Chuyên đề Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 3

I. Tổng quan về kinh tế biển và công nghiệp biển 3

1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành kinh tế biển 3

2. Công nghiệp biển trong hệ thống các ngành kinh tế biển. 4

2.1 Khái niệm 4

2.3 Mối quan hệ công nghiệp biển với các ngành kinh tế biển 6

3. Vai trò của công nghiệp biển đối với phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven Duyên hải. 6

II. Luận cứ về sự cần thiết phát triển công nghiệp biển ở vùng Duyên hải Bắc bộ. 7

1. Vùng duyên hải Bắc bộ và những tiềm năng phát triển công nghiệp biển. 7

2. Chiến lược biển và các vấn đề đặt ra cho vùng Duyên hải Bắc bộ trong phát triển công nghiệp biển. 9

2.1 Về quan điểm của việc phát triển kinh tế biển Việt Nam 10

2.2 Về mục tiêu và những lĩnh vực ưu tiên cần tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế biển Việt Nam 10

2.3 Các vấn đề đặt ra cho vùng Duyên hải Bắc bộ trong phát triển công nghiệp biển 18

3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Bắc bộ và những yêu cầu đặt ra cho phát triển những ngành công nghiệp biển 19

3.1 Chiến lược phát triển kinh tế vùng Duyên hải Bắc bộ. 19

3.2 Các yêu cầu cho phát triển những ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 21

4. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển kinh tế biển 22

4.1 Chiến lược biển của Trung Quốc. 22

4.2 Bài học kinh nghiệm khác. 34

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ. 37

I. Thực trạng toàn ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 37

1. Đánh giá quy mô phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ. 37

1.1 Loại ngành công nghiệp biển hiện có 37

1.2 Đội ngũ lao động 37

1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 38

II. Thực trạng phát triển của một số sản phẩm chủ yếu 38

1. Công nghiệp sản xuất muối . 38

2. Công nghiệp chế biến thủy hải sản 39

3. Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển 42

III. Đóng góp của các ngành công nghiệp biển cho phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Duyên hải Bắc bộ. 44

1. Công suất và số lượng tàu thuyền 44

2. Sản lượng khai thác hải sản 45

3. Tình hình sản xuất chế biến và lưu thông muối 46

4. Đánh giá thực trạng của các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 48

