gần đây, cùng với chính sách của nhà nước về du lịch, đầu tư , việc tiến hành cải cách các thủ tục hành chính đặc biệt là trong hoạt động đầu tư , thủ tục hải quan và các chính sách kinh tế khác nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng tương đối cao, quan hệ hợp tác song phương và đa phương về nhiều mặt với các quốc gia trên thế giới, Việt nam tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hàng không Việt nam. Thứ hai, Tổng Công ty hàng không Việt nam đã có các biện pháp tích cực như: phát triển đội máy bay tiến đến năm 2005, Tổ bay Việt nam có thể tự lái toàn bộ các máy bay không thuê tổ lái nước ngoài, gia tăng tần suất chuyến bay, mở các đường bay mới, giảm dần số máy bay đi thuê nhằm giảm thiểu chi phí trong tương lai; Tăng cường các biện pháp quảng cáo như quảng cáo về hình ảnh về đất nước Việt nam, quảng cáo về các dịch vụ hàng không; Tăng chuyến, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, cung cấp nhiều tour du lịch với giá ưu đãi làm cho khách đến với hàng không Việt nam không ngừng tăng lên, đặc biệt là trong năm 2002. Về chi phí: Trong ba năm qua, đặc biệt do thuê và mua thêm nhiều máy bay mới nên chi phí sản xuất kinh doanh của hàng không Việt nam tương đối cao. Năm 2001, tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 4,312,107,397,086 đồng, tăng 22.9%. Thực tế năm 2001, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, nguyên nhân là do trong năm 2001 Tổng Công ty có phát sinh một số khoản chi phí bất thường làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, đó là các khoản chi còn tồn từ năm 2000 chuyển sang. Mặt khác, trong năm 2001, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới cũng tăng cao góp phần làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Nhưng đến năm 2002, tình hình đã được cải thiện, tổng chi phí 5,299,576,016,528 VND tăng so với năm 2001 là 15.32%, nhỏ hơn mức độ tăng doanh thu (17.4%) chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng được thị trường, tăng lượng khách, kết quả sản xuất kinh doanh khả quan. Về lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 xấp xỉ 21.9% nhưng nếu so với năm 2002 thì tỷ lệ này lên đến 75.62% cho thấy năm 2002 là một năm kinh doanh hiệu quả của Tổng Công ty hàng không Việt nam. Năm 2001 và 2002 do mở rộng hoạt động kinh doanh, hàng không Việt nam đóng góp vào ngân sách 117 đồng (năm2001) và trên 204 tỷ đồng (năm 2002). Thu nhập bình quân của nhân viên tăng lên rõ rệt, đời sống được cải thiện và nâng cao, từ đó làm họ gắn bó hơn với công ty và có trách nhiệm với công việc của mình. Nhìn chung trong 2 năm 2001 và 2002, mặc dù môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần phát huy nội lực, tận dụng mọi khả năng, hàng không Việt nam đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, từng bước cải thiện năng lực quản lý tài chính tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Qua đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty ta thấy dù liên tiếp có những biến động trên thị trường hàng không Quốc tế đã gây nên không ít những khó khăn nhưng hàng không Việt nam đã từng bước đưa hoạt động kinh doanh của mình đi vào thế ổn định. Đó là cố gắng to lớn không chỉ của ban lãnh đạo Tổng Công ty mà còn là của từng cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty. Đây sẽ là bước đệm tốt cho giai đoạn phát triển sau này của hàng không Việt nam. II Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines. 1 Cơ cấu vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam Vốn lưu động là một bộ phận luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Tổng Công ty. Vì vậy khi xem xét thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động trong Tổng Công ty thì việc tìm hiểu cơ cấu vốn lưu động là cần thiết, nó cho ta biết được cơ cấu vốn lưu động đã được phân bổ hợp lý hay chưa từ đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Dưới đây là tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn và cơ cấu vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam trong 3 năm 2000 – 2001 – 2002. Biểu 2: Cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn của Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 - 2002 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Vốn