Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO

Mặc dù ngành điều là ngành đòi hỏi ít trình độ, đầu tư ban đầu không lớn, không đòi hỏi cao về công nghệ nhưng lại cần uy tín lớn. Uy tín là rào cản gia nhập ngành rất lớn, có uy tín doanh nghiệp mới có thể vay vốn mua điều thô, mới bán được hàng. Chính vì thế ngành điều có thể coi là kém hấp dẫn với doanh nghiệp Việt Nam có vốn vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong tương lai ngành điều sẽ còn phải chịu nhiều cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trước tiên phải nói đến đối thủ tiềm ẩn mà công ty Long Sơn nói riêng và các doanh nghiệp Việt khác rất e ngại: các công ty chế biến điều có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới có một đại diện của loại doanh nghiệp này là công ty TNHH Olam Việt Nam. Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, chắc chắn trong tương lai những công ty như Olam sẽ xuất hiện ngày một nhiều. Những công ty này với rất nhiều ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm sẽ thâu tóm nhiều nguồn nguyên liệu tốt, thu hút lao động lành nghề, tận dụng các ưu đãi về thuế. gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp điều trong nước.

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám đốc sản xuất- kỹ thuật: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo dõi thiết bị, công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học mới của nước ngoài vào quy trình sản xuất của Công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.1.3.1. Các phòng ban chức năng: có 5 phòng ban chính: Phòng kinh doanh điều: thực hiện chức năng thương mại liên quan đến sản phẩm điều nhân và điều chiên. Cụ thể phòng kinh doanh điều thực hiện các chức năng sau: Nghiên cứu thị trường hạt điều trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng mới. Tổ chức thực hiện hợp đồng. Lập chứng từ liên quan đến hợp đồng. Tổ chức thu mua điều nguyên liệu. Phòng kinh doanh tổng hợp: thực hiện chức năng thương mại liên quan đến các sản phẩm còn lại: Tổ chức phân phối keo kỹ thuật ThreeBond. Thực hiện tiếp thị cho sản phẩm ly thủy tinh, thủ công mỹ nghệ. máy móc nông sản. Tổ chức thực hiện hợp đồng liên quan đến các mặt hàng trên. Phòng hành chính- nhân sự: có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, soạn thảo các quyết định công văn, giải quyết các chế độ chính sách cho toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Hội đồng quản trị về chế độ hạch toán kinh tế, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu của công ty, quản lý vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cho kinh doanh. Phòng kế toán giúp Giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích các chỉ tiêu hoạt động hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2. Các xưởng sản xuất Xưởng sản xuất điều: nơi tập kết hàng từ các nhà máy chuyển đến, phân loại hạt điều, đóng gói, xếp hàng vào côngtenơ. Xưởng sản xuất điều cũng là nơi chế biến điều chiên cung cấp cho thị trường trong nước. Hội đồng quản trị Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc Sản xuát Trưởng phòng kinh doanh điều Trưởng phòng kinh doanh tổng hợp Giám đốc Giám đốc nhà máy điều AyunPa Giám đốc chi nhánh Hà Nội Giám đốc nhà máy điều Iasol Giám đốc nhà máy điều Krông Pa Trường phòng kế toán Trưởng phòng hành chính Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị công ty cổ phẩn Long Sơn 2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm Công ty sản xuất hai sản phẩm chủ yếu là điều nhân dành cho xuất khẩu và điều chiên dành cho thị trường trong nước. Cây điều, hay còn gọi là đào lộn hột là loại cây lâu niên, sống hoang dã, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được mang sang trồng tại Ấn Độ và sau đó là Việt Nam, trở thành cây công nghiệp vì có giá