4.1. Mặt đạt được 48

4.2. Mặt hạn chế 48

4.3. Nguyên nhân 49

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH 49

CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 49

I. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp biển. 49

II : Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 50

1. Tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế bền vững. (quy hoạch CN biển 50

1.1 Không gian biển và tổ chức không gian biển cho phát triển kinh tế. 50

1.2 Sự cần thiết phải tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế và công nghiệp ven biển. 51

1.3 Chính sách và giải pháp tổ chức lại không gian biển cho phát triển kinh tế công nghiệp biển. 52

2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 54

2.1 Quan niệm về ngành công nghiệp phụ trợ của các cơ quan Chính phủ . 55

2.2 Giải pháp 55

3. Vấn dề tái sinh nguồn lực. 56

4. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài 57

5. Giải pháp về nguồn lực. 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương châm chung nhằm thống nhất toàn cục giữa xây dựng và đấu tranh trên biển và sách lược chung nhằm sử lý các công việc về biển của quốc gia. Chương trình biển của Trung Quốc thế kỷ 21 Mục tiêu Do nhận thức được tầm quan trọng của biển trong chiến lược phát triển quốc gia, năm 1992 Chính phủ Trung Quốc đã soạn thảo “Chương trình thế kỷ XXI của Trung Quốc – sách trắng về dân số, môi trường và phát triển của Trung Quốc thế kỷ XXI”, trong đó xác định rõ khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên biển là một trong những giải pháp quan trọng. Trên cơ sở quán triệt tinh thần “Chương trình thế kỷ XXI của Trung Quốc năm 1997 Chính phủ Trung Quốc” đã ban hành “Chương trình biển Trung Quốc thế kỷ XXI”, trong đó nêu rõ chiến lược cơ bản, mục tiêu chién lược chủ yếu. Về mục tiêu chiến lược: mục tiêu tổng thể xác định là “xây dựng hệ thống sinh thái biển có sự tuần hoàn tốt, hình thành hệ thống khai thác biển hợp lý thúc đẩy sự phát triển bền vững của biển”. Các mục tiêu cụ thể bao gồm” - Sử dụng các biện pháp có hiệu quả, đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển, bao gồm: Khôi phục tào nguyên ngư nghiệp vùng duyên hải và vùng biên giới gần bờ, bỏa vệ môi trường sinh thái ở vùng biển nông thôn và các bãi lầy ven biển, mở rộng khu vực thăm dò nguồn tài nguyên dầu khí mới, xây dựng hải cảng có quy mô khai thác ở các vịnh nước sâu... - Sử dụng các biện pháp hiệu quả đảm bảo khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược tổng thể quốc gia, Sau năm 2000, từng bước làm cho sản lượng các ngành nghề biển chiếm từ 5 đến 10% GDP của cả nước, 20 đến 30% của khu vực duyên hải; thăm dò những nguồn tài nguyên mới có thể khai thác, phát triển kỹ thuật khai thác mới làm cho nhiều nguyên tố hữu dụng ở biển, năng lượng biển và khoáng sản biển sâu trở thành đối tượng khai thác và hình thành những ngành nghề mới. - Nâng cấp kết cấu ngành nghề biển, mở rộng nhóm ngành nghề biển. Theo “Quy hoạch khai thác biển toàn quốc cá ngành nghề biển Trung Quốc năm 2000”, theo thứ tự bao gồm: Giao thông vận tải biển, ngư nghiệp biển, dầu khí biển, du lịch ven biển, muối biển, dịch vụ biển, ngành trực tiếp sử dụng nước biển, ngành trồng trọt bãi lầy ven biển và ngành sa khoáng ven biển. Về mặt tầng thứ, đến năm 2020 ngành biển Trung Quốc sẽ được chia làm 4 tầng nấc như sau: + Ngành giao thông vận tải biển, ngành du lịch ven biển, ngue nghiệp biển, ngành dầu khí biển. + Ngành sử dụng trực tiếp nước biển, ngành dược phẩm biển, ngành dịch vụ biển, ngành muối biển. + Ngành làm ngọt nước biển, sử dụng năng lượng biển, sa khoáng ven biển, trồng ngọt bãi lầy ven biển, sử dụng các nguồn tài nguyên hóa học có trong nước biển (nước nặng, urani, kali, brôm, magiê,..) khai thác khoáng sản biển sâu; + Đường hầm dưới biển, đảo nhân tạo trên biển, cầu vượt biển, sân