Chuyên đề Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

nội dung 3

Phần I: Cơ sở lý luận về chăn nuôi bò sữa 3

I. Vai trò của chăn nuôi bò sữa 3

1. Giá trị dinh dưỡng của sữa bò 3

2. Lợi ích kinh tế xã hội của việc chăn nuôi bò sữa trong gia đình nông dân 5

II. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của bò sữa 7

1. Đặc điểm chung: 7

2. Đặc điểm nguồn gốc các giống bò sữa ở Việt Nam 8

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa 10

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển: 10

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò sữa: 11

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa 13

IV. Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. 16

1. Quá trình phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta: 16

2.Diễn biến đàn bò sữa của nước ta giai đoạn 2000-2004: 17

3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưỏng đến sự phát triển của đàn bò sữa: 22

Phần II: Thực trạng chăn nuôi bò sữa của tỉnh Hà Tây 25

I. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa. 25

1. Điều kiện tự nhiên 25

2. Điều kiện kinh tế xã hội 26

II. Thực trạng chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây 26

1. Giới thiệu về Trung tâm quản lý dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây 26

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: 27

1.2. Tổ chức bộ máy và biên chế: 27

2. Tình hình phát triển đàn bò sữa trước khi thành lập Trung tâm quản lý dự án 30

2.1. Tình hình phát triển: 30

2.2. Tổ chức chăn nuôi bò sữa: 31

2.3. Những tồn tại và hạn chế: 32

3. Tình hình phát triển đàn bò sữa sau khi thành lập Trung tâm dự án 32

3.1.Tình hình phát triển đàn bò sữa: 32

3.2. Tổ chức thực hiện: 34

3.3. Những tồn tại và hạn chế 35

4. Hiệu quả chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây: 36

III. các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây 37

1. Phương hướng phát triển đàn bò sữa trong những năm tới 37

1.1 Định hướng : 37

1.2. Mục tiêu: 39

2. Giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa 42

2.1. Lập quy hoạch chi tiết phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh trong những năm tới 42

2.2. Tổ chức sản xuất giống bò sữa tại chỗ: 42

2.3. Sản xuất đủ thức ăn cho bò sữa: 46

2.3.1 Thức ăn tinh: 46

2.3.2. Thức ăn xanh: 48

2.4. Thực hiện tốt công tác thú y và cải thiện môi trường chăn nuôi: 50

2.5. Dành đủ vốn cho vay với cơ chế thuận lợi: 52

2.6. Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa và thu mua sữa: 54

2.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 54

2.7.1.Đối với thị trường trong tỉnh. 54

2.7.2.Đối với thị trường ngoài tỉnh. 55

2.8. Giải pháp về đổi mới và hoàn thiện chính sách. 55

2.8.1.Chính sách đầu tư 56

2.8.3.Chính sách bảo hiểm với yêu cầu phát triển chăn nuôi. 58

2.9.Giải pháp về tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất. 58

Kết luận 60

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích chung 2192 km2, phía đông giáp Hà Nội, Hải Hưng, phía tây giáp với Hoà Bình, phía bắc giáp với Vĩnh Phúc và phía nam giáp với Hà Nam. Hà Tây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hạt nhân kinh tế miền Bắc, nằm trên khu chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền núi phía Bắc, với đồng bằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển. Vị trí trên tạo cho Hà Tây những thuận lợi sau trong phát triển bò sữa: - Có thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ cận là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm về sữa. - Mặt khác Hà Tây với vị trí địa lý của mình sẽ thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá với các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện cung cấp tốt về giống cũng như nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa. * Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên rừng và đồng cỏ là thế mạnh của tỉnh, với 2/3 diện tích của tỉnh tạo điều kiện cho việc chăn nuôi bò sữa đồng thời cũng cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. 