Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN 3

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM 3

1.1.1. Khái niệm về NHTM 3

1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM 3

1.2. VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 6

1.2.1. Khái niệm về vốn 6

1.2.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.2.3. Các hình thức tạo lập vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 12

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 16

1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 19

1.4.1. Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng với độ ổn định cao 19

1.4.2. Chi phí huy động vốn hợp lý 19

1.4.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động 21

1.4.4. Đảm bảo an toàn vốn huy động 22

CHƯƠNG II: 23

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 23

KINH DOANH TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 23

2.1. GIỚI THIỆU VỀ SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của SGD I Ngân hàng Công thương VN 24

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I Ngân hàng Công thương Việt Nam 26

2.1.2. Tình hình sử dụng vốn 28

2.13. Các hoạt động khác 29

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 30

2.2.1. Tình hình huy động vốn 31

2.2.2. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn 40

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 41

2.3.1. Kết quả đạt được 41

2.3.2. Những tồn tại trong công tác huy động vốn 43

2.3.3. Nguyên nhân làm hạn chế công tác huy động vốn 44

CHƯƠNG III: 47

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 47

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SGDI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 47

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN 49

3.2.1. Giải pháp đối với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp 50

3.2.2. Giải pháp đối với nguồn vốn huy động từ dân cư 50

3.2.3. Giải pháp đối với huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ 52

3.2.4. Các giải pháp tổng thể 52

3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 64

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 65

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 67

3.3.4. Kiến nghị với Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương 67

KẾT LUẬN 70

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và quyết tâm phấn đấu nhằm đạt mục tiêu : ‘Đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc’. Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá ổn định, ngày càng tăng trưởng về số tuyệt đối, ngân hàng đã quản lý điều hành cân đối vốn một cách chặt chẽ, linh hoạt để sử dụng nguồn vốn tối đa đã có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc đầu tư tín dụng, từ việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đến công tác điều tra khảo sát khách hàng, thẩm định các dự án, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay... nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời với phong cách phục vụ của cán bộ tín dụng luôn nhiệt tình, nhạy bén do vậy tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trương theo chiều hướng tốt. Thể hiện ở bảng kết quả cho vay dưới đây : Bảng 2 : Kết quả cho vay năm 2003, 2004 Đơn vị : tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tăng, giảm Tuyệt đối Tương đối 1 Doanh số cho vay 3745 2916 -829 -22.14% 2 Doanh số thu nợ 3612 2015 -1597 -44,21% 3 Tổng dư nợ 3935 4836 +901 +23% 4 Nợ quá hạn 69 9,6 -59,4 -86% Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh phòng Tín dụng. Như vậy, tổng dư nợ luôn tăng trưởng qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2003 tổng dư nợ là 3935 tỷ thì năm 2004 là 4836 tỷ , tăng 901 tỷ, tương đương với 23%. 2.13. Các hoạt động khác Dịch vụ được thực hiện chủ yếu ở SGD I ngân hàng Công thương Việt Nam gồm có: 1- Dịch vụ ngân quỹ. 2- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. Hoạt động đầu tư. Dịch vụ cho vay và bảo lãnh Dịch vụ thanh toán. Tài trợ thương mại. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Dịch vụ khác. 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bước vào năm 2001, năm được coi là năm bản lề của thiên niên kỷ mới, một năm có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và SGD I nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. SGD vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới, vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ. Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu, mặt mạnh của mình, trong những năm qua, Ban lãnh đạo SGD I ngân hàng Công thương luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực vừa bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy SGD luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn và hiệu quả. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) không phải là một nghiệp vụ độc lập mà phải gắn liền với các nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng khác. Như vậy, công tác huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: Công ty bảo hiểm, Bưu điện ...