trị kinh tế cao về nhiều mặt. Tuy nhiên công nghiệp chế biến điều chỉ thực sự được quan tâm phát triển, trở thành ngành công nghiệp non trẻ đầy triển vọng khi Hiệp hội điều toàn quốc lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng (năm 1988) và sự ra đời của Hiệp hội cây điều Việt Nam (VINACAS).Hạt điều là phần có giá trị nhất của quả điều. Hạt điều nằm ngoài trái điều và có hai phần chính là vỏ và nhân. - Vỏ gồm hai lớp là vỏ cứng và vỏ lụa. +Vỏ cứng được cấu tạo bằng màng tổ ong, có chứa chất nhựa nhớt màu nâu đỏ. Đây là chất lỏng độc hại làm bỏng da nhưng lại làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. + Vỏ lụa: bao bọc nhân điều, có chứa nhiều tamin thực vật, có thể dùng trong kỹ nghệ thuộc da. - Nhân điều: có hình quả thận, là phần ăn được. Nhân điều có hàm lượng lipit và protein cao, và có giá trị xuất khẩu. Điều nhân: Cũng như các loại nông sản xuất khẩu khác, khi kinh doanh điều nhân cần chú ý những điều sau: - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu với những nhà nhập khẩu điểu, đặc biệt sau những bài học về gạo, tôm xuất khẩu từ Việt Nam. Để thực hiện tốt vấn đề này, ngay từ khâu trồng điều người trồng phải sử dụng hợp lý và an toàn các thuốc trừ sâu bệnh cho cây điều. Đồng thời ngườu chế biến phải đảm bảo nơi sản xuất sạch sẽ đảm bảo các điều kiện vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt ở khâu tiếp xúc trực tiếp với nhân điều người công nhân phải có đầy đủ bảo hộ lao động. - Điều nhân được chia thành nhiều loại theo quy định quốc tế cũng như theo yêu cầu của đối tác bên mua. Việc phân cấp chính xác không chỉ bảo vệ uy tín thương hiệu của nhà sản xuất mà còn rất có lợi về mặ kinh tế do bán được giá cao hơn so với những nhà sản xuất phân cấp loại không chuẩn. Nhân điều được chia theo các tiêu chuẩn như sau: (1) Nhân nguyên trắng: W180( 180 hạt/pound), W210, W240, W320, W450. (2) Nhân nguyên hơi vàng: SW,SW2,SW3. (3) Nhân nguyên nám: LBW240, LBW320, LBW450,DW240, DW, DW2,DW3. (4) Nhân bể: WB, SW, WS,SS,LWP, LP,… - Điều có tính thời vụ, chỉ có 1 vụ điều rơi vào khoảng tháng 2, do vậy kinh doanh điều cần phải tích trữ, bảo quản điều để có nguồn hàng xuất cho cả năm. Lượng điều tích trữ là rất lớn, đòi hỏi có kỹ thuật bảo quản tốt nếu không điều sẽ bị vỡ, nấm mốc, côn trùng phá hoại làm giảm giá trị. Đồng thời hóa chất dùng trong bảo quản, hun trùng cũng cần đảm bảo ở mức cho phép, không gây độc hại. Điều chiên Là nhân điều đã được chế biến dùng để ăn liền, thành phần gồm có dầu ăn, muối, chất bảo quản thực phẩm. Sản phẩm điều được tiêu thụ trong nước. Để thích hợp với nhiều nhu cầu của thị trường nội địa, công ty Long Sơn đã đưa ra thị trường các loại bao gói với kích cỡ khác nhau từ 50g đến 450g có giá cả phù hợp với thu nhập nhiều tầng lớp nhân dân.Đây là mặt hàng bán lẻ, do vậy mạng lưới phân phối là hết sức quan trọng. Nhận thức được yêu cầu này, ngay từ khi mới sản xuất sản phẩm điều chiên vào năm 2004, công ty đã phối hợp với Tổng công ty thương mại- Hapro để thực hiện phân phối điều chiên thông qua mạng lưới cửa hàng của Hapro. 2.1.4.2. Đặc điểm về lao động Cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua Trong giai đoạn mới thành lập 2000-2003 hoạt động chủ yếu của công ty là môi giới, do vậy phần lớn nhân viên trong công ty là đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, có trình độ đại học. Đến giai đoạn cổ phần hóa năm 2004, để đáp ứng nhu cẩu mở rộng sản xuất, kinh doanh, số nhân viên đã tăng lên hơn 100 người, trong đó 30 người thuộc khối văn phòng, đảm nhận các công việc quản lý và 70 công nhân thực hiện phân loại, đóng gói bốc xếp. Năm 2006, do nhu cầu sản xuất, công ty phát triển thêm các nhà máy, xuởng chế biến ở Gia Lai. Các nhà máy, xưởng chế biến này có chức năng chế biến điều thô thành điều nhân, đây