2. Điều kiện kinh tế xã hội * Tài nguyên con người Dân số Hà Tây đạt khoảng 2.393.000 người, tốc độ tăng trưởng là 2%/năm, mật độ bình quân là 1083 người/km2. Hà Tây là tỉnh đông dân thứ 7 trong cả nước, sau TP Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Hưng, Hà Nam, Hà Bắc, với 93% dân số ở nông thôn, chỉ 7% dân số ở thành thị. Lao động 1, 1 triệu người, trong đó có 80% lao động nông nghiệp, tốc độ tăng hàng năm là 2%. Lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá khá ( 21% có trình độ cấp III, 62% cấp II, 14% cấp I ). Thêm vào đó là sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, ý thức tự lực vươn lên, có nhận thức đúng về sự đổi mới, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển chung của Hà Tây và cả nước. Từ những số liệu và nhận định trên, với dân số tập trung ở nông thôn là lớn, trình độ dân trí khá thuận lợi cho việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, đồng thời phát triển chăn nuôi bò sữa giải quyết tốt vấn đề lao động và nguồn lực tại chỗ cho tỉnh Hà Tây. II. Thực trạng chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây 1. Giới thiệu về Trung tâm quản lý dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây Hà Tây là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, lao động, kỹ thuật và thị trường…để phát triển chăn nuôi bò sữa. Nhằm nhanh chóng phát triển chăn nuôi bò sữa trong tỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân cũng như tạo thêm việc làm và thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Ngày 21/12/2001, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số: 924-QĐ/UB thành lập “ Trung tâm PTCN bò sữa tỉnh Hà Tây “ nay đổi thành “ Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây “ 1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: * Chức năng: Trung tâm quản lý dự án PTCN bò sữa tỉnh Hà Tây là đơn vị trực thuộc sở Nông nghiệp & PTNT, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động. * Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện chương trình PTCN bò sữa giai đoạn 2001-2010 theo quyết định số: 1407/QĐ-UB ngày 15/10/2002 của UBND tỉnh Hà Tây về việc: Phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây thời kỳ 2003-2005 và năm 2010. - Tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến phát triển chăn nuôi bò sữa của Trung ương, của các tổ chức Quốc tế trên địa bàn tỉnh. - Tham mưu với các cấp, các ngành trong tỉnh về các chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững và hiệu quả. - Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi bò sữa. - Tổ chức sản xuất và dịch vụ về giống, thức ăn, thuốc thú y và các loại vật tư thiết bị phục vụ cho chăn nuôi bò sữa, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sữa, thịt bò. