Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I.Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

1.Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

2.Vai trò của cạnh tranh 5

2.1. Đối với doanh nghiệp 5

2.2. Đối với người tiêu dùng 6

2.3. Đối với nền kinh tế 6

III.Các yếu tố cấu thành năng lực canh tranh của doanh nghiệp 7

IV:Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 9

1.1:Nguồn vật lực và tài chính: 9

1.2.Nguồn nhân lực 10

2.Các nhân tố bên ngoài 12

2.1.Các nhân tố về chính trị, pháp luật 12

2.2.Các nhân tố về mặt kinh tế 12

2.3.Môi trường kinh doanh công nghệ 13

2.4.Môi trường cạnh tranh 14

2.5.Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: 15

3.Các nhân tố thuộc môi trường ngành 16

3.1.Các đối thủ tiềm năng 16

3.2.Sức ép của nhà cung ứng 16

3.3.Sức ép của người mua 16

3.4. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế 16

3.5.Sức ép của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành 17

CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 18

1.Khái quát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 18

2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 27

3.Kết Luận 31

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 34

1.Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 34

1.1Định hướng về phát triển sản phẩm 35

1.2.Định hướng về đầu tư và phát triển sản xuất 36

1.3.Phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường 36

2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 37

2.1.Xây dựng chiến lược thị trường 37

2.2. Đánh giá các hoạt động khuếch trương và kích thích tiêu thụ 39

2.3. Đẩy mạnh công tác khuếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ 40

2.4.Hoàn thiện sản phẩm 41

2.5. Phát triển ngành Dệt May trước hết phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, công nhân lành nghề 43

2.6.X ây dựng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp cũng như sản phẩm của công ty 45

2.7.Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại. cho các doanh nghiệp. 46