là công việc đòi hỏi nhiều lao động thủ công, hiện tại công ty có gần 1000 công nhân làm việc ở các địa điểm này. Những đặc điểm của đội ngũ lao động hiện tại của công ty (tính đến 31/12/2007) - Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty: Đa số lao động trong công ty là lao động thủ công, đây là đặc trưng của ngành điều.Trong số lao động thủ công này hơn 50% là người dân tộc thiểu số. Ngoài số lao động này công ty còn tạo việc làm tai nhà cho hàng nghìn lao đọng nữa bằng cách phát hình thức phát hàng vỏ lụa về cho bà con làm. Tuy nhiên có thể nhận thấy số lao động có trình độ học vấn cao là khá ít, thậm chí không có người trên trình độ đại học. Số lao động có trình độ và học vấn và tay nghề chỉ chiếm khoảng 7% tổng số lao động. -Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp: Lao động trực tiếp là những lao động trực tiếp tham gia sản xuất,lao động gián tiếp là những lao động làm công tác quản lý, kinh doanh. Do ngành điều là ngành sản xuất cần nhiều lao động trực tiếp nên với tỷ lệ lao động trực tiếp nhiều gấp 4 lần lao động gián tiếp là điều tất yếu. - Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Cũng giống với nhiều doanh nghiệp trẻ ngoài quốc doanh, Long Sơn là doanh nghiệp có nguồn nhân lực trẻ, đại đa số lao động nằm trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, chiếm hơn 96% tổng số lao động trong công ty, không có lao động trên 60 tuổi. Đa số những người trên 30 tuổi làm công việc quản lý. - Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Cũng giống với nhiều doanh nghiệp trẻ ngoài quốc doanh, Long Sơn là doanh nghiệp có nguồn nhân lực trẻ, đại đa số lao động nằm trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, chiếm hơn 96% tổng số lao động trong công ty, không có lao động trên 60 tuổi. Đa số những người trên 30 tuổi làm công việc quản lý. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty Long Sơn Năm 2004 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Theo giới tính Nam 54 31,76 58 31,86 320 34,78 357 32,57 Nữ 116 86,24 124 68,14 600 65,52 739 67,43 Theo tính chất lao động Trực tiếp 105 61,76 117 64,28 766 83,26 890 81,20 Gián tiếp 65 38,24 65 35,72 154 16,73 166 18,80 Theo độ tuổi Trên 30 23 13,52 23 12,63 39 4,24 40 3,65 Từ 18 đến 30 147 86,48 159 87,37 881 95,76 1056 96,35 Theo trình độ Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 Đại học và cao đẳng 20 11,76 20 10,98 47 5,10 50 4,56 Trung cấp trở xuống 150 88,84 162 98,02 873 94,9 1046 95,44 Tổng số lao động 170 100,00 182 100,00 920 100,00 1096 100,00 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Cơ cấu lao động theo giới tính: Theo các số liệu trên đây có thể nói nữ giới chiêm 2/3 tổng số lao động của công ty. Đó là do đặc thù của công việc chế biến điều, không đòi hỏi quá nặng nhọc nhưng phải kiên trì. 2.1.4.3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị của công ty Mua hạt điều thô trong nước Phân loại hạt chín Phân loại hạt sống Phơi hàng Nhập khẩu hạt điều thô Nhập kho, chờ sản xuất Xử lý nhiệt, hấp Làm ẩm Tách nhân Vỏ hạt điều Làm chất đốt Sấy khô Bóc vỏ lụa Phân loại nhân Vỏ lụa chất đốt Bánh kẹo, rang muối, tiêu thụ trong nước Xuất khẩu Đóng gói, kẻ nhãn Khử trùng, hút chân không Dầu điều Ép dầu Dầu điều thành thẩm xuất khẩu Làm chất đốt Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ Hình 2.2: Sơ đồ quy trình các công đoạn chế biến nhân điều xuất khẩu Quy trình sản xuất hạt điều xuất khẩu gồm 9 bước chính sau đây: (1) Tiếp nhận và phơi sấy: Hạt điều ở nước ta thường thu hoạch từ tháng 2– 4 hàng năm. Cây điều ra hoa kết trái từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Hạt điều còn tươi thường có trọng lượng 160-180 hạt/kg, độ ẩm từ 17-20%. Do vậy muốn bảo quản phải phơi nắng trên các sân bê tông nhựa, xi măng,… khoảng 36 