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa được giao. 1.2. Tổ chức bộ máy và biên chế: * Tổ chức bộ máy: - Ban giám đốc Trung tâm: có giám đốc và 01 đến 02 phó giám đốc giúp việc giám đốc. - Giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở Nông nghiệp& PTNT về mọi hoạt động của Trung tâm. - Các phó giám đốc thực hiện công việc theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm * Các phòng chức năng giúp việc cho giám đốc: - Phòng hành chính tổng hợp: gồm 07 cán bộ. Trong đó: + Có 03 cán bộ trong biên chế gồm: 02 cán bộ kế toán, thống kê; 01 cán bộ tổ chức lao động tiền lương và hành chính; + Có 04 cán bộ hợp đồng trong biên chế gồm: 01 văn thư, thủ quỹ tạp vụ…; 01 lái xe con; 01 lái xe tải; 01 bảo vệ. Nhiệm vụ: +Thực hiện công tác kế toán tài vụ theo quy định của Pháp luật. + Thực hiện công tác quản lý về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hồ sơ cán bộ CNV trong cơ quan. + Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, giữ gìn tài sản, an ninh trong cơ quan. + Thực hiện các nhiệm vụ khác như: khen thưởng, kỷ luật, an toàn lao động…. Phòng có trưởng phòng và 01 phó phòng đều trực tiếp đảm nhiệm các công việc chính của phòng. - Phòng kỹ thuật: Biên chế 05 người gồm: 01 cán bộ làm công tác quản lý và lai tạo giống bò sữa; 01 cán bộ làm công tác thú y, chuồng trại, vệ sinh môi trường; 01 cán bộ về hệ thống chăn nuôi và xây dựng hợp tác xã chăn nuôi bò sữa. Phòng có trưởng phòng và 01 phó phòng giúp việc trưởng phòng. Nhiệm vụ: + Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa hàng năm cho đơn vị và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa hàng tháng, quý, năm trên địa bàn tỉnh. + Tổng hợp đánh giá các số liệu về số lượng, chất lượng đàn bò sữa hàng tháng, quý, năm để lãnh đạo Trung tâm báo cáo các ngành, các cấp và UBND tỉnh. + Tổ chức công tác quản lý giống bò sữa, tập huấn, đào tạo và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các tổ chức và người chăn nuôi bò sữa trong tỉnh. + Tham mưu xây dựng các dự án, đề án phát triển chăn nuôi bò sữa cho các địa phương, đơn vị và cá nhân. - Đơn vị trực thuộc trung tâm: Trạm dịch vụ kỹ thuật bò sữa: Gồm 55 cán bộ, trong đó: Biên chế tại văn phòng trạm có 05 người gồm: 01 trạm trưởng phụ trách chung; 01 trạm phó giúp việc trạm trưởng; 01 cán bộ làm công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; 01 cán bộ làm công tác cung ứng vật tư; 01 cán bộ làm công tác kế hoạch tổng hợp; 50 cán bộ kỹ thuật hợp đồng trong biên chế làm việc tại 50 điểm dịch vụ kỹ thuật bò sữa trong tỉnh. Nhiệm vụ của trạm: + Theo dõi và quản lý hoạt động của 50 điểm dịch vụ kỹ thuật bò sữa. + Tổ chức sản xuất, cung ứng con giống, thức ăn và các loại vật tư, kỹ thuật TTNT bò sữa, bò thịt. + Tổ chức thực hiện phòng và trị bệnh cho đàn bò sữa tại khu vực được phân công. + Phối hợp với địa phương quản lý đàn bò sữa, thực hiện triển khai các chính sách tới các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. + Hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, tổ chức phối giống bò sữa cho hộ nông dân. + Tổ chức dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ đầu vào cho người chăn nuôi bò sữa và thu gom sữa. * Biên chế: Tổng biên chế của Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây có 69 đến 70 cán bộ. Trong đó có: - Cán bộ trong biên chế hưởng lương từ NSNN là: 15 đến 16 cán bộ (gồm 02 đến 03 trong ban Giám đốc; 03 trong phòng HCTH; 05 trong phòng kỹ thuật; 05 trong trạm dịch vụ kỹ thuật bò sữa). - Cán bộ hợp đồng trong biên chế hưởng lương từ NSNN là: 04 cán bộ (gồm 01 văn thư, thủ quỹ, tạp vụ…; 02 lái xe; 01 bảo vệ CQ) - Cán bộ hợp đồng trong biên chế hưởng lương tự trang trải là: 50 cán bộ của 50 điểm dịch vụ kỹ thuật bò sữa. 2. Tình hình phát triển đàn bò sữa trước khi thành lập Trung tâm quản lý dự án 2.1. Tình hình phát triển: * Trước năm 1997: Từ trước năm 