Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động VMS – Mobifone

MỤC LỤC

MỤC LỤC .1

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẤU 6

PHẦN II: NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 8

I. Tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 8

1. Khái quát về phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng. 8

2. Vai trò của việc phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 19 II. Nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp Viễn thông 19

1. Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh. 19

2. Tổ chức thực hiện chiến lược 24

3. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược 26

III. Các vấn đề ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp Viễn thông 27

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS - MOBIFONE 31

I. Khái quát về Công ty thông tin di động VMS - Mobifone 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31

2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức và các mối quan hệ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh 34

3. Kết quả kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS – Mobifone trong những năm gần đây 40

II. Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty thông tin di động VMS - Mobifone 57

1. Những nguồn lực cho phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 57 2. Tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty thông tin di động VMS - Mobifone 60

3. Các hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 70

4. Sức cạnh tranh của các dịch vụ giá trị gia tăng của Mobifone trên thị trường 80

III. Đánh giá chung về phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động VMS - Mobifone 82

1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 82

2. Những tồn tại và nguyên nhân 83

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS - MOBIFONE 86

I. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 86

1. Định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và Bộ Thông tin truyền thông 86

2. Các dự báo về thị trường Viễn thông di động 90

3. Mục tiêu của Công ty trong nhứng năm sắp tới 92

II. Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 93

1. Giải pháp về chiến lược kinh doanh 93

2. Giải pháp liên quan đến Marketing 96

III. Một số kiến nghị với nhà nước 100

PHẦN III. KẾT LUẬN 102

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động VMS – Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâu dài của Công ty đòi hỏi vừa phải có cơ chế pháp lý vừa có hướng đi chiến lược của mình như xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường. 3.3. Hệ thống phân phối. Thông tin di động là một ngành kinh tế đặc biệt đóng vai trò là kết cấu hạ tầng của xã hội nên hệ thống kênh phân phối có những đặc điểm chung và có những đặc điểm đặc thù của ngành. Mạng lưới kênh phân phối mang tính đa dạng, linh hoạt và rộng khắp - phạm vi luân chuyển dịch vụ rộng khắp, khách hàng - người sử dụng dịch vụ cũng tham gia và quá trình cung cấp dịch vụ và sử dụng nó. Vì tính rộng khắp và nhiều tầng của kênh phân phối dẫn đến tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn về lợi ích vật chất giữa các thành viên kênh do đó cần có chính sách khuyến khích các thành viên. Thêm một đặc điểm nữa là đặc thù một ngành dịch vụ có tính công nghệ cao nên cần quan tâm đến việc đào tạo cho các thành viên trong kênh để phục vụ khách hàng tốt nhất. Hiện nay, MobiFone đã có hệ thống phân phối ở 64/64 tỉnh thành. Quá trình cung cấp dịch vụ thông tin di động diễn ra trên 2 phương diện chính là cung cấp dịch vụ hoà mạng và bán thẻ cào cho dịch vụ trả trước. Với công tác phát triển thuê bao thì tính chất nghiệp vụ phức tạp hơn và đòi hỏi sự chuyên sâu hơn do đó Công ty thiết lập hệ thống kênh trực tiếp là các cửa hàng, đội bán hàng trực tiếp và đại lý ủy quyền hợp pháp trực tiếp bán dịch vụ cho khách hàng. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường tính từ năm 2004, Công ty đã phát triển thêm hình thức đại lý chuyên MobiFone, tức là ký kết hợp đồng đại lý với một đối tác độc lập với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng trả sau và chủ trương xã hội hoá kênh phân phối của ngành Bưu điện. Đối với sản phẩm thẻ cào mang tính sản phẩm rõ rệt thì sử dụng các kênh phân phối dài với nhiều nhà phân phối và đại lý trung gian. Bao gồm hình thức tổng đại lý cung cấp thẻ cào. Tổng đại lý này sẽ cung cấp cho các đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3…để đảm bảo chính sách hoa hồng hợp lý. Hình thức thứ 2 là cung cấp mã thẻ trả trước mà không phải dạng thẻ cào. Trong hình thức này có hình thức MobiEZ và một số hình thức mới như máy nạp tiền, máy bán hàng tự động hoặc qua các thẻ ATM. Trong đó năm 2005, Công ty đã đưa ra hình thức bán hàng không dùng thẻ MobiEZ là hình thức bắn tiền từ máy điện thoại có sim EZ sang các máy người tiêu dùng. Với hình thức này sẽ không mất chi phí vận chuyển lưu kho cho các thẻ cào và khách hàng có thể nạp tiền với mệnh giá từ thấp đến cao như 10.000 đồng. Hết năm 2005 Công ty có 11.000 điểm bán hàng MobiEZ với doanh số bán hàng trên 2 tỷ đồng/ngày. Năm 2007, Công ty có 236 đại lý MobiEZ, 29.000 điểm bán lẻ. Số liền nạp bình quân ngày qua dịch vụ bán hàng này là 3,8 tỷ đồng/ngày. Phòng bán hàng Cửa hàng chi nhánh Đại lý chuyên Mobifone Tổng đại lý phân phối thẻ cào Phân phối mã thẻ trả trước Đại lý bán bộ trọn gói Đại lý cấp I Đại lý cấp II Đại lý cấp III MobiEZ Hình thức mới Máy bán hàng Máy nạp tiền Qua thẻ ATM Khách hàng Đội bán hàng trực tiếp Hình 7: Sơ đồ mạng lưới kênh phân phối của Công ty VMS - Mobifone 3.4. Các dịch vụ khách hàng. Công tác chăm sóc khách hàng được Mobifone được thực hiện thống nhất trên toàn Công ty theo các quy trình và tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Phương châm phục vụ khách hàng được cụ thể hoá trong “8 cam kết phục vụ khách hàng” nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Liên tục tổ chức những đợt tập huấn cho các trung tâm, đại lý, đội bán hàng về phục vụ khách hàng Các chương trình duy trì, chăm sóc khách hàng như tặng quà nhân ngày sinh nhật, tặng quà khách hàng lâu năm, thay sim miễn phí, ưu đãi khi nạp thẻ, tổ chức các sự kiện để kết nối khách hàng và doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị khách hàng… được duy trì và triển khai rộng rãi. Theo số liệu điều tra năm 2007 vừa qua, tỷ lệ sai sót trong tính cước là 0%. Mobifone còn đứng đầu về dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây: 98,04% (Tiêu chuẩn của ngành lớn hơn 80%). Trong năm vừa qua MobiFone cũng đưa ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng mới như “Kết nối dài lâu”, “Kết nối bạn bè”, “Cả nhà đều vui”, “Gìn giữ sự hài lòng”, “Mừng xuân mới”. Dựa trên các tiêu chí trên năm 2007 Mobifone được trao giải mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất trong lễ trao giải “Vietnam Mobile Awards”. Ngoài ra Mobifone còn cung cấp khoảng 40 dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ khách hàng bao gồm: Dịch vụ gửi tin nhắn SMS trong nước và Quốc tế, hộp thư thoại, sổ địa chỉ, thư điện tử, lịch làm việc, thư viện ảnh cá nhân, sử dụng GPRS, WAP (có thể truy cập thông tin trên mạng Internet, gửi và nhận e-mail, nhiều dịch vụ khác như bản tin, tỷ giá hối đoái, thông tin thể thao, giải trí…), dịch vụ chuyển vùng Quốc tế, MobiChat, MobiInfo, MobiFun và MobiFunLive (tải nhạc chuông, hình ảnh, logo)… Đây cũng là một trong những yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của MobiFone trên thị trường. 