Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 7

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 7

1.1.1. Một số khái niệm 7

1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch 10

1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 12

1.1.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 14

1.2. DU LỊCH SINH THÁI VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 16

1.2.1. Du lịch sinh thái 16

1.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 22

1.2.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái 31

1.2.4. Ý nghĩa của phát triển DLST 32

1.2.5. Các loại hình du lịch sinh thái 36

1.2.6. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác 37

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 39

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỨA THIÊN HUẾ 39

2.1.1. Khách du lịch 39

2.1.2. Sản phẩm du lịch 42

2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch 44

2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch 45

2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch 47

2.1.7. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo 48

2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 49

2.2.1. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế 49

2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 51

2.2.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 56

2.3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỔI VỚI PHÁT TRIỂN DLST Ở THỪA THIÊN HUẾ 63

2.3.1. Điểm mạnh 63

2.3.2. Điểm yếu 65

2.3.3. Cơ hội 69

2.3.4. Thách thức 71

2.3.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. 73

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 74

3.1.2. Mục tiêu 75

3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển 75

3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 76

3.2.1. Nguyên tắc 76

3.2.2. Yêu cầu 79

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 81

3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm DLST 81

3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 85

3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực 86

3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế 88

3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng 92

3.3.6. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý 94

3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 95

3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch 95

3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thông qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) 95

