Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng 79

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1. Doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.1.1.1. Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp 3

1.1.1.2. Quản lý tài chính doanh nghiệp. 4

1.1.2. Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 5

1.1.2.1. Khái niệm về vốn 5

1.1.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 7

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 12

1.2.1. Khái niệm 12

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 13

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 17

1.2.3.1. Những nhân tố khách quan 17

1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan 19

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN XÂY DỰNG 79 23

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 23

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 23

2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng 79 24

II- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH XÂY DỰNG 28

1. Những đặc điểm của ngành xây dựng 28

1.1. Khái quát về sản phẩm của ngành xây dựng 28

1.2. Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng 29

2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 29

III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 32

1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây 32

2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng 79 38

2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 38

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng 79 45

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần. 47

IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 48

1. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty 48

2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty cổ phần xây dựng 79 48

2.1. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 49

2.2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động 49

2.3. Hạn chế trong công tác huy động vốn 49

2.4. Công tác quản lý các khoản phải thu 50

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 51

I. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 51

II. GIẢI PHÁP N ÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 53

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 53

1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định 53

1.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 54

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 55

2.1. Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất 55

2.2. Việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản công nợ là rất cần thiết 56

3. Các giải pháp huy động vốn. 57

4. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 58

5. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý 59

5.1. Kiến nghị với Tổng công ty 59

5.2. Kiến nghị với Nhà nước 59

KẾT LUẬN 61

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nậm Rốm – Lai Châu…. Nói chung, Công ty luôn đảm bảo thi công đúng tiến độ và bàn giao công trình đúng kế hoạch. Công ty đã tham gia đáu thầu và thắng thầu xây lắp cũng như được Tổng công ty giao cho nhiều hợp đồng quan trọng. Đó là những ghi nhận bước đầu về 1 phương hướng hoạt động kinh doanh hợp lý của Công ty. Tuy vậy Công ty còn nhiều hạn chế do là một doanh nghiệp nhà nước trước đây chủ yếu thực hiện các công trình do Tổng Công ty giao va trực tiếp quản lý tất cả các khâu, thực hiện theo kế hoạch đã đề sẵn không có tính năng động, sáng tạo, cơ chế giao lưu vốn vẫn còn chịu sức ép nặng nề của các mệnh lệnh hành chính và chỉ tiêu, làm mất đi quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần xây dựng 79, nguồn vốn kinh doanh được hình thành chủ yếu từ vốn ngân sách nhà nước, vốn tự bổ xung và vốn vay qua hệ thống ngân hàng, còn vốn huy động từ các nguồn khác như huy động cán bộ cộng nhân viên đóng góp, các khoản tiền nhàn rỗi trong và ngoài doanh nghiệp thì còn rất ít và không đáng kể. Với thị trường vốn thiếu hụt như hiện nay nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiêu quả hoạt động tài chính của công ty khi xác định một cơ cấu vốn tối ưu và lựa chọn nguồn tài chính thích hợp. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã biến tài sản trong doanh nghiệp trở thành sở hữu hỗn hợp của nhiều chủ thể, trong đó bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu của nhiều cá nhân. trên cơ sở chế độ góp vốn như vậy, đòi hỏi tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phải được thiết kế một cách tối ưu nhất để bảo toàn và phát triển nguồn vốn này. 2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây dựng 79 Đội cung ứng vật tư Phòng kỹ thuật và quản lý công trình Cán bộ giám sát của ban QLDA Đội xây dựng số 1,2… Phòng Tài chính – Kế toán Ban quản lý dự án (Đ/D chủ đầu tư) Kỹ sư trưởng công trường Đội thi công cơ giới Ban giám đốc Chỉ huy trưởng công trường MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐƯỢC TỔ CHỨC THEO SƠ ĐỒ SAU: * Giám đốc công ty hoặc phó giám đốc công ty phụ trách XDCB: - Bổ nhiệm các chức danh Ban chỉ huy công trường - Chỉ đạo các Chỉ huy trưởng công trường * Phòng kỹ thuật và quản lý công trình: Thực hiện và triển khai các chức năng nhiệm vụ: - Tổ chức theo dõi, giám sát công trường. - Báo cáo giám đốc phụ trách về: Tiến độ, chất lượng và các vấn đề liên quan công trình. - Quản lý thống kê các dữ liệu công trình (hồ sơ kỹ thuật, kinh tế). - Cùng với Ban chỉ huy công trường làm thủ tục nghiệm thu bàn giao công trình. - Theo dõi các chế độ lao động, khen thưởng, kỷ luật và an toàn lao động công trường. * Phòng tài chính - kế toán - Báo cáo Giám đốc phụ trách kế hoạch vốn cho công trường. - Kiểm tra quản lý các chứng từ thanh toán công trình. - Làm thủ tục đăng ký thuế của công trường với chi cục thuế tại địa phận thi công. - Thanh quyết toán công trình đã được nghiệm thu bàn giao. * Ban chỉ huy công trường Chỉ huy trưởng công trường: - Báo cáo Giám đốc quản lý, các phòng chức năng về : + Tiến độ thi công. + Biện pháp thi công. + Tổ chức nhân sự, lao động . + Kế hoạch vốn thi công. - Làm việc, quan hệ với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đến công trình . - Chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề liên quan đến công trình ngay cả khi công trình đã hoàn thành như: + Bảo hành. + Thanh quyết toán. + Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. * Các đội thi công - Các đội thi công trực thuộc ban chỉ huy công trường chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Ban chỉ huy. * Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng 79 BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Kế toán trưởng Tài vụ Kế toán Chế độ chính sách Thanh toán và vốn Thủ quỹ Kế toán TSCĐ và vật tư Kế toán các khoản T.toán K. toán tập hợp CPSX và tính giá thành Kế toán tổng hợp - Bộ phận tài vụ: Thực hiện chức năng duyệt chi tiêu, xem xét các chế độ chính sách được thực hiện tại các đơn vị, lo tiền vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập các báo cáo, kế hoạch về tài chính và thực hiện các chế độ đối với ngân sách nhà nước, cấp trên, với người lao động, người mua, người bán, ngân hàng và các cơ quan hữu quan khác, tham gia và giup đỡ giám đốc công ty trong khâu quản lý và chấp hành pháp luật, kinh doanh sao cho có lãi. - Bộ phận kế toán: Là bộ phận theo dõi ghi chép phản ánh mọi hoạt động sản xuát kinh doanh bằng tiền thông qua sổ sách kế toán từ khâu dự trữ, sản xuất, thanh toán, tieu thụ và kết quả. Qua đó để căn cứ so sánh với mục tieu đề ra với năm trước…Qua những số liệu kế toán đó mà ban giam đốc nắm được tình hình tại các khâu ra sao để có biện pháp phù hợp nhằm kinh doanh tót hơn. Bộ phận này cũng là bộ phận quản lý tài sản tiền vốn của đơn vị, thông qua công tác ghi chép, số liệu từ bộ phận này là căn cứ để trích nộp cho ngân sách nhà nước cấp trên và chấp hành các chỉ tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua báo cáo niên độ hàng năm. II- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH XÂY DỰNG 1. Những đặc điểm của ngành xây dựng 1.1. Khái quát về sản phẩm của ngành xây dựng Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm cuả nhiều ngành sản xuất như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hoá chất, luyện kim… và lẽ dĩ nhiên là của ngành xây dựng, ngành đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa chúng vào hoạt động. Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm các công việc kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ các công việc lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động. Vì các sản phẩm công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính, cần phân biệt sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng của xây dựng. sản phẩm trung gian có thể là các công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. sản phẩm cuối cùng ở đây là công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh có thể bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm cuối cùng được nêu ra trong bản luận chứng kinh tế - kỹ thuật, liên hợp công trình xây dựng bao gồm nhiều công trình xây dựng tập trung tại một địa điểm hay một khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng. 1.2. Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng Đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các tính chất sau: Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định. Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Sản phẩm xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống, công trình thuỷ lực, lò luyện gang thép…). Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng. 2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng Từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có thể thấy được đặc điểm của sản xuất trong xây dựng như sau: Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng… Thứ hai, chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang còn xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, do tiến bộ của khoa học và công nghệ, nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý… Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Sản phẩm xây dựng được sản xuất ra theo những yêu cầu về giá trị sử dụng, chất lượng đã định trước của người giao thầu. Do đó tiêu thụ sản phẩm xây dựng tức là bàn giao công trình đã hoàn thành cho đơn vị giao thầu và thu tiền về. Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán như có thể áp dụng phương thức thanh toán theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước hoặc thanh toán theo đơn vị hạng mục công trình đã hoàn thành. Do đó doanh thu cũng phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành công việc. Mặt khác, khi thi công các công trình, công ty phải bỏ ra một lượng vốn ban đầu khá lớn nhưng khi công trình hoàn thành thì thường bên A (khách hàng) không trả hết ngay mà sau một thời gian mới thu đủ thậm chí việc thu cũng rất khó khăn qua nhiều khâu thủ tục. Vì vậy, nó đã làm cho vòng quay của vốn chậm và gây không ít rủi ro cho công ty xây dựng. Do đặc điểm đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có nhiều kinh nghiệm cho các trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi nhận thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên phải chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng của thời tiết làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọn cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ... đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động trong năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới... Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo vốn và trang bị vốn cố định, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 cùng với sự giúp đỡ rất lớn của Tổng Công ty về giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất đổi mới phương hướng kinh doanh và mua sắm thêm thiết bị tiên tiến nên công ty đã đứng vững được trên thị trường và từng bước làm ăn có lãi. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua các chỉ tiêu dưới đây: BẢNG 1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu 1. Kết quả sản xuất kinh doanh Doanh thu 11.614.771.700 100% 15.255.189.648 100% 20.000.000.000 100% Chi phí 11.433.311.779 98,44% 15.023.127.006 98,48% 19.700.000.000 98,5% Lãi 181.459.921 1,56% 232.062.642 1,56% 300.000.000 1,5% 2. Nộp ngân sách 839.000.000 1.223.000.000 1.498.000.000 3. TSCĐ 1.422.174.470 1.334.104.754 1.187.811.554 Nguyên giá 1.686.761.354 1.726.434.238 1.726.434.238 Giá trị hao màn luỹ kế 264.586.884 392.392.484 538.622.684 4. Nguồn vốn kinh doanh 737.615.041 6,35% 1.575.515.041 10,33% 1.750.000.000 8,75% Vốn lưu động 318.380.286 738.380.286 750.000.000 Vốn cố định 419.234.755 837.134.755 1.000.000.000 5. Các khoản phải thu 6.890.519.964 10.017.028.666 12.409.536.887 6. Các khoản phải trả 7.435.927.756 10.385.086.436 12.779.702.471 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng 79 * Doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm: - Năm 2004 tăng 15.255.189.648 - 11.614.771.700 = 3.640.417.948 ( tăng 131.34% so với năm 2003) - Năm 2005 tăng 20.000.000.000 - 15.255.189.648 = 4.744.810.352 (Tăng 131.1% so với năm 2004). Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước với mức tăng khá đồng đều (>131%). Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng: - Năm 2004 lợi nhuận tăng: 232.062.642 - 181.459.921 = 50.602.721 chiếm 127.9% so với năm 2003. - Năm 2005 tăng: 300.000.000 - 232.062.642 = 67.937.358 với tỷ trọng bằng 129.3% so với năm 2004. Mặc dù lợi nhuận tăng với tỷ lệ không lớn bằng tỷ lệ tăng doanh thu nhưng trong tình hình thị trường khó khăn như hiện nay thì kết quả trên mà công ty đạt được là rất tốt. Về nguồn vốn kinh doanh / doanh thu ( tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng kinh doanh) có xu hướng tăng, riêng năm 2004 tăng mạnh nhất 10,33% (cứ 10,33 đồng vốn tạo ra 100 đồng doanh thu) có thể thấy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vì có nhiều công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực này. Trong năm 2005, công ty nhận đấu thầu một số công trình lớn như : kè đê biển Phú Thụy - Hải Phòng, kê PAM Thái Thuỵ - Thái Bình, bê tông hoá kênh núi Cố... nên đã mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho sản xuất, vì vậy nguồn vốn cố định năm 2005 tăng lên và hiệu suất sử dụng vốn tốt hơn so với năm 2003, 2004 để làm rõ hơn ta tiếp tục xét bảng 2: Tình hình tài chính của công ty qua các năm. BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA CÁC NĂM TT CHỈ TIÊU Đv Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản đ 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 3.747.891.610 43,28 2.298.731.141 18,52 2 Tài sản lưu động " 7.224.547.372 10.977.077.182 13.375.297.204 3.752.529.810 51,94 2.398.220.022 21,84 3 Vốn bằng tiền " 5.222.716 679.634.147 872.468.579 674.411.431 130,13 8.062.834.424 28,37 4 Tài sản cố định " 1.434.272.666 1.429.634.466 1.330.145.585 -4.638.200 -99,67 -99.488.881 -93,04 5 Tổng nguồn vốn " 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 3.747.891.610 43,28 2.298.731.141 18,52 6 Nợ phải trả " 7.435.927.756 10.835.086.436 12.779.702.471 3.399.356.680 45,71 1.944.616.035 17,94 7 Nợ ngắn hạn " 7.135.927.756 10.729.086.436 12.779.702.471 3.593.158.680 50,35 2.050.616.035 19,11 8 Vốn chủ sở hữu " 1.222.892.282 1.571.625.212 1.925.704.318 348.732.930 28,51 354.115.106 22,53 9 Tỉ suất tài trợ (8/5) % 14,12 12,66 13,09 - - - - 10 Tỉ suất đầu tư (4/1) % 16,56 11,52 9,05 - - - - 11 Tỉ lệ nợ phải trả/Tổng TS (6/1) % 85,88 86,48 86,90 - - - - 12 Tỉ suất thanh toán hiện hành (2/7) % 1,24 2,31 4,66 - - - - 13 Tỉ suất thanh toán tức thời (3/7) % 0,073 6,33 6,82 - - - - 14 Tỉ suất thanh toán của vốn lưu động (3/2) % 0,072 6,19 7,1 - - - - Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng 79 Qua những số liệu tính toán trên đây có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty: trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2005 tổng tài sản tăng 18,52%so với năm 2004, năm 2004 tăng 43,28% so với năm 2003. Giá trị tổng tài sản tăng từ 8.658.820.038 đồng lên 14705442789 đồng, điều đó cho thấy công ty cố gắng trong việc huy động vốn tài trợ cho tài sản để sản xuất kinh doanh. Về tỷ suất tự tài trợ, năm 2003 chỉ tiêu này là 14,12% đến năm 2004 giảm xuống còn 12,66%. Trong khi tổng nguồn vốn tăng nhanh mà nguồn vốn chủ sở hữu lại có su hướng giảm, sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp là thấp. Sang năm 2005, do chuyển biến hình thức trong hình thức sở hữu nên công ty đã hồi phục lại vấn đề này. Về tỷ suất đầu tư, năm 2003 tài sản cố điịnh chiếm tới 16,56% và tỷ trọng này giảm dần năm 2004 là 11,52% và đến năm 2005 còn 9,05%. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp doanh nghiệp giảm bớt giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao tài sản cố định lớn. Ngoài ra tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, năm 2005 tỷ trọng này là 86,90% là lớn so với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỉ trọng này tăng 1,01lần so với 2003. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty liên tục tăng nă 2004 tỉ lệ này tăng 45,71% so với 2003, năm 2005 tăng 17,94 % so với năm 2004. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn trong đấu thầu bỏ giá thấp, vốn bị ứ đọng tại công trình gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tỉ suất thanh toán ngắn hạn (hiện hành) của công ty tăng dần từ 1,24 (năm 2003) lên 2,31 (năm 2004) và 4,66 (năm 2005) chứng tỏ Công ty có khả năng thanh toán tốt những khoản nợ trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh . Trong 3 năm tỉ suất thanh toán tức thời của Công ty là cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay, ngân quỹ của công ty hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra ta xét các chỉ tiêu Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần 2003 : 88.619.616. 