1997, đàn bò sữa chỉ được nuôi tập trung ở Trung tâm nghiên cứu bò, đồng cỏ Ba Vì và một số hộ ở Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, quy mô chăn nuôi nhỏ, phân tán ( mỗi hộ nuôi 1- 2 con). * Từ năm 1998 – 2000: - Từ năm 1998 – 2000 được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Công ty sữa Nestle thông qua các chương trình chăn nuôi bò sữa khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu đến thu mua chế biến ở Ba Vì và các chương trình khuyến nông nên tốc độ tăng trưởng của đàn bò sữa Hà Tây từ 1998 – 2000 đạt kết quả cao. Cụ thể: Bảng 3: Kết quả chăn nuôi bò sữa giai đoạn 1998-2001: Năm Số lượng đàn bò sữa ( con ) Sản lượng sữa Tổng số đàn bò sữa Bò vắt sữa Tốc độ tăng đàn hàng năm Sản lượng sữa ( tấn ) Tốc độ tăng trưởng (%) 1998 627 167 447.5 1999 769 290 26.9 785.9 75.6 2000 1.066 541 33.9 1.495 85.6 Dự kiến 2001 1.500 600 40.7 1.740 19.3 Nguồn: báo cáo thống kê 1/10/2000 của Cục Thống kê tỉnh - Tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa bình quân 1998 – 2000: 33.8%/ năm; sản lượng sữa tăng bình quân 60.17%/ năm; nâng suất sữa sản xuất bình quân trên một bò cái vắt sữa đạt 2.770 kg/ con. Đàn bò sữa tập trung phát triển ở 8 huyện thị phía Bắc tỉnh ( 88% tổng đàn bò sữa ) trong đó riêng đàn bò sữa ở Ba Vì chiếm 70% tổng đàn. - Cơ cấu giống của đàn bò sữa hiện nay chủ yếu là đàn bò lai có 1/2, 3/4, 7/8, máu bò sữa Hà Lan - Sản lượng sữa bò năm 1998 toàn tỉnh đạt là 447.5 tấn, năm 200 sản lượng sữa đạt 1.459 tấn, tăng gấp 3.3 lần năm 1998. Sữa được nhà máy chế biến của Công ty sữa Nestle ở Ba Vì thu mua 100% với giá bình quân 2.600đ/kg – 3000đ/kg. 2.2. Tổ chức chăn nuôi bò sữa: - Bò sữa hiện nay chủ yếu được nuôi ở khu vực hộ gia đình. Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì có 260 – 300 con được giao khoán cho hộ chăn nuôi. Trung tâm là nhiệm vụ nghiên cứu lai tạo giống bò sữa, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, nghiên cứu sản xuất thức ăn cho bò sữa…. - Đàn bò sữa nuôi ở hộ nông dân có quy mô nhỏ 2 – 3 con/ hộ với số hộ chăn nuôi bò sữa là 220 hộ. Có một số hộ nuôi số lượng lớn từ 15 – 30 con. - Công ty sữa Nestle có nhà máy chế biến sữa tại huyện Ba Vì, công suất hiện nay khoảng 3 tấn/ ngày. Công ty Nestle đã quan tâm đầu tư, tổ chức hệ thống thu mua bò sữa tới tận các vùng chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất ở nông hộ và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức mô hình chăn nuôi – thu mua, chế biến khép kín, tổ chức các hoạt động khuyến nông, dịch vụ kỹ thuật, đào tạo tập huấn cho nông hộ, hỗ trợ các hoạt động, hỗ trợ vốn cho nông dân vay vốn mua phát triển bò sữa không tính lãi suất, v.v… tạo tiền đề vững chắc hình thành vùng chăn nuôi bò sữa lớn ở các huyện thị phía bắc tỉnh. 2.3. Những tồn tại và hạn chế: - Nhà nước chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển sản xuất chăn nuôi bò sữa trong nông hộ. Hộ nuôi bò sữa chưa được ưu đãi thuê đất trồng cỏ, hỗ trợ về lãi suất tín dụng vay mua bò sữa, hỗ trợ lai tạo giống bò sữa, bảo hiểm rủi ro v.v…. - Hệ thống dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa ở các địa phương, cơ sở còn yếu và thiếu cả về cán bộ và phương tiện thiết bị đặc biệt là dịch vụ nhân giống và thú y. - Thiếu giống bò sữa tốt cho chăn nuôi. Sản xuất giống bò sữa còn mang tính tự phát, số lượng, chất lượng giống bò sữa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ở các địa phương. - Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ lẻ, phân tán, chi phí mua gom sữa lớn, giá thành sản xuất còn cao nên hạn