3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh 96

3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 96

KẾT LUẬN 98

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6317 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch. Đến nay, số đầu xe trong các doanh nghiệp du lịch khoảng 80 xe chất lượng tốt với năng lực vận chuyển khoảng 1.200 chỗ; Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình vận chuyển bằng xe thô sơ từng bước được nâng lên. Số lượng thuyền du lịch trên sông có gần 125 chiếc, đủ năng lực vận chuyển khách kể cả trong mùa cao điểm. Sân bay Phú Bài được cải tạo nâng cấp đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn và được công nhận là sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bước đầu khai thác có hiệu quả việc đón tàu du lịch cập cảng Chân Mây, trong 5 tháng đầu năm 2007 đã tổ chức đón 8 tàu du lịch nước ngoài với hơn 8.000 lượt khách. 2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1995 đạt 93.400 triệu đồng; năm 2000 đạt 190.000 triệu đồng trong đó nộp cho ngân sách của tỉnh là 12.000 triệu đồng; năm 2005 đạt 543.000 triệu đồng, nộp ngân sách đạt 14.000 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995 - 2005 đạt 19,25%/năm. Năm 2006, doanh thu du lịch đạt 731.000 triệu đồng, năm 2007 con số này là 1.060.270 triệu đồng, vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2008, doanh thu du lịch tăng 7,85%, đạt 1.143.500 triệu đồng. Doanh thu du lịch ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của GDP du lịch luôn cao hơn rất nhiều so với GDP của tỉnh, vì vậy nên tỉ trọng này ngày càng tăng. Năm 1996 là 11,6%, đến năm 2005 là 28,5% và năm 2008 tỉ lệ này đạt 34,2%. Theo dự báo, tỉ lệ GDP du lịch trên tổng GDP toàn tỉnh đến năm 2010 tiếp tục tăng, đạt 38,5%. Theo số liệu điều tra, cơ cấu doanh thu của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại như sau: Doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng từ 25 - 30% tổng doanh thu; Doanh thu ăn uống chiếm tỷ lệ 15 - 20% tổng doanh thu; Dịch vụ vận chuyển chiếm khoảng 15 - 20% tổng doanh thu; Doanh thu từ bán hàng hoá lưu niệm chiếm khoảng 10 - 15%; Vui chơi giải trí chiếm 5 - 10% tổng doanh thu; Các dịch vụ khác chiếm 5% tổng doanh thu. 2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch 2.1.4.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Trong thời gian qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã thu được một số kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực như: - Về giao thông, triển khai các dự án đầu tư hệ thống giao thông đến các khu du lịch như đường phía Tây đầm Lập An; đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đường xuống Bãi Cả; hệ thống đường khu du lịch Lăng Cô; đường đô thị đoạn QL 1A qua Thành phố Huế; mở rộng cảng Chân Mây; đầu tư nâng cấp sân bay Phú Bài nhằm xây dựng thành cảng hàng không quốc tế; nâng cấp Ga Huế thành ga trung tâm của thành phố du lịch. - Về cấp điện, triển khai các dự án cấp điện như: Dự án cấp điện cho khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương; Dự án lưới điện khu du lịch Bạch Mã; Dự án di dời đường dây 110 KVA qua khu du lịch Lăng Cô - Về cấp nước, triển khai các dự án cấp nước gồm: dự án cấp nước cho Thành phố Huế, Phú Bài, Thị trấn A Lưới; Dự án cấp nước sạch cho khu tam giác Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương và một số dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước ở các huyện và khu đô thị khác. - Về hệ thống thoát nước và xử lý chất thải, tập trung vào các hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường ở các khu vực đô thị. Đến nay đã cơ bản hoàn thành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Thành phố Huế và một số khu vực đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nói trên đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư với những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế. 2.1.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật và sản phẩm du lịch Về dịch vụ lưu trú: Trong thời gian qua, ngành du lịch đã tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn để được xây dựng các cơ sở lưu trú, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, quy mô trên 100 phòng được triển khai nhanh chóng. Bên cạnh đó, hoạt động lưu trú phát triển mạnh cả về lượng và chất. Đến năm 2006 lần đầu tiên Thừa Thiên Huế có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Tính đến nay, toàn tỉnh có 113 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quản lý 134 cơ sở lưu trú với 4534 phòng, 8652 giường. Về dịch vụ lữ hành: Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế. Nhìn chung hoạt động lữ hành có nhiều tiến bộ, các đơn vị lữ hành quốc tế ngoài việc tập trung khai thác các thị trường truyền thống là Tây Âu, Bắc Mỹ, thời gian gần đây đã chuyển hướng khai thác mạnh thị trường các nước gần, khu vực đông bắc Á, các nước ASEAN. Đã tố chức điều tra nghiên cứu phát triển một số cụm