Chuyên đề Giải pháp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu các công trình xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 9

I. ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 9

1. Khái niệm đấu thầu . 9

2. Vai trò của đấu thầu 11

3. Mục tiêu cơ sở trong đấu thầu . 12

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu 12

5. Phương thức đấu thầu 13

II. TRÌNH TỰ CỦA TỔ CHỨC ĐẤU THẦU 14

1. Sơ tuyển nhà thầu . 14

2. Lập hồ sơ mời thầu 14

3. Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu 16

4. Nhận và quản lý hồ dự thầu 16

5. Mở thầu 17

6. Đánh giá xếp hạng nhà thầu 17

7. Trình duyệt kết quả đấu thầu 19

8. Công bố trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng 20

9. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng 20

III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 20

1. Quan niệm về cạnh tranh . 20

2. Quan niệm về cạnh tranh trong đấu thầu 23

3. Cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường 23 .6

4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu 26

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP 29

1. Sức mạnh về kỹ thuật và công nghệ 29

2. Cạnh tranh về tài chính 30

3. Tổ chức quản lý 31

4. Cạnh tranh về nhân sự 31

5. Ưu thế về vị trí của doanh nghiệp 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 34

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 34

1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển 34

2. Cơ cấu quản lý của Công ty Cầu I Thăng Long . 38

3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cầu I Thăng Long 42

4. Cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc 43

5. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh 47

6. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 49

7. Sản xuất kinh doanh 54

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 55

1. Sức mạnh về công nghệ kỹ thuật 55

2. Khả năng cung ứng tài chính 57

3. Tổ chức quản lý và nguồn nhân lực của công ty 58

4. Ưu thế của công ty trên thị trường 60

III. TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 60

1. Kết quả đấu thầu trong những năm qua ở Công ty Cầu I Thăng Long 60

2. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty Cầu I Thăng Long . 62

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 67 59

1. Những thuận lợi cơ bản 64

2. Những khó khăn và hạn chế 71

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 73 .61

1. Tìm kiếm nhà cung cấp vật liệu với giá rẻ 73

2. Đổi mới hoạt động tài chính . 74

3. Điều chỉnh các loại chi phí . 75

4. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức tham gia đấu thầu 76

5. Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu 77

6. Xây dựng hệ thống thông tin . 79

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu các công trình xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ thì doanh nghiệp ngày càng có khả năng mở rộng thị phần, nâng cao được doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Những điều kiện trên có tác động rất lớn đến việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng các công trình. Chương II thực trạng khả năng cạnh tranh và hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long I. tổng quan về công ty cầu i thăng long 1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty: 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cầu I Thăng Long (BCI) thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ giao thông vận tải được thành lập tháng 6/1983, trên cơ sở hợp nhất Công ty đại từ Cầu I và công ty công trình 108. Công ty Cầu I Thăng Long là một trong nhữnh công ty xây dựng hàng đầu ở Vệt Nam, với chuyên ngành xây dựng các công trình giao thông, các công trình Công nghiệp và dân dụng. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã sửa chữa và xây dựng mới trên 100 công trình lớn nhỏ ở trong và ngoài nước gồm: Cầu Đường sắt, Cầu Đường bộ, Cầu Cảng biển, Cảng sông. Với tổng chiều dài thi công hàng chục nghìn mét được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất ở Việt Nam và của thế giới. Bất cứ công trình nào, bất cứ chủng loại nào công ty cũng thi công và hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới tiến tới Công Nghiệp Hoá và Hiện Đại Hoá Công ty Cầu I Thăng Long đã hợp tác liên doanh liên kết với nhiều hãng, công ty, tập đoàn nước ngoài mạnh dạn đầu tư chiều sâu kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại, đã thi công và tham gia thi công nhiều công trình ở trong nước và nước ngoài có qui mô lớn, kỹ thuật cao. Sau 20 mươi năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: 20 huân chương các loại, Nhiều cá nhân anh hùng, 1 lần được công nhận là đơn vị anh hùng lao động(2001), nhiều cờ thưởng, bằng khen. 1.2. Các giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của côngty: + Thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1990 : Từ nhận thức sâu sắc và quán triệt đường nối đổi mới của đảng và nhà nước trong điều kiện thực tế Công ty đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh doanh, với phương châm : tự trang trải đảm bảo cân bằng thu chi và có lãi đảm bảo đủ sức cạnh tranh lành mạnh trên thương trường. Do đặc thù sản phẩm của Công ty là các công trình giao thông lên thời gian hoàn thành một công trình thường kéo dài từ năm này qua năm khác, trong 7 năm hoạt động số công trình thi công là 20 công trình. Tuy số sản phẩm bàn giao không được nhiều nhưng Công ty vẫn đảm bảo cho doanh thu Công ty tăng đều qua các năm, năm 1990 đạt 4tỷ 748 triệu tăng 124% so với năm 1988. Đây là thời kỳ chuyển mình của cả dân tộc sang một cơ chế quản lý mới lên Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu do vậy để có thể phát triển đi lên nhanh chóng để doanh thu năm sau vượt xa năm trước đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong Công ty trước thời kỳ kinh tế thị trường cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa. + Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2002 : Trước sự bức súc của thực tế, trong giai đoạn này Công ty đã đổi mới toàn diện. Để đạt được hiệu quả cao Công ty đã xây dựng phong cách lao động mới với ý thức tự giác, tinh thần làm chủ thực sự, từng người lao động đến tổ sản xuất, Công ty luôn phấn đấu theo định hướng cụ thể trong chương trình kế hoạch thi đua hàng năm. Trong những năm đổi mới Công ty Cầu I Thăng Long là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành giao thông vận tải đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu để sớm thực hiện CNH - HĐH thi công công trình theo tiêu chuẩn quy trình công nghệ tiên tiến của thế giới. Như vậy, công nghệ có tầm quan trọng không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận rõ vấn đề này Công ty đã mạnh dạn tự thiết kế, gia công, sửa chữa, nâng cấp tạo thêm những thiết bị mới có công suất lớn hơn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao (tiết kiệm được ngoại tệ trong đầu tư). Đến nay Công ty đã đầu tư đồng bộ dây truyền chính thi công cùng một lúc nhiều dự án đạt giá trị sản lượng trên 200 tỷ đồng, đủ sức tham gia xây dựng các dự án trong nước và quốc tế với quy mô lớn. Tổng kết 12 năm trở lại đây Công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh như sau: Kết quả sản xuất một số năm gần đây Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng STT Năm thi công Số CT bàn giao Sản lượng Nộp ngân sách 1 1991 6 8.566 650 2 1992 7 12.986 650 3 1993 5 20.952 650 4 1994 6 24.680 650 5 1995 7 32.650 650 6 1996 8 47.645 965 7 1997 6 52.682 965 8 1998 5 75.640 925 9 1999 11 87.360 1096 10 2000 6 81.212 1.024 11 2001 7 97.500 1.190 12 2002 10 151.830 1.459 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm công ty Cầu I Thăng Long Nhờ việc sớm đổi mới giờ Công ty đã đi vào hoạt động ổn định có kế hoạch, mục tiêu đặt ra từ đầu năm để toàn doanh nghiệp hướng tới. Sang cơ chế quản lý mới nhưng nhờ những thành tựu vượt bậc đáng ghi nhận, tiền đề vững chắc của những năm trước và sự cố gắng không ngừng của ban quản trị tự tìm kiếm thêm các công trình ngoài kế hoạch do tổng Công ty giao cho đặc biệt trong năm 2002 do bám sát với thị trường giá trị sản lượng đạt 151.830 tỷ 454 triệu đồng tăng 152.72% so với năm 2001. Mặt khác do tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường có đủ việc làm liên tục. Có được những thành quả như ngày nay là do đảm bảo chất lượng đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, không hạng mục công trình nào phải phá đi làm lại. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra chữ “tín” của Công ty trên thương trường. Công ty Cầu I Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước và là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Thăng Long, Công ty có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý. Để phát huy tốt truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, phát huy tích cực là đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Công ty đã tổ chức nhiều cuộc thi đua hưởng ứng nhân ngày lễ lớn trong năm 2002 và đã có 10 công trình hoàn thành đạt sản lượng 151 tỷ 830 triệu để chào mừng như : Một số kết quả hoạt động của công ty trong năm 2002 Bảng 2 Đơn vị: Triệu đồng STT Tên công trình Giá trị sản lượng 1 Cảng Nghi Sơn – Thanh Hoá 40.000 2 Cầu Kênh Kịa – Quảng Bình 5.580 3 Cảng Chân Mây – TP Huế 27.227 4 Cầu Chợ Dinh – TP Huế 10.615 5 Cầu Đá Bạc – TP Hải Phòng 14.567 6 Cầu Làng Ngòn – Thanh Hoá 9.875 7 Cầu Diễn 2 – Hà Nội 17.568 8 Cầu Gia Hội – TP Huế 10.615 9 Cầu Bắc Cường – Lào Cai 6.354 10 Cầu Yên Xuân – Nghệ An 9.429 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002 – Công ty Cầu I Thăng Long 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cầu I Thăng Long: Đội cầu 1 Đội cầu 2 Đội cầu 5 Đội cầu 4 Đội cầu 3 Đội thiết bị TC Đội cầu 11 Đội cầu 10 Đội cầu 9 Đội cầu 8 Đội cầu 7 Đội cầu 6 Ban chỉ đạo sản xuất Đội cơ giới Xưởng cơ khí Đội xây dựng Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng TCLĐ-HC Phòng Tài vụ Phòng Vật tư Phòng Máy-TB Phó giám đốc 2.1. Sơ đồ tổ chức: Đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty theo các quyết định từ trên xuống qua các phó giám đốc, các trưởng phòng. Các phòng ban có mối quan hệ với nhau để trao đổi thông tin và tham mưu cho lãnh đạo Công ty theo chức năng của mình. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng nhằm tránh tình trạng tập trung quyền lực vào một người. Hệ thống trực tuyến gồm 01 giám đốc, 05 phó giám đốc, các trưởng phòng và các đội trưởng. Hệ thống chức năng gồm các phòng ban và các đội, xưởng sản xuất. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty : 2.2.1. Phòng kế hoạch: Chức năng: là một phòng nằm trong hệ thống các phòng ban trong Công ty tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch đối nội, đối ngoại, lập dự toán, quản lý dự toán, chủ trì trong việc giao khoán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho các dự án cũng như các đội sản xuất trong Công ty. Quản lý đầu vào, đầu ra các công trình, quản lý cung ứng sử dụng các vật tư, nhiên liệu và tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tiếp thị vật tư với giá phù hợp. Nhiệm vụ : + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, tháng. + Giao và điều chỉnh kế hoạch. + Dự thảo hợp đồng kinh tế đối nội, đối ngoại. + Quan hệ giao dịch, làm việc với các cơ quan. + Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh về khối lượng, giá trị, tiến độ và chất lượng công trình. 2.2.2. Phòng tổ chức lao động hành chính : Chức năng : Là một phòng nằm trong hệ thống phòng ban ở cơ quan có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo trong công tác cán bộ, lao động tiền lương. An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ an ninh nội bộ trong Công ty. Tham mưu cho giám đốc trong công tác hành chính văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tổ chức giao tiếp phục vụ công việc đối nội, đối ngoại của Công ty. Nhiệm vụ: + Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ. Nâng cao trình độ, nâng lương. + Cân đối lao động hàng năm theo kế hoạch. + Thực hiện chỉ tiêu, chính sách cho người lao động. + Tiếp nhận, quản lý công