Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3

1.1 Chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước 3

1.1.1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước 4

1.1.2 Bản chất và vai trò của chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2.1 Bản chất chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước 5

1.1.3 Nội dung của chi ngân sách nhà nước 6

1.1.3.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước 6

1.1.3.2 Phân loại chi ngân sách nhà nước 7

1.2 ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách huyện 9

1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước và Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 9

1.2.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 9

1.2.1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 11

1.2.2 Ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước 12

1.2.2.1 Vai trò, vị trí của ngân sách huyện 12

1.2.2.2 Chi ngân sách huyện theo nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 13

1.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách huyện 16

1.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện 16

1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách huyện 17

1.2.3.3 Kế toán và quyết toán chi ngân sách huyện 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ - TỈNH HÀ TÂY 20

2.1 đôi nét về huyện ứng hoà và phòng tài chính- kế hoạch huyện ứng hoà 20

2.1.1 Đôi nét về huyện Ứng Hoà 20

2.1.1.1 Đặc điểm địa bàn 20

2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 21

2.1.2 Đôi nét về phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ứng hoà 22

2.2 thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ứng hoà 24

2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 24

2.2.2 Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 26

2.2.2.1 Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 26

2.2.2.2 Phương thức cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây 34

2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 35

2.3 đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách huyện ứng hoà 35

2.3.1 Những kết quả đạt được trong những năm qua 35

2.3.2 Những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới 40

2.3.2.1 Hạn chế trong lập dự toán ngân sách huyện 40

2.3.2.3 Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ TỈNH HÀ TÂY 45

3.1 Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách và kế toán ngân sách trên địa bàn huyện. 45

3.2 căn cứ và khả năng của ngân sách, huyện cần đổi mới cơ cấu chi để bố trí các khoản chi sao cho có hiệu quả nhất. 48

3.3 Cơ quan tài chính cần làm tốt chức năng của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa với kho bạc nhà nước và các cơ quan đơn vị khác trong quá trình quản lý điều hành ngân sách. 51

3.4 tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn nữa các khoản chi ngân sách. 54