chế hiệu quả, vì vậy chưa kích thích mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa. 3. Tình hình phát triển đàn bò sữa sau khi thành lập Trung tâm dự án 3.1.Tình hình phát triển đàn bò sữa: - Trước đây khi chưa thành lập trung tâm, việc chăn nuôi bò sữa chủ yếu tập trung ở huyện Ba Vì. Từ sau khi thành lập trung tâm, bằng sự nỗ lực của các cán bộ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi bò sữa ra hầu khắp các huyện thị của tỉnh Hà Tây. Bảng 4: Số lượng đàn bò sữa của Tỉnh Hà Tây năm 2002 – 2004: Năm 2002 2003 2004 Số lượng bò sữa (con) 2.720 4.018 4.889 Tốc độ tăng (%) 100 47, 72 21, 67 Nguồn: Cục khuyến nông, khuyến lâm – Bộ NN&PTNT Theo số liệu thống kê đàn bò sữa trong tỉnh bình quân tăng 45, 7%/năm, sản lượng sữa tăng bình quân tăng 65,18%/ năm, sản lượng sữa toàn tỉnh tăng 5987, 9 tấn tăng gấp 4,1 lần so với năm 2000. Qua thời gian hoạt động từ năm 2002 đến nay, Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa đã đạt được một số kết quả như sau: - Hỗ trợ tổ chức sản xuất giống bò sữa thông qua thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò sữa do dự án cấp. Số liều tinh sữa đã phối là: 19.729 liều, trong đó phối trên nền bò lai Sind là: 7.754 liều, phối trên nền bò sữa là: 5.173 liều. Kết quả: Tổng số bò được phối giống là 9.943 con, có chửa là: 6.463 con, số bê sinh ra là: 6.334 con với 3.103 con cái. - Về công tác đào tạo tập huấn: + Đã đào tạo tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăn nuôi bò sữa là: 21.800 lượt người. + Đã đào tạo nâng cao cho dẫn viên tinh viên thụ tinh nhân tạo bò là: 68 lượt người + Đã đào tạo mới cho dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò là: 6 người. + Đã đào tạo cho cán bộ thú y bò sữa là: 30 người + Đã đào tạo công tác quản lý giống bò sữa là: 18 người - Công tác quản lý giống bò sữa: Đến nay đã giám định bình tuyển và gắn số tai cho 1.789 con bò sữa trong toàn tỉnh, với 1.128 hộ chăn nuôi. Trong đó có 16 hộ nuôi từ 10 đến 32 con. - Tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho 100% đàn bò sữa của tỉnh trong năm 2003. - Số bò sữa và số hộ chăn nuôi bò sữa không ngừng tăng lên. Từ 1.898 con bò sữa trong toàn tỉnh năm 2001, sang năm 2002 là: 2.720 con, năm 2003 là: 4.018 con, năm 2004 là 4.889 con. Chất lượng đàn bò sữa cũng không ngừng tăng lên. Năm 2001 năng suất bình quân trên một con trong một chu kỳ vắt sữa là 2.680 lít, năm 2003 là 2.900 lít. 3.2. Tổ chức thực hiện: - UBND tỉnh thành lập Trung tâm điều hành chương trình phát triển bò sữa tỉnh, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa, chỉ tiêu phối giống tinh bò sữa hàng năm cho các cơ sở, các huyện thị xã, dành kinh phí để hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa. Tất cả mọi nguồn kinh phí ( TW, nước ngoài, tỉnh…) về đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa đều tập trung thống nhất thành một nguồn chung do Trung tâm điều hành chương trình phát triển bò sữa tỉnh quản lý và điều hành để bảo đảm chương trình được thực hiện có hiệu quả cao tránh phân tán và chồng chéo. - UBND các huyện thị xã: thành lập trung tâm điều hành chương trình phát triển bò sữa ở huyện thị, chỉ đạo UBND các xã phường quy hoạch đất đai dành cho phát triển chăn nuôi bò sữa ở địa phương. Đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện trên cơ sở kế hoạch giao của UBND tỉnh. - Thành lập hội chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây và tổ chức các HTX chăn nuôi bò sữa tự nguyện để điều hành và giải quyết những vấn đề chung của ngành chăn nuôi bò sữa trong tỉnh. - Thành lập