văn giấy tờ. + Quản lý và sử dụng con dấu theo nguyên tắc quy định của pháp luật. + Vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ, trật tự nội vụ trong cơ quan. 2.2.3. Phòng kỹ thuật: Chức năng : Là phòng chức năng nghiệp vụ của Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác nắm nguồn, khai thác các nguồn thông tin về các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi trong và ngoài nước, về quy mô, công nghệ thi công, vốn đầu tư, tiến độ tổ chức xây dựng hồ sơ thầu và tham gia đấu thầu các công trình. Nhiệm vụ : + Quan hệ với chủ đầu tư các dự án, cơ quan hữu quan các bộ để khai thác các nguồn thông tin của các dự án. + Xây dựng hồ sơ thầu theo quy định của cơ chế thầu. + Trực tiếp tiếp cận với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhận hồ sơ tham gia đấu thầu. + Kết hợp với các phòng ban có liên quan tham mưu cho giám đốc giao nhiệm vụ thi công cho các đội với các công trình thắng thầu. + Giải quyết, thiết kế các mặt bằng thi công và xây dựng tiến độ thi công. + Nghiên cứu và tiếp cận với các quy trình công nghệ mới về thi công công trình. + Theo dõi giám sát chất lượng công trình, hướng dẫn kỹ thuật và biện pháp để các đội sản xuất, các dự án tiến hành được thuận lợi. 2.2.4. Phòng máy và thiết bị: Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp đề ra các biện pháp quản lý, sửa chữa cơ khí, sản xuất công nghiệp về cơ khí quản lý khai thác và đổi mới máy thiết bị trên toàn Công ty. Bảo quản sử dụng các thiết bị nhằm phát huy hết các công suất của thiết bị hiện có. Nhiệm vụ: + Nắm chắc kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, tháng để điều động các loại máy móc thiết bị kịp thời phục vụ cho các đơn vị thi công. + Mua sắm, tiếp nhận xe máy mới bảo quản và sử dụng có hiệu quả. + Nghiên cứu ứng dụng các đề tài về công nghệ. + Kiểm tra phát hiện có biện pháp sửa chữa các loại xe máy, đảm bảo số lượng đầu xe máy sống để hoạt động. + Mở sổ sách theo dõi máy móc thiết bị như tính năng tác dụng, tình trạng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về mua bảo hiểm thiết bị. + Tham mưu cho giám đốc trong việc tìm nguồn thuê máy thiết bị phục vụ sản xuất, dự thảo hợp đồng kinh tế cho thuê xe máy thiết bị. 2.2.5. Phòng tài vụ: Chức năng : Tham mưu cho giám đốc về tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý các nguồn vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, giá thành và quyết toán tài chính của Công ty đối với nhà nước nhằm phát triển và bảo toàn vốn. Nhiệm vụ : + Nắm chắc kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong quý, năm để lập kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Nắm vững tiến độ sản xuất kinh doanh và tình hình thu chi, đề xuất các biện pháp kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi cho các đơn vị. + Quan hệ giao dịch với các ngân hàng, các cơ quan tài chính để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán. + Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện hạch toán các chi phí sản xuất. + Quản lý tiền mặt tại quỹ theo đúng quy định của nhà nước. + Thanh toán cấp tiền lương và các chế độ khác đến tận tay người lao động. + Tổng kết rút kinh nghiệm công tác khoán, hạch toán lỗ lãi cho từng công trình trong đơn vị. + Đảm bảo số liệu tài chính. + Đảm bảo việc cân đối thu chi cân bằng về tài chính, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, bảo vệ an toàn số liệu tài chính. 2.2.6. Phòng vật tư Chức năng : tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp đề ra các biện pháp quản lý, sửa chữa cơ khí, sản xuất công nghiệp về cơ khí quản lý khai thác và đổi mới máy thiết bị trên toàn Công ty. Bảo quản sử dụng các thiết bị nhằm phát huy hết các công suất của thiết bị hiện có. Nhiệm vụ của phòng là nắm chắc kế hoạch sản xuất kinh doanh để điều động các loại máy thiết bị kịp thời phục vụ cho các đơn vị thi công. Lập kế hoạch sửa chữa, kiểm tra phát hiện có biện pháp sửa chữa các loại xe, mua sắm phụ tùng thay thế. 3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cầu I Thăng Long: Giám đốc là người lãnh đạo chung cho toàn Công ty, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước nhà nước, trước Tổng công ty. Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, giao việc cho các phó giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của từng người. Ba phó giám đốc chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ thi công qua đó phụ trách các đội. Một phó giám đốc hành chính Một phó giám đốc quản lý phòng tài chính kế toán và phòng thiết bị vật tư. Hiện nay Công ty Cầu I Thăng Long có 1050 cán bộ công nhân viên trong đó có 156 là nữ (chiếm 14.86%) và 180 kỹ sư (chiếm 17.14%). Văn phòng Công ty có 6 phòng ban nghiệp vụ. Đảng bộ Công ty có 136 Đảng viên, công đoàn Công ty có 1040 đoàn. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Công ty có 425 đoàn viên. Do đặc điểm của ngành cũng như theo quy chế của Công ty căn cứ vào kế hoạch sản lượng trong năm, quý hoặc tháng để có thể cho nghỉ thôi việc hoặc tuyển dụng thêm nhân lực - Công ty Cầu I Thăng Long luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng lao động, tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực làm tầng lớp kế thừa hiện tại và tiếp cận dần với công nghệ hiện đại. Công ty Cầu I Thăng Long ngày càng đầu tư nhiều vào TSCĐ, doanh thu tăng đều hàng năm vì vậy việc tuyển dụng là tất yếu. - Trong quản lý kỹ thuật chất lượng công trình con người là quyết định, tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn mắc phải những sai sót về chất lượng. Chọn cử cán bộ viên chức đi học để mau chóng tiếp cận với cái mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. - Với đặc thù xây dựng cầu đường, sản phẩm đơn chiếc, thi công phân tán không ổn định vị trí thi công nên Công ty gặp nhiều vấn đề khó khăn trong công việc quản lý con người như làm sao cho họ chịu đi xa nhà sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất cứ nơi đâu. Khắc phục tình trạng này Công ty áp dụng chính sách ưu đãi với người lao động như trả lương cao, bổ xung hệ số công trường, hệ số thi công miền núi... tạo môi trường thi đua phấn đấu, phát huy năng lực của lớp trẻ, mạnh dạn giao việc, kèm cặp rèn luyện để các cán bộ trẻ mau chóng trưởng thành. - Đây là một Công ty xây dựng cơ bản nên Công ty Cầu I Thăng Long có một số cán bộ quản lý lãnh đạo chủ chốt luôn trực tiếp giám sát tiến độ và kỹ thuật thi công, điều hành hoạt động của công trình đang thi công và đội ngũ công nhân lành nghề cao như thợ lái máy, điều khiển trạm trộn, thợ sửa chữa, khảo sát... cùng với một lực lượng công nhân thủ công thành thạo việc thi công cầu đường. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị máy móc: Với đặc thù của doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, nên cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc của công ty phải có quy mô lớn nhằm đáp ứng được quy mô của các công trình xây dựng Công ty Cầu I Thăng Long có trụ sở chính tại Xã Thịnh Liệt – Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội với diện tích mặt bằng là 2 ha, hầu hết diện tích trên dùng để xây dựng văn phòng cho bộ phận quản lý hành chính, các đội sản xuất và nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Chi nhánh của công ty đuợc đặt tại Số 8 – Phan Chu Trinh – TP Huế với diện tích mặt băng gần 1.5 ha, toàn bộ diện tích trên phục vụ cho các công trình: Văn phòng, nhà xưởng, kho, bến bãi,… và nhà ở của cán bộ công nhân viên. Khu nhà xưởng của công ty tại khu công nghiệp Sài Đồng – Gia Lâm – TP Hà Nội với tổng diện tích khoảng 2 ha, đây là khu nhà xưởng duy nhất của công ty phục vụ cho việc sản xuất các kết cấu phụ kiện phục vụ cho việc thi công các công trình xây dựng và là nơi tập kết nguyên vật liệu, xe cộ máy móc. 5. Cơ cấu nguồn vốn: 5.1. Nguồn vốn: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh Bảng 4 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Vốn kinh doanh 82.540 97.311 126.837 +Vốn vay ngắn hạn 46.768 52.434 74.013 +Vốn vay dài hạn 27747 32.531 39374 +Vốn khác 8.025 12.346 13.450 2.Tính chất vốn 82.540 