bay trên biển, thành phố biển. Tỷ lệ các nhóm ngành biển 1, 2 và 3 là 2:3:5. Đến giữa thế kỷ XXI, số lượng các ngành nghề biển và tầng thứ các ngành nghề biển sẽ tăng lên và thay đổi. biển có thể trở thành nền tẳng của các loại hình sản xuất và dịch vụ: Hải cảng và thành phố cảng trở thành khu vực lưu thông hàng hóa và trao đổi thông tin nền tảng: vịnh biển và vùng biển gần bờ trở thành nông trường biển và khu vực sản xuất thực phẩm nền tảng, có thể cung cấp trên 10% thực phẩm; việc khai thác các nguồn tài nguyên thủy triều, hải kưu, song, nhiệt năng, năng lượng gió, nước nặng, dầu khí,… trở thành các khu năng lượng nền tảng đa công dụng; nước biển sử dụng trong công nghiệp, tưới các loại cây chịu mặn. làm ngọt nước biển, chiết suốt nguyên tố hóa học được phát triển toàn diện, trở thành khu vực nền tảng sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên nước biển. Đảm bảo môi trường sinh thái cho việc khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển. Đến năm 2020 cơ bản khống chế được tình trạng gây ô nhiễm phá hoạt môi trường sinh thái ở vùng biển gần bờ, chuyển biến chất lượng về môi trường của các của sông và các vịnh biển trọng điểm; giảm thiểu các thảm họa như tràn dầu, thủy triều đỏ,…; tiếp tục phát triển hà hòa giữa xây dựng kinh tế và chất lượng môi trương biển. Đối sách cơ bản Từ việc xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể nêu trên, trong bản Chương trình biển Trung Quốc thế kỷ XXI còn nêu lên một số đối sách cơ bản như sau: - Lấy “Công ước luật hiệp Liên hợp quốc” là cơ sở pháp lý; lấy yêu cầu khai thác và quản lý tài nguyên biển là căn cứ khách quan; lấy ngăn chặn và phòng ngừa phá hoại tài nguyên và môi trường sinh thái biển là trọng điểm; phát huy vai trò sắp xếp nguồn lực của thị trường, từ đó định ra đối sách cơ bản, đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Hướng dẫn việc xây dựng và phát triển nguyên tắc ngành nghề biển phải tuân thủ phát triển bền vững. Thông qua điều tiết tổng hợp, đảm ảo các ngnàh nghề biển phân phối công bằng không gian biển và tài nguyên, xử lý công bằng vấn đề phân phối tài nguyên biển giữa các quốc gia trên thế giới; phát triển sản xuất sạch, khiến cho các ngành nghề biển phát triển thao xu hướng tối thiểu hóa phế thải thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật- phát hiện cacs nguồn tài nguyên mới, khai thác kỹ thuật mới, hình thành và phát triển các ngành biển mới. - Liên hệ giữa công tác khai thác biển với việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực duyên hải, thông qua các hoạt động khai thác biển có kế hoạch có phương hướng, từng bước giải quyết các vấn đề những vấn đề trong việc phát triển kinh tế, xã hội khu vực duyên hải, ví dụ như căng thẳng về không gian, tài nguyên nước thiếu thốn, số lượng và chất lượng thực phẩm, ..Hài hòa những mâu thuẫn về dân số, tài nguyên, môi trường của khu vực duyên hải, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực này. - Thúc đẩy sự phát triển bền vững của hải đảo duyên hải. Kết hợp khai thác sử dụng và bảo vệ hải đảo duyên hải với việc xây dựng nền kinh tế quốc dân và phát triển bền vững khu vực duyên hải với để xem xét. Coi trọng địa vị đặc thù của hải đảo trong lãnh thổ quốc qia, tăng cường quản lý tổng hợp hảo đảo, lấy tư tưởng khai thác bền vững để khai thác sử dụng tài nguyên hải đảo, coi trọng cân bằng sinh thái hải đảo và vùng biển xung quanh nó. - Sử dụng bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển. Xây dựng bãi san hô, rằngngập mặn, thảm rong tảo – cỏ biển, khu bảo tồn hải đảo cũng như khu bảo tồn các ngư trường nhân giống và nuôi trồng tôm, cua, cá ở khu vực hải đảo và ven bờ, bảo vệ tốt các chủng loại động thực vật biển và hệ thống sinh thái đặc thù; quản lý tốt nghề cá dân gian biển, ngăn chặn việc đánh bắt vô tổ chức dẫn đến việc phá hoại nguồn tài nguyên; quản