đã đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp mà không phải là những biện pháp tình thế như trước đây đã làm. Do vậy, SGD I Ngân hàng Công thương đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động cũng như quy mô nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức cao. 2.2.1. Tình hình huy động vốn Hiện nay tại SGD I Ngân hàng công thương đang tiến hành huy động vốn dưới các hình thức chủ yếu sau: - Tiền gửi doanh nghiệp - Tiền gửi dân cư - Tiền gửi của tổ chức tín dụng. - Phát hành công cụ nợ. Trong đó nguồn tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi 14605 100 15158 100 13527 96,4 2. Phát hành GTCG 0 0 0 0 499 3,6 Tổng số 14605 100 15158 100 14026 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy. Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 tăng so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 lại giảm so với năm 2003. Năm 2002, 2003 tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn tiền gửi còn năm 2004 ngân hàng có thêm một kênh huy động mới thông qua việc phát hành GTCG chiếm 3,6% tổng nguồn vốn huy động. Chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng mở rộng thêm hình thức huy động vốn. Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu, trái phiếu), do đặc điểm riêng của nguồn là chỉ được sử dụng khi các nguồn huy động trên không đạt hiệu quả hoặckhi ngân hàng cần một khối lượng vốn lớn có tính ổn định cao phục vụ cho các dự án đầu tư dài hạn nên số dư của nguồn có sự biến động mạnh vào năm 2004. Phân loại nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi DN 10817 74% 10981 72,4% 9918 70,7% 2.Tiền gửi dân cư 3728 25,5% 3628 24% 3397 24,2% 3.Tiền gửi TCTD khác 60 0,45% 549 3,6% 710 5,1% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh. Trong ba nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi doanh nghiệp bao gồm tiền gửi không kỳ hạn chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 74%/ tổng nguồn vốn huy động), sau đó kế đến là nguồn tiền gửi đân cư. Tuy nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp không ổn định nhưng ngân hàng đã có được nguồn vốn với chi phí thấp vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và bảo đảm an toàn, do vậy đây được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng trong xu thế canh tranh gay gắt hiện nay. Tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2002 tiền gửi DN là 10817 tỷ đồng chiếm 74% nhưng đến năm 2004 chỉ còn 9918 tỷ đồng tương đương 70,7% . Nguyên nhân là do trong thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp dẫn đến sự biến động giá cả hàng hoá vật tư của một số ngành kinh tế mũi nhọn. Điều đó đã làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng. Trong tiền gửi dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, còn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là số tiền người dân chưa tiêu dùng ở hiện tại và đem gửi tiết kiệm để hưởng lãi và sẽ sử dụng nó trong tương lai. Về phía ngân hàng, tuy phải trả lãi cho số tiền gửi đó song đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng có thể chủ động sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua tỷ trọng tiền gửi của dân cư đều có xu hướng giảm, năm 2002 chiếm 25,5%, năm 2003 giảm xuống còn 24% và năm 2004 chiếm 24,2%. Ngoài những nguyên nhân khách quan như chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, người dân có tâm lý e ngại khi gửi vốn vào ngân hàng... thì phải kể đến công tác huy động của SGD từ nguồn này là chưa có hiệu quả. Và do NHCT đã duy trì chính sách lãi suất quá thấp nên không khuyến khích khách hàng gửi, các tiện ích như tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi ... chưa được triển khai rộng rãi. Mặt khác do các ngân hàng khác trên địa bàn mở rộng mạng lưới huy động kèm theo các hình thức khuyến mãi hấp dẫn nên nguồn vốn huy động bị san sẻ. Ngoài ra phong cách phục vụ của các nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của hiện đại hoá. Do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, hạn chế khả năng cho vay, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó tiền gửi của các TCTD tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này giúp ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư cho vay với thời hạn ngắn để kiếm lời. Bảng 5 : Kết quả huy động vốn tiền gửi doanh nghiệp. Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.Tiền gửi của DN 10817 10981 9918 -Tiền gửi KKH 9446 9355 8374 -Tiền gửi ĐBTT 0 0 62 -Tiền gửi CKH 1431 1626 1482 2.Chênh lệch số dư tiền gửi của DN 0 +164 -1063 3.Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 0 1,5% -9,68% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tiền gửi DN tuy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động song lại biến động không đều qua các năm. Năm 2003 tăng 164 tỷ (tương đương với tỷ lệ 1,5%) so với năm 2002 nhưng năm 2004 thì số tiền huy động lại giảm 1063 tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ 9,68%). Như vậy chứng tỏ uy tín của ngân hàng đã bị giảm sút. Trong thời gian tới ngân hàng cần có giải pháp hữu hiệu để thu hút nguồn tiền gửi này. Tuy nhiên trong năm 2004 ngân hàng có được nguồn vốn tiền gửi đảm bảo thanh toán là 62 tỷ đồng cho thấy ngân hàng đã có sự chú trọng đến việc triển khai có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, từ đó tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho ngân hàng. Phân loại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Bảng 6 : cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi KKH 9518 65 9396 62 9936 71 2.Tiền gửi CKH 5087 35 5762 38 4089 29 3.Tổng số 14605 100 15158 100 14025 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi KKH chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2002 chiếm 65%, năm 2003 giảm còn 62%, năm 2004 tăng lên 71%. Như vậy, Ngân hàng huy động nguồn vốn này với chi phí thấp nhưng lại không ổn định vì thế sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay trung dài hạn. Trong khi đó năm 2004 tiền gửi KKH của các doanh nghiệp là 8374 tỷ đồng chiếm 84% trong tổng số tiền gửi KKH, còn tiền gửi KKH trong tổng tiền gửi tiết kiệm của dân cư là 18,8 tỷ đồng, tiền gửi CKH của dân cư là 2736,68 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư là nguồn vốn ổn định và đón vai trò chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động do vậy ngân hàng cần tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn tiền gửi này. với việc đa dạng hoá các kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm nhiều hơn, nếu như trước đây ngân hàng mới chỉ có loại tiết kiệm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng thì đến năm 2002 có thêm tiền gửi tiết kiệm bậc thang ( loại 1 tháng, 2 tháng, 7 tháng ) nên rất thuận lợi và phù hợp với khoảng thời gian nhàn rỗi của khách hàng nhưng đến năm 2004 thì nguồn vốn này lại giảm đáng kể. Nguyên nhân có thể do hiện nay dường như tất cả các ngân hàng đều áp dụng chính sách lãi suất bậc thang nhưng NHCT vẫn chưa áp dụng cho khách hàng của mình. Điều này không có lợi cho khách hàng nên họ sẽ chọn ngân hàng khác để gửi tiền. Trong thời gian tới SGD cần có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hơn nữa nguồn tiền gửi có kỳ hạn, tăng tính chủ động trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tiền gửi KKH vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 65% tổng tiền nguồn vốn huy động, năm 2003, 2004 lần lượt là 62% và 71%. Với cơ cấu nguồn vốn này ngân hàng có thuận lợi trong cạnh tranh về suất đầu ra so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn vì đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng nâng cao và đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả lẫn nhau của khách hàng. Tuy nhiên do tính chất của nguồn vốn này thường không ổn định nên sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc ra quyết định đầu tư cho vay trung – dài hạn từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó nguồn vốn có tính ổn định cao hơn là nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức cá nhân và dân cư lại chiếm tỷ trọng rất thấp và có xu hướng giảm. Năm 2002 tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 35% tổng nguồn vốn huy động, năm 2003 là 38% và đến năm 2004 con số này chỉ 29%. Điều đó cho thấy công tác huy động nguồn vốn này trong những năm qua chưa hiệu quả. Ngoài nguyên nhân khách quan thì còn phải kể đến các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như: lãi suất huy động thấp hơn các ngân hàng khác cùng địa bàn, mạng lưới huy động vốn còn hạn hẹp nên không thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền, công tác phục vụ khách hàng chưa tốt, chưa tạo được uy tín trong dân cư... do đó mà không thu hút được khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có giải pháp thật hữu hiệu để tăng cường nguồn tiền gửi này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Phân loại nguồn vốn theo nội, ngoại tệ: Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn theo nội, ngoại tệ. Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Nội tệ 11934 81,7 12958 85,5 11949 85,2 2.Ngoại tệ quy đổi 2671 18,3 2200 14,5 2075 14,8 3.Tổng số 14605 100 15158 100 14025 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn nội tệ thì ngân hàng còn huy động vốn bằng cả ngoại tệ. Và trong những năm qua nguồn vốn này có tăng nhưng với tốc độ chậm.Trong hai nguồn vốn thì huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, cũng tăng dần qua các năm, ngoại tệ giảm nhẹ. Năm 2003 nội tệ tăng do trong năm này cạnh tranh về huy động vốn diễn ra gay gắt (nhất là những tháng đầu năm ), các NHTM liên tục nâng cao lãi suất huy động, các hình thức cũng phong phú hơn nhưng năm trước. Huy động bằng ngoại tệ giảm là do lãi suất huy động ngoại tệ thấp Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nội tệ là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được. Năm 2002 nguồn vốn này là 11934 tỷ chiếm tỷ trọng 81,7%, năm 2003 là 12958 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,5%/tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn này tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng là do lãi suất huy động nội tệ liên tục tăng nên đã thu hút được khách hàng gửi bằng nội tệ nhiều hơn. Nhiều khách hàng muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn nên đã chuyển đổi ra đồng nội tệ để gửi vào ngân hàng đã làm giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Năm 2002 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 18,3% thì năm 2003 giảm còn 14,5%. Nhưng đến năm 2004 nguồn vốn nội tệ giảm xuống còn 11949 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,2%/ tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn ngoại tệ lại tăng về tỷ trọng, chiếm 14,8%/ tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do trong năm 2004 lãi suất đồng nội tệ có xu hướng giảm còn ngoại tệ lại tăng lên đáng kể chính vì vậy mà khách hàng ưa thích gửi tiền bằng ngoại tệ nhiều hơn. Như vậy với cơ cấu nguồn vốn như trên chưa hẳn đã là khả quan. Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng quá nhỏ sẽ cản trở ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả bằng ngoại tệ, khi đó ngân hàng có thể sẽ mất đi những khách hàng tốt, làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Trong năm tới ngân hàng cần quan tâm chú trọng thu hút nguồn tiền gửi này hơn nữa. Phát hành công cụ nợ Để đa dạng hoá các kênh khai thác nhằm tập trung vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, NHTM không chỉ dựa vào những hình thức huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi, nhận tiền tiết kiệm, đi vay các tổ chức tín dụng khác... mà còn chú trọng đến nguồn vốn hình thành từ nghiệp vụ phat hành công cụ nợ ra thị trường, ví dụ: Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu... Hiện nay, SGD I ngân hàng công thương VN đã phát hành các công cụ nợ để huy động vốn bao gồm: kỳ phiếu, trái phiếu. Mặc dù lượng tiền thu được từ phát hành kỳ phiếu ổn định nhưng mức lãi suất lại cao hơn tiền gửi tiết kiệm, chính vì vậy khối lượng GTCG được phát hành hằng năm với số lượng khiêm tốn và thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Bảng 8 : Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá. Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Kỳ phiếu 60 20,2 62 16,7 63,5 12,7 2.Trái phiếu 237 79,8 310 83,3 435,7 87.3 Tổng 297 100 372 100 499,2 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng. Như vậy trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn hơn kỳ phiếu, tuy nhiên cả hai đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Mặt khác cả hai loại này đều được công chúng ưa chuộng vì tính thanh khoản cao, lãi suất hấp dẫn, còn ngân hàng có được nguồn vốn ổn định và tương đối lớn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng và cạnh tranh được với các ngân hàng khác, SGD đã chú trọng tới huy động vốn qua nguốn này, ví dụ thời gian này SGD đang phát hành kỳ phiếu ghi danh VNĐ kỳ hạn 7 tháng, trả lãi sau với lãi suất 0,63%/tháng . Qua bảng kết quả trên ta thấy: Trái phiếu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động từ việc phát hành GTCG và luôn tăng trưởng qua các năm. Nếu năm 2002 chiếm tỷ trọng 79,8% thì năm 2004 tăng lên và chiếm 87,3%. Đây là nguồn vốn ổn định và tương đối lớn sẽ thuận tiện cho ngân hàng đầu tư trung – dài hạn để tăng tỷ suất lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn này vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức huy động như trả lãi trước, trả lãi sau; trái phiếu ghi danh, vô danh; đa dạng hoá kỳ hạn của các công cụ nợ như: loại 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm ... để hấp dẫn khách hàng mua chúng. 2.2.2. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Như chúng ta đã biết, huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Có huy động vốn thì mới có vốn để cho vay, ngược lại cho vay có hiệu quả thì nền kinh tế phát triển mới có nguồn vốn lớn để huy động. Bảng 9: Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng nguồn vốn huy động 14605 15158 14025 Nguồn vốn được sử dụng 13874,75 14400 13323 Sử dụng vốn 2806 3935 4836 Thừa, thiếu +11068,75 +10465 +8487 Nguồn: Phòng kế hoạch. Qua bảng kết quả trên ta thấy: Tổng nguồn vốn đã huy động được là khá lớn, nó không những đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng mà hàng năm còn dư thừa một lượng khá lớn điều chuyển về Ngân hàng Công thương Trung ương để hưởng phí. Năm 2002 số tiền dư thừa điều chuyển đi là 11068,75 tỷ đồng, năm 2003, 2004 con số này lần lượt là 10465 tỷ và 8487 tỷ đồng. Như vậy, có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của SGD trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự tăng này diễn ra không đồng đều trong toàn bộ cơ cấu vốn. Có loại tăng nhiều như tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm nhưng có loại lại không tăng mà còn giảm như tiền gửi tổ chức tín dụng và vốn huy động khác. Nó phụ thuộc vào những nhân tố cấu thành cũng như đặc điểm riêng của từng nguồn vốn huy động. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 2.3.1. Kết quả đạt được Trong bối cảnh chung, để cạnh tranh các ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn... để thu hút khách hàng. Song SGD I đã chủ động, tích cực trong hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn có chi phí thấp chiếm tỷ trọng lớn đã giúp ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất đầu ra đã thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nhiều hơn. Vì thế mức dư nợ luôn tăng trưởng qua các năm. Đạt được kết quả trên là do: - Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng: Tiền gửi, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thu tiền điện thoại qua tài khoản, chi trả tiền lương qua tài khoản... kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp và các dự án thuộc các Bộ ngành quản lý... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo được ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. - Đồng thời SGD đã cung cấp các dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền điện tử, thanh toán sec, Uỷ nhiệm chi, bù trừ... để phục vụ các đơn vị lớn như: Bảo hiểm xã hội, Bưu điện Hà Nội, Kho bạc Hà Nội, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà... và đã tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng. Chính vì vậy trong năm qua tiền gửi của các Tổ chức kinh tế liên tục tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. - Để tăng cường nguồn vốn huy động ngân hàng đã đầu tư trang thiết bị công nghệ thanh toán hiện đại, đảm bảo giao dịch thanh toán nhanh, chính xác, thuận tiện “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” SGD đã lắp đặt máy ATM tại trụ sở để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng được thuận tiện hơn. SGD đang kiên cố, xây dựng lại trụ sở khang trang để tạo niềm tin với khách hàng khi đến giao dịch góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng. - Không những thế, trong thời gian qua chiến lược Marketing cũng được ngân hàng đặc biệt chú trọng. Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng cáo về ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng, các hình thức huy động vốn và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, làm tư vấn cho khách hàng để khách hàng có thể gửi vốn vào ngân hàng phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của mình, tổ chức hội nghị khách hàng... nên đã thu hút nhiều khách hàng về giao dịch với ngân hàng. - Ngoài thái độ phục vụ khách hàng ngày càng văn minh, lịch sự, ân cần với khách hàng, ngân hàng có sự quy định cụ thể việc cán bộ ngân hàng thường xuyên liên hệ với khách hàng qua điện thoại để thông báo thông tin, diễn biến số dư tiền gửi, tiền vay, thăm dò khách hàng nếu có nhu cầu là phục vụ ngay. Vì vậy đã tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao uy tín hình ảnh của ngân hàng nhưng đồng thời cũng giúp ngân hàng quản lý và xử lý các khoản nợ tốt hơn. 2.3.2. Những tồn tại trong công tác huy động vốn Bên cạnh những thành tích khả quan đã đạt được thì trong hoạt động huy động vốn của SGD còn một số hạn chế sau: - Thứ nhất: Nguồn vốn huy động từ dân cư còn chiếm tỷ trọng rất thấp nên không tạo cho ngân hàng thế chủ động để sử dụng đầu tư, cho vay. Trong khi đó nguồn vốn không kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động, nếu ngân hàng lại sử dụng đầu tư trung dài hạn sẽ có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán chi trả. - Thứ hai: Hình thức huy động bằng kỳ phiếu tuy được xem là hình thức huy động vốn năng động đáp ứng nhanh nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Do đó hạn chế khả năng cung cấp tín dụng trung - dài hạn. Nếu ngân hàng lại sử dụng vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu này trong khi chưa tìm được nguồn để bù đắp thì rất dễ gặp rủi ro trong thanh khoản. - Thứ ba:Tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi với lãi suất thấp còn ít, dẫn đến lãi suất đầu vào bình quân cao. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra thấp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. - Thứ tư: Chưa cân đối tốt giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, chưa có sự kết hợp chặt chẽ bộ phận nguồn vốn và tín dụng nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Đồng thời việc sử dụng vốn không hiệu quả đã tạo sức ép cho công tác huy động vốn. 2.3.3. Nguyên nhân làm hạn chế công tác huy động vốn 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. - Chính sách sản phẩm của ngân hàng còn đơn điệu chưa thực sự thu hút khách hàng. Trong khi đó các TCTD trên địa bàn đã có những chiến lược về sản phẩm đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã cung ứng các loại hình sản phẩm về thẻ như: Connect 24, American Express, Visa card, Master card, JCB card... Hay NHTMCP Á Châu với dịch vụ Home Banking, thẻ tín dụng có ký quỹ và không ký quỹ... Vì vậy mà ngân hàng không cạnh tranh được nên huy động vốn gặp khó khăn hơn. - Chính sách lãi suất của ngân hàng chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác đặc biệt là lãi suất huy động ngắn hạn, do đó chưa khai thác được hết tiềm năng về vốn trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn. Bảng 13: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân bằng VNĐ (tháng 12/2004). Lãi suất/tháng KKH (%) 3T (%) 6T (%) 9T (%) 12T (%) SGD I 0,2 0,5 0,55 0,6 0,66 NH Ngoại Thương 0,2 0,55 0,58 0,6 0,65 NH Kỹ thương 0,2 0,57 0,6 0,63 0,68 NH Sài Gòn Thương Tín 0,2 0,58 0,6 0,63 0,68 - Công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp thời để phát triển kinh doanh nhất là phần mềm ứng dụng trong công tác huy động vốn, công tác thống kê ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 71.doc
Tài liệu liên quan