tiếng đồng hồ để độ ẩm xuống còn 8-10% có thể lưu kho chờ đưa chế biến. Người ta cũng có thể sấy khô hạt điều (như sấy ngô) nhưng chất lượng không tốt vì trong hạt điều có tới 20% dầu phenol. (2) Phân cỡ hạt sơ bộ: Hạt điều nguyên liệu sau khi phơi có trọng lượng 180-200 hạt/kg bình quân, nhưng lại có những hạt lớn và hạt nhỏ khác nhau không thể dùng cho cùng 1 máy cắt hạt, do vậy phải phân ra thành 3 hoặc 4 cở hạt. Người ta phân loại điều nguyên liệu trong các trống quay hình lục lăng có đục lỗ chia thành 3 hoặc 4 loại cho dễ cắt hạt. (3) Làm ẩm: Sau khi phân loại, hạt điều phải ngâm ẩm để khi xử lý nhiệt hạt khỏi bị cháy. Nếu xử lý hạt bằng phương pháp hấp thì không cần làm ẩm. (8h à 12h). (4) Xử lý nhiệt Hạt điều sau khi làm ẩm được cho vào xử lý trong bồn dầu có nhiệt độ 180-200 oC trong khoảng thời gian 1-3 phút tuỳ theo cở hạt và độ ẩm của hạt đưa vào chao với mục đích làm cho vỏ cứng nổ ra tạo khoảng trống với nhân và lấy bớt dầu ra khỏi hạt. Nếu hấp, người ta hấp trong nồi hấp khoảng 20 phút ở áp suất khoảng 20 át mốt phe. (5) Cắt hàng: Hàng được cắt bằng các máy cắt bán tự động, một lao động có thể cắt bình quân 60 kg hạt trong vòng 8 giờ với tỷ lệ bể từ 3-4% là vừa. Người ta cũng có thể cắt hạt bằng máy để có năng suất khoảng 150 kg/ 8 giờ nhưng với tỷ lệ bể rất cao khoảng 20%. (6) Sấy hàng: Hàng được sấy trong thiết bị gọi là phòng sấy. Hàng được sấy theo phương pháp động. Mục đích của sấy làm cho lớp vỏ lụa dòn dễ bóc ra khỏi nhân, diệt bớt vi khuẩn và có mùi thơm sản phẩm. Một mẻ sấy trong 10 giờ ở nhiệt độ +80 oC, với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy khoảng 10%. (7) Bỏ bóc vỏ lụa: Ở Việt Nam hiện nay, bóc vỏ lụa hoàn toàn bằng thủ công (dùng tay để bóc), năng suất thấp, chỉ được khoảng 9 kg/8 giờ, nhưng tỷ lệ bể thấp, chỉ khoảng 10%. So với bóc bằng máy, tỷ lệ bể có thể lên đến 30%. Một công nhân lành nghề có thể vừa bóc vừa phân loại. (8) Phân loại: Hàng sau khi bóc được tổ chức phân thành 18 loại theo các tiêu chuẩn của TCVN 8005-1998 hoặc tiêu chuẩn của AFI Hoa Kỳ, Châu Âu… (9) Hút chân không bơm CO2 hoặc N2, đóng gỏi kẻ mark: Hàng sau khi phân loại phải được hút chân không bơm CO2 hoặc N2 trở vào để tạo môi trường tốt và diệt vi khuẩn. Sau đó, đóng gói (bao bì tái sinh) plastic, thùng thiếc kẻ nhãn theo hợp đồng và giao hàng (xuất khẩu). Quy trình sản xuất điều chiên: Hạt điều Thành phẩm Trộn muối Ly tâm (tách dầu) Chiên (dầu) Dán nhãn, in hạn sử dụng Đóng gói Làm nguội Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất điều chiên Hạt điều sau khi phân loại sẽ được cân định lượng theo mẻ và đưa vào nồi chiên chân không ở nhiệt độ 110 – 1300C, áp suất 0.7 – 1.0 atm, thời gian 3 – 6 phút. Sản phẩm sau khi chiên sẽ được ly tâm và tách lượng dầu còn bám trên hạt điều. Sau đó trộn muối và chuyển sang khu vực làm mát trước khi đóng gói. Sản phẩm được đóng gói theo các loại bao bì, trọng lượng theo nhu cầu của thị trường 1.3.3.4. Cơ cấu thiết bị hiện tại của công ty: Nhìn chung, giá trị thiết bị máy móc dùng trong ngành điều không cao như nhiêu ngành công nghiệp khác. Hiện nay Việt Nam đã tự chế tạo được khá nhiều máy móc chuyên dụng trong ngành điều, giá cả rẻ hơn rất nhiều so với máy móc ngoại nhập, mà chất lượng không thua kém. Tuy nhiên vẫn có một số thiết bị công nghệ cao, khó chế tạo, bắt buộc phải nhập khẩu. Các thiết bị này đa số được nhập khẩu từ Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc. Công ty thường xuyên theo dõi sự biến động của khoa học công nghệ, và đổi mới trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Dưới đây là một số máy móc thiết bị chính của công ty: Bảng 2.2: Cơ cấu thiết bị hiện tại của công ty (tính đến 31/12/2007) STT Tên máy móc Nơi sản xuất Ngày đưa vào sử dụng Số kỳ khấu hao Nguyên giá Giá trị còn lại 1 Băng