2.8. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 47

2.9.Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g năm 2009, nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở các nước trên có khả năng giảm 15%. Thị trường sẽ chật hẹp hơn rất nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai nguy cơ chính trong năm 2009. Thứ nhất:  Từ trước tới nay sản phẩm của Việt Nam lấy trọng tâm phát triển hàng cao cấp khá nhiều, nhưng trong bối cảnh kinh tế suy giảm, phân khúc hàng cao cấp cũng sẽ bị thu hẹp bởi người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu từ cao cấp xuống trung cấp. Thứ hai:  Sự cạnh tranh về giá đối với những nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Banglades, Indonesia, Ấn Độ… Ngay với thị trường trong nước, đã có những dự báo trong khoảng 3 – 6 tháng tới, hàng dệt may Trung Quốc sẽ được đẩy sang Việt Nam với khối lượng tương đối lớn. Nhiệm vụ trọng tâm được xác định năm 2009 của ngành là duy trì được vị trí trên thị trường, nhiều hơn là thu lợi cao. Vì nếu không biết cách giữ thì qua giai đoạn này, thậm chí còn mất cả vị trí trên thị trường, mất cả doanh nghiệp, mất cả người lao động. Đứng trước khó khăn về thị trường, các Hiệp hội dệt may, da giày dự báo năm 2009: Xuất khẩu hàng dệt may phấn đầu đạt khoảng 9,5 tỷ USD tăng 5% so với thực hiện năm 2008. Xuất khẩu hàng da giày phấn đấu đạt khoảng 5,3 tỷ USD tăng 12% so với thực hiện năm 2008. Ngay cả dịp Tết, các doanh nghiệp (DN) dệt may cũng thất thu đáng kể. Cộng với những khó khăn của các thị trường xuất khẩu đã khiến nhiều DN đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, hơn chục nghìn người lao động có khả năng mất việc làm. Mặc dù Tết là dịp đẩy mạnh bán hàng và đã có nhiều nỗ lực quảng bá tiêu thụ nhưng theo thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, ngành dệt may tháng Tết đã thất thu đáng kể. Nhóm sản phẩm quần áo cho người lớn bán ra tháng 1/2009 chỉ đạt 94,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài lý do người dân tiết kiệm chi dùng, hàng dệt may trong nước đã tỏ ra yếu thế trong cuộc cạnh tranh với quần áo Trung Quốc giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Đó là chúng ta đề cập đên tình hinh sản xuất, tiêu thụ của ngành dệt may trong nước còn đối với thị trường xuất khẩu thì ra sao liệu có khả quan hơn không? Trong lĩnh vực xuất khảu, ngành dệt may đang đối diện với nguy cơ đóng cửa nhiều nhà máy do đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Hiện một số doanh nghiệp nước ngoài tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An… phải đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Tình hình sẽ còn khó khăn hơn khi giá hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính giảm trên 20%, riêng thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất Hoa Kỳ sẽ cắt giảm nhập khẩu 15% hàng dệt may.. Do đó, số nhân công mất việc trong toàn ngành ước tính có thể lên đến hơn chục ngàn người. Các doanh nghiệp dệt may đã kiến nghị Chính phủ trích 1% từ kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa. Kiến nghị này dành cho các doanh nghiệp có thành tích trong xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 563 triệu USD, giảm 24% so với tháng 1 và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 2 tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 11,3% kế hoạch xuất khẩu năm. Trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ chốt đều giảm rất mạnh. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ giảm 23,67% so với tháng trước, đạt 300,4 triệu USD. Như vậy, hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 700,1 triệu USD. Do xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 2/2009, chỉ đạt 90,7 triệu USD, giảm 37% so với tháng trước, nên kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm của nước ta sang EU chỉ tăng 0,71% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 235 triệu USD. Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp nước ta sang các thị trường chủ chốt đều giảm mạnh, thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN vẫn tăng khá. Tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật Bản tăng 3,2% so với tháng 1 và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật tăng 26,8% so với 2 tháng năm 2008, đạt 138 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may nước ta. Dự đoán, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhờ việc thực thi Hiệp định miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu. Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các nước trong khối ASEAN trong tháng 2/2009 cũng tăng trưởng cao, tăng 19,79% so với tháng 1 và tăng 69,58% so với cùng kỳ năm ngoái . Tính chung 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 31% so với 2 tháng năm 2008, đạt 26,7 triệu USD.Xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Đài Loan phục hồi mạnh. 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 51,4 triệu USD, tăng 160,81% so với cùng kỳ năm ngoái.Xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng khá. Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Hàn Quốc đạt trị giá 26,1 triệu USD, tăng 41,79% so với 2 tháng năm 2008. Như vậy, với kết quả xuất khẩu đạt được trong hai tháng đầu năm của ngành dệt may nước ta là khá cao, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lan rộng làm sức mua tại các thị trường chính giảm mạnh. Về lâu dài, ngoài việc cố gắng giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng xuống mức thấp nhất, các doanh nghiệp bên cạnh việc chủ động tìm kiếm phát triển thị trường mới cũng phải quan tâm tới việc phát triển thị trường nội địa.Như vậy chúng ta cũng đã có được những hình dung tổng quan về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2009. Nhận định về tình hình sản xuất kinh doanh của các DN dệt may, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Vũ Ðức Giang cho biết, sáu tháng đầu năm nay, ngành dệt may Việt Nam có thể bị giảm 10%-15% sản lượng, 20%-30% kim ngạch xuất khẩu và số lao động bị cắt giảm tạm thời có thể khoảng 100 nghìn người. Chỉ có một số ít DN có thương hiệu và mối quan hệ truyền thống với các nhà nhập khẩu lớn mới có thể thu xếp đơn hàng để sản xuất đến tháng 4 (so với những năm trước là đến tháng 6), còn lại hầu hết các DN vừa và nhỏ, DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài không thu xếp đủ đơn hàng sản xuất trong quý I. Một số DN phải tạm ngừng hoạt động, một số khác phải giảm lao động và giảm thời gian sản xuất khiến cho một bộ phận nhỏ công nhân giảm thu nhập, mất việc làm.  Với các DN may, đơn hàng tiếp tục giảm khoảng 20% trong quý I, giảm 15% trong quý II so với năm 2008. Còn với các DN sợi, năm 2009, thị trường sợi đã khá hơn về sức mua, nhưng giá bán tiếp tục giảm do giá vật liệu thấp và cạnh tranh giá gay gắt nên có thể sản lượng của DN sợi tăng 5%-7%, nhưng doanh thu lại có khả năng không tăng, thậm chí giảm 5-7%. Các DN dệt nhuộm  đang là những DN yếu nhất của ngành, tuy nhiên đây lại là lĩnh vực hy vọng có thể phục hồi nếu giải quyết tốt vấn đề quản lý công nghệ và đáp ứng được yêu cầu của các DN Nhật Bản. Riêng các DN phân phối sản phẩm dệt may (hệ thống siêu thị và các công ty thương mại) lại chịu sức ép trực tiếp của việc mở cửa thị trường bán lẻ, do vậy cần có bước chuyển biến mạnh mẽ về phương thức kinh doanh, mạng lưới bán hàng, cũng như các hoạt động quảng bá, truyền thông "Người Việt Nam sử dụng hàng dệt may Việt Nam". Việc hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu - sản xuất may mặc - kênh phân phối chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra nên chưa phát huy hết lợi thế cạnh tranh của toàn hệ thống. Trong bối cảnh khó khăn đó nhiều doanh nghiệp dệt may đã tìm ra cho mình những hướng đi tương đối đúng đắn.Trong đó, bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trường nội địa, thì tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp được nhiều DN dệt may triển khai. Chẳng hạn như tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn đã chỉ đạo các DN thành viên bám sát thị trường, khách hàng xuất khẩu hiện có, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ vững những thị trường xuất khẩu truyền thống. Tập trung khai thác thế mạnh làm hàng chất lượng cao để tăng giá trị gia tăng, giao hàng đúng hạn, đáp ứng cả những đơn hàng số lượng ít và nhất là đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn môi trường, quan hệ lao động hài hòa... là những lợi thế để DN dệt may giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó, DN cũng cần tìm mọi cách giảm giá thành để có được giá bán phù hợp thị trường nhưng vẫn duy trì được lao động, thu nhập. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, sự liên kết, hỗ trợ giữa các DN là rất quan trọng. Các DN lớn có thể hỗ trợ, giúp đỡ DN vừa và nhỏ tại các địa phương, các đơn vị liên kết của tập đoàn để có đơn hàng ổn định. Ngoài các thị trường truyền thống, các DN cũng cần năng động tìm kiếm thị trường ngách mà Việt Nam có lợi thế, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nghiên cứu thị trường ngoài nước và đặc biệt quan tâm tổ chức mời khách hàng tiềm năng vào thương lượng tại Việt Nam. Có chiến lược tiếp cận với thị trường Nhật Bản để khai thác tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời khai thác thị trường mới đầy tiềm năng tại Trung Ðông, Nam Phi, Nga.  Với sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp, ngay từ những tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký được những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng sợi cao cấp, sợi trung bình sang thị trường Trung Ðông, Nhật Bản, Hàn Quốc,  Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Trung Quốc... Các mặt hàng áo giắc-két, măng-tô, vét-xtông, khăn các loại, vải cao cấp đã có thêm hợp đồng mới tại thị trường EU, Trung Ðông, Nhật Bản... Tỷ trọng sản xuất hàng FOB tăng do nhiều doanh nghiệp đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nguyên phụ liệu. Sản phẩm vải 100% cốt-tông cao cấp của Công ty Pang-rim, do Hàn Quốc đầu tư 100% vốn, đã được khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, EU chấp nhận làm nguyên liệu đặt hàng may mặc xuất khẩu; vải lụa, tơ tằm của Công ty dệt Thái Tuấn được xuất khẩu sang thị trường Trung Ðông; khăn cao cấp của TCT Phong Phú xuất khẩu sang Nhật Bản, EU. TCT cổ phần may Việt Tiến đã đầu tư 11 nhà máy sản xuất các sản phẩm cho hệ thống của NIKE, xuất khẩu không chỉ sang thị trường Mỹ, EU mà năm nay còn mở thêm thị trường châu Á. Đặc biệt trong đó các doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn tiến hành phát triển thương hiệu của mình bởi vì những nhà sản xuất có thương hiệu, bảo đảm thời gian giao hàng thường được các khách hàng nước ngoài nhắm tới. Trong đó chúng ta đề cập đến Hanosimex, một doanh nghiệp dệt may có lợi thế chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước (sản phẩm sợi, vải), đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt đơn hàng với thời gian ngắn nên Tổng công ty vẫn giữ chân khách hàng Mỹ, tăng thêm các khách hàng EU. Phó Tổng giám đốc Vinatex, kiêm Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần may Hồ Gươm Ninh Thị Ty cũng khẳng định việc chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất đã giúp DN giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu, bảo đảm thời gian giao hàng. DN hợp tác với khách hàng, lựa chọn nguyên liệu trong nước sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm, cho nên công ty có đơn hàng sản xuất cho nhiều khách hàng có thương hiệu lớn như Mango, Zaza, Banala, Lafema, Millet của Tây Ban Nha, CHLB Ðức, Anh, Mỹ, Nhật Bản. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Ðồng Tiến, doanh nghiệp đã thu hút khách hàng từ các thị trường mới khai thác bằng những sản phẩm riêng biệt, ít bị cạnh tranh như quần áo trượt tuyết, quần lót nam, nữ... Phó Tổng giám đốc Công ty Nguyễn Thị Hồng Ðức cho biết, năm 2009, mặc dù các đơn hàng vào thị trường Mỹ giảm sút nhưng do đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản, EU, cho nên các sản phẩm áo giắc-két, quần áo thể thao là những sản phẩm chủ lực của công ty vẫn có hợp đồng xuất khẩu ổn định. Hiện nay, số sản phẩm vào thị trường Nhật Bản chiếm 60%, Mỹ và EU chiếm 40%. Chẳng han như đối với Công ty may Ðức Giang,  các khách hàng lớn tại thị trường Mỹ không hề giảm đơn hàng. Theo Chủ tịch HÐQT Hoàng Vệ Dũng, công tác thị trường được công ty đặc biệt quan tâm, từ khâu nghiên cứu, phân tích đến dự báo để có biện pháp kịp thời ứng phó. Từ quý II-2008, công ty nắm bắt thị trường để sớm chủ động cử cán bộ sang các thị trường đàm phán ký hợp đồng sản xuất năm 2009 trực tiếp với khách hàng, không qua trung gian, nên chi phí giảm, giá thành hạ. Nhờ đó, công ty có hợp đồng sản xuất đến quý II-2009 ngay từ đầu năm.  Như vậy chả lẽ chúng ta lại quên một điều rằng trong lịch sử hội nhập kinh tế của các ngành kinh tế, ngành dệt là một ngành đầu tiên, lịch sử phát triển xuất khẩu của ngành dệt bắt đầu từ khi chúng ta bắt đầu gia hướng ra thị trường thế giới.Chúng ta xem xét xem trước đây ngành dệt phát triển như thế nào, đặc biệt là trong vấn đề xuất khẩu, đóng góp của nó vào trong GDP của nước ta.Chúng ta hãy xem xét kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt qua các năm để thấy được hoạt động của các doanh nghiệp dệt may nước ta như thế nào trong thị trường xuất khẩu? Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may tới một số thị trường (Đơn Vị Triệu USD) STT Thị trường Năm 2006 (tr USD) Năm 06 so với 05 (%) Tỷ trọng KN năm 2006 Năm 2007 (tr USD) Năm 07 so với 06 (%) Tỷ trọng KN năm 2007 1 Hoa Kỳ 3044,6 16,97 52,18 4464,8 46,65 57,39 2 EU 1243,8 37,46 21,32 1489,3 19,74 19,14 3 Nhật Bản 627,6 3,93 10,76 703,8 12,14 9,05 4 Đài Loan 181,4 -0,95 3,11 161,1 -11,18 2,07 5 Canada 97,3 20,23 1,67 135,5 39,25 1,74 6 Hàn Quốc 82,9 67,55 1,42 85,0 2,49 1,09 7 Nga 62,4 30,33 1,07 79,0 26,59 1,02 8 Mêhicô 000 54,5 0,70 9 Trung Quốc 29,7 265,92 0,51 43,1 45,17 0,55 10 Thổ Nhĩ Kỳ 5,7 134,99 0,10 37,8 563,80 0,49 11 Hồng Kông 31,1 148,75 0,53 36,6 17,60 0,47 12 UAE 27,4 351,44 0,47 28,5 4,15 0,37 13 Campuchia 18,5 564 0,32 28,5 54,15 0,37 14 Malaysia 33,7 37,78 0,58 25,3 -24,79 0,33 15 Singapore 19,1 285,40 0,33 24,2 26,40 0,31 16 Inđônêxia 17,4 1,04 0,30 24,8 42,40 0,32 17 ả Rập Xê út 18,1 166,95 0,31 27,2 49,91 0,35 18 Ôxtrâylia 23,7 -4,54 0,41 24,2 2,08 0,31 19 Ukraina 12,2 284,32 0,21 21,4 75,20 0,28 20 Thái Lan 10,7 367,75 0,18 16,4 53,24 0,21 21 Nam Phi 3,4 124,38 0,06 13,3 294,27 0,17 22 Thụy Sỹ 10,8 31,97 0,19 11,3 4,80 0,15 23 Philipine 6,4 373,29 0,11 11,2 76,14 0,14 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP (ĐV: Ngàn USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 XKDM (1) 1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780 KNXK (2) 14482 15029 16706 20149 26485 32447 39600 48000 GDP (3) 27600 30000 33500 38300 44700 52900 60800 65900 (1)/(2) ĐV: % 13,1 13,1 16,3 17,9 16,5 15 14,9 16 (1)/(3) ĐV: % 6,8 6,6 8,1 9,4 9,8 9,3 9,5 11,8 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp dệt may nước ta trong các năm vừa qua là tương đối hiệu quả, với kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn luôn tăng lên.Tuy nhiên chúng ta phả đề cập đến thị trường trong nước, thị trường mà ở đó những người tiêu dùng chủ yếu là người dan Việt Nam với thu nhập bình quân chưa được cao. Phải thừa nhận rằng trong suốt một thời gian dài vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chưa thật sự chú trọng đến thị trường nội địa, đã bỏ ngỏ sân chơi cho Trung Quốc thao túng sản phẩm tầng thấp, các thương hiệu nước ngoài thì thống lĩnh sản phẩm tầng cao và trung, còn trong nước chỉ có vài doanh nghiệp như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10, T&T, .... Do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của Ngành Dệt May Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đang gặp khó khăn. Trước tình hình này, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường phát triển thị trường trong nước.Tập trung phát triển thị trường trong nước được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may.  Ông Lê Quốc Ân  Chủ tịch hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết,  tiếp cận mạnh hơn thị trường trong nước là hướng đi của hầu hết các DN Việt Nam trong tình hình xuất khẩu đang gặp  nhiều khó khăn như hiện nay, tiếp cận thị trường nội địa các doanh nghiệp dệt may của Vinatex  đang  chiếm ưu thế còn hầu hết các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thiếu khả năng này,  do trước  đây tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn hàng của công ty mẹ. Bà  Nguyễn Thị Hồng Hương,  giám đốc Công ty  kinh doanh hàng thời trang Việt Nam, cho biết, hiện nay  hệ thống siêu thị của Vinatex  Mart đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở ra  hơn hai chục cửa hàng thời trang  và  tận dụng các hệ thống phân phối đang có,  nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các doanh nghiệp lớn đã đầu tư  từ nhiều năm như các Tổng công ty Cổ phần: May Việt Tiến, Phong Phú, May Nhà Bè, Dệt May Hà Nội (Hanosimex), và các Công ty Cổ phần:  May 10, May Đức Giang, May Thăng long,…. để bán  hàng hóa của các DN trong ngành  ra thị trường với chi phí lưu thông thấp nhất. Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến, là doanh nghiệp thành công nhất trong việc chiếm lĩnh thị thị trường nội địa, nhiều năm qua, DN đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%. Việt Tiến đã triển khai và đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup,  Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross, ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN  này đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại. Công ty Cổ phần May 10 cũng là doanh nghiệp rất tiên phong trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường khu vực phía Bắc. Ngoài đội  ngũ thiết kế  thời trang dày dạn kinh nghiệm, May 10 đã  mạnh  dạn thuê độc quyền một công ty người mẫu chuyên quảng bá sản phẩm của đơn vị. Trước tình hình thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, năm nay May 10 sẽ tăng tỉ lệ  tiêu thụ nội địa lên 30% và khai thác triệt để việc may đo Veston cao cấp và đồng phục cho các cơ quan và doanh nghiệp chuyên ngành trong nước. Một trong những kinh nghiệm khai thác thành công thị trường trong nước, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm  của nhiều DN dệt may chính là quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp để có thể đưa ra  thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) đã  thành lập Công ty Cổ phần Thời trang trên cơ sở tách bộ phận kinh doanh may mặc nội địa trước đây của Tổng công ty.  Hiện công ty có 9 nhà  thiết kế thời trang có tên tuổi trong nước, đã  thiết kế và sản  sản xuất  nhiều sản phẩm  dệt kim  thông dụng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng với nhiều mức giá khác nhau, được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty  CP May Đức Giang cũng  xác định tăng thị phần trong nước trong năm nay từ 20% đến 25%. Để quảng bá cho sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước, Công ty đã bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để tài trợ toàn bộ trang phục cho diễn viên trong  35 tập phim "Mùa cưới” của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.   Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp: theo một điều tra với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. 2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song song với điều đó cũng có rất nhiều thách thức mới và lớn.Chúng ta hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may để thấy được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó.Trên cấp độ doanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu được tạo ra bởi ưu thế có nguồn nhân lực với đội ngũ công nhân có tay nghề khéo léo cộng với chi phí tiền lương thấp. Giá nhân công dệt may Việt Nam hiện nay thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ từ 0,3 - 0,6 USD/giờ. Cùng thuộc nhóm này còn có Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Campuchia.