97.311 126.837 +Vốn cố định 38.294 36.605 33.185 +Vốn lưu động 44246 60706 90652 3.Doanh thu 81.212 97.500 118.889 4.Lợi nhuận trước thuế 1.283 1.564 2.519 5.Nộp ngân sách 1.024 1.190 1.459 +Thuế VAT 753 860 1024 +Thuế lợi tức 224 250 328 +Thu trên vốn 57 69 92 +Các khoản khác 8 11 15 Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2000, 2001, 2002.Công ty Cầu I Thăng Long 5.2. Cơ cấu vốn 5.2.1 Vốn cố định của công ty VCĐ của công ty là một bộ phận sản xuất kinh doanh ứng ra hình thành nên TSCĐ của công ty. Là khoảng đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của VCĐ nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất nhiều đến trình độ trang bị kết quả vận chuyển và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - VCĐ vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm: TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiến và phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy, VCĐ là hình thái biểu hiện: tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng. - VCĐ được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất: Khi tham gia vào qúa trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thành hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần vào giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm đi. 5.2.2. Vốn lưu động của công ty Là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các TSCĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm bảo đảm cho qúa trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện liên tục. TSLĐ sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ.... TSLĐ ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, bán sản phẩm. Các TSLĐ ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm, chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước.... Trong qúa trình sản xuất kinh doanh các TSCĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau, bảo đảm cho qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thuận tiện. 5.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn Là 1 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, công ty Cầu I Thăng Long đã khẳng định mình bằng hiệu quả xây dựng ngày càng khả quan, uy tín của công ty ngày càng được đánh giá cao bởi chất lượng các công trình thực tế cho thấy trong những năm qua công ty làm ăn luôn có lãi. Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, công tác quản lý sử dụng vốn ngày càng được quan tâm. Mặc dù 1 số chỉ tiêu không gia tăng cùng với sự tăng thêm về vốn nhưng xét đến hiệu quả cuối cùng là làm tăng lợi nhuận cho công ty thì tình hình sử dụng vốn của công ty là khá tốt. Năm 2002 có doanh thu tăng so với năm 2001 là 122%. Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn doanh thu có thể khẳng định công ty đang làm ăn có hiệu quả. Trong công tác quản lý VCĐ và VLĐ công ty cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty tỏ ra rất tốt, mức doanh lợi vố chủ sở hữu cao hơn rất nhiều so với mức doanh lợi toàn bộ vốn đòn bảy tài chính đã phát huy tác dụng trong việc sử dụng vốn tại công ty. 6. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 6.1. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động chính: 5.1.1. Chức năng - Quản lý sử dụng vốn, đất đai các nguồn lực khác do Nhà Nước giao. - Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh sản xuất cho phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ. - Xây dựng, áp dụng các đinh mức lao động, vật tư đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá Nhà Nước. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố, trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và có quyền khác của người sử dụng lao đông theo quy định của bộ luật lao đông. - Công ty có quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và ngoài nước. - Công ty có quyền quyết định dây truyền sản xuất và bố trí quản lý của công ty. - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, nhận và sử dụng có hiệu quả đất đai và các nguồn lực khác do Nhà Nước giao. - Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về kế toán. - Chế độ kiểm toán hạch toán và các chế độ do Nhà Nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chình. - Thực hiện các nghĩa vụ thuế và các khoản nộp ngân sách NN theo quy định củapháp luật. 6.1.2. Nhiệm vụ của công ty: - Xây dựng công trình giao thông. - Xây dựng công trình công nghiệp. - Xây dựng công trình dân dụng. - Sửa chữa thiết bị máy móc phục vụ làm cầu. - Gia công kết cấu thép, vật liệu xây dựng và các sản phẩm cơ khí khác. - Xây dựng công trình thuỷ lợi. 6.1.3. Các lĩnh vực, ngành nghề chính: - Xây dựng các công trình cầu các loại như: Cầu đường bộ, Cầu đường sông, Cầu đường sắt, Cầu cảng biển, Cầu cảng sông. - Sửa chữa thiết bị máy móc phục vụ làm cầu. - Sản xuất các cấu kiện phục vụ xây dựng các công trình. 6.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh thiếu tính ổn định, luôn lưu động theo lãnh thổ, nơi thi công vì phải chuyển từ công trình này đến các công trình khác còn sản phẩmcủa công ty (các công trình giao thông) luôn đứng yên tại chỗ. + Công nghệ và tổ chức thi công luôn phải biến đổi sao cho phù hợp với thời gian, địa điểm thi công do đó khó khăn trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc cải thiện điều kiện lao động làm nẩy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng nhân công cũng như các công trình tạm phục vụ cho thi công, dẫn đến tăng giá trong đấu thầu làm giảm khả năng cạnh tranh. + Vì sản phẩm của công ty có tính cá biệt, đa dạng cao, có chi phí lớn nên sản xuất kinh doanh phải theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu cho từng công trình một. + Thời gian cho thi công thường kéo dài qua các năm làm cho vốn đầu tư của chủ đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh của công ty thường bị ứ đọng lâu tại công trình. Vì thế dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời tiết, chịu ảnh hưởng của biến động về giá cả. + Quá trình sản xuất kinh doanh thường tiến hành ngoài trời chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khi lập kế hoạch phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này có biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa gió bão hàng năm 7. Sản xuất kinh doanh 7.1. Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cầu I Thăng Long Giai đoạn từ những năm 1983 đến năm 1990 với sự lớn mạnh về khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thi công của Liên Xô và các nước Đông Âu. Các kỹ thuật thi công của công ty Cầu I Thăng Long đều ứng dụng theo quy trình thi công của Liên Xô và khối Đông Âu (quy trình xây dựng cầu Thăng Long là chuẩn mực) Những năm gần đây công ty Cầu I Thăng Long luôn luôn tiếp cận các kỹ thuật thi công tiên tiến và đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn luôn nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thi công phù hợp với từng điều kiện của công trình. Các công trình do Cầu I Thăng Long thi công luôn luôn hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn 20 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cầu I Thăng Long luôn được Đảng, Nhà Nước, Bộ GTVT và cấp trên tin tưởng giao cho những nhiệm vụ nặng nề và quan trọng, nhiều công trình cầu lần đầu tiên được áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới tiên tién và sử dụng những thiết bị hiện đại của nước ngoài vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Lớp cán bộ công nhân viên Công ty Cầu I Thăng Long đã lao động cần cù, thông minh và đầy tính sáng tạo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển nhanh chóng, lớn mạnh và vững chắc của ngành xây dựng cầu Việt Nam. Điển hình là: + Cầu Tràng Tiền một công trình văn hoá, một di tích lịch sử nằm giữa lòng cố đô Huế do công ty Cầu 1 Thăng Long khôi phục và sửa chữa: + Cầu Cốc Lếu – Lào Cai: Đạt giá trị sản lượng 8 tỷ 153 triệu đồng + Cầu Bạch Hổ bắc qua sông Hương thành phố Huế: Đạt giá trị sản lượng 14 tỷ 537 triệu đồng. + Cầu Cấm – Nghệ An: Đạt giá trị sản lượng 8 tỷ 187 triệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100730.doc
Tài liệu liên quan