3.5 quản lý và phân cấp ngân sách xã một cách có hiệu quả hơn, khuyến khích sự chủ động trong cân đối ngân sách tại xã 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDP tăng dần qua các năm, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất phát triển rất khả quan. Đây là một nỗ lực rất lớn của huyện khi mà xuất phát ban đầu của huyện còn khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, huyện còn nằm trong vùng phân lũ của trung ương, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, y tế vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đặc biệt trong lĩnh vực khai thác nhiệm vụ thu ( huyện nhiều năm mất cân đối thu chi, 70 – 80% thu ngân sách huyện do ngân sách tỉnh bổ xung ) vì vậy vấn đề quản lý chi ngân sách huyện một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế là một việc quan trọng và rất cần thiết. 2.1.2 Đôi nét về phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ứng hoà Phòng Tài chính- Kế hoạch trước năm 2001 là phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư riêng rẽ sau khi có quyết định số : 160/QĐ-UB ngày 12/7/ 2001 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà tiến hành sát nhập phòng Tài chính và phòng Kế hoạch đầu tư trước đây và nay đổi tên là phòng Tài chính- Kế hoạch. Phòng Tài chính Kế hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà, là cơ quan tham mưu cho huyện uỷ uỷ ban nhân dân huyện Ứng hoà về xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách dài hạn (5 năm), ngắn hạn (1 năm) trên cơ sở nghị quyết, chế độ chính sách của cấp trên và tình hình thực tế địa phương. Phòng Tài chính- Kế hoạch Ứng hoà là cơ quan trực thuộc huyện. Phòng có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách trên địa bàn huyện theo luật ngân sách và sự phân cấp quản lý của nhà nước. Thông qua chức năng nhiệm vụ công tác quản lý về mặt tài chính còn thực hiện chức năng làm tham mưu giúp huyện uỷ, hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện tham gia xây dựng các chương trình, các đề án phát triển kinh tế – xã hội quản lý nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Quản lý thu, chi ngân sách huyện , quản lý các đơn vị dự toán sử dụng kinh phí của NSNN. Quản lý nhà nước về tài chính, các loại hình kinh tế theo sự phân cấp quản lý của tỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ứng hoà là: - Lập dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách. Sau khi ngân sách được duyệt có trách nhiệm giúp UBND huyện tổ chức thực hiện. - Thông qua theo dõi, nghiên cứu, phân tích kinh tế, tham gia ý kiến với các phòng ngành ở huyện hoặc ở cơ sở về tính toán nhu cầu đầu tư, phương hướng đầu tư, biện pháp và nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. - Hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập dự toán ngân sách, quyết toán theo luật ngân sách. - Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra tài chính, kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản của xã, hợp tác xã, cơ quan, doanh nghiệp do huyện quản lý. - Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch KT-XH 5 năm, hàng năm. - Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. - Thẩm định, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản của các cơ sở do UBND huyện phê duyệt dự toán theo quy định của pháp luật. - Thẩm định đăng ký kinh doanh các HTX trên địa bàn, xét đăng ký kinh doanh cho các hộ sản xuất kinh doanh theo nghị định 02/CP và hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thành lập theo nghị định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cho. Phòng tài chính- kế hoạch có tất cả 13 đồng chí có trình độ thấp nhất là trung cấp chuyên ngành trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tài chính – kế hoạch. Trong những năm vừa qua tuy phòng tài chinh – kế hoạch đã gặp phải rất nhiều khó khăn như nguồn thu trên địa bàn thấp chủ yếu là dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên địa bàn lại rộng, trình độ chuyên môn của một số cán bộ kế toán cơ sở lại chưa đồng đều, công tác quản lý theo nề nếp cũ vẫn còn tồn tại, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Tuy nhiên, phòng đã hoàn thành xuất sắc công tác quản lý tài chính ngân sách huyện, xã mà huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện giao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Từ những thuận lợi và khó khăn phòng tài chính kế hoạch luôn xác định được vai trò của mình, không ngừng học hỏi, đoàn kết nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ỨNG HOÀ 2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán đã được phòng tài chính kế hoạch huyện ứng hoà đã phối hợp cùng uỷ ban nhân dân huyện và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công tác lập dự toán chi ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị chủ động hơn trong nhiệm vụ chi của mình. Hàng năm, căn cứ vào thông tư số 5/2004/TT-BTC ngày 10/6/2004 của bộ tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và