lý tốt ngành nuôi trồng ở vùng biển nông và vịnh biển, khai thác và sử dụng hợp lý những khu vực nuôi trồng thích hợp, phát triển kỹ thuật và phương pháp đánh bắt, đánh bắt với mức độ thích hợp các loại cá có giá trị kinh tế, duy trì việc nhân giống và sử dụng bền vững các chủng loại cá có giá trị kinh tế,; phát triển kỹ thuật nông trồng nhân tạo những tài nguyên có chất lượng tốt; tăng cường khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên ở các dặc khu kinh tế. - Dùng tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy việc khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển. Đi sâu điều tra, thăm dò tài nguyên và môi trường biển , tìm kiếm các nguồn tài nguyên biển mới có thể khai thác, nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật khai thác mới, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản biển sâu, tài nguyên sinh vật và các nguyên tố trong nước biển, năng lượng biển, tài nguyên dược phẩm biển, xây dựng những ngành nghề mới có kỹ thuật cao; phát triển kỹ thuật quan trắc biển, nâng cao trình độ dự báo biển và dịch vụ thông tin. - Xây dựng hệ thống quản lý tổng hợp tài nguyên biển, từng bước hình thành cơ chế quyết sách tổng hợp cho việc khai thác quản lý nguồn tài nguyên biển, chế định chính sách khai thác biển, chính sách kỹ thuật biển, chính sách bảo vệ biển thống nhất mang tính định hướng; từng bước hoàn thiện công tác điều hòa việc khai thác và quản lý tài nguyên biển, quy hoạch khu chức năng biển cấp huyện, thị, chế độ quy hoạch khai thác và bảo vệ biển, đồng thời xây dựng cơ cấu điều tiết quy hoạch và triển khai hoạt động điều tiế; chế định và hoàn thiện pháp quy quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên biển, xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp chế, tăng cường quản lý tổng hợp. - Bảo vệ môi trường biển: Trung ương và chính quyền địa phương khu vực duyên hải cùng nhau triển khai công tác bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn việc chất ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền làm thoái hóa môi trường biển, thực hiện chế định giám sát tổng hợp và khu kiểu mẫu phát triển hài hòa giữa môi trường kinh tế, xã hội tăng cường quản lý rác thải, ngăn chặn các hoạt động trên biển tạo nên sự thoái hóa môi trường biển; chế định và thực thi kế hoạch đối phó với việc ô nhiễm biển; tăng cường năng lượng giám sát, theo dõi và quản lý môi trường biển theo pháp luật, thực hiện quản lý có hiệu quản. - Tăng cường công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo và giảm nhiều thảm họa của tài nguyên biển, hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo biển, kịp thời dự báo chuẩn xác những thảm họa biển, chế định đối sách ngăn chặn và giảm thiểu thảm họa cũng như kế hoạch ứng phó, giảm nhẹ những tổn thất từ thiên tai. - Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, khai thác bảo vệ vùng biển Đông Bắc á. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu tài nguyên biển toàn cầu, bảo vệ môi trường biển, khai thác và quản lý tài nguyên long biển quốc tế, nghiên cứu khảo sát tài nguyên biển ở các khu vực. - Thúc đẩy công chúng tham gia vào ngành biển, hình thành cục diện mới toàn dân đều tham gia vào ngành biển, cư dân ven biển cùng nhau khai thác biển, bảo vệ biển.Tăng cường giáo dục phổ cập và giáo dục chuyên nghiệp chi thức về biển, xây dựng cơ chế chính quyền và nhân dân địa phương vùng duyên hải tham gia vào công tác biển, xây dựng chế độ tư vấn chuyên gia trong việc khai thác và bảo vệ biển,… Quy hoạch phát triển kinh tế biển đến năm 2010 Mục tiêu phát triển - Mục tiêu chung: Tỷ trọng kinh tế cơ bản trong nền kinh tế quốc dân sẽ nâng cao hơn nữa; kết cấu kinh tế và bố cục sản nghiệp (ngành nghề) biển sẽ được tối ưu hóa; tỷ lệ đóng góp của khoa học – kỹ thuật biển được nâng cao rõ rệt; các ngành trụ cột, các ngành nghề