ngân hàng chăn nuôi bò sữa để hỗ trợ nhân dân vay vốn với các mục tiêu: + Nâng nhanh chất lượng đàn bò sữa trong tỉnh + Tăng số lượng đàn bò sữa góp phần đạt mục tiêu đề ra đến năm 2005: 6.550 con, đến năm 2010 đạt 20.000 con. + Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tài trợ cho chương trình giống của Trung ương, của tỉnh để phát triển đàn bò sữa. + Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân lao động. 3.3. Những tồn tại và hạn chế +Năng suất, chất lượng vật nuôi chưa cao, sản lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. +Công tác thú y, khuyến nông đã có bước phát triển song chưa đáp ứng được nhu cầu phòng trừ dịch bệnh. Hàng năm vẫn còn xảy ra các bệnh ở đại gia súc và gây chết như: Long mồm lở móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán…gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người sản xuất. Nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ thú y và khuyến nông còn yếu kém. Điều tra cơ bản triển khai chậm nên việc nắm chắc các loại dịch bệnh còn hạn chế, cơ sở vật chất và thiết bị chuyên ngành còn quá thiếu thốn và cũ kỹ. +Công tác giống còn nhiều việc phải tháo gỡ. Chăn nuôi đang phát triển mạnh nhưng giống tốt lại thiếu, đặc biệt những dòng giống có năng xuất cao của thế giới. Chương trình cải tạo đàn bò sữa (Sind hoá đàn bò sữa) triển khai rất chậm và ít thành công. +Chưa thu hút được những người có nhiều vốn đầu tư vào phát triển chăn nuôi, một mặt do chăn nuôi chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và rủi ro cao, mặt khác chu kỳ chăn nuôi dài, vòng quay vốn thấp, hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao. +Chăn nuôi còn mang tính quảng canh. Ngành công nghiệp chế biến thức ăn và sản phẩm chăn nuôi kém phát triển, kỹ thuật chế biến lạc hậu, nhà xưởng cũ nát, tình trạng gia súc thiếu thức ăn ngày càng tăng. +Công tác tổ chức, triển khai và thực hiện các văn bản pháp quy của ngành còn chậm, chưa đồng bộ giữa các cấp các ngành đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau. +Tình trạng thiếu vốn sản xuất là mối quan tâm lớn của người chăn nuôi, nhu cầu vốn chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Thời hạn ngân hàng cho vay vốn thường không phù hợp với chu kỳ và thời điểm chăn nuôi. Những mặt yếu kém và nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa trong những năm qua. Việc tìm ra những phương hướng và giải pháp để khắc phục tình trạng này là hết sức cần thiết để phát triển đàn bò sữa trong thời gian tới có hiệu quả hơn. 4. Hiệu quả chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây: Hiệu quả chăn nuôi bò sữa được tính cho 1 bò cái sữa sản lượng 3000l/chu kì 300 ngày; không phải trả lãi vay ngân hàng trong 3 năm đầu Sau đây là hiệu quả chăn nuôi 1 bò sữa của nông dân: Phần thu: Thu tiền bán sữa tươi: 3.000 lít x 2.900đ/lít = 8.700.000đ - Thu tiền bê con : 1.333.000đ ------------------ Tổng thu: 10.033.000đ Phần chi: Thức ăn tinh ( hỗn hợp ) 0.3kg/lít x 3.000 lít x 3.000 đ/kg = 2.700.000đ Thức ăn xanh: 14.500kg/năm x 150đ/kg = 2.175.000đ - Thuốc thú y / năm: 200.000đ - Khấu hao bò cái sữa: 1.000.000đ - Khấu hao chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi: 100.000đ - Điện nước: 100.000đ - Lãi suất tiền vay từ năm thứ 4: 240.000đ ------------------- Tổng chi: 6.515.000đ Cân đối thu chi: 10.700.000đ - 6.515.000đ Thu nhập ( công và lãi ) = 3.518.000đ/năm = 293.000đ/tháng Ghi chú: Bê cái sữa cứ 3 năm được 1 con, nuôi 8 – 12 tháng bán 8 triệu đồng, trừ chi phí 4 triệu đồng/ con, lãi gộp 4 triệu đồng/3 năm (mỗi năm tính 