2004 : 247.990.746. 2005 : 595.594.733. Ta có thể nhận xét rằng mức vốn hoạt động thuần tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển sản xuất kinh doanh và của Công ty trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng vốn thông qua bảng dưới đây: BẢNG 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 79 STT Chỉ tiêu Đ vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu Đồng 11.614.771.700 15.255.189.648 20.000.000.000 2 Lợi nhuận Đồng 181.459.921 232.062.642 300.000.000 3 Tổng tài xản Đồng 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 4 Vốn chủ sở hữu Đồng 1.222.892.282 1.571.625.212 1.925740.318 5 Hiệu suất sử dụng tổng TS 1/3 1.34 1,23 1.36 6 Doanh lợi vốn 2/3 2.09 1,8 20,4 7 Doanh lợi vốn CSH 2/4 0,15 0,15 0,16 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần xây dựng 79 Năm 2003 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 3,14 nhưng sang năm 2004 còn 1,2. Nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, nguyên nhân năm 2004 giảm do doanh nghiệp chưa đầu tư vào thiết bị để phù hợp với trình độ sản xuất đòi hỏi. Sang năm 2005 doanh nghiệp đã khắc phục được yếu tố này nên hiệu suất tăng nên rõ rệt. Doanh lợi vốn năm 2004 giảm so với năm 2003 là do công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, cụ thể là phải cạnh tranh bỏ giá thầu thấp, chi phí xây dựng công trình lớn. Năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn đã tăng lên, trong đó doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0,16 % Chứng tỏ khi công ty chuyển sang Cổ phần hoá thì đồng vốn được quản lý tốt hơn. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hình thức sở hữu vốn bằng cách cổ phần hoá doanh nghiệp đẵ có tác dụng thúc đẩy công ty trong việc sử dụng vốn có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh, nâng cao trách nhiện quản lý nguồn vốn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. 2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng 79 2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành tài sản cần phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ. Theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xây dựng cần một lượng vốn đầu tư rất lớn vì vậy cần xem xét mức độ sử dụng nguồn vốn nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu để có một cơ cấu vốn hợp lý: BẢNG 4: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Tỉ trọng so với tổng nguồn vốn % 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 Số tiền (đồng) Tỉ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 85,88 87,3 86,9 3.399.158.680 145,7 1.944.616.035 117,95 I/ Nợ ngắn hạn 82,42 86,48 86,48 3.539.758.680 150,36 2.050.016.035 119,10 II/ Nợ dài hạn 3,46 0,85 0,0 -194.600.000 135,13 -105.400.000 0,00 B. nguồn vốn chủ sở hữu 14,12 12,67 13,1 348.732.930 128,52 354.115.106 122,53 Tổng 100,00 100 100 3.747.891.610 143.,30 2.298.731.141 118,50 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng 79 Công nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng hàng năm về số tương đối và tuyệt đối nhưng tỉ trọng của chúng ít thay đổi. Tuy nhiên, công nợ phải trả chiếm tỉ trọng khá lớn (Cả 3 năm đều chiếm hơn 85 %). Nguồn vốn vay ngắn hạn hàng năm đều tăng mạnh: 2004/2003 là 150 %, 2005/2004 là 119 % còn nguồn vốn vay dài hạn lại giảm qua các năm. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro của luồng tiên thu của Công ty, tuy nhiên có thể vì tỉ lệ lợi nhuận thực tế thấp hơn mục tiêu, việc mở rộng vốn bằng cách tăng sử dụng nợ sẽ đem lại lãi xuất mong đợi cao hơn do đó làm tăng giá cổ phiếu cho Công ty sau khi cổ phần hoá . Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do Công ty đã thiết lập được các quỹ, trong đó có luồng tiền nội bộ có thể tái đầu tư là cổ phiếu không chia. BẢNG 5: BẢNG PHÂN TÍCH THEO CƠ CẤU TÀI SẢN Chỉ tiêu 2004 2005 2005/2004 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. TSLĐ và Đ.tư ngắn hạn 10.977.077.182 88,47 13.375.297.200 90,95 3.752.529.810 151,9 2.398.220.022 121,8 I. Tiền 679.634.147 5,47 872.468.571 5,93 674.411.431 130,1 192.834.424 128,4 II. Đ.tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản pơhải thu 10.017.028.666 80,75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc403.doc
Tài liệu liên quan