mới của kinh tế biển sẽ phát triển nhanh; năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngành nghề biển sẽ được tăng them một bước; chất lượng môi trường sinh thái biển được cải thiện; hình thành các vùng kinh tế biển có đặc sắc, kinh tế biển trở thành điểm tăng trưởng mới của nền kinh tế quốc dân, dần dần biến Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương. - Mục tiêu tăng trưởng: đến năm 2010 tỷ trọng giá trị gia tăng của các sản nghiệp hải dương chiếm khoảng trên 5%. Từng bước biến sản nghiệp hải dương thành sản nghiệp trụ cột nền kinh tế quốc dân. - Mục tiêu phát triển kinh tế ở khu vực duyên hải: đến năm 2010, kinh tế biển của khu vực này sẽ có bước phát triển mới, tỷ trọng giá trị gia tăng của sản nghiệp hải dương chiếm trong GDP của các tỉnh ven biển sẽ đạt hơn 10% , hình thành nhiều tỉnh (khu vực trị) mạnh về kinh tế biển. Các sản nghiệp hải dương chủ yếu - Bản quy hoạch cho rằng, các sản nghiệp hải dương cần được đình chỉnh kết cấu, ưu hóa bố cục, coi trọng hiệu quả, nâng cao hàm lượng kỹ thuật, thực hiện phát triển bền vững. Theo quan điẻm này, sản nghiệp hải dương Trung Quốc sẽ bao gồm các ngành nghề chủ yếu như sau: + Ngư nghiệp hải dương + Ngành vận tải biển + Ngành dầu khí biển + Ngành du lịch biển + Công nghiệp đóng tàu + Côngnghiệp muối biển và hóa học hải dương + Ngành lợi dụng muối biển + Ngành y dược sinh vật biển Về bố cục khu vực kinh tế biển Bản quy hoạch đã nêu lên bố cục khu vực kinh tế biển ở Trung Quốc bao gồm: - Khu vực bờ biển và biển phụ cận - Hải đảo và vùng biển phụ cận Về phương châm Bản quy hoạch nêu lên những suy nghĩ có tính phương châm, trong đó tư tưởng nổi bật gọi tắt là “Một trung tâm” , “Hai đột phá”, “Ba năng lực”, “Bốn thống nhất”. Cụ thể là: - “Một trọng tâm”, tức là xoay quanh vấn đề trung tâm “Tăng cường năng lực sang tạo và sức cạnh tranh quốc tế của khoa học – kỹ thật ( KHKT) biển xây dựng hệ thống sang tạo KHKT hải dương quốc gia. - “Hai đột phá”, tức là: Một là đột phá vào khâu yếu kém làm cản trở sức sáng tạo KHKT biển; hai là, đột phá vào những cản trở mang tính thể chế làm han chế sức sang tạo KHKT biển. - “Ba năng lực”, tức là : Một là,tăng cường năng lực phục vụ công ích hướng ra xã hội, hướng về công chúng của KHKT biển; hai là, tăng cường năng lực bảo đảm của KHKT biển đối với quyền, lợi ích và an ninh hản dương; ba là, nâng cao năng lực gánh vác của KHKT đối với sự phát triển bền vững kinh tế biển. - “Bốn thống nhất”, bao gồm: Một là, thống nhất sự phát triển hài hóa KHKT biển giữa các ngành, giữa các vùng miền; hai là, thống nhất sự phát triển giữa KHKT biển dân dụng và quân dụng, kiên trì kết hợp quân dân, “ngụ quân” ở dân; ba là, thống nhất giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, KHKT mâu chốt và kỹ thuật giáp ranh, tự chủ sang tạo và hợp thành hệ thống, thúc đẩy thí điểm, chuyển hóa ứng dụng thành quả KHKT biển; bốn là, thống nhất giữa mục tiêu lâu dài và mục tiêu ngắn hạn trong phát triển KHKT biển, phát huy vai trò đầu tàu vâ trụ cột của KHKT biển, dẫn dắt sự phát triển bền vững của sự nghiệp phát triển biển. Nhiệm vụ trọng tâm Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, bản quy hoạch đã nêu lên một số nhiệm vụ trọng điểm như sau: - Chuyển từ chỗ coi trọng nghiên cứu kỹ thuật hải dương đơn lẻ, sang sang tạo tập trung lấy việc tăng cường cá sản phẩm chiến lược quan trọng và thúc đẩy ngành nghề hải dương mới là trọng tâm, trên cơ sở đó thực hiện những đột phá đối với kỹ thuật then chốt - Chuyển từ chỗ chỉ coi trọng cải cách các viện nghiên cứu là chính, sang từng bước xây dựng hệ thống sang tạo KHKT biển quốc gia có sự kết hợp giữa sản xuất đào tạo và nghiên cứu. - Chuyển từ chỗ chỉ phục vụ khai thác biển là chính, sang kiên trì phát triển hài hóa giữa kinh tế - xã hội, phục vụ khai thác biển và an ninh quốc gia, phát huy vai trò dẫn dắt