điểm du lịch mới hay tổ chức Hội thảo phát triển các tour tuyến du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được tài nguyên du lịch nhằm xây dựng các chương trình du lịch mới. Về dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí: Đầu tư tổ chức thành công các kì Festival đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản vật thể và phi vật thể Huế đưa vào phục vụ du lịch vó hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều điểm vui chơi giải trí, các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân và cho du khách được xây dựng. Hệ thống các nhà hàng trên địa bàn có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao. 2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch 2.1.5.1. Dự báo nhu cầu lao động Du lịch là một ngành đang trên đà phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế. Những năm qua, nhu cầu lao động của ngành kinh tế này đã có những biến thiên tương đối tích cực.Dưới đây là những con số về nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2000 – 2005 cũng như phần dự báo cho năm 2010. Đơn vị tính: Nghìn người Chỉ tiêu Năm TTBQ 2000 - 2010 2000 2005 2010 Lao động trực tiếp 8.88 14.41 21.64 13.92% Lao động gián tiếp 19.54 31.70 47.61 13.92% Tổng cộng 28.42 46.11 69.25 13.92% 2.1.5.2. Thực trạng Lao động trong du lịch Thừa Thiên Huế năm 1995 đạt 1.600 lao động, năm 2000 đạt 2.650 lao động, năm 2005 đạt 5.000 lao động, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995 – 2005 đạt 12,07%/năm. Năm 2005, so với cả nước và khu vực miền trung - tây nguyên, lao động du lịch của Thừa Thiên Huế đạt 2,56% (cả nước) và 12,02% (khu vực Miền trung - tây nguyên). Năm 2007 số lượng lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế là 4.600 lao động tăng 400 người (9,52%) so với năm 2005. Ước tính năm 2008 số lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế là 5.100 người tăng 500 người (10,87%) so với năm 2007. Về chất lượng, lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế có khoảng 70% là lao động đã qua đào tạo với 30% đạt trình độ Đại học và cao đẳng, 20% được đào tạo bậc trung cấp. Đội ngũ lễ tân và hướng dẫn viên du lịch hầu hết được đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ lao động của Thừa Thiên Huế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển du lịch hiện nay. 2.1.6. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch Hệ thống kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế khá phát triển với số lượng lớn, đa dạng về các hình thức sở hữu như quốc doanh, vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân….; về loại hình tổ chức như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, hộ gia đình kinh doanh phần; đa dạng về loại hình dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, lữ hành… cho thấy, môi trường kinh doanh du lịch khá hấp dẫn. Năm 1996 toàn tỉnh mới có 61 doanh nghiệp du lịch, đến năm 2006, có 135 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể tập trung chủ yếu ở TP Huế và một số điểm du lịch khác trong tỉnh cho thấy sức hấp dẫn của hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.7. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thị trường được ngành du lịch quan tâm đúng mức, tuy vậy hoạt động này chủ yếu được thực hiện từ nội lực của các doanh nghiệp. Việc quảng bá điểm đến thuộc trách nhiệm của Sở Du lịch, nhưng việc này chưa được thực hiện tốt. Một số ấn phẩm tuyên truyền quảng bá giới thiệu về tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của địa phương đã được xây dựng; xúc tiến triển khai dự án xây dựng trung tâm thông tin và cổng thông tin điện tử của ngành. Việc tuyên truyền tại chỗ, tại các cửa khẩu quốc tế, nhất là tại sân bay Phú Bài chưa duy trì thường xuyên, chủ yếu được triển khai theo từng đợt cao điểm như các kỳ Festival, các sự kiện lớn nhằm tập trung cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn về các dịch vụ phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách. Bằng kinh phí của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, chuyên mục "Ống kính du lịch" được duy trì thường xuyên trên HTVT nên cũng đã góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân và có tác dụng tuyên truyền quảng bá tốt. Trong khuôn khổ hợp tác du lịch với các địa phương lân cận, ngành du lịch cũng đã phối hợp đón các đoàn Famtour gồm đại diện các hãng lữ hành, hãng hàng không và các nhà báo quốc tế để tuyên truyền ra các thị trường quốc tế trọng điểm. Về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các dịch vụ khác do được các doanh nghiệp nhận thức cao về tầm quan trọng và hiệu quả thiết thực của CNTT trong lĩnh vực kinh doanh, nên nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho công tác này. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá tuyên truyền cho hình ảnh của du lịch Thừa Thiên Huế chưa thực sự có tính chuyên nghiệp, chủ yếu tiến hành tập trung trong dịp festival Huế; ngân sách cho các hoạt động quảng bá tuyên truyền còn thấp; các phương tiện quảng bá tuyên truyền như Website, ấn phẩm quảng bá… chất lượng chưa cao, hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động, chưa khai thác được các thị trường mới do đó hiệu quả tuyên truyền, quảng bá chưa cao cần được đẩy mạnh hơn đặc biệt chú trọng một số thị trường quốc tế có vai trò quan trọng đối với du lịch Thừa Thiên Huế như Pháp, Nhật Bản, Mỹ… 2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. DLST là một bộ phận của du lịch ở Thừa Thiên Huế Đã từ lâu, Thừa Thiên Huế được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm 1993, quần thể di tích triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của thế giới. Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc cung đình Huế được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới do UNESCO công nhận. Với hai di sản này, Thừa Thiên Huế thực sự trở thành một địa danh du lịch được du khách khắp nơi trên cả nước và trên thế giới biết đến. Dựa vào những số liệu về khách du lịch và doanh thu đã phân tích ở phần trước, có thể thấy lượng khách đến Huế ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vậy điều gì đã hấp dẫn du khách đến vậy? Đến với Thừa Thiên Huế, ngoài những di tích văn hóa, lịch sử có từ hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn, tìm hiểu và khám phá một thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú và đầy bí ẩn. Rừng Quốc gia Bạch Mã với hệ sinh thái đa dạng bậc nhất Đông Nam Á hiện nay giúp du khách thỏa sức thưởng ngoạn những tuyệt tác của thiên nhiên tạo ra, hay hòa mình vào cuộc sống của tự nhiên, khám phá những điều kì thú của tự nhiên. Không chỉ dừng lại ở Bạch Mã, du khách có thể xuôi xuống chân núi, biển Lăng Cô xanh ngắt tuyệt đẹp luôn là sự lựa chọn sáng suốt, là điểm dừng chân đúng đắn sau những chuyến leo núi vất vả. Và cả những con suối nước ngọt như Suối Voi, Nhị Hồ… đều đang thu hút được nhiều khách du lịch. Đó là những điểm du lịch sinh thái đang phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế. 2.2.1.2. Tiềm năng DLST ở Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng Những địa danh như vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối Voi, Nhị Hồ… là những điểm du lịch sinh thái thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và trên thế giới. Với những đặc điểm sinh thái vốn có độc đáo của mình, những điểm DLST này đã và đang tạo nên một hình ảnh du lịch ấn tượng cho du khách. Đây cũng là những điểm DLST mang lại nhiều doanh thu nhất cho tỉnh hiện nay. Bên cạnh những điểm du lịch vốn có, DLST ở Thừa Thiên Huế còn được hứa hẹn với nhiều điểm du lịch hấp dẫn trải đều trên tất cả các huyện lỵ của tỉnh với nhiều đặc điểm và hình thức khác nhau. Có thể điểm qua một số tour, tuyến du lịch đã được hình thành, đưa vào dự án như: hệ thống nhà vườn cổ, du thuyền trên sông Hương, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai… Hay những địa điểm mà chưa được một nhà đầu tư nào để mắt đến như Khu sinh thái Rú Trá ở Hương Phong huyện Hương Trà, hay Tràm Chim, thác A Đon ở Phong Điền… Tất cả tạo nên tiềm năng cho DLST ở Thừa Thiên Huế. 2.2.1.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế còn kém và chưa tương xứng với tiềm năng Nếu như hỏi một du khách không phải là người bản địa về những địa điểm DLST ở Huế, cái tên được nhắc đến đầu tiên chỉ có thể là Vườn Quốc gia Bạch Mã, và rải rác một số cái tên như Suối Voi, Nhị Hồ. Những địa danh khác như Phú Mộng, Kim Long hay A Đon, núi Túy Vân… hoàn toàn không nằm trong trí nhớ của du khách. Thực tế, dựa vào cơ cấu doanh thu từ DLST, ta có thể thấy, Vườn Quốc gia Bạch Mã chiếm hơn 80% doanh thu, 16% là của cụm du lịch Suối Voi, Nhị Hồ; chỉ còn lại một phần rất nhỏ 4% là từ các địa điểm du lịch còn lại. Như vậy, trong doanh thu ít ỏi của DLST ở đây, nổi rõ nhất là các địa điểm đã được nhiều khách du lịch biết đến. Còn với những điểm du lịch tiềm năng, doanh thu rất nhỏ lẻ, manh mún nếu như không muốn nói là gần bằng không. Bởi vậy, phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết, giúp tỉnh phát triển được tiềm năng du lịch của mình, mang lại những lợi ích không nhỏ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 2.1.1.1. Bối cảnh chung Thuộc khu vực miền Trung, Thừa Thiên Huế mang những đặc trưng địa hình và khí hậu của khu vực này. Địa hình ở đây khá dốc với dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, xuôi dần về phía Đông là những dải đồng bằng nhỏ hẹp và khu vực đầm phá Tam Giang khá rộng lớn. Khí hậu nóng ẩm vào mùa hè và mưa nhiều vào mùa đông. Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, mang tính chất của nhiều địa hình khác nhau của vùng khí hậu xích đạo. Thừa Thiên Huế được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Đó là quần thể Di tích triều Nguyễn, Nhã Nhạc cung đình, hệ thống chùa chiền đình miếu, những di tích lịch sử mang gía trị tinh thần to lớn và cả những tài nguyên DLST. Có lẽ chính vì vậy nên du lịch là một ngành mũi nhọn của tỉnh, góp phần rất lớn vào giá trị sản xuất hàng năm của tỉnh. Du lịch đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp tư nhân. Trong tương lai, du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Thừa Thiên Huế sẽ phát triển vững mạnh. Với vị trí là một cố đô của Việt Nam, Thừa Thiên Huế còn được biết đến như là nơi quy tụ giao thoa của nhiều nét văn hóa truyền thống và hiện đại. Mười ba triểu vua nhà Nguyễn đã lưu lại cho nơi đây những thuần phong mỹ tục của chốn kinh thành xưa. Chính vì vậy Huế chính là nơi nuôi dưỡng biết bao nhân tài thơ văn cũng như nghệ sĩ cho đất nước. Có thể kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Chí Thanh hay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc cũng như bản sắc của một cố đô. Nằm trên trục đường giao thông chính Bắc – Nam, có quốc lộ 1A và đường Sắt chạy qua, giao thông ở Thừa Thiên Huế khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, sân bay Quốc tế Phú Bài cũng góp phần không nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh trong nước cũng như các địa điểm trên thế giới cho khách du lịch. Ngoài ra tỉnh cũng đã được lắp đặt đầy đủ các hạng mục thông tin liên lạc có thể đáp ứng nhu cầu về phát triển du lịch. Về cơ sở vật chất phát triển du lịch, toàn tỉnh đã có 271 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số hơn 11.000 phòng, có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch. 2.2.2.2. Vị trí địa lý Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, cực nam của khu vực Bắc miền Trung. Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Tây giáp nước bạn Lào và phía Đông giáp biển, tỉnh nằm trên trục đường Bắc Nam của cả nước, có Quốc lộ 1A cũng như đường tàu thống nhất chạy qua. Tỉnh có diện tích hơn 5.000 km2 với 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. 2.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Thừa Thiên Huế là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng nổi tiếng, từ lâu đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong số đó có thể kế đến vườn Quốc gia Bạch Mã, biển Lăng Cô, Suối Voi, thác Nhị Hồ. Ngoài ra, hệ thống hàng trăm nhà vườn cổ xưa, hay những hoạt động du thuyền ngắm cảnh trên sông Hương cũng có sự thu hút đặc biệt đối với du khách Tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái ở Thừa Thiên Huế có những đặc trưng rất riêng, nó ảnh hưởng khá lớn đến phát triển DLST: - Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Thừa Thiên Huế không chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần túy mà còn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. - Các tài nguyên sinh thái luôn gắn quyện với các giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh nói chung cũng như của cộng đồng dân cư bản địa nói riêng. - Một số tài nguyên nằm xen lẫn trong khu sinh sống của người dân tộc thiểu số, gắn với cuộc sống hàng ngày của họ. Nên phải đảm bảo phát triển DLST mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân này. - Các điểm tài nguyên trên địa bàn tỉnh có mật độ tương đối dày đặc nhưng các giá trị của nó không mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm DLST lại với nhau thành 1 tuyến du lịch hợp lý và hấp dẫn. - Các điểm tài nguyên cũng đồng thời nằm xen lẫn với các điểm du lịch văn hóa, lịch sử… Việc hình thành nên những tour tuyến du lịch kết hợp giữa các loại hình du lịch là một điều cần thiết. 2.2.2.4. Tài nguyên nhân văn Hệ thống di tích lịch sử có giá trị phục vụ du lịch: Nổi bật nhất là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Chămpa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra còn có 34 di tích có giá trị đặc biệt quan trọng, cần được tập trung bảo vệ. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh. Các lễ hội đặc sắc, giàu truyền thống: các lễ hội ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, lễ hội ở Huế còn mang nét đặc trưng của vùng biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ỏ Thừa Thiên Huế là Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ Thánh mẫu Pogana diễn ra vào tiết thanh minh, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… Bên cạnh lễ hội dân gian, các lễ hội cung đình như Tế Nam Giao, Lễ Đại triều, Lễ Đăng quang cũng là một nét đặc sắc của tỉnh thu hút nhiều khách du lịch. Nghệ thuật truyền thống: Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Ta có thể tìm thấy ở nơi đâ vẻ sang trọng, kiêu sa của âm nhạc cung đình như giac nhạc, lễ nhạc, tế nhạc… hay nét bình dị, mộc mạc mà sâu lắng của các làn điệu dân ca. Các làn điệu dân ca Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn như không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hò như Mái nhì, Mái đẩy, hò nện, hò giã gạo, giã vôi…, các điệu Lý như Lý Con sáo, Lý Hoài Xuân, Lý Hoài Nam, lý Tình Tang… mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay đến Huế. Nghệ thuật ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là trong giai đoạn Huế đóng vai trò là kinh đô của triều nhà Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực xứ Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình vừa mang phong cách bình dị, dân dã nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn thể hiện sự khéo léo của con người nơi đây. Các làng nghề truyền thống: làng nghề và nghề thủ công truyền thống ở Huế vốn có từ lâu đời, hình thành từ những nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện, nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc, làng nghê Sơn Son Tiên Nộn… 2.2.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội Về kinh tế Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của Việt Nam, Thừa Thiên Huế cũng đã có những bước tiến vững chắc, đưa nền kinh tế của tỉnh lên một tầm cao mới, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung. Trong những năm vừa qua, Thừa Thiên Huế đạt tăng trưởng khá, giữ được ở mức hai con số. Thậm chí, năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh suy thoái chung nhưng tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 10,03% và là một trong những tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất trong cả nước. Cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và chất lượng được nâng cao về nhiều mặt. Thừa Thiên Huế đồng thời cũng là điểm đến tại Việt Nam của Hành lang kinh tế Đông Tây, đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Với vị trí đặc biệt quan trọng này, tương lai nền kinh tế của tỉnh hứa hẹn có nhiều bước tiến quan trọng. Hàng loạt khu công nghiệp nhỏ và vừa đang được đầu tư và triển khai. Có thế kể đến khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền… Với những lợi thế như vậy, Thừa Thiên Huế sẽ là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng của tỉnh. Về xã hội - Điều kiện dân số và lao động: Dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000 là gần 1.000.000 người, năm 2005 là 1.135.000 người, năm 2008 ước tính là… Mật độ trung bình là hơn 200 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2000 – 2008 đạt 1,26%/ năm. Toàn tỉnh có khoảng 700.000 người có khả năng lao động và gần 550.000 người đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới. - Dân tộc: Ngoài dân tộc Kinh, Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Phong tục, lối sống, sinh hoạt văn hóa truyền thống như trang phục, đồ trang sức, âm nhạc, ẩm thực… là những đặc thù hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch. 2.2.2.6. Điều kiện giao thông và thông tin liên lạc Thừa Thiên Huế có quốc lộ 1A cũng như tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Đây là một điều rất thuận lợi cho giao thông vận tải trong tỉnh cũng như với các tỉnh bạn. Tuyến giao thông này nối liền các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy và thành phố Huế. Ngoài ra, hệ thống các tuyến đường giao thông nội tỉnh cũng đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong toàn tỉnh. Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Phú Bài với công suất hàng ngàn lượt người một ngày cũng góp phần không nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách từ các địa điểm trong cả nước và trên thế giới đối với Thừa Thiên Huế. Với một bưu điện trung tâm và hàng trăm bưu điện lớn nhở ở cơ sở làm cho mạng lưới thông tin liên lạc ở Thừa Thiên Huế luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu phức tạp hay cấp bách nhất. Số lượng điện thoại cố định trên toàn tỉnh năm 2008 là 420.000. Thừa Thiên Huế cũng là thị trường hấp dẫn cho các công ty dịch vụ viễn thông như VNPT, Viettel, EVN Telecom… Hiện nay trên địa bàn tỉnh các trung tâm giao dịch, các văn phòng đại diện của các công ty viễn thông trên có mặt trên toàn tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. 2.2.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 2.2.3.1. Khách du lịch a, Số lượng khách du lịch Như đã phân tích ở trên, DLST là một bộ phận của du lịch ở Thừa Thiên Huế. Du khách đến với DLST chủ yếu qua các tour, tuyến kết hợp với các loại hình du lịch văn hóa và lịch sử. Đó là sự kéo dài, mở rộng của các tour, tuyến nổi tiếng và quen thuộc với du khách. Vì thế lượng khách đến với DLST ở đây không nhiều, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng khách đến Huế. Năm 2000, lượng khách DLST đến Thừa Thiên Huế là gần 45.000, chiếm 9,6% tổng lượng khách du lịch. Đây là một con số khiêm tốn, còn kém xa so với tiềm năng, thực trạng DLST mà tỉnh đang có. Năm 2005, lượng khách tăng lên đáng kể, đạt 147.000 lượt người, tăng gấp 4 so với năm 2000, chiếm 14% so với lượng khách toàn tỉnh. Có thể nói, lượng khách DLST đã có những bước tiến đáng kể, tăng nhanh về cả số lượng lẫn tỉ lệ so với tổng lượng khách du lịch đến Huế. Điều này có được là nhờ sự động viên, quan tâm của các cấp chính quyền, cũng như công tác xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp và địa phương tại địa điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC
Tài liệu liên quan