3.5.Chất lượng đường truyền, trình độ kỹ thuật. Do tính đặc thù của ngành là cung cấp dịch vụ thông tin di động nên yếu tố về mặt kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, nhanh chóng, khách hàng dễ dàng sử dụng các dịch vụ gia tăng một cách dễ dàng. Hiện nay công nghệ mà VMS đang sử dụng là công nghệ GSM 900Hz. GSM là tiêu chuẩn toàn cầu về thông tin di động thế hệ thứ 2(2G), về phương diện số lượng thuê bao và phủ sóng. GSM là hệ thống truy cập kênh theo thời gian. Mạng GSM ra đời từ năm 1990 đến nay, đã có trên 2,5 tỷ thuê bao ở 218 Quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm 85% là sử dụng mạng GSM. GSM mang lại chất lượng cuộc gọi rất cao và khả năng nghe trộm là không thể có do thông tin được mã hoá trược khi truyền đi. Đồng thời, mạng cũng có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Cấu tạo hệ thống GSM bao gồm một số thiết bị cơ bản mà số lượng của nó liên quan mật thiết đến vùng phủ sóng: Các tổng đài (MSC), điều khiển trạm gốc (BSC) và trạm thu phát gốc (BTS). Với sự phát triển không ngừng của công nghệ viễn thông đã tạo ra khả năng và triển vọng lớn cho viễn thông di động, người sử dụng có mong muốn ngày càng có thêm nhiều dịch vụ mới như khả năng truy cập Internet, truyền file, gửi thư điện tử…được gọi là thông tin di động thế hệ (3G – Thirth Generation). Đây là xu hướng tất yếu buộc hệ thống thông tin di động hiện nay phải nhanh chóng cải tiến và thay đổi phù hợp. Trong 5 năm vừa qua VMS- MobiFone đã có những bước tiến trong đầu tư về mặt công nghệ nhằm phục vụ khách hàng rộng khắp và với chất lượng tốt nhất, liên tục mở rộng mạng lưới, các tổng đài (MSC), điều khiển trạm gốc (BSC) và trạm thu phát gốc (BTS). Bảng 2: Số lượng trạm thu phát sóng của Công ty VMS- Mobifone Đơn vị tính: trạm Chỉ tiêu Luỹ kế năm 2003 2004 2005 2006 2007 Luỹ kế Số lượng MSC 7 0 3 5 8 23 Dung lượngMSC 1.600.000 150.000 2.000.000 4.500.000 3.000.000 11.250.000 số lượng BSC 15 6 16 23 52 112 Số lượng BTS 753 260 318 1169 4.500 7000 (Nguồn trích dẫn: Số liệu phòng điều hành hệ thống) Việc đảm bảo chất lượng cuộc gọi là ưu tiên quan trọng trong chiến lược cạnh tranh về chất lượng của Mobifone. Tỷ lệ rớt mạch vô tuyến ở mức thấp và tỷ lệ thiết lập cuộc gọi luôn ở mức cao nhất so với các mạng trên thị trường hiện tại. Bảng 3: Thể hiện chất lượng kỹ thuật mạng lưới dịch vụ di động của Công ty VMS –Mobifone Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Rớt mạch vô tuyến 1,12% 1,13% 1,01% 0,98% 0,38% Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi 98,09% 96,42% 97,14% 96,78% 98,81% ( Nguồn trích dẫn: Số liệu phòng Điều hành hệ thống) Hạ tầng viễn thông của Việt Nam hiện nay với 6 nhà cung cấp dịch vụ phát triển theo 2 hạ tầng công nghệ khác biệt là GSM và CDMA. Mobifone phát triển theo hạ tầng công nghệ GSM. Tuy nhiên, cả 2 dạng này đều tiến đến mạng thế hệ thứ 3G, nhưng buộc phải qua bước chuyển tiếp. Đối với các nhà cung cấp GSM , đầu tiên sẽ phát triển từ GSM (2G) sau đó ứng dụng GSM (2,5G) với dịch vụ vô tuyến gọi chung (GPRS) rồi tiến đến EDGE (đây là một bước chuyển tiếp, cũng có thể coi là một phiên bản của 3G) và sau đó là 3G với chuẩn WCDMA. Mobifone đang trong giai đoạn chuyển sang giai đoạn 3G. Trong lộ trình chuyển sang công nghệ Mobifone đang có những động thái rõ ràng. Khởi đầu là việc Mobifone phối hợp cùng Ericsson thực hiện thành công trình diễn công nghệ 3G vào đầu năm 2004 tại triển lãm Vietnam Telecom. Vấn đề quan trọng hiện nay là xin cấp giấy phép 3G song song với việc phân bổ băng tầng tương ứng với tốc độ truyền dữ liệu cao. Mobifone là mạng điện thoại di động đầu tiên áp dụng công nghệ mới AMR (Adaptive multi rate) và EFR (Enhance full rate) để tăng chất lượng thoại. Mobifone đã đứng vị trí thứ nhất về kết quả đo kiểm chất lượng mạng di động do Cục Quản lý chất lượng Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin công bố năm 2007. Năm 2007 đánh dấu sự đột phá của MobiFone trong phát triển mạng lưới với 4500 trạm thu phát sóng, nâng tổng số trạm trên toàn Quốc lên 7000 trạm. Mobifone đang nâng cấp dung lượng phát sóng lên gấp 3 lần đạt 60000 máy thu phát sóng. Cũng cuối năm 2007 vừa qua, MobiFone tung ra thị trường sản phẩm thẻ SuperSim có bộ nhớ 128K. Loại Sim này có khả năng lưu 750 số điện thoại với danh bạ được chia làm 3 danh bạ nhỏ. Ngoài ra SuperSim còn được cài sẵn các dịch vụ thông tin bằng tin nhắn như chứng khoán, kết quả xổ số, kết quả bóng đá, giải trí, điểm đặt máy ATM, tư vấn, giá cả thị trường. Đầu năm 2008 MobiFone sẽ cung cấp dịch vụ EDGE tốc độ 384kb/s ( Truyền dữ liệu tốc độ cao trên mạng di động) trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương ADSL, giúp khách hàng có thể truy cập Internet, xem tivi, tải nhạc MP3, chơi game cũng như ứng dụng khác trên nền IP. Song song đó, dịch vụ GPRS (chuyển mạch gói) cũng sẽ được MobiFone triển khai ra toàn Quốc với dung lượng đáp ứng 2,8 triệu khách hàng sử dụng cùng một thời điểm. Dự kiến trong năm 2008, công nghệ mới, dịch vụ mới sẽ được Công ty triển khai ứng dụng : NGN Core, EDGE và UMTS IMT 2000 và các công nghệ hỗ trợ tốc độ cao trên mạngdi động như HSDPA. Dự kiến năm 2008, mạng Mobifone sẽ có thêm 7.800 trạm, nâng tổng số trạm lên 13.700 trạm vào cuối năm. 3.6. Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, PR và xây dựng thương hiệu. Là mạng di động đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam, Mobifone có những lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu với uy tín lâu năm trong lòng khách hàng. Mobifone đã hội tụ được số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu thông qua việc xây dựng một thương hiệu chất lượng và đẳng cấp bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ gia tăng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và PR liên tục được doanh nghiệp đầu tư nhằm xây dựng hình ảnh Mobifone trong lòng khách hàng, xây dựng uy tín và đẳng cấp thương hiệu. Mới đây Công ty đã thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới, hiện đại hơn và xứng đáng với sự phát triển của Mobifone trong giai đoạn mới. Cùng với nhận diện thương hiệu mới, trang Web của Mobifone cũng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ. Các chương trình quảng cáo diễn ra trên nhiều kênh thông tin như truyền hình, báo chí, panô, apphic, banner, trên Internet. Mobifone đã đầu tư kinh phí để có mặt trên trang nhất của Google và trên Yahoo Messenger. Với mục tiêu chiến lược là mạng di động chất lượng và có uy tín nhất trên thị trường, khẳng định được thương hiệu hàng đầu, Mobifone không thực hiện các chiến dịch khuyến mại rầm rộ như nhiều mạng di động khách. Tuy nhiên, các chiến dịch khuyến mại cũng được Công ty đưa ra để mở rộng thị phần và ưu đãi cho các khách hàng của mình nhân các ngày lễ lớn và những dịp đặc biệt như giảm giá cước, tặng tiền trong tài khoản, miễn phí hoà mạng, chương trình may mắn với những giải thưởng có giá trị như “Mỗi ngày một sim vàng” cho thuê bao trả sau, “Rộn ràng xuân mới với lộc Mobifone” và các chương trình khuyến mại như tăng tiền vào tài khoán cho thuê bao trả trước, miễn phí hoà mạng… Bên cạnh đó, các hoạt động PR rất được Công ty chú trọng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Công ty và các vấn đề xã hội cũng như tạo ra sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu như tổ chức các hội nghị khách hàng, tổ chức các sự kiện, tài trợ cho các hoạt động xã hội …Năm 2006, Mobifone và đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV kết hợp tổ chức game trực tuyến, là nhà tài trợ độc quyền cuộc tuần hành “Tự hào Việt Nam – Thành viên WTO”. Mobifone cũng là đơn vị dẫn đầu trong các hoạt động xã hội như ủng hộ 55 sim đẹp để đấu giá ủng hộ nạn nhân bão Xangsane, là nhà tài trợ chính cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ” và tài trợ cho những hoạt động tiếp thị hình ảnh Quốc gia như “Tiếp thị hình ảnh Việt Nam” Năm 2007 vừa qua, Mobifone đã tổ chức các sự kiện như: Ra mắt câu lạc bộ GenQ dành riêng cho khách hàng tuổi Teen, câu lạc bộ sẽ tổ chức các hoạt động chuyên môn dịch vụ viễn thông đến các hoạt động giải trí ngoài trời vào các dịp lễ lớn hàng năm, Tổ chức giải “Mobifonegolf” quy tụ 100 người chơi golf là khách hàng VIP thân thiết, tổ chức các đêm nhạc trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như chương trình “Rockstorm” cho các khách hàng của mình… 3.7. Doanh thu và báo cáo tài chính. VMS – Mobifone là doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, là một trong những Công ty dọc trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty VMS: Trong giai đoạn đầu từ 30/06/1995, vốn đầu tư chủ yếu của Công ty do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cấp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về thông tin di động ngày càng tăng và mở rộng quy mô kinh doanh, ngày 02/06/1994, Công ty đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với CIV ( Comvik International Vietnam AB) Thụy Điển viết tắt là BCC (Business Cooperation Contract) với thời hạn hiệu lực của hợp đồng là 10 năm kể từ ngày cấp phép. Theo hợp đồng này bên nước ngoài đóng góp 127 triệu USD (vốn CIV), bên Việt Nam đóng góp 60 triệu USD ( vốn VMS). Phía bạn chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ trang thiết bị mạng lưới, các thiết bị và công cụ phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, cố vấn và đào tạo nghiệp vụ. Phía Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp nhà trạm, đường truyền dẫn, nhân lực, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh tỷ lệ lợi nhuận phân chia là 50/50. Sau khi thanh lý hợp đồng toàn bộ tài sản trang thiết bị sẽ thuộc về VMS. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty trích một phần lợi nhuận vào hoạt động tái sản xuất kinh doanh. Công ty có các nguồn vốn: Vốn tập trung (gồm vốn tái đầu tư và vốn BCC) và vốn phân cấp (vốn tái đầu tư và vốn BCC). Ngày 18/05/2005, hợp đồng với đối tác CIV chấm dứt. Số vốn CIV đầu tư vào mạng lưới tính đến thời điểm kết thúc là 209,5 triệu USD. Hợp đồng đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của toàn Công ty về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm, tư vấn kinh doanh, đào tạo nhân lực… Trong những năm vừa qua Công ty luôn giữ mức lợi nhuận cao, tăng trưởng rất nhanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước. Bảng 4: Tổng kết tình hình doanh thu và hoạt động tài chính của Công ty VMS – Mobifone Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (triệu đồng) 3.122.000 4.520.000 6.300.000 9.300.000 13.000.000 Tốc độ tăng so với năm trước - 144,78% 139,38% 147,62% 139,78% Chi phí (triệu đồng) 2.122.000 3.320.000 3.400.000 4.800.000 6.700.000 Lợi nhuận (triệu đồng) 1.000.000 1.200.000 2.900.000 4.500.000 6.300.000 Tốc độ tăng so với năm trước - 120% 241,67% 155,71% 140% Nộp NSNN (triệu đồng) 700.000 630.000 1.100.000 2.000.000 2.300.000 Tốc độ tăng - 90% 174,6% 181,81% 115% ( Nguồn trích dẫn: báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty VMS – Mobifone) Biểu 3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về doanh thu từ năm 2003 – 2007 của Công ty VMS – Mobifone. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng doanh thu của Công ty khá nhanh và ổn định. Duy trì mức lợi nhuận cao và đảm bảo đóng góp hiệu quả vào ngân sách Nhà nước. Công ty vẫn trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nên một phần doanh thu là thu hộ Tập đoàn. Về mặt chi phí chủ yếu đầu tư cho phát triển mạng lưới kỹ thuật, hệ thống kênh phân phối, các cửa hàng, đại lý, các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và PR, các chi phí về quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty đang hoàn tất các thủ tục để tiến hành cổ phần hoá và bán cổ phiếu ra công chúng nhằm thu hút nguồn vốn, mở rộng kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Công ty đang trong quá trình tìm kiếm đối tác tư vấn cổ phần và định giá tài sản của Công ty. Dự kiến trong năm 2008, Mobifone sẽ hoàn tất việc cổ phần hoá. Một số mạng di động nước ngoài như Vodafone, France Telecom đang có tham vọng trở thành đối tác chiến lược thông qua việc mua cổ phần của Mobifone khi Công ty này được cổ phần hoá. II. Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của công ty Thông tin di động VMS – Mobifone. 1. Những nguồn lực cho phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng ở Công ty thông tin di động VMS - Mobifone Bộ phận trực tiếp quản lý và phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty là phòng Giá cước - tiếp thị. Phòng gồm 14 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 12 người là chuyên viên và nhân viên chịu trách nhiệm về Quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, PR, chuyển vùng quốc tế, quản lý và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. Riêng mảng dịch vụ giá trị gia tăng có 5 nhân viên chịu trách nhiệm chính. Phòng còn lập ra một nhóm “Sáng tạo” nhằm đề xuất và đưa ra các giải pháp, tham mưu cho lãnh đạo nhằm phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. Tất cả lãnh đạo và nhân viên trong phòng đều tốt nghiệp các trường Đại học chuyên ngành ngành kinh tế, đã học cao học trong nước và nước ngoài. Với một đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động và cũng đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thông tin di động thực sự là một điểm mạnh của VMS – Mobifone. Bên cạnh đó, việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng đòi hỏi phải liên kết với nhiều nhà cung ứng dịch vụ và giải pháp khác nên phòng thường xuyên có các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia vào các hoạt động quản lý và tư vấn phát triển kinh doanh. Bộ phận chuyên trách về dịch vụ giá trị gia tăng nói riêng và phòng giá cước tiếp thị luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty như ban giám đốc, các phòng chăm sóc khách hàng, phòng điều hành hệ thống, tin học tính cước và phòng chăm sóc khách hàng và kế hoạch bán hàng, phòng xét thầu nhằm phối hợp hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng được cấp từ 2 nguồn là nguồn vốn tái đầu tư và nguồn từ các hợp đồng BCC (Hợp tác kinh doanh). Các đối tác kinh doanh không chỉ hợp tác trong việc hỗ trợ về vốn mà còn kinh nghiệm và phương thức quản lý trong triển khai dịch vụ. Trong những năm gần đây, do chính sách phát triển dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng được chú trọng nên nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ này ngày càng được tăng lên. Máy móc thiết bị và công nghệ là một nguồn lực quan trọng trong triển khai dịch vụ giá trị gia tăng, đây là một yếu tố gắn liền với dịch vụ giá trị gia tăng quyết định khả năng hiện thực hoá các dịch vụ này. Sự ra đời của một công nghệ mới trong Viễn thông sẽ tạo ra khả năng ứng dụng các dịch vụ gia tăng tiện ích hơn. Trong những năm qua Mobifone luôn tăng cường phát triển mạng lưới và nâng cấp đường truyền hệ thống không chỉ phục vụ tốt dịch vụ thoại mà còn là điều kiện quan trọng cho việc phát triển dịch vụ giá trị gia tăng rộng khắp về không gian và thời gian với chất lượng tốt nhất. Năm 2007 đánh dấu sự đột phá của MobiFone trong phát triển mạng lưới với 4500 trạm thu phát sóng, nâng tổng số trạm trên toàn Quốc lên 7000 trạm. Mobifone đang nâng cấp dung lượng phát sóng lên gấp 3 lần đạt 60000 máy thu phát sóng. Đầu năm 2008 MobiFone cung cấp dịch vụ EDGE tốc độ 384kb/s (Truyền dữ liệu tốc độ cao trên mạng di động) trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương ADSL. Song song đó, dịch vụ GPRS (chuyển mạch gói) cũng sẽ được MobiFone triển khai ra toàn Quốc với dung lượng đáp ứng 2,8 triệu khách hàng sử dụng cùng một thời điểm. Dự kiến trong năm 2008, công nghệ mới, dịch vụ mới sẽ được Công ty triển khai ứng dụng : NGN Core, EDGE và UMTS IMT 2000 và các công nghệ hỗ trợ tốc độ cao trên mạng di động như HSDPA. Dự kiến năm 2008, mạng Mobifone sẽ có thêm 7.800 trạm, nâng tổng số trạm lên 13.700 trạm vào cuối năm. Là mạng điện thoại di động ra đời sớm nhất ở Việt Nam, Mobifone có những kinh nghiệm quý giá của người tiên phong trên thị trường. Bên cạnh đó, sự hợp tác với thành công với đối tác Kinnevik/Comvik ( Thụy Điển) có hiệu lực trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005. Đây là một hơpự đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất Việt Nam. Hợp đồng này giúp Mobifone không những tranh thủ về vốn, công nghệ mà còn được chuyển giao những kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Đây là một trong những lợi thế về mặt kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh sau này, ngay cả khi hợp đồng đã được thanh lý vào năm 2005. Một nguồn lực nữa mà Mobifone có thể huy động trong việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng chính là thương hiệu. Với việc xây dựng và định vị thương hiệu trong 15 năm qua, Mobifone luôn khẳng định vị trí là mạng di động tốt nhất. Danh hiệu là mạng di động được ưa chuộng nhất, có dịch vụ phi thoại tốt nhất và có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2007 vừa qua đã khẳng định được uy tín của Mobifone trên thị trường. Điều này sẽ tạo ra nguồn lực vô hình trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ tiếp theo. Thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường với nhiều nhà cung cấp dịch vụ như hiện nay và sự ra đời của rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. 2. Tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 2.1. Các dịch vụ giá trị gia tăng Mobifone cung cấp trên thị trường. Hộp thư thoại Dù bạn không tiện hoặc không thể trả lời điện thoại, vẫn có một hệ thống tự động trả lời và giúp ghi lại tin nhắn cho bạn. Mỗi hộp thư thoại có một mật mã riêng do đó bảo đảm tính an toàn, chỉ có bạn mới có thể vào và nghe tin nhắn trong hộp thư thoại. MobiFone Info Dịch vụ MobiFone Info là dịch vụ thông tin theo yêu cầu dựa trên ứng dụng của mạng GSM cho phép khách hàng là thuê bao di động của mạng MobiFone tra cứu thông tin về: khuyến mại, giá cả thị trường, thời tiết, giải trí…Dịch vụ tương thích với tất cả các chủng loại máy di động đầu cuối trên thị trường Việt Nam. Dịch vụ này được MobiFone tự động kích hoạt trên hệ thống, khách hàng không phải thao tác cài đặt trên máy của mình. Dịch vụ này đang cung cấp thử nghiệm cho thuê bao trả sau, chưa cung cấp cho thuê bao trả trước. Dịch vụ EDGE Đây là dịch vụ truyền dự liệu tốc độ cao. Dịch vụ này cho phép các thuê bao di động của MobiFone đăng ký sử dụng có thể truy cập dữ liệu, lướt web, đọc báo, xem nhật ký cuộc gọi, tải nhạc, phim, hình ảnh…với tốc độ cao ngang ngửa với ADSL. Mobifone là doanh nghiệp đầu tiên triển khai thành công dịch vụ này. Dịch vụ mạng GPRS Khai thác các tính năng cập nhật nhất của công nghệ Dịch vụ Roaming (chuyển vùng Quốc tế) Giúp khách hàng có thể liên lạc với 70 Quốc gia Dịch vụ USSD Truy cập thông tin nhanh chóng và tiện lợi Dịch vụ MCA Truy cứu mọi cuộc gọi nhỡ kể cả khi tắt máy Dịch vụ MobiChat Là dịch vụ chat liên mạng qua SMS ( Tin nhắn ngắn) hoặc qua web Dịch vụ MMS ( Tin nhắn đa phương tiện) Là dịch vụ gửi và nhận tin nhắn bằng hình ảnh, các đoạn audio hoặc video ngắn. Trong thị trường người tiêu dùng, nó cho phép nhắn tin nhanh khép kín trong nhóm người sử dụng, MMS có khả năng luôn kết nối, cá nhân hóa và kết nối mạng giữa người dùng với người dùng. Dịch vụ tin nhắn quốc tế Là dịch vụ giúp khách hàng có thể gửi và nhận tin nhắn với đồng nghiệp, người thân và bạn bè ở các quốc gia khác trên Thế giới. Dịch vụ MobifunLive Dịch vụ nhạc chuông đa âm, hình ảnh màu sống động, các trò chơi đa dạng tải về máy của mình hoặc gửi cho người khác nhưng có thêm mục chủ đề gửi kèm. Dịch vụ MobiFun Là dịch vụ cho phép người sử dụng tải nhạc chuông, logo, hình ảnh về máy điện thoại di động của mình hoặc gửi tặng cho thuê bao khác. Dịch vụ MobiList Là dịch vụ gửi tin nhắn ngắn tới nhiều thuê bao cùng lúc trong nhóm. Dịch vụ SMS (Tin nhắn ngắn) Đây là dịch vụ bản tin ký tự, là loại dịch vụ phổ biến mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng. Dịch vụ LiveScore Khách hàng sử dụng dịch vụ này có thể tra cứu thông tin về bóng đá. Khách hàng sẽ nhận được thông tin trực tiếp về các bàn thắng, tên cầu thủ ghi bàn, kết quả từng trận đấu trong các giải: Ngoại hạng Anh, Cúp Quốc gia Anh, giải Vô địch Tây Ban Nha, Đức, Ý, cúp C1, cúp UEFA Dịch vụ chờ, giữ, chuyển tiếp số gọi đến Dịch vụ sẽ thông báo bằng tin nhắn danh sách các cuộc gọi mà quý khách không nhận được khi điện thoại di động tắt máy, ngoài vùng phủ sóng hoặc hết pin. D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11527.doc
Tài liệu liên quan