1.333.000 triệu đồng). III. các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây 1. Phương hướng phát triển đàn bò sữa trong những năm tới 1.1 Định hướng : - Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, với kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được, tỉnh Hà Tây chủ trương phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn khuyến khích phát triển chăn nuôi dưới nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực tự nhiên kinh tế xã hội nhằm phát triển ngành chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. - Để cho chăn nuôi bò sữa phát triển có hiệu quả và bền vững, chúng ta cần phải xác định quan điểm phát triển đúng, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay và tương lai, đồng thời quan điểm phải gắn với thực tiễn của địa phương. Quan điểm tập trung vào những vấn đề sau: + Phát huy tối đa tiềm năng và điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, kinh nghiệm chăn nuôi để phát triển đàn bò sữa phù hợp với từng địa phương từng vùng. Chuyển chăn nuôi từ phân tán đến tập trung, quy mô nhỏ sang chăn nuôi hàng hoá với quy mô phù hợp gắn với điều kiện kinh tế kỹ thuật, thị trường và công nghiệp chế biến. + áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, đặc biệt là trong công tác giống, thú y…để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. + Tiến tới chăn nuôi theo hình thức thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp chế biến. Mục đích chăn nuôi chủ yếu cung cấp sữa cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. + Phát triển chăn nuôi bò sữa có sự quản lý của Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô. + Phát triển chăn nuôi bò sữa là một chương trình có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn trong nông thôn. Vì vậy, Hà Tây khẳng định ưu tiên đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa tạo nguyên liệu sữa tại chỗ trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương. + Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, thị trường, vốn, khoa học kỹ thuật…phát triển chăn nuôi bò sữa ở trong tỉnh, đưa chăn nuôi bò sữa trở thành một ngành sản xuất mới, thay đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. + Phát triển chăn nuôi bò sữa ở nông hộ là chủ yếu, khuyến khích phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa có quy mô vừa và lớn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Vùng phát triển bò sữa trọng tâm là ở Ba Vì và 8 huyện phía Bắc của tỉnh: Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thạch Thất, Hà Đông và các huyện phụ cận khác. + Phát triển chăn nuôi bò sữa phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 1.2. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: -Nhanh chóng đưa ngành chăn nuôi bò sữa trở thành ngành sản xuất chính, chuyển từ chăn nuôi tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa chăn nuôi với công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đưa ngành chăn nuôi bò sữa trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn có hiệu quả cao trong nông nghiệp, nhằm cung cấp sữa… cho nhu cầu của nhân dân và công nghiệp chế biến; cung cấp phân bón hữu cơ để thực hiện thâm canh, tăng vụ mở rộng sản xuất của ngành trồng trọt sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo thêm nguồn nông sản cho xuất khẩu. -Đối với các vùng cụ thể, việc phát triển theo phương hướng chung của ngành chăn nuôi là tất yếu. Song, điều kiện cho phát triển chăn nuôi hoàn toàn khác nhau giữa các vùng kinh tế, xã hội, tự nhiên, trình độ hiểu biết về kinh doanh… Vì