sự hướng dẫn cụ thể của sở tài chính Hà tây về một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với uỷ ban nhân dân huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện ứng hoà, sau đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo biểu mẫu. Trên cơ sở các dự toán đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách của huyện. Trong thời kỳ ổn định ngân sách (2004 – 2006) việc xây dựng dự toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là - Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao. - Đảm bảo ổn định số bổ xung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao. - Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, từ khi thực hiện theo tinh thần của luật ngân sách năm 2002, công tác lập dự toán ngân sách tại huyện đã được đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Các đơn vị dự toán trực thuộc đã tiến hành lập dự toán chi của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán được lập ra cơ bản đã dần sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn huyện, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị dự toán đều đã thực hiện được, một số đơn vị lập dự toán còn chưa đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của huyện. Nguyên nhân là do trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế, ở một số đơn vị cơ sở công tác lập dự toán chưa thật được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý ngân sách vì vậy chúng ta cần thấy được tầm quan trọng của nó và những tồn tại trên cần được chấn chỉnh trong thời gian tới. 2.2.2 Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Ứng hoà 2.2.2.1 Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây Trong những năm vừa qua tình hình chi ngân sách ở huyện ứng hoà về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc và nhiệm vụ chi đã được phân cấp: Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách tỉnh giao kế hoạch, huyện Ứng hoà đã căn cứ vào tình hình cụ thể để bố trí phân bổ kinh phí cho các ban ngành,các trường học,các cơ quan thụ hưởng ngân sách trên sơ sở tiết kiệm theo định mức chi tiêu đạt hiệu quả cao. Trong công tác chi ngân sách do việc giao dự toán cho các đơn vị kịp thời và chi tiết , đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động được nguồn lên kế hoạch điều hành chi phục vụ hoàn thành các nhiệm vụ. Trong kế hoạch giao huyện dùng tiết kiệm giành để bổ sung cho các nhu cầu đột xuất ngoài dự toán giao, các khoản phát sinh trong năm, chủ yếu bổ xung cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện và các khoản phát sinh đột xuất khác. Từ năm 2002, tất cả các ban ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức đảng đều mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, thực hiện chi theo tiêu chuẩn định mức đã ghi trong dự toán, luật ngân sách nhà nước năm 2002 ra đời đã cơ bản giúp cho công tác quản lý ngân sách có nhiều thuận lợi. Bảng tình hình chi ngân sách tại huyện ứng hoà (từ năm 2003-2005) Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH 2004/2003 2005/2004 Bình quân Tổng chi NS 57819 76169 132 63026 74685 118 67532  90738 134 98 121 110 Chi thường xuyên 39662 56012 141 51985 57110 110 57285 72948 127 102 128 115 - Chi SN kinh tế 1669 2259 135 2466 3136 127 2619 4014 153 139 128 133 - Chi SN GDĐT 29708 42056 142 31297 33384 107 33829 41319 122 79 124 102 - Chi SN y tế 1025  1215 119 280 283 101 1467 1806 123 23 638 331 - Chi SN VHTT, TDTT 564 1215 150 962 905 94 868 1333 154 74 147 111 - Chi đảm bảo xã hội 870 1022 93 2752 2682 97 2819 3002 106 262 112 187 - Chi quản lý hành chính 3591 6817 150 11783 13639 116 13917 18246 131 200 134 167 - Chi an ninh quốc phòng 500 859 135 2020 2467 122 1616 2654 164 287 108 197 - Chi trợ giá mặt hàng CS 190 - Chi khác ngân sách 200 570 224 425 614 144 150 384 256 108 63 85 Chi đầu tư phát triển 3102  7600 245 2146 8315 387 2105 5855 278 109 70 90 - Chi đầu tư XDCB 3102  7600 245 2146 8315 387 2105 5855 278 109 70 90 - Đầu tư, hỗ trợ vốn DN Bổ xung cho NS cấp dưới 9126 10432 11 8895 9260 104 8142 11935 147 89 129 109 Chi từ nguồn thu đề lại 2090 2125 80 0 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Ứng Hoà Tổng hợp tình hình chi ngân sách huyện qua 3 năm (từ 2003-2005) được thể hiện trong bảng trên cho thấy chi ngân sách huyện qua 3 năm đang có chiều hướng tăng cụ thể năm 2004 so với năm 2003 thì mức thay đổi ko đáng kể tuy nhiên sang đến năm 2005 đã tăng lên 121% so với năm 2004 và bình quân 3 năm tăng là 110%, mức chi của huyện trong ba năm đều vượt kế hoạch đề ra từ 132% năm 2003, 118% năm 2004 và 134% năm 2005 trong đó cụ thể là Chi thường xuyên: Tăng tăng bình quân 115% và cả trong ba năm đều vượt kế hoạch lần lượt là 141 %, 110% và 127%. Trong chi thường xuyên có các mục chi nhỏ là: - Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là khoản chi phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề và đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Huyện