chuyền rung hạt điều Việt Nam 1/8/2001 60 15.000.000 0 2 Máy đóng gói NK 1/12/2001 96 218.698.985 54.674.777 3 Tủ sấy nhân điều Việt Nam 1/10/2002 60 10.000.000 0 4 Máy sàng nhân điều Việt Nam 1/3/2003 72 12.000.000 2.500.027 5 Máy sấy Việt Nam 1/10/2003 96 77.546.000 37.157.452 6 Băng chuyền phân loại hạt điều Việt Nam 1/12/2003 60 20.500.000 4.099.990 7 Băng tải phân loại hạt điều Việt Nam 1/12/2003 96 76.000.000 38.037.678 8 Máy hút chân không Việt Nam 1/5/2004 84 33.333.333 14.236.119 9 Máy chiên điều Việt Nam 1/7/2004 84 150.000.000 76.785.724 10 Máy trộn hạt điều Việt Nam 1/10/2005 84 25.000.000 17.261.906 11 Máy ép bao PE hút chân không Việt Nam 1/2/2006 84 45.000.000 33.214.292 12 Máy đóng gói tự động NK 1/2/2006 84 93.239.278 68.819.498 13 Máy nghiền NK 1/8/2006 96 340.898.060 155.252.250 14 Máy cắt điều Việt Nam 7/6/2006 84 20.000.000 15.714.290 15 Đầu máy nén khí Việt Nam 1/11/2007 60 25.000.000 24.583.333 16 Máy dò kim loại NK 1/11/2007 72 137.707.020 135.794.422 17 Máy phân loại hạt điều theo màu sắc NK 1/11/2007 72 62.575.542 61.706.737 Nguồn: Phòng kế toán 2.1.4.4. Hiệu quả sản xuất- kinh doanh của công ty Theo kết quả kinh doanh có thể thấy năm 2004 là năm doanh nghiệp đạt được lợi nhuận khá lớn, đó là do điều trong nước được mùa trong khi giá thế giới tăng. Kế đến năm 2005 mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại giảm. Điều này có thể giải thích như sau lượng điều xuất khẩu lớn nhưng giá điều thu mua trong nước cao. Trong thời điểm này rất nhiều doanh nghiệp đã chịu lỗ hoặc phải phá sản, việc duy trì lãi là một nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp. Năm 2006 vẫn là một năm khó khăn với ngành điều, tuy nhiên do rút kinh nghiệm từ mùa vụ trước và do đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp điều thô, doanh nghiệp không phải thu mua điều thô với giá cao. Đó là lý do kiến doanh nghiệp lãi gấp đôi so với năm 2005. Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh 2004-2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm Kết quả kinh doanh 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 417,14 627,64 599,89 665,716 Giá vốn hàng bán 368,71 595,97 552,79 652,402 Lợi nhuận trước thuế 24,64 6,43 12,91 14,363 Lợi nhuận sau thuế 18,49 5,28 10,59 11,061 Nguồn:Phòng kế toán Năm 2007 vừa qua, ngành điều Việt Nam đã từng bước thoát khỏi khó khăn. Mặc dù lợi nhuận chưa bằng năm 2004 nhưng đã tăng khoảng 10% so với năm 2006. Bảng 2.4:Các chỉ tiêu tài chính 2004-2007 Đơn vị: % Năm Các chỉ tiêu tài chính 2004 2005 2006 2007 Giá vốn hàng bán/ doanh thu 0,88 0,95 0,99 0,98 Vòng quay hàng tồn kho 6,58 4,93 9,42 11,56 Hệ số sinh lợi doanh thu 0.044 0,0084 0,017 0,017 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0.44 0.12 0.19 0.17 Nguồn: Phòng kế toán Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian quay vòng vốn càng nhanh. Đối với các doanh nghiệp điều vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ lượng điều đưa ra thị trường lớn, doanh nghiệp có nhiều hợp đồng. Chỉ tiêu này của công ty Long Sơn có chiều hướng tăng, đây là một tín hiệu rất tốt. Hai hệ số sinh lợi của doanh thu và hệ số sinh lợi của chủ sở hữu cho biết khả năng kinh doanh, tạo lợi nhuận của của công ty. Hiện nay hệ số sinh lợi của doanh thu vào khoảng 0,017 tức là 1 đồng doanh thu tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận sau thuế. Ngành điều là ngành có doanh thu cao, lợi nhuận thấp nên con số này so với các doanh nghiệp cùng ngành là khá tốt. Tương tự, hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hững tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Có thể nói năm 2004, công ty đạt được lợi nhuận khá cao khi một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.44 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng các năm sau đó, đặc biệt là năm 2005 tỷ suất lợi nhuận giảm một cách đáng kể khi mà có quá nhiều nhà máy chế biến điều ra đời và giá điều nguyên liệu tăng cao. 2.