và trụ cột của khoa học và kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Chuyển từ chỗ đơn thuần chú ý vào các dự án, sang suy nghĩ cụ thể vào quy hoạch dự án, phát triển nhân tài cơ sở, lấy việc xây dựng cơ chế cùng thụ hưởng thành quả nghiên cứu là hạt nhân, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho khoa học và kỹ thuật, tăng cường xây dựng năng lực sang tạo bền vững của KHKT biển. Trên cơ sở các lĩnh vực được đề cập ở trên, bản quy hoạch nhấn mạnh một số nhiệm vụ nổi bật bao gồm: Các kỹ thuật mà sự phát triển công ích hải dương có nhu cầu nổi bật bao gồm: các kỹ thuật khai thác biển sâu, kỹ thuật thăm dò tài nguyên, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học quản lý có lien quan đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội… Về mặt giải pháp Nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, bản quy hoạch nêu lên một số biện pháp chủ yếu như sau: Do đặc điểm đa ngành, tổng hợp của KHKT biển nên phải tăng cường sự phối hợp giữa lãnh đạo với quy hoạch, tăng đầu tư cho KHKT biển, đi sâu cải cách thể chế KHKT biển, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHKT biển, tạo môi trường tốt cho việc chuyển hóa và sản nghiệp hóa các thành quả của KHKT biển, nâng cao ý thức về biển toàn dân… Nhận xét và vận dụng cho phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ Việt Nam. Quy tìm hiểu các văn bản pháp quy của Trung Quốc về biển, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Về mặt nhận thức Trung Quốc đã có nhận thức đầy đủ và toàn diện về vai trò và tầm quan trọng của biển trong sự phát triển của đất nước. Đây vừa là xu thế chung của thế giới, đồng thời cũng là do nhu cầu phát triển của bản than Trung Quốc. Tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc đã khái quát lại thành một số nội dung bao gồm: Một là, biển là tài sản chung của lòai người và “lãnh thổ xanh” của quốc gia; hai là, với ý thức là không gia sống và sản xuất biển đã đóng góp ngày càng quan trọng cho việc giải quyết những sức ép về dân số và tài nguyên của đất nước; ba là, biển có thể phát triển thành các khu kinh tế và vành đai sản nghiệp xanh; bốn là khai thác biển là bộ phận hợp thành cung cấp dịch vụ không hoàn lại cho cuộc hóa giải sức ép về môi trường; sáu là khai thác biển có thể là chiến lược thay thế cho chiến lược khai thác miền tây của Trung Quốc; bảy là, biển là con đường tất yếu của sự phát triển biền vững kinh tế - xã hội quốc dân; tám là, biển là lĩnh vực quan trọng của việc giải phóng và phát triển mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả; muồi là, biển có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia,.. Do nhận thức về tầm quan trọng của biển như vậy, Trung Quốc đã xây dựng Chương trình biển thế kỷ 21 và các bản Quy hoạch phát triển kinh tế biển và KHKT biển,… Tuy các văn bản pháp quy nêu trên chưa sử dụng khái niệm chiến lược nhưng các nhà khoa học Trung Quốc đều cho rằng xét về tầm quan trọng của nó, đây đều là văn bản mang tính chiến lược. Như vậy, chiến lược biển là một chiến lược tổng thế mang tính quốc gia, bao gồm cả chính trị, ngoại giao, kinh tế quốc phòng – an ninh với một nội dung lớn bao gồm cả khai thác , bảo vệ,.. và nhất là phải có sự lien kết phát triển giữa đất liền và biển cả. Một chiến lược tổng thể với sự tham gia của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Về mặt giải pháp Như đã nêu ở trên, chiến lược là một chiến lược tổng thể có tính toàn cục và lâu dài. Vì vậy, các giải pháp mà Trung Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc khai thác, sử dụng, bảo vệ biển, .. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngòai việc đầu tư cho cơ sở hạn tầng, trang thiết bị,… Trung Quốc đã rất coi trọng đầu tư cho khoa học kỹ thật biển với phương châm và nguyên tắc rõ rang như: “Tập trung cho biển gần, mở rộng ra đại dương, nhấn mạnh điều kiện đảm bảo, hỗ trợ khai thác biển” , “gần xa kết hợp, quy hoạch như trước”. Mục tiêu là đến năm 2020. khoa học kỹ thuật biển của Trung Quốc về tổng thể đạt được của nước phát triển trung bình. Về môi trường mềm, cùng với việc coi trọng phát triển cơ sở hạ tầng (môi trường cứng), Trung Quốc còn rất tích cực tạo dựng môi trường mềm cho việc thực hiện chiến lược biển như: Xây dựng hành lang pháp lỹ, thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học về biển, đào tạo nguồn nhân lực, xuất bản sách báo chuyên về biển,,, Về mặt pháp luật, từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay Trung Quốc đã ban hành khoảng 20 văn bản pháp quy về biển, tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng, quản lý bảo vệ biển. Về mặt nghiên cứu khoa học, Trung Quốc đã thành lập một loại trương đại học và nghiên cứu về hải dương. Riêng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về biển, tính đến nay Trung Quốc có khoảng 10.000 người. Những kết quản bước đầu Nhờ quán triệt thực hiện các giải pháp được nêu trong các văn bản pháp quy nêu trên, việc khai thác biển ở Trung Quốc đã thu được những kết quả rõ rệt. Theo thống kê, trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ X ( 2001 – 2005), giá trị tổng sản lượng của các sản nghiệp chủ yếu của Trung Quốc đã đạt 5.749,9 tỷ NDT, tăng gấp đôi thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ Ĩ (1996 – 2000) . Riêng năm 2005, giá trị gia tăng của cac sản nghiệp hải dưong chủ yếu đạt 720,2 tỷ NDT tương đương với 4% GDP của năm này. Bước sang thời kỳ thực hiện quy hoạch 5 năm lần thứ XI (2006 – 2010) thực hiện phương châmm “tăng cường ý thức hải dương, bảo vệ quyền lợi lợii ích hải dương, bảo vệ sinh thái hải dương, khai thác tài nguyên hải dương, thực hiện quản lý tổng hợp hải dương, thúc đẩy phát triển kinh tế hải dương”, kinh tế hải Dương ở Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới.Năm 2006, năm mở đầu của thời kỳ này, theo tính toán sơ bộ giá trị tổng sản xuất hải dương đạt 2.095,8 tỷ NDT, chiếm 10.01% GDP, tăng 13,97% so với năm 2005, cso hơn 3,3% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng năm. Trong đó, giá trị gia tăng của sản nghiệp hải dương đạt 1.236,5 tỷ NDT, còn các giá trị gia tăng của các sản nghiệp hải dương có lien quan 859,3 tỷ NDT. Trong đó các ngành nghề chủ yếu, các ngành như tàu bè hải dương, dầu khí hải dương, xây dựng công trình hải dương, du lịch bờ biển pphát triển nhanh hơn. Năm 2006 mức tăng trưởng của ngành tàu bè hải dương đạt 32,4%, dầu khí hải dương đạt 29,2%, xây dựng công trình hải dương đạt 20,4% và du lịch bờ biển đạt 17,6%. Năm 2006 số người làm việc liên quan đến biển là 29,6 triệu người, tăng 1,8 triệu so với năm 2005. Kinh tế hải dương và các khu vực ven biển phát triển nhanh chóng, giá trị tổng sản xuất của khu kinh tế vụnh Bội Hải và khu kinh tế tam giác châu Trường Giang đèu vượt mức 650 tỷ NDT, tổng cộng cả hai khu chiếm 2/3 giá trị tổng sản xuất hải dương của cả nước. Tóm lại, với ý thức coi trọng thực sự và một tầm nhìn xa, Trung Quốc đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những cường quốc hải dương trong thế kỷ 21. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế biển có giá trị tham khảo tốt cho các nước khác, trong đó có nước ta. Bài học kinh nghiệm khác. Chuẩn bị khai thác biển Khai thác biển là công việc dài hơi, điều quan trọng hàng đầu trước khi khai thcá biển là phải có sự chuẩn bị đầy đủ ba nhiệm vụ: (1) Điều tra đánh giá các quá trình hải dương học, các tai biến các giá trị chức năng, các dạng tài nguyên, nguòn lợi và môi trường; (2) Phát triển các dạng dịch vụ công ích và tư vấn; (3) Xây dựng công trình biển, cơ sở hạ tầng thiết yếu. Vấn đề đầu tư kỹ thuật và công nghệ Phải tập trung đầu tư có lựa chọn lựa vào 5 chỉ tiêu sau : Kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật cần cho nhiều lĩnh vực và lĩnh vực ưu tiên phát triển; kỹ thuật đem lại hiệu quả lớn; kỹ thuật đảm bảo thực hiện các kế hoạch khai thác; kỹ thuật đòi hỏi đầu tư ít nhưng hiệu quả lớn. Xây dựng chiến lược và quy hoạch biển Chiến lược là một nghệ thuật dẫn đến thành công của lãnh đạo theo trình tự: chiến lược, quy hoạch rồi kế hoạch. Định hướng của Việt Nam là hiện đại hóa kinh tế biển, hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa vào khoa học, công nghệ làm động lực, vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý khai thác các tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bả vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực của biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao. Xácn định đúng mục tiêu quản lý kinh tế biển. - Mục tiêu của phát triển kinh tế biển là làm cho nền kinh tế biển tốt hơn, có năng lực cạnh tranh, có vị thế trong hệ thống cạnh tranh, đem lại nhiều nguồn lợi vật chất hơn, tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn hiện nay. - Quản lý quy hoạch phát triển vùng biển khơi, vùng thềm lục địa, hải đảo và vùng ven bờ. - Sinh thái hóa nền kinh tế: quản lý phát triển kinh tế công nghệ cao, than thiện với môi trường. - Đề xuất các giải pháp hạn chế, ngăn chặn các hạn chế gắn liền với bộ máy quản lý nhà nước; giảm bớt khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường để tạo sự phồn vinh thật sự cho vùng. Kết luận. Theo nguyên tắc phát triển “có lựa chọn”, “không đồng đều”, “mang tính đột phá”, nên chăng, trong những năm tới tập trung khai thác thế mạnh về sinh thái kinh tế tiếp cận cải tiến các giải pháp quản lý phát triển để thúc đẩy một số ngành kinh tế biển quan trọng như cảng biển, hải sản, du lịch… CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ. Thực trạng toàn ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ 1. Đánh giá quy mô phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ. Loại ngành công nghiệp biển hiện có - Công nghiệp sản xuất muối: Bao gồm muối ăn và muối công nghiệp, hàng năm vùng Duyên hải Bắc bộ cung cấp 50 – 60% sản lượng muối cả nước, muối được sản xuất ra không những phục vụ cho người dân trong vùng, trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước bạn, mang về nguồn thu nhập lớn cho người dân. - Công nghiệp chế biến thủy sản: Là một ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm qua, kinh tế thủy sản của vùng đã đạt được một số kết quả khá quan trọng. Trong giai đoạn 2001- 2007, sản lượng của ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 8%/năm; giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân 12,34%/năm (khai thác tăng 10,35%/năm, nuôi trồng tăng 15,34%/năm); kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 đạt gần 70 triệu USD. Đây là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, cần được chú trọng, nâng cấp, hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp biển mĩu nhọn của vùng. - Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển: có thể nói đây được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu ở vùng Duyên hải Bắc bộ đã gặt hái nhiều thành công và từng bước khẳng định mình. Đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu hay nội địa. Đội ngũ lao động Tìm hiểu về đội ngũ lao động ở các tỉnh thành vùng duyên hải Bắc bộ ta thấy: tiêu biểu là Hải Phòng có dân số trẻ khoảng 1,7 triệu người. Số người ở độ tuổi lao động là 936.000 người, trong đó: số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 25.000 người, công nhân kỹ thuật cao 120.000 người. Con người Hải Phòng có truyền thống năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp.. Bên cạnh đó cái tỉnh còn lại là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình cũng có đội ngũ lao độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21789.doc
Tài liệu liên quan