(năm 2007). Ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của chúng ta là rất thấp do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, chưa chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm và kiểu dáng của sản phẩm.Cũng phải nhấn mạnh rằng một số điểm mạnh cũng như cơ hội của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam chỉ mang tính tạm thời. Đó không phải là năng lực cạnh tranh thực sự của các doanh nghiệp khi mà trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO). Trong tương lai nó có thể không trở thành nguy cơ được. ĐIỂM MẠNH -Các doanh nguồn nhân công dồi dào và có trình độ. -Lương giờ bình quân thấp. Mức lương được các doanh nghiệp dệt may đưa ra tại sàn giao dịch việc làm dao động từ 900.000 đồng đến 1,6 triệu đồng, tùy từng vị trí và thời gian làm việc. -Chi phí sản xuất/phút thấp hơn các nước trong khu vực -Phương tiện gửi hàng và chi phí vận chuyển quốc tế thuận lợi và giá thấp. -Được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư dùng để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu -Hầu hết các doanh nghiệp được trang bị tốt, người quản lý có trình độ -Đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng ĐIỂM YẾU -Các doanh nghiệp dệt may chưa chủ động tạo được nguồn nguyên liệu trong nước phù hợp yêu cầu hàng xuất khẩu -Sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng còn kém phát triển: quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng. -Khả năng tiếp thị của doanh nghiệp dệt may còn yếu, đặc biệt trong việc đột phá thị trường mới. -Hầu như các doanh nghiệp dệt may chưa có thương hiệu riêng, chủng loại còn hạn chế -Việc đào tạo của các doanh nghiệp còn hạn chế đặc biệt là nhà ưủan lý chuyên ngành DN xuất khẩu VN có những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại như trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất hạn chế (ít DN có khả năng đáp ứng đơn đặt hàng có giá trị 1 triệu USD trở lên), mẫu mã xấu, giá cả thiếu tính cạnh tranh, thời gian giao hàng chậm... CƠ HỘI -Tỷ giá hối đoái của VND đang yếu đi trên một số thị trường từ đó làm tăng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiẹp vào trong thị trường đó -Xu hướng chuyển dịch hàng cạnh tranh sang các nước phá triển tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may trong việc mở rộng thi trường mới, tiềm năng -Xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại trong đó có thương mạidệt may theo ATC/ WTO -Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) -Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO) -Các số liệu xuất khẩu quá khứ cho thấy thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may là EU, Nhật Bản -Các thị trường mới như Nga, các nước Tây Âu đang rất thiếu chủng loại hang dệt may NGUY CƠ, THÁCH THỨC -Tính khốc liệt về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tăng lên AFTA giảm hàng rào thương mại ở châu Á và khuyến khích cạnh tranh khư vực; nhân công mộy số nước rẻ hơn như Inđonexia,Bangladesh…. -Chi phí cho các hoạt động kết cấu hạ tầng cao: cứoc phí điện thoai viễn thông, giá điện nước…Đặc biệt mới đây ngành điện đã công bố tăng giá điện… -Cạn tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vì ở đó công nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển và giá nhân công ê hơn, năng suất lao động hơn. Nói chung khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may của nước ta còn yếu so với các nước trong khu vực.Chúng ta đang bị các đối thủ cạnh tranh một cách rất khốc liệt dặc biệt là các sản phẩm dệt may của Trung Quốc…….Điều đó còn do rất nhiều yếu tố chứ chúng ta không thể phủ nhận được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đang dần dần từng bước tăng lên.Sự hạn chế của các doanh nghiệp dệt may thể hiện ở nhiều yếu tố như: Về chất lượng sản phẩm:Các sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may được đánh giá là chưa cao, chưa đồng đều, đến hơn 60% sản phẩm gia công làm cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu mã và theo yêu cầu chất lượng của bên nước ngoài. Còn trong số xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là đáp ứng cho thị trường bình dân, yêu cầu về chất lượng thấp, giá rẻ chỉ có mộy lượng nhỏ sản phẩm dệt may đáp ứng được đoạn thị trường cao cấp.Vậy có thể chúng ta cũng đãhình dung ra được phần nào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời xét về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp của chúng tacũng thua kém so với các doanh nghiệp dệt may ở các nước khác trên thế giới.Sở dĩ sản phẩm của chúng ta thua kém các nước khác như vậy bởi vì thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp dệt may vừa lạc hậu,lai vừa thiếu đồng bộ. Theo chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, thiết bị của các doanh nghiệp trong ngành dệt may nước ta lạc hậu so với thế giới đến từ 2-3 công nghệ. Điều này làm cho sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22371.doc
Tài liệu liên quan