Ứng hoà luôn coi công tác giáo dục là chiến lược hàng đầu trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. chính vì vậy, huyện luôn đầu tư rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo thể hiện trong các năm vừa qua đây luôn là khoản chi lớn nhất trong tổng chi thường xuyên ở huyện ứng hoà. Trong năm 2005 khoản chi này đã tăng lên đáng kể ( 124% so với năm 2004) nguyên nhân là do chính sách tăng lương trong năm 2005 của nhà nước, chi phí sửa chữa nâng cấp trường học, trong năm 2004 đã xây dựng mới hai trường mầm non tại thị trấn vân đình và xã tảo dương văn, thực hiện kiên cố hoá trường học theo chủ trương của đảng và nhà nước. Hiện nay, dưới sự quan tâm và chỉ đạo của đàng uỷ và chính quyền huyện thì công tác giáo dục ở huyện đã và đang tiếp tục phát triển, trong thời gian tới công tác giáo dục đào tạo cần được quan tâm hơn nữa tuy nhiên cần phải quản lý tốt hơn việc chi ngân sách cho giáo dục để khoản chi này thực sự được đầu tư một cách hợp lý để đào tạo thêm nguồn nhân lực cho huyện, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng như người dân trong huyện. - Chi quản lý hành chính đây là khoản chi lớn thứ hai sau chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoản chi này nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, đảng và các đoàn thể trên địa bàn huyện quản lý. Khoản chi này bao gồm chi cho công tác đảng, quản lý nhà nước, chi cho các đoàn thể, hội khoản chi này tăng rất nhanh trong vòng ba năm qua , bình quân trong ba năm qua tăng 167 %, đặc biệt năm 2004 tăng gần gấp đôi so với năm 2003 ( tăng 200 %) và vẫn tiếp tuc tăng trong năm 2005 ( tăng 134 %) nguyên nhân tăng chủ yếu của khoản chi này là phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền như Mua máy điều hoà, nâng cấp nhà làm việc, sửa chữa ô tô, chi tiếp khách hội nghị, bầu cử, chi cho hoạt động của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện, các xã Có thể nói đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì trong khi kinh phí của huyện là không lớn, nhiệm vụ chi của huyện là rất nhiều, nguồn thu trên địa bàn huyện lại rất eo hẹp chủ yếu dựa vào nguồn bổ xung ngân sách từ cấp trên thì việc chi cho hoạt động hành chính lại tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên. Do đó, trong thời gian tới khoản chi này cần được giảm bớt để có thể dùng cho các nhiệm vụ chi khác của huyện và đồng thời thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí - Chi sự nghiệp kinh tế đây là khoản chi phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và các sự nghiệp kinh tế khác như chi duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. Khoản chi này bao gồm chi cho sự nghiệp nông nghiệp như ông tác khuyến nông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phụ cấp khuyến nông, các chương trình cấp các chương trình phục vụ Nông nghiệp, sự nghiệp thuỷ lợi mà chủ yếu là chi cho công tác phòng chống lụt bão, duy tu đê điều, sự nghiệp giao thông như nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đường xá, các công trình giao thôngkiến thiết thị chính như xây dựng các công trình của các cơ quan đoàn thể, chi sự nghiệp kinh tế khác mà chủ yếu là chi đào tạo nghề, thăm quan học hỏi kinh nghiệm. Chi cho sự nghiệp kinh tế cũng liên tục tăng trong ba năm qua bình quân tăng 133% nguyên nhân tăng chủ yếu là do nhiệm vụ chi năm sau lớn hơn năm trước. Bầng khoản chi này huyện đã sử dụng để nâng cấp, duy tu các tuyến đường như đường Minh đức ngăm, đường Cần thơ Xuân quang, xây dựng mới nhà làm việc phòng thống kê, đài truyền thanh, nhà làm việc phòng thanh tra tư pháp, phục vụ tốt công tác khuyến nông, hỗ trợ nông nghiệp, chi cho công tác giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công như công trình cầu Phùng xá, cầu Tế tiêu, thực hiên chương trình kiên cố hoá kênh mương. Như vậy là khoản chi này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, phục vụ tốt cho việc phát triển nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian tới huyện cần quản lý chặt hơn đối với các khoản chi này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. - Chi đảm bảo xã hội đây là khoản chi huyện dùng để đảm bảo cho cán bộ nghỉ hưu, thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người có công với cách mạng, bà mẹ việt nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam đây là những khoản chi thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái của đảng và nhà nước, là khoản chi phục vụ cho công tác xã hội ở huyện. Trong ba năm khoản chi này cũng tăng nhanh bình quân đạt 187% vì vậy huyện cần chú ý quản lý khoản chi này để có thể chi đúng người, đúng đối tượng phát huy tốt ý nghĩa của khoản chi này. - Chi an ninh – quốc phòng đây là khoản chi phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện, công tác quân sự, tuyển quân, huấn luyện, tập luyện dân quân tự vệqua ba năm khoản chi này cũng tăng khá nhanh trung bình là 187% nguyên nhân tăng là do huyện hỗ trợ hoạt động của ban chỉ huy quân sự huyện trong việc xây dựng trụ sở, hỗ trợ trong công tác tuyển quân. - Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh, thể dục thể thao đây là khoản chi phục vụ cho công tác văn hoá văn nghệ, đài phát thanh của huyện, hỗ trọ các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Khoản chi này trong 3 năm tăng chậm bình quân là 111%. Chi cho sư nghiệp văn hoá thông tin là khoản chi mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền chính sách của đảng và nhà nước tới người dân trên địa bàn huyện, nâng cao trình độ hiểu biết, sức khoẻ cũng như nếp sống văn hoá cho người dân trên địa bàn huyện. - Chi cho sự nghiệp y tế khoản chi này ở huyện chủ yếu chỉ là chi cho việc khám chữa bệnh của các trung tâm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện, còn hầu hết là do tỉnh chi, do đó khoản chi này thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi thường xuyên của huyện. - Chi khác ngân sách khoản chi này chủ yếu thực hiện để hỗ trợ các địa phương, khắc phục hậu quả thiên tai cho các đơn vị dự toán, hỗ trợ các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụkhoản chi này cũng có một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi thường xuyên ở huyện. Chi đầu tư phát triển: Đây là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng sản xuất trên địa bàn huyện, khoản chi này được dùng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà huyện luôn chú trọng nhằm mục tiêu phục vụ tốt cho việc phục vụ sản xuất, công nghiệp hoá hiện đại hoá của đảng và nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhìn vào bảng tổng hợp chi ngân sách huyện ta thấy chi cho đầu tư phát triển ở huyện trong ba năm qua thường xuyên vượt kế hoạch đề ra ( cụ thể là năm 2003 là 245% so với kế hoạch, năm 2004 là 387% so với kế hoạch, năm 2005 là 278%) đây là một nỗ lực của huyện nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn khi mà các nhiệm vụ chi khác còn rất lớn, chứng tỏ huyện đã luôn chú trọng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn mình, cụ thể là trong những năm vừa qua cùng với sự hỗ trợ của trung ương và tỉnh, huyện ứng hoà đã thực hiện xây dựng được nhiều công trình giao thông trọng điểm trong huyện như đường Ngăm – Minh đức, đường 428 phương tú, đầu tư xây dựng mới các tiểu học, trung học cơ sở tại các xã nghèo như Viên an, Viên nội, Đồng tiến Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong ba năm qua khoản chi này đang có xu hướng giảm bình quân là 90% như vậy trong thời gian tới huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chi cho đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chương trình, dự án mà trung ương và tỉnh giao cho nhằm đảm bảo tốt yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, đồng thời cần cố gằng huy động nguồn nội lực từ trong dân cư , thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm phát huy nội lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Chi bổ xung cho ngân sách cấp dưới: đây là khoản chi của huyện nhằm hỗ trợ cho ngân sách xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, khoản chi này bao gồm: chi bổ xung cân đối ngân sách là khoản chi của huyện bổ xung cho ngân sách xã để giúp cho các xã nghèo cân đối ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu ổn định thường xuyên. Chi bổ xung có mục tiêu là khoản chi mà ngân sách huyện bổ xung cho ngân sách xã để thực hiện các chương trình dự án, các chế độ chính sách, các nhiệm vụ cần thiết cấp bách. Trong ba năm qua khoản chi này tăng rất ít trung bình là 109% nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi (chỉ sau chi thường xuyên) và chủ yếu là chi bổ xung cân đối giúp cho các xã nghèo ỏ huyện. Do huyện còn rất nhiều xã nghèo do đó trong thời gian tới khoản chi này sẽ tiép tục chiém tỷ trong cao trong tổng chi. Tuy nhiên cũng đặt ra cho huyện cần phải quản lý chặt hơn công tác chi tiêu ngân sách xã nhằm chánh tình trạng chi sai, chi vượt dự toán tại xã. Chi từ nguồn thu để lại: Đây là khoản chi lấy từ nguồn thu do chênh lệch thu lớn hơn chi từ năm trước để lại. khoản chi này thông thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 2.2.2.2 Phương thức cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà tỉnh Hà tây - Hiện nay, phương thức cấp phát ngân sách ngân sách huyện đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo hạn mức đã được thay thế bằng phương thức cấp phát theo dự toán. Theo đó, phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành giao dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện. Đồng thời cùng kho bạc nhà nước huyện tiến hành kiểm tra kiểm soát chi để đảm bảo chi đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành. Giao bổ xung dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện trong trường hợp có nhiệm vụ phát sinh đột xuất ngoài dự toán được giao. Ngoài ra, hiện nay ở huyện còn dùng phương thức cấp phát bằng lệnh chi + Đối tượng cấp phát là áp