vậy, không phải mọi đơn vị sản xuất kinh doanh đều đưa ngành sản xuất chăn nuôi sang sản xuất hàng hoá mà phải chọn được hình thức chăn nuôi phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của mình và điều kiện kinh tế của vùng. -Phát triển chăn nuôi bò sữa ở mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ. Coi kinh tế hộ là thành phần cơ bản trong phát triển chăn nuôi. Khi đã là thành phần kinh tế cơ bản thì phải phát triển không ngừng, không ngừng nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, phương thức chăn nuôi tiến bộ. Nhưng để quá trình đó phát triển được thì cần phải đảm bảo các điều kiện như chuồng, trại tốt, thức ăn đủ dinh dưỡng, phòng bệnh tốt… Như vậy không phải hộ nào cũng có thể thực hiện được, nhưng mỗi hộ có thể phát triển tốt khả năng của mình và sẽ có thể nhành chóng đưa ngành chăn nuôi của cả tỉnh phát triển đi lên. -Tiếp tục cải tạo chất lượng giống bò sữa bằng biện pháp Sind hoá đàn bò sữa địa phương, tạo ra giống bò sữa có năng suất chất lượng cao, đẩy mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất. -Khai thông thị trường trong nước, bãi bỏ các chính sách không phù hợp trong lưu thông hàng hoá; tăng cường sức mua ở thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi tập trung đông dân cư sinh sống. - Từng bước đưa chăn nuôi bò sữa thành nghề sản xuất hàng hoá mới, phát triển mạnh mẽ. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. - Xây dựng và phát triển đàn bò sữa ở Hà Tây có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu. Chuyển hướng sản xuất từ chăn nuôi bò sinh sản và cày kéo sang chăn nuôi bò sữa, bò thịt, có hiệu quả cao hơn. * Mục tiêu cụ thể: - Đưa đàn bò sữa trong tỉnh từ 1.066 con năm 200 lên 6.550 con năm 2005 và 20.000 con vào năm 2010 với các chỉ tiêu cụ thể: Bảng 5: Chỉ tiêu phát triển đàn bò sữa đến năm 2010: TT Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2010 1 Tổng đàn bò sữa (con) 1.066 1.500 6.550 20.000 2 Đàn bò vắt sữa (con) 541 600 2.600 8.000 3 Năng suất (kg/chu kỳ) 2.696 2.900 3.000 3.200 4 Sản lượng sữa (tấn) 1.459 1.740 7.800 25.600 Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây - Chỉ tiêu phát triển đàn bò sữa ở các huyện thị: Bảng 6: Chỉ tiêu phát triển đàn bò sữa ở các huyện thị đến năm 2010 Huyện thị 2000 2001 2005 2010 Số lượng bò sữa (con) Sản lượng sữa (tấn) Số lượng bò sữa (con) Sản lượng bò sữa (tấn) Số lượng bò sữa (con) Sản lượng sữa (tấn) Số lượng bò sữa (con) Sản lượng sữa (tấn) Ba Vì 746 1.092 1.000 1.160 3.500 4.200 9.000 11.520 Sơn Tây 47 68 90 104.4 600 710 2.700 2.170 Thạch Thất 32 47 70 81.2 600 710 1.500 1.920 Phúc Thọ 13 18 30 34.8 300 350 800 1.042 Chương Mỹ 15 21 30 34.8 300 350 1.200 1.536 Đan Phượng 87 126 160 185.6 400 470 800 1.024 Hoài Đức 16 23 30 34.8 100 120 500 640 Quốc Oai - - 20 23.2 250 300 1.000 1.280 Nơi khác 110 65 70 81.2 500 590 3.500 4.480 Toàn tỉnh 1.066 1.460 1.500 1.740 6.550 7.800 20.000 25.600 Nguồn: số liệu thống kê Cục thống kê tỉnh Hà Tây 2. Giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa 2.1. Lập quy hoạch chi tiết phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh trong những năm tới Lập quy hoạch chi tiết phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2010. Giao sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn cùng Cục thống kê tỉnh tổ chức điều tra cụ thể về số lượng, chất lượng đàn bò sữa hiện có, số lượng bò cái lai Sind có trọng lượng > 200 kg, lập sổ sách theo dõi quản lý phục vụ công tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1047.doc
Tài liệu liên quan