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN LONG SƠN Như đã trình bày ở chương 1 có rất nhiều phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Để đánh gía một cách toàn diện nhất một hàng hoá có sức cạnh tranh hay không, sức cạnh tranh cao hay thấp, ta cần phân tích các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, các nhân tố thuộc bản thân hàng hoá và các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG ĐIỀU CÔNG TY CỔ PHẨN LONG SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 2.3.1. Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phẩn Long Sơn trên thị trường Mỹ 2.3.1.1. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh Môi trường kinh tế quốc tế: Quá trình toàn cầu hoá làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Cụ thể hơn trong ngành điều, chính sự biến động của cung cầu thế giới về hạt điều đã quyết định đến giá cả hạt điều Việt Nam xuất khẩu. Thực chất, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam chưa ý thức được điều này, rất nhiều trong số họ tin rằng khi điều Việt Nam mất mùa thì tất yếu giá hạt điều phải tăng. Nhưng thị trường điều hiện nay là thị trường chung thống nhất, điều Việt Nam mất mùa không ảnh hưởng nhiều đến cung điều thế giới, nên giá điều nhân xuất khẩu cùng không vì thế là tăng. Toàn cầu hoá cũng mang lại nhiều thuận lợi cho ngành điều khi mà cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới rộng mở hơn, các rào cản được giảm bớt, các thủ tục trở nên nhanh gọn, dễ dàng hơn đồng thời việc nhập khẩu các trang thiết bị, công nghệ mới. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều đối thủ cạnh tranh hơn cho ngành điều, cụ thể là sự xâm nhập các công ty chế biến điều có vồn FDI. Môi trường kinh doanh quốc gia Mặc dầu cây điều có nguồn gốc từ châu Mỹ xa xôi nhưng lại rất thích hợp với điều kiện tự nhiên miền Nam Việt Nam.Việt Nam rất có lợi thế trong việc trồng điều, đồng thời sản phẩm điều Việt Nam cũng có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Đây chính là lợi thế cạnh tranh thiên phú của tất cả các doanh nghiệp điều Việt Nam. Công ty cổ phần Long Sơn hoạt động trong một môi trường ổn định về chính trị, có nguồn lao động dồi dào,.. Công ty không phải tốn kinh phí để chống chiến tranh, chống khủng bố, chống bãi công. Ngoài ra quan điểm của Việt Nam là hợp tác về kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở hợp tác tôn trọng chủ quyền, đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt với Mỹ, thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều ngành kinh tế quốc gia, Việt Nam luôn cố gắng đàm phán để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp buôn bán trao đổi hàng hoá. Một trong những nỗ lực đáng phải kể tới đó là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ năm 2001. Trước khi ký kết mức thuế dành cho hạt điều Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ là 0,9% , sau khi ký kế hiệp định này Mỹ đã miễn thuế nhập khẩu cho điều Việt Nam. Quả thật, trong những năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến các vụ kiện chống bán phá giá tôm, cá tra, cá ba sa,..và áp đặt hạng ngạch dệt may, như vậy không phải nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có được sự thuận lợi như ngành điều. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế lớn đó là lạm phát ngày càng tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng, đồng thời sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của đồng đô la. Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây khó khăn cho kinh tế thế giới, nhiều nước trong cùng khu vực với Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ lạm phát của những nước này lại không cao như nước ta. Đây là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất nước ta khi mà chi phí tăng một cách tương đối. 2.3.1.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong nội bộ ngành Để tìm được chỗ đứng cho mặt hàng điều của công ty trên thị trường Mỹ, công ty Cổ phần Long Sơn đã và đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh. Căn cứ vào đặc thù của kinh doanh điều xuất khẩu, có thể chia đối thủ cạnh tranh thành hai nhóm sau đây: Các đối thủ cạnh tranh bên ngoài Việt Nam Mặc dù trên thế giới có khoảng 32 quốc gia trồng điều nhưng chỉ có một số ít quốc gia sản xuất điều xuất khẩu. Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam là những nước chế biến điều lớn nhất thế giới, cùng nhau sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng điều thế giới. Những nước châu Phi chế biến rất ít và hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Như vậy, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của điều Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần Long Sơn nói riêng là các công ty sản xuất điều Ấn Độ và Brazil. Mặc dù hai năm vừa qua Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩi nhưng Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chế biến với khoảng 950.000 tấn điều mỗi năm mặc dù quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi và trước kia từ Việt Nam. Dự đoán xuất khẩu điều nhân Ấn Độ trung bình 5 năm tới sẽ đạt khoảng 230.000 tấn mỗi năm, với tốc độ tăng từ 5-8% mỗi năm. Tuy nhiên trong những năm qua ngành điều Ấn Độ hoạt động với lợi nhuận thấp. Các nhà xuất khẩu điều Ấn Độ phải cạnh tranh mạnh với điều Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, việc đồng Rupi tăng khoảng 11% so với đồng đô la Mỹ vào năm 2007 đã giáng thêm một đòn đau vào ngành này, và làm cho các nhà xuất khẩu nước này gặp rất nhiều khó khăn để hồi phục. Điều nhân xuất khẩu Việt Nam rõ ràng có lợi thế cạnh tranh vượt trội về giá so với điều Ấn Độ. Thậm chí chất lượng điều Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn điều Ấn Độ. Tuy nhiên nhiều nhà nhập khẩu vẫn ưa thích nhập khẩu điều Ấn Độ, chấp nhận mức giá cao do cung cách làm ăn uy tín của các doanh nghiệp này cũng như mối quan hệ làm ăn tồn tại lâu năm. Trong khi Ấn Độ vẫn dựa vào nhiều lao động trong chế biến điều thì Brazil- quê hương cây điều- đã cơ giới hoá chế biến. Do vậy, giá cả sản phẩm điều Brazil không phụ thuộc qua nhiều vào chi phí lao động. Brazil là nước chế biến điều lớn thứ ba thế giới mỗi năm chế biến khoảng 250 ngàn tấn điều nhân trong khi Việt Nam chế biến 4000 ngàn tấn. Brazil là vuông quốc của các loại hạt. Hạt điều Brazil chịu sự cạnh tranh lớn trong nước của các loại hạt khác có giá trị xuất khẩu cao hơn.Mặc dầu hương vị, giá cả điều Brazil không thể cạnh tranh được với hạt điều Việt Nam nhưng các công ty Brazil khi xuất khẩu điều sang Mỹ lợi thế về vị trí địa lý, uy tín, các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Các đối thủ cạnh tranh từ Việt Nam Các doanh nghiệp điều trong nước có thể phân loại hai loại: những công ty có quy mô lớn, uy tín lâu năm và những công ty quy mô nhỏ, ít tên tuổi. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần Long Sơn là các công ty lớn do hiện nay nhà nhập khẩu thường không giao dịch với các công ty nhỏ. Lý do giải thích cho việc này là trong những năm vừa qua (bắt đầu từ năm 2004), tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam "xù hợp đồng" là rất phổ biến. Các doanh nghiệp này ký hợp đồng giao sau với mức giá thấp, nhưng đến thời hạn giao hàng lại không chịu giao hàng, ép nhà nhập khẩu phải mua điều với mức giá giao ngay đắt hơn. Các nhà nhập khẩu Mỹ gọi đây là hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26427.doc