dụng để trợ cấp cho ngân sách cấp dưới hoặc đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách không thuộc quyền quản lý của huyện nhưng nằm trên địa bàn huyện ( thuế, kho bạc nhà nước ). + Hình thức: căn cứ vào nhu cầu (tờ trình xin kinh phí ) của các đơn vị được uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt phòng tài chính kế hoạch huyện viết lệnh chi tiền gửi kho bạc nhà nước xuất quỹ ngân sách huyện cấp phát cho đơn vị hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước. 2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán chi ngân sách tại huyện Ứng hoà Nhìn chung công tác quyết toán chi ngân sách tại huỵên ứng hoà được thực hiện theo quy trình đúng theo đúng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo quy trình thực hiện như sau: Công tác quyết toán chi ngân sách được thực hiện vào cuối năm các đơn vị dự toán lập báo cáo chi ngân sách của đơn vị mình quản lý gửi phòng tài chính huyện. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị, phòng tài chính tiến hành xét duyệt đối với số chi, thu thực tế tại kho bạc huyện để xác minh tính đúng đắn của số liệu. Kết hợp với việc thẩm tra quyết toán của các xã trong huyện phòng tài chính tiến hành tổng hợp lập báo cáo quyết toán chi trình uỷ ban nhân dân huyện xem xét. Sau khi được chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn, phòng tài chính báo cáo lên sở tài chính tỉnh Công tác quyết toán ngân sách ở huyện được lập một cách rất chi tiết, mọi khoản chênh lệch các chỉ tiêu ngân sách so với dự toán đều được giải trình rất cụ thể, công tác quyết toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo đúng thực tế phát sinh, đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lệ và hạch toán đúng mục lục ngân sách nhà nước. Tuy nhiên công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới . 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN ỨNG HOÀ 2.3.1 Những kết quả đạt được trong những năm qua Trước hết về công tác xây dựng dự toán quản lý theo dự toán đã được huyện quan tâm coi trọng hơn những năm trước, việc phân bổ ngân sách ở huyện đựơc thảo luận dân chủ. Huyện đã điều hành ngân sách chủ động hơn, hạn chế một cách tích cực việc “ xin cho “ giữa huyện và các ban ngành đoàn thể. Huyện đã chỉ đạo sát sao, hướng dẫn giao dự toán cho từng xã, nhằm định hướng giúp xã khai thác tốt mọi nguồn thu, bố trí hợp lý các khoản chi, đặc biệt ưu tiên nguồn đảm bảo chi sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ xã. Dự toán huyện lập ra đã thực sự giúp cho việc điều hành chi ngân sách được thực hiện một cách có hiệu quả và giúp cho các đơn vị có thể chủ động hơn trong nhiệm vu chi của mình. Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách đã dần đi vào nề nếp, cụ thể: thời hạn gửi dự toán chi thường xuyên của các đơn vị đến kho bạc nhà nước sớm hơn so với năm 2003 và dự toán năm 2005 hầu hết các đơn vị dã gửi dự toán chi tiết đến kho bạc nhà nước trong tháng 1/2005. Về chất lượng phân bổ và giao dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã được đơn vị chủ quản chú trọng, đặc biệt dự toán chi thường xuyên được giao chi tiết đến mục, có cộng theo 4 nhóm mục chi ( chi thanh toán các nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm sửa chữa lớn và chi khác) điều này đã thể hiện tính chặt chẽ trong khâu quản lý của cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp, đã hạn chế phần nào được tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán như những năm trước. Công khai ngân sách huyện đã được thực hiện theo quy định và đạt được sự đồng tình ủng hộ cao của cán bộ, nhân dân, góp phần tích cực vào sự ổn định, đoàn kết ở xã. Đặc biệt việc công khai dự toán ngân sách huyện, công khai các khoản đóng góp, công khai xây dựng các công trình xây dựng cơ bản là những việc làm cụ thể và hiệu quả, thể hiện đúng quan điểm “ Dân biết , dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đã công khai ngân sách theo qui trình hoạt động của hội đồng nhân dân huyện, để chuẩn bị nội dung báo cáo trình tại kỳ họp, uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho các ngành tài chính lập báo cáo dự toán, quyết toán thu chi ngân sách. Tất cả các loại báo cáo đều được ban kinh tế hội đồng nhân dân huyện thẩm định giám sát trước khi đưa ra trình hội đồng nhân dân phê chuẩn sau đó giao cho ngành Tài chính thông báo chi tiết tới từng đơn vị.Chất lượng công tác kế toán cũng được thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai ngân sách huyện, số liệu, tài liệu kế toán được phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước, được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời của cán bộ phòng tài chính,kho bạc nhà nước cấp huyện, từ đó kịp thời uốn nắn, bổ khuyết những sai sót, vi phạm trong lĩnh vực chi ngân sách, từng bước thực hiện lành mạnh tài chính ở huyện. Qua đánh giá về tình hình chi ngân sách nhà nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9713.doc
Tài liệu liên quan