Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1: các vấn đề lý thuyết về tín dụng ngân hàng dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1. Tín dụng Ngân hàng

 1.1.1. Khái niệm

 1.1.2. Đặc điểm

 1.1.3. ưu điểm và hạn chế của tín dụng ngân hàng

1.2. Vị trí và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

 1.2.1. Khái niệm

 1.2.2. Đặc điểm

 1.2.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường

 1.2.4. Điều kiện để phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường

1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.3.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế

 1.3.2. Các hình thức tín dụng Ngân hàng cấp cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.3.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

1.4. Các nhân tố tác động đến tín dụng Ngân hàng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

 1.4.1. Các nhân tố chủ quan

 1.4.2. Các nhân tố khách quan

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội

 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Quân đội

 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân đội

2.2. Hoạt động của Ngân hàng Quân đội trong những năm qua

 2.2.1. Hoạt động huy động vốn

 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

 2.2.3. Các hoạt động khác

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân đội

 2.3.1. Điều kiện vay vốn và quy trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Quân đội

 2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được

 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

3.1. Chủ trương phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hà Nội

3.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với Doanh nghiêpj vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

3.3. Một số giải pháp phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

 3.3.1. Tổ chức tốt công tác huy động vốn

 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng

 3.3.3. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay

 3.3.4. Các chính sách về lãi suất vay

 3.3.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay

 3.3.6. Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro

3.3.7. Đẩy mạnh hoạt động Markettinh

3.3.8. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay

3.3.9. Củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.4. Một số kiến nghị

 3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Quân đội

 3.4.3. Kiến nghị với chính quyền Thành phố

Kết luận:

Tài liệu tham khảo:

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quá nguyên tắc, cứng rắn, kém linh hoạt có thể dẫn đến ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa tính toán an toàn với tính sinh lời trong mọi công việc, tuy nhiên khi đã chọn ra được mục đích cụ thể thì cần có hướng đi đồng bộ trên mọi khâu của quy trình. Tín dụng ngân hàng dành cho DVVVN còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay. Quá trình này giúp ngân hàng có thể nắm bắt được đối tượng mà mình cho vay, khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích không và hiệu quả sử dụng của món vay đó. Thông qua kiểm tra, kiểm soát ngân hàng có thể dự đoán mọi tình hình xung quanh khoản vay của mình như về thu nhập khi đến hạn hay ngân hàng phát hiện được những dấu hiệu sai trái, bất cứ hợp pháp để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và biện pháp xử lý. Bước cuối cùng là thu nợ gốc và lãi của ngân hàng cho từng đối tượng cho vay rất quan trọng vì đối với các DNVVN chu kỳ sản xuất kinh doanh thường hay biến động, có thể một lý do nào đó mà khách hàng chưa muốn trả nợ hoặc chưa có nguồn để trả nợ. Vì thế nếu ngân hàng không thu nợ kịp thời hay các định kỳ hạn nợ không hợp lý có thể dẫn tới nợ quá hạn gia tăng, mất khả năng thu nợ của ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng. - Tình hình huy động vốn của ngân hàng Đặc trưng nhất của ngành ngân hàng là “đi vay để cho vay”, bởi vậy nếu không đi vay được tức là ngân hàng không có vốn để đem cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển. Tương tự như vậy chi phí trong hoạt động huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay, vì lãi suất cho vay phải đủ để trang trải chi phí đầu vào. Chất lượng hoạt động cho vay cũng phụ thuộc vào chất lượng huy động vốn, chúng phải song song với nhau. Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không cho vay hết được số đó sẽ dẫn đến tình trạng “đọng vốn”, chi phí trả lãi vốn gia tăng mà thu nhập không tăng hoặc thấp hơn chi phí vốn, ngân hàng sẽ không có lãi. - Chất lượng nhân sự Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp như kiến thức marketing, tin học, ngoại ngữtrách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Dưới con mắt khách hàng, các cán bộ tín dụng là hình ảnh của Ngân hàng. Vì vậy, phong cánh giao tiếp của cán bộ tín dụng tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Nhưng trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay. Thêm vào đó, những hiểu biết mạng tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong khâu thẩm định. Hoạt động cho vay là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là do sự thiếu trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng đã lợi dụng sở hở trong quản lý để thực hiện động cơ riêng. Yếu tố con người luôn là rất quan trong để thực hiện thành công mọi công việc. - Thông tin tín dụng Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời. Các thông tin tín dụng bao gồm nhưng thông tin tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý, thông tin về kinh tế xã hội Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn với khách hàng, lựa chọn món vay có lợi cho ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta việc tìm kiếm thông tin có chất lượng như trên là rất khó khăn. Có nhiều khoản cho vay gặp rủi ro vì thiếu thông tin chính xác như một khách hàng dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều ngân hàng, giấy tờ giả, hợp đồng giả hoặc thổi phồng tính khả thi của phương án kinh doanhĐiều này không những gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng mà còn gây mất lòng tin của ngân hàng đối với những khách hàng khác, đặc biệt tình hình này hay xuất hiện ở những khu vực các DNVVN. Ngân hàng nắm bắt những thông tin tín dụng không kịp thời sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng và như vậy hạn chế chất lượng cho vay của ngân hàng. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung. Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác như việc ứng dụng tin học vào việc quản lý khách hàng. Ngoài ra, hình thức của trang thiết bị của ngân hàng có thể đánh vào thị giác của khách hàng, tạo tâm lý tin tưởng hoặc không tin tưởng của khách hàng. Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. - Công tác tổ chức của ngân hàng Đây là yếu tố không trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nhưng nếu công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng không khoa học, có sự chồng chéo thì việc thực hiện cac hoạt động cho vay của phòng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng không tốt. * Về phía khách hàng: Chất lượng cho vay không chỉ phụ thuộc vào việc ngân hàng đã thực hiện nó như thế nào mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố về phía người sử dụng vốn vay. - Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn Chất lượng của việc sử dụng vốn cũng là một chỉ tiêu trong chất lượng cho vay. Một dự án mà phương án kinh doanh không khả thi, khả năng tạo lợi nhuận thấp thì không thể nói việc sử dụng vốn vay đó có chất lượng. Phương án kinh doanh tốt sẽ cho lợi nhuận cao để doanh nghiệp vừa đủ tiền trang trảI cho chi phí vay vốn ngân hàng, vừa có một lượng vốn lớn để tái đầu tư. - Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp vay vốn được biểu hiện bằng sự sắn lòng trả nợ, có mong muốn thực hiện tất cả các cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không và có thể trả nợ được cho ngân hàng hay không cũng tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hiện có của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng: “túng bấn” thì chắc chắn ít có ý định trả nợ ngân hàng hoặc cũng trì hoãn việc trả nợ. - Nhà quản lý doanh nghiệp Trình độ quản lý doanh nghiệp tốt sẽ cho kết quả kinh doanh tốt nếu không gặp trở ngại