Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC 5

I. Đấu thầu. 5

1. Khái niệm về đấu thầu. 5

2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: 5

3. Vai trò của đấu thầu. 7

3.1 Đối với chủ đầu tư: 7

3.2 Đối với các nhà thầu. 7

3.3 Đối với Nhà nước: 8

4. Trình tự của hoạt động đấu thầu. 8

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. 8

4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu. 8

4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu. 9

4.1.3 Mời thầu. 9

4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu. 9

4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá. 9

4.3.1 Mở thầu. 9

4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu. 9

4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu. 11

4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng. 12

4.3.5 Ký kết hợp đồng. 12

5. Hình thức lựa chọn nhà thầu. 12

5.1 Đấu thầu rộng rãi: 15

5.2 Đấu thầu hạn chế: 15

5.3 Chỉ định thầu: 16

6. Các phương thức đấu thầu: 17

7. Các nguyên tắc đấu thầu: 17

II. Tổng thầu EPC: 18

1. Một số khái niệm. 18

2. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. 18

2.1 Đối với chủ đầu tư: 18

2.2 Đối với Tổng thầu EPC: 19

2.2.1 Thiết kế ( E ) 19

2.2.2 Mua sắm ( P ) 19

2.2.3 Thi công ( C ) 19

3. Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu thông thường. 20

3.1 Đối với chủ đầu tư: 21

3.2 Đối với tổng thầu EPC 21

Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23

I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23

1. Quá trình hình thành và phát triển. 23

2. Ngành nghề kinh doanh: 24

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 25

3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty. 25

3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban. 25

II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 28

1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 28

1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung. 28

1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. 31

2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua. 35

2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu. 35

2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu. 40

2.2.1 Kết quả đạt được. 40

2.2.2 Những hạn chế. 41

2.3. Nguyên nhân. 41

2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng. 41

2.3.2 Nguồn nhân lực. 42

2.3.3 Tài chính. 42

2.3.4 Kỹ thuật. 43

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI. 44

I. Giải pháp vĩ mô: 44

1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau. 44

2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu. 44

3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình. 45

II. Giải pháp vi mô. 48

1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC. 49

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 50

3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty. 53

4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị. 57

5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành. 61

KẾT LUẬN 62

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 1 64

PHỤ LỤC 2 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n XD điện PIDI CTy CP Đtư và XD hạ tầng PIDI Chi nhánh TP HCM Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Khối văn phòng Phong Kế hoạch- đầu tư Phòng Tài chính-kế toán Phòng Tổ chức-hành chính Phòng kỹ thuật-vật tư CTy CP Xlắp và bảo trì cơ điện PIDI CTy CP ĐT và XD PIDI CTy CP Xlắp điện PIDI Sơ đồ tổ chức công ty. II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung. a) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2008. Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định đường lối đổi mới và mở đầu quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trải qua 20 năm, đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “công cuộc đối mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế mới, Việt Nam đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm. Đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam được coi là điểm đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1998 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên 41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1998 chiếm 43,6%, đến năm 2005 còn 20,5%; tỷ trọng dịch vụ năm 1998 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5%. Các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hiện nay, kinh tế Nhà nước đóng góp 8% GDP; kinh tế tư nhân chiếm 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP. Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Hàng hóa phong phú, thị trường nhộn nhịp. Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đánh dấu một bước ngoặt mới của kinh tế- xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, hòa với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề mà nền kinh tế chung đang gặp phải. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát và suy thoái. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6, 23% thấp hơn năm 2007 và chưa đạt kế hoạch đề ra là 7%. Cụ thể: * Khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,33%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,2%. * Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,99% GDP, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,91% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,1%.   * Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến rất phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III nhưng đến các tháng quý IV liên tục giảm. Tuy vậy, nhìn chung giá tiêu dùng cả năm  vẫn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2008 so với 12-2007 tăng 19,89% và CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.   * Tổng thu chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%, chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%, chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm.   * Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. * Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 2,2%, thuỷ sản tăng 6,7%. * Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%). Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007… Như vậy, so với những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra thì chúng ta thì còn 7 chỉ tiêu không đạt là: tốc độ tăng GDP, tổng chi ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng, cung cấp nước sạch cho đô thị. Trong bối cảnh năm 2008 có rất nhiều  khó khăn, thách thức: những tháng đầu năm phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đầu tư công để kiềm chế lạm phát; những tháng cuối năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nguy cơ giảm phát… thì những kết quả đã đạt được như vậy là một sự cố gắng lớn của cả nước ta, trong đó cần thấy trước hết là vai trò chỉ đạo, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ mà dưới đây ta sẽ xem xét ở những nét cơ bản nhất. b) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam quý I năm 2009. Trong 3 tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới trong tình trạng ảm đạm. Theo dự báo gần đây nhất, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ từ -0,5% đến -1% (trong đó EU là -3,2% thay vì năm ngoái là + 0,9%, Mỹ là -2,6% , đặc biệt Nhật là -5,8%). Thực tế, Mỹ đã đóng cửa 17 ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 tăng 8,1%, đây là mức cao nhất trong 25 năm qua. Theo các dự đoán mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2009. Đặc biệt hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế các nước còn lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Nhật đang suy thoái ở mức tệ hại nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay. Châu Âu suy thoái nặng, nhiều nền kinh tế Đông Âu đang đứng trước nguy cơ phá sản "cấp quốc gia".  Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn: Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy ra tại một số khu công nghiệp và doanh nghiệp lớn. Mặc dù tháng 1 có xuất siêu do xuất khẩu vàng, gạo tăng mạnh nhưng một số mặt hàng chủ lực như thủy sản, dầu thô, giày dép, dây cáp điện và cao su vẫn đang trên đà suy giảm mạnh.  Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản quí I/2009 so với cùng kỳ năm trước là 2,86%; công nghiệp và xây dựng 8,15%; dịch vụ 8,05%; giá trị sản xuất công nghiệp 16,3%, nông, lâm, thủy sản 4,1%; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 29,2%. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu so với các nước phát triển và khu vực. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP quý I/2009 đạt 3,1%. Theo dự báo mới đây của Tập đoàn HSBC, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sẽ là 4 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2009. Bên cạnh sự suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì các yếu tố đầu tư hạ tầng, chú trọng thị trường nội địa, tăng cường tín dụng tiêu dùng dân cư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là những yếu tố để bù đắp. Do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4% - 6%, và được đánh giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước khu vực.   Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong quý I/2009 và tính tới những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm, có thể dự báo một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu cả năm 2009 như sau: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,8 -5,6%; - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,6-6,1%; - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5-4,5%; - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 15-18%; - Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 56-58 tỷ USD; - Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 63-65 tỷ USD; - Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 7,7%; tỷ lệ hộ nghèo 12,2-12,4%. 1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. a) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam giai đoạn 1986-2008. Cùng hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, giai đoạn này ngành xây dựng cũng có những biến đổi vô cùng mạnh mẽ. Trước tiên, đó là sự ra đời của hệ thống văn bản xác lập hành lang pháp lý  ngày càng rộng, càng đầy đủ, càng đồng bộ cho ngành Xây dựng. Đặc biệt phải kể tới ba bộ luật là: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng. Với 4 quy chuẩn và hơn 1000 Tiêu chuẩn đã được áp dụng kịp thời cho các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vật liệu xây dựng….đã bao quát hầu hết các hoạt động từ khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, thử nghiệm, nghiệm thu khai thác, vận hành, sử dụng, bảo quản, sản phẩm vật liệu, sản phẩm cơ khí, thành phẩm xây dựng… Đến nay Bộ xây dựng đã công bố gần 10.000 danh mục định mức thuộc các loại công tác trong hoạt động xây dựng theo đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường. Trên cơ sở hệ thống pháp lý đó nhiều chính sách mới được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phát triển. Từ nghị quyết của Đảng về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và sự chỉ đạo của Chính phủ về chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2010, với tầm nhìn và năng lực tư duy mới, ngành Xây dựng đã xác lập cho mình những chiến lược phát triển cho từng lĩnh vực. Đó là “Quy hoạch tổng thển VLXD đến năm 20410; Quy hoạch điều chỉnh sản xuất xi-măng đến năm 2010; Định hướng phát triển đô thị việt nam đến năm 2010; Định hướng phát triển cấp nước và thoát nước đô thị đến năm 2010; Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2010; chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2010… Các quy hoạch và chiếm lược đó được tập trung chỉ đạo thực hiện và phát huy hiệu quả cao. Hầu hết các tỉnh. Thành phố đã có quy hoạch chung; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được lập cho 60/64 tỉnh. Toàn bộ 94 thành phố thị xã, 621 thị trấn, 161 khu công nghiệp đã có quy hoạch khu kinh tế đặc thù, khu kinh tế cửa khẩu đã lập và phê duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đạt khoảng 40-47% diện tích đát xây dựng ở các độ thị, 20%  tổng số xã trên toàn quốc đã lập quy hoạch xây dựng. Mạng lưới đô thị quốc gia được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển cùng các khu công nghiệp, khu kinh tế, nhiều đô thị mới được xây dựng khang trang, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, góp phần thay đổi và tạo ra diện mạo mới của đô thị, cải thiện, nâng cao điều kiện ở và môi trường sống của người dân. Những việc làm trên bước đầu tiên đã thu hút hang trăm tỷ USD từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp tạo ra những bước đột phá rất quan trọng khiến diện mạo đô thị thay đổi với quy mô ngày càng lớn, càng hiện đại và đồng bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống dân tộc.. Số dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh. Hiện có hơn 1500 dự án đang triển khai. Bình quân mỗi năm có them 58 triệu m2 nhà ở ( trên tổng số 260 triệu m2 hiện có). Đến nay kinh phí đầu tư cho cấp nước đạt khoảng 01 tỷ USD. Có trên 300 dự án với tổng công suất thiết kế 4,2 triệu m3/ ngày đêm (tăng 42% so với năm 2000). Đầu tư cho thoát nước và vệ sinh môi trường khoảng 1,2 tỷ USD. Sản xuất VLXD cũng được tăng cường đầu tư, chuyển đổi công nghệ hiện đại, quy mô lớn. Tốc độ tăng trưởng đạt trêm 17% năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước). Nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, có sức mạnh cạnh tranh, chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu như gạch Ceramic đá granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng. Đã chủ động sản xuất Clinker và xi-măng trong nước. Năm 2007 đạt sản lượng là 36 triệu tấn. Về sản phẩm cơ khí tập trung triển khai đầu tư thiết kế công nghệ và chế tạo thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi-măng công suất từ 2.500 tấn đến 4.000 tấn clinker/ ngày; thiết bị thủy điện cho nhà máy có công suất đến 50M W. Đã chế tạo thành công thang máy, cần cẩu tháp với tỷ lệ nội địa chiếm hơn 70%. Năm 2008, tình hình kinh tế nói chung có nhiều biến động, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng ngành Xây dựng vẫn đạt được kết quả khá với nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc Bộ này năm 2008 ước đạt 102.219 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó giá trị xây lắp đạt 46.191,8 tỷ đồng, bằng 101,3% so với kế hoạch năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 33.586 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị tư vấn đạt 1.702,2 tỷ đồng, bằng 109,1% so với kế hoạch năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị SXKD khác (bao gồm cả kinh doanh nhà và hạ tầng) 19.382,9 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch năm, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 789,2 triệu USD, bằng 117,8% so với kế hoạch năm, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 214,5 triệu USD, đạt 104% so với kế hoạch năm, tăng 89,6% so với cùng kỳ năm 2007. b) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam quý I năm 2009. Năm 2009, Bộ Xây dựng được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN: 426 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2009 cho tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Bộ Xây dựng quản lý. Các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện theo quy định. Ước thực hiện vốn đầu tư ngân sách quý I năm 2009 đạt khoảng 89,280 tỷ đồng, bằng 20,9% so với kế hoạch năm. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực xi măng, điện, hạ tầng khu công nghiệp, giao thông,... tuy vậy các dự án thuộc các lĩnh vực khác như phát triển đô thị, nhà ở.... vẫn tăng chậm. Kết quả giá trị đầu tư ước thực hiện quý I năm 2009 đạt khoảng 5.575,5 tỷ đồng bằng 15,7% kế hoạch năm, bằng 65,5% so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể như sau: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện tháng 3 đạt 9.356 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 23.135 tỷ đồng, bằng 19,5% so với kế hoạch năm, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của việc giá trị sản xuất kinh doanh thấp hơn cùng kỳ năm 2008, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp giảm sút, thị trường cầu vật liệu xây dựng giảm, tồn kho lớn, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 phải chủ động cắt giảm sản lượng; do sản lượng chế tạo cơ khí giảm đáng kể (LILAMA chỉ đạt 72,6% so với cùng kỳ). Trong đó: - Xây lắp: Giá trị xây lắp của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện tháng 3 đạt 4.142 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 10.665 tỷ đồng, bằng 20,2% so với kế hoạch năm, bằng 102,3% so với cùng kỳ năm 2008. - Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (kể cả TCT Xi măng Việt Nam) thực hiện tháng 3 đạt 3.192 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 7.653 tỷ đồng, bằng 18,8% so với kế hoạch năm, bằng 92,3 so với cùng kỳ năm 2008. - Tình hình xuất nhập khẩu Thực hiện nhập khẩu tháng 3 đạt 24,6 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 57,9 triệu USD, bằng 11,4% so với kế hoạch năm, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Xuất khẩu tháng tháng 3 đạt 5,8 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 9,9 triệu USD, bằng 5% so với kế hoạch năm. 2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua. 2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu. Hoạt động thi công xây lắp là hoạt động kinh doanh truyền thống, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn công ty. Hoạt động thi công xây lắp của công ty chủ yếu tập trung thi công các công trình điện và hạ tầng kỹ thuật. Dưới đây là một số công trình mà công ty đã thực hiện trong những năm gần đây. Bảng biểu: Danh sách một số dự án/gói thầu của Công ty đã thực hiện Đơn vị tính: đồng TT Tên công trình Chủ đầu tư Giá trị dự án 1 Nhà máy Poongchinh vina Hàn Quốc 8.000.000.000 2 Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự nhà điều hành sân golf Tam Đảo Công ty cổ phần Tam Đảo 12.000.000.000 3. Khu đô thị mới Cao Xanh-Hà Khánh A Ban quản lý Cao Xanh – Hà Khánh 24.000.000.000 4 Hệ thống cung cấp điện khu đô thị mới Bắc An Khánh Tổng công ty VINACONEX 800.000.000.000 5 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu D5 BQL dự án xây dựng HTKT xquanh Hồ Tây 19.022.786.000 6 Gói thầu số 3: xây lắp va cung cấp thiết bị hạng mục cấp điện công trình: XD khu nhà ở di dân GPMB và đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Mỹ Đình-Từ Liêm. BQL dự án huyện Từ Liêm 10.728.285.000 7 Cung cấp và lắp đặt TBA+MPĐ cho nhà làm việc 7 tầng thuộc dự án “ Cải tạo, mở rộng và xây dựng trụ sở cơ quan Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương” BQL dự án xây dựng trụ sở Bộ Thương mại 7.408.343.000 Ví dụ :Đề án thiết kế kỹ thuật thi công đấu thầu gói thầu “ Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự, nhà điều hành, trạm bơm, nhà bảo dưỡng- sân golf Tam Đảo”. ( phần sơ lược) A.Thuyết minh kỹ thuật hệ thống phân phối điện. 1) Nhu cầu sử dụng điện: Khu Tam Đảo thuộc công trình đô thị loại II, các hộ tiêu thụ điện chủ yếu thuộc hộ tiêu thụ loại III. - Nhà biệt thự, nhà vườn 4,5kW/hộ - Trạm bơm 160kW/trạm - Nhà câu lạc bộ 200kW/nhà - Nhà công trình công cộng 50kW/nhà - Nhà bảo dưỡng 100kW/nhà - Tổng công suất tiêu thụ toàn phần của công trình 1.300kW 2) Giải pháp cấp điện: - Nguồn điện ( sử dụng 3 trạm biến áp T1,T2, T3 hiện có) Để cấp nguồn điện cho các biệt thự Tam Đảo, nhà điều hành, trạm bơm, nhà bảo dưỡng, nhà câu lạc bộ, nhà công trình công cộng chọn giải pháp như sau: Đối với khu biệt thự sẽ đấu nguồn tại 3 trạm biến áp T1, T2, T3 Trạm bơm sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1 Nhà bảo dưỡng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1 Nhà câu lạc bộ sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2 Nhà điều hành sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2 Trạm bơm nước sinh hoạt được đấu nguồn tại trạm biến áp T3 Các nhà công trình công cộng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1,T2,T3. - Hệ thống phân phối điện. Thiết kế tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về hành lang an toàn lưới điện. Bố trí cáp điện trung và hạ thế áp dụng tiêu chuẩn 11 TCN-19-84, Quy phạm trang bị điện của Bộ Điện lực 1984. Việc cung cấp điện cho khu biệt thự sẽ được thực hiện bằng 2 trạm biến áp phân phối 10-22/0,4kV-560kVA và 1 trạm biến áp 10-22/0,4kV-400kVA. Các tuyến cáp phân phối trong khu biệt thự được bố trí chôn ngầm trực tiếp trong đất sâu 0,8m và đi trong hào cáp dọc theo vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn lưới điện trong đất. Từ các tủ hạ thế của các trạm biến áp Kiosk, điện ~0,4kV sẽ được cấp đến các tủ TT1,TT2,TT3,TT4,T5 sau đó sẽ cấp đến các tủ phân phối nhóm hộ của các nhóm hộ bằng cáp ngầm hạ thế 0,6kV-Cu-XLPE/DSTA/PVC 3 pha 4 dây chôn ngầm trực tiếp trong lòng đất. B. Phần dự toán kinh phí. Cơ sở lập dự toán: - Khối lượng theo tập bản vẽ công trình. - Tổng hợp dự toán theo công văn số: 158/CV-KHĐT của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCB các công trình điện theo TT 08-BXD/1997/TT-BXD. - Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số: 286/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. - Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành xây lắp đường dât tải điện ban hành kèm theo quyết định số: 285/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. - Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh điện đường dây và trạm ban hành kèm theo văn banr85/1999/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ Công nghiệp. - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. - Tham khảo báo giá của các hang cung cấp thiết bị, vật liệu điện. BẢNG TỔNG HỢP TỔNG MỨC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH. TT TÊN CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ A CHI PHÍ XÂY LẮP I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL 7.994.723.597 2 Chi phí nhân công NC 1.182.216.743 3 Chi phí máy thi công MTC 60.394.308 4 Chi phí trực tiếp khác TT 138.560.020 Cộng chi phí trực tiếp T=VL+NC+MTC+TT 9.375.894.667 II Chi phí chung C=T*6% 562.553.680 GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XL Z=T+C 9.938.448.347 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL=(T+C)*5,5% 546.614.659 Giá trị dự toán xây lắp chính trước thuế G=T+C+TL 10.485.063.007 IV Thuế giá trị gia tăng VAT=G*10% 1.048.506.301 Giá trị dự toán xây lắp chính sau thuế GXLC=G+VAT 11.533.569.307 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công GXDLT=G*2%*1,1 230.671.386 Giá trị xây lắp GXL=GXLC+GXDLT 11.764.240.693 B CHI PHÍ QLDA VÀ CHI PHÍ KHÁC 1 Chi phí thiết kế TK=GXLC*1,89%*1,1 239.782.906 2 Chi phí khảo sát lập phương án cấp điện TK*5% 11.989.145 3 Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế TK*15%*1,1 3.956.418 4 Chi phí kiểm tra kỹ thuật 0,08332%*G*1,1 9.609.770 5 Chi phí thẩm đinh dự án 0.07497%*G*1,1 8.646.717 6 Chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thầu 0.1974%*G*1,1 22.767.266 7 Chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thầu mua thiết bị 0.15%*G*1,1 17.300.354 8 Chi phí bảo hiểm công trình 0.45%*G 47.182.784 9 Chi phí ban quản lý dự án 1,27%*G 133.160.300 10 Chi phí nghiệm thu đóng cắt điện DZ=0.3%*G 31.455.189 Tổng cộng chi phí khác GK 525.850.848 C DỰ PHÒNG GDP=5%*(GXL+GK) 614.504.577 TỔNG CỘNG GXDCT=GXL+GK+GDP 12.904.596.119 2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu. 2.2.1 Kết quả đạt được. Từ những dự án mà công ty đã thắng thầu và thực hiện dự án theo hình thức Tổng thầu thời gian qua có thể thấy những những thành tựu mà công ty đã đạt được. - Tạo được những tiền đề cơ sở quan trọng để tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án/gói thầu trong nước và những kinh nghiệm quý giá để tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC. - Hầu hết các dự án thực hiện đều diễn ra đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình được đảm bảo. Đồng thời công ty khẳng được vị trí của mình trên thị trường xây dựng. -Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005,2006,2007. Bảng biểu: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2005,2006,2007 Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2006 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.426.680.899 174.482.016.176 154.679.708.723 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 84.209.416 52.492.926 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.342.471.483 174.429.523.250 154.679.708.723 4 Giá vốn hàng bán 170.582.209.293 165.876.516.680 144.281.466.197 5 Doanh thu hoạt động tài chính 9.760.262.190 8.553.006.570 10.398.242.526 6 Chi phí tài chính 126.716.037 62.500.382 186.646.244 7 Chi phí bán hàng 1.540.945.405 1.077.816.609 856.357.280 8 Chi phí quản lý donah nghiệp 6.794.466.749 6.012.603.783 8.264.112.673 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.551.566.073 1.525.086.560 1.464.418.817 10 Thu nhập khác 9.517.374.887 972.086.485 514.762.367 11 Chi phí khác 10.934.832.332 923.968.365 623.302.100 12 Lợi nhuận khác ( 1.417.457.445) 48.118.120 ( 108.539.733 ) 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 134.108.628 1.573.204.680 1.355.879.084 14 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 37.550.416 440.497.310 379.646.144 15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 96.558.212 1.132.707.370 976.232.940 2.2.2 Những hạn chế. Mặc dù hình thức Tổng thầu EPC xuất hiện trong nền kinh tế của các nước trên thế giơi cách đây rất lâu, nhưng nó lại là hình thức rất mới mẻ ở Việt Nam, không chỉ riêng các công ty có quy mô nhỏ mà ngay cả các công ty có quy mô lớn, có lịch sử phát triển lâu và có một vị trí trong ngành xây dựng nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và vướng mắc. Dưới đây là một số những hạn chế mà Công ty đã mắc phải: - Nhìn chung trình độ quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học...của cán bộ nhân viên trong công ty còn nhiều hạn chế. - Một số công trình chưa đảm bảo tiến độ thi công. - Máy móc thiết bị trang bị cho thi công công trình còn hạn chế. - Khả năng triển khai nhiều công trình đặc biệt là các công trình ở các tỉnh cách xa nhau còn yếu. - Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu do đó khả năng quay vòng vốn chưa hiệu quả. Vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng do đó tính thanh khoản của vốn không cao mặt khác chi phí của đi vay vốn cao dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm, thu nhập của người lao động giảm. 2.3. Nguyên nhân. 2.3.1 Hợp đồng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI.DOC
Tài liệu liên quan