lưu động 2,442,684.95 63.96 2,658,892.65 63.73 1,959,677.55 39.37 Vốn cố định 1,376,340.33 36.04 1,513,126.32 36.27 3,017,798.23 60.63 Tổng vốn 3,819,025.28 100.00 4,172,018.97 100.00 4,977,475.78 100.00 (Nguồn: Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty hàng không Việt nam ) Qua số liệu ở biểu 2 ta thấy, về tổng thể qui mô vốn của Tổng Công ty tăng trưởng 9.24% (năm 2001) và 19.3% (năm 2002) với tốc độ tăng như vậy ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty 3 năm qua đang trên đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng đó ta phải đi sâu xem xét cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn. Về cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn, năm 2000 vốn lưu động là 2,442,684.95 triệu đồng, chiếm 63.96% tổng vốn của Tổng Công ty, sang năm 2001 là 2,658,892.65 triệu đồng, chiếm 63.73 %. Nhưng đến năm 2002 vốn lưu động của Tổng Công ty giảm mạnh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối do Tổng Công ty tiến hành đầu tư mua mới máy bay phục vụ nhu cầu vận tải hành khách. Về kết cấu thành phần vốn lưu động ta theo dõi bảng sau: Biểu 3: Cơ cấu thành phần vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 – 2002 Đơn vị: triệu VND STT Chỉ tiêu Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1 Vốn bằng tiền 922,558.55 37.77 993,143.40 37.35 739,078.40 37.71 2 Đầu tư ngắn hạn 92,405.20 3.78 31,247.70 1.18 10,207.65 0.52 3 Khoản phải thu 1,090,887.45 44.66 1,144,414.50 43.04 787,390.70 40.18 4 Hàng tồn kho 267,285.90 10.94 352,824.80 13.27 376,160.70 19.20 5 TSLĐ khác 69,547.85 2.85 137,262.25 5.16 46,840.10 2.39 Tổng cộng: 2,442,684.95 100.00 2,658,892.65 100.00 1,959,677.55 100.00 (Nguồn Bảng cân đối kế toán Tổng Công ty hàng không Việt nam) Nhìn vào biểu 3 ta thấy cơ cấu vốn lưu động của hàng không Việt nam tập trung chủ yếu vào khoản mục “Khoản phải thu”, khoản này thường chiếm từ 40% đến 45% tổng vốn lưu động. Trong khoản phải thu, bộ phận lớn nhất là phải thu của khách hàng, ở đây là các đại lý bán vé, thường chiếm đến 90% của khoản phải thu. Sau khoản phải thu là đến “Vốn bằng tiền” chiếm 38% tổng vốn lưu động sở dĩ là do hàng không Việt nam có nhiều đơn vị, chi nhánh cả ở trong và ngoài nước nên lượng tiền mặt tại ngân quỹ của từng chi nhánh cũng như lượng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tương đối lớn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trưng bình là 13%, nhưng đặc biệt năm 2002 lượng hàng tồn kho tăng lên xấp xỉ 20% do lượng khách tăng cần dự trữ thêm hàng hoá phục các chuyến bay ngoài ra Tổng Công ty còn phải dự trữ thêm nhiên liệu và phụ tùng khi đưa thêm một số máy bay nữa đi vào hoạt động. Sau đó là các khoản như đầu tư ngắn hạn và tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể (2-3%). Qua 3 năm, giá trị vốn lưu động thay đổi theo hai hướng: Tăng ở 2 năm 2000-2001 và giảm ở năm 2002. Vốn lưu động năm 2000 và 2001 tăng chủ yếu là do hầu hết các khoản mục thành phần của vốn lưu động đều tăng: Khoản phải thu tăng 53.572 đồng chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng tình trạng nợ quá hạn và chậm thanh toán hoặc bị khách hàng chủ yếu là các đại lý bán vé chiếm dụng vốn; Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng do cần phải dự trữ phụ tùng, khí tài cho các máy bay mua thuê thêm trong những năm qua. Năm 2002, vốn lưu động giảm mạnh do hai nguyên nhân chủ yếu là Tổng Công ty đã tăng cường công tác thu hồi nợ, giảm tỷ lệ chiếm dụng vốn của các đại lý xuống, và đầu tư thuê, mua máy bay mới. Công tác thu hồi nợ của Tổng Công ty đã đạt được kết quả như trên là do bắt đầu từ năm 2000, khi Nhà nước có chính sách Tổng kiểm kê, thông qua đó Tổng Công ty hàng không Việt nam đã phát hiện ra các khoản chênh lệch, chỉ ra các khoản nợ khó đòi, nợ không đủ chứng từ và tiến hành thuê Công ty Kiểm toán VACO để kiêm tra độ chính xác của các số liệu một cách khách quan và đưa ra các kiến giải để xử lý các khoản nợ đó. Ngoài ra trong năm 2002, vốn lưu động còn giảm do nguyên nhân đầu tư ngắn hạn tiếp tục giảm xuống còn 10 tỷ VND, đây thực chất là khoản cho vay ngắn hạn mang tính hỗ trợ của Tổng Công ty đối với các đơn vị trực thuộc và nó bị giảm xuống khi các đơn vị đi vay thanh toán cho Tổng Công ty Như vậy qua xem xét cơ cấu vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam ta thấy vốn lưu động của Tổng Công ty phân bổ chủ yếu vào vốn bằng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán mua sắm và khoản chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tình hình và đặc điểm kinh doanh của Tổng Công ty. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam - Vietnam Airlines. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam những năm vừa qua. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn lưu động gắn liền với hình thái biểu hiện của nó dưới dạng tiền và hàng hoá vật chất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một số chỉ tiêu như hệ số thanh toán, hệ số nợ, vòng quay dự trữ tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hệ số sử dụng vốn lưu động Trước khi đi vào phân tích các chỉ tiêu ta có bảng số liệu sau: Biểu 4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 – 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Hiệu suất sử dụng VLĐ Lần 2.186391615 2.174465518 2.911750976 2.Hiệu quả sử dụng VLĐ Lần 0.096695678 0.096850769 0.187906965 3.Hệ số thanh toán Lần HSTT hiện hành Lần 2.227183561 2.063893607 1.979531379 HSTT nhanh Lần 1.94055268 1.741692927 1.532505675 HSTT tức thời Lần 0.946187737 0.853372256 0.737137913 4.Vòng quay dự trữ tồn kho Lần 11.94665786 10.81595319 12.19809314 5. Kỳ thu tiền bình quân Lần 73.53411839 72.23697461 51.51589001 (Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam ) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ = _____________________________ VLĐ bình quân Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2000 là 2.186, năm 2001 là 2.174 và năm 2002 là 2.912 có nghĩa là trong 3 năm qua cứ một đồng vốn lưu động được đem vào đầu tư đều đem lại hơn 2 đồng doanh thu thuần. Đặc biệt năm 2002, tỷ lệ này là 1 đồng vốn lưu động đem lại 3 đồng doanh thu thuần, tỷ lệ như vậy có là tốt hay không? Sở dĩ có tỷ lệ như vậy là do trong năm 2002 vốn lưu động của Tổng Công ty giảm mạnh do thu hồi được nợ, giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng làm cho vốn lưu động bình quân cũng giảm; mặt khác, doanh thu thuần năm 2002 cũng tăng trưởng với tốc độ cao hơn 2 năm 2000 và 2001 cũng là yếu tố dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng cao. Như vậy ta có thể kết luận năm 2002 vốn lưu động của tổng công ty đã được quản lý sử dụng một cách hiệu quả hơn hẳn 2 năm trước. Song qua sự tăng trưởng của tỷ lệ này cũng chưa thể nói đã đạt được hiệu quả cao nhất, Tổng Công ty cần phát huy và chú trọng hơn nữa công tác quản lý sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn nữa. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Ta có công thức sau Lợi nhuận sau thuế Hiệu quả sử dụng VLĐ = _________________________________ VLĐ bình quân Dựa vào bảng 4 ta có hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các năm như sau: Cũng giống như hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cũng biến động không ngừng. Trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã tến hành nhiều biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn từ 0.0967 năm 2000 lên 0.0968 năm 2001. Đặc biệt là năm 2002, tỷ lệ này là 0.1879 tăng 94.11% so với cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả như vậy, trong năm 2002 Tổng Công ty đã triển khai tốt các biện pháp đánh giá, thu hồi nợ; Mặt khác hoạt động kinh doanh tăng trưởng khá thuận lợi làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 75% so với năm trước. Nhìn chung trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng của vốn lưu động bình quân đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế nên có thể cho rằng vốn lưu động của Tổng Công ty đã được sử dụng tương đối hiệu quả. Hệ số thanh toán: Đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng Công ty. Nhìn vào bảng trên, về tổng quan, các hệ số thanh toán (trừ hệ số thanh toán tức thời) đều lớn hơn 1. Điều đó cho thấy rằng cứ một đồng vốn ngắn hạn đi vay, Tổng Công ty đều có khả năng đảm bảo bằng hơn 1 đồng vốn lưu động, thậm chí cũng không cần phải tính đến phương án bán bớt hàng hoá tồn kho. Tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời về mặt con số thì không được khả quan như thế, tất cả các hệ số này qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, bởi ta đã loại khoản phải thu và hàng tồn kho ra khỏi tổng số vốn lưu động mà khoản phải thu của Tổng Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Nhưng để nói những hệ số này là tốt hay chưa tốt ta không thể chỉ xem nó có lớn hơn 1 hay không mà cần một hệ số quy chuẩn cho các ngành nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng để làm cơ sở so sánh. Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển vật tư hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh căn cứ vào giá vốn và giá trị hàng hoá tồn kho trong kỳ đó. Tại Tổng Công ty trong 3 năm qua, tỷ lệ này trung bình là 12 lần một năm (kỳ kinh doanh). Căn cứ vào số liệu này các nhà quản lý có thể dự báo được số lượng nguyên-nhiên-vật liệu hay hàng hoá cần phải dự trữ cho những năm tiếp theo một cách tương đối chính xác đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và qua đó có kế hoạch điều động vốn cho phù hợp. Kỳ thu tiền bình quân: Trong 2 năm 2000 và 2001 kỳ thu tiền bình quân là trên dưới 73 ngày trong khi năm 2002 rút xuống còn 51 ngày chứng tỏ vốn của Tổng Công ty 2 năm trước bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán chủ yếu là khoản phải thu của khách. Còn năm 2002, do hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, thị trường của Tổng Công ty được mở rộng làm cho doanh thu tăng; Mặt khác, công nợ trong thanh toán lại được xử lý tốt nên khoảng thời gian thu hồi tiền nợ giảm xuống. Đó là một dấu hiệu tốt và cần phát huy. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines. Vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam như đã trình bày ở trên bao gồm các bộ phận sau: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các loại tài sản lưu động khác như các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển Tình hình quản lý vốn bằng tiền Trong công tác quản lý tài chính tại Tổng Công ty hàng không Việt nam trong gian đoạn hiện nay, quản lý vốn bằng tiền là một mục tiêu hàng đầu. Bởi vì việc quản lý tiền tệ một cách hiệu quả sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo điều hành và duy trì được các cân đối trong thanh toán, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình luân chuyển dòng tiền, đồng thời thu được nhiều lợi ích thông qua các hoạt động đầu tư ngắn hạn đặc biệt là trong môi trường kinh doanh vận tải hàng không, một môi trường vận tải có đặc thù khác biệt so với các ngành vận tải khác như: hoạt động trên một thị trường rộng khắp thế giới, sử dụng nhiều loại đồng tiền của nhiều Quốc gia khác nhau, các giao dich tiền tệ lớn cả về số lượng lẫn giá trị. Thực trạng quản lý vốn bằng tiền những năm qua như sau: Nguồn thu tiền, hàng năm tổng dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty tương đối lớn. Theo số liệu năm 2001, tổng thu tiền đạt khoảng 5,540 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ bán chứng từ là chủ yếu (chiếm gần 92% dòng tiền thu). Tốc độ tăng trưởng thu bán từ năm 1998 đến nay tương đối cao (19.14%). Năm 2000, tổng thu bán đạt khoảng 4,044 tỷ đồng, năm 2001 đạt 5,060 tỷ đồng và năm 2002 đạt khoảng 6,158 tỷ đồng. Tiền thu bán chu yếu từ 2 nguồn chính là trong và ngoài nước. Thu bán trong nước chiếm 45% tổng thu bán, được thực hiện thông qua các phòng vé và các đại lý trong cả nước, đồng tiền thu chủ yếu là VND (trên 91%) còn lại là thu bằng đồng USD. Tốc độ tăng trưởng thu bán trong nước là 9.67%, năm 2000 tổng thu bán trong nước đạt khoảng 2,130 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2,462 tỷ đồng, năm 2002 đạt 2,719 tỷ đồng. Thu bán nước ngoài chiếm trên 55% tổng thu bán, được thực hiện thông qua các văn phòng chi nhánh và đại lý khu vực, đồng tiền thu chủ yếu là các đồng bản địa như EURO, THB, SGD, AUD, CAD, KRW, PESO, RUPvới tốc độ tăng bình quân là 29.74%. Năm 2000 tổng thu bán nước ngoài đạt 1,913 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2,597 tỷ đồng và năm 2002 đạt 3,390 tỷ đồng. Quy mô và cơ cấu dòng tiền thu bán của Tổng Công ty tính theo loại tiền và theo nơi phát sinh thu 2 năm 2001 và 2002 như sau: Biểu 5: Quy mô cơ cấu dòng thu bán chứng từ của Tổng Công ty hàng không Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4632.doc
Tài liệu liên quan