khác. Như vậy, trình độ nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sử dụng vốn vay. Hiện nay ở khu vực DNVVN nước ta, trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn rất kém, công tác quản lý còn nhiều sơ hở nên làm ăn không hiệu quả, thất thoát vốn, kết quả kinh doanh thấp, mất khả năng thanh toán, phá sản gia tăng. Đôi khi những tổn thất của ngân hàng là do đạo đức của người kinh doanh. Người vay lợi dụng việc vay vốn ngân hàng để làm ăn phi pháp, biển thủ vốn vay, không muốn trả nợ ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu nợ. - Các nhân tố khác như năng lực vay nợ, quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp - Tài sản đảm bảo nợ vay 1.4.2. Các nhân tố khách quan Cho vay có chất lượng tốt hay không còn phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài như môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước - Chủ trương chính sách của nhà nước Từ khi nhà nước có chính sách cho phép phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng có thêm một lượng khách hàng lớn để mở rộng cho vay. Nhưng trên thực tế, chưa có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với khu vực DNVVN. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, các điều kiện cho vay ngày càng thắt chặt nên khu vực các DNVVN không đủ điều kiện vay vốn. Như vậy, những chính sách của nhà nước có thể là động lực nhưng cũng có thể là cản trở để DNVVN có điều kiện vay vốn. - Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là NHNo hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên xảy ra lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này có thể gặp rủi ro làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là cơ sở để cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hợp pháp có hiệu quả. Hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động kinh tế, đưa các doanh nghiệp vào hoạt động theo khung pháp lý đã quy định. Vì vậy phải có sự đồng bộ, thống nhất và hợp lý giữa các bộ luật và các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sự chặt chẽ và hiệu lực của pháp luật. Hiên nay môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng còn nhiều vấn đề đang được tranh cãi nhất là về việc cấp chứng nhận sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và sử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng. Chính những bất cập này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó khăn khi sử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ khó đòi của ngân hàng, tạo kẽ hở để khách hàng vay vốn ngân hàng chây ỳ không chịu trả nợ ngân hàng khi kinh doanh gặp rủi ro. - Môi trường kinh tế Mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi trường kinh tế luôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hoặc chịu sự chi phối của quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,trên thị trường. Do vậy, việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như sự ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát là những yếu tố tích cực góp phần cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quân đội 2.1. Lịch sử hình thành va quá trinh hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Quân đội Trước những khó khăn về vốn của các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng. NHTMCPQĐ được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là NHTM cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. NHQĐ có trụ sở chính tại số 3- Liễu Giai- Ba Đình – Hà Nội theo công văn số 61/NHNN-CNH về việc mở Sở Giao Dịch tại trụ sở chính của Ngân hàng Quân Đội ngày 21/01/2005, với số vốn điều lệ khi thành lập là 20 tỷ đồng. NHQĐ là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có tài khoản tại Ngân hàng nhà nước. Bắt đầu từ những con số khá khiêm tốn: vốn điều lệ chỉ là 20 tỷ, có một trụ sở duy nhất tại Hà Nội, với 25 cán bộ công nhân viên nhưng Ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc. Vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục gia tăng, tính đến ngày 27/12/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt 2000 tỷ đồng, gấp 100 lần so với khi mới thành lập. Mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng đã được mở rộng, từ chỗ chỉ có một trụ sở duy nhất đến 23/4/2008 Ngân hàng Quân đội khai trương chi nhánh đầu tiên tại Biên Hoà nâng tổng số điểm giao dịch là 70 điểm giao dịch trên cả nước, tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của nước ta như: Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng Số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng lên theo sự tăng trưởng về quy mô. Từ chỗ chỉ có 25 người, đến nay con số này lên đến trên 1.412 người. NHQĐ từ một Ngân hàng nhỏ đã vươn lên trở thành một Ngân hàng có vị thế nhất định trong hệ thống NHTM Việt Nam, NHQĐ đã được Ngân hàng nhà nước xếp loại A, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. NHQĐ đã cung cấp một danh mục các loại hàng hoá và dịch vụ đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của đông đảo đối tượng trong nền kinh tế. Đặc biệt trong quá trình hoạt động, Ngân hàng đã thiết lập được một hệ thống Ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới, đáp ứng thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình ra đời và phát triển của NHQĐ cũng chưa phải là dài, do vậy kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng là chưa nhiều, thêm vào đó là quy mô của Ngân hàng còn nhỏ, lại hoạt động trong một môi trường mà sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt nên NHQĐ cũng còn có những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải cố gắng rất nhiều nhằm khắc phục những hạn chế của mình. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHQĐ Mô hình tổ chức của NHTMCPQĐ Giai đoạn hiện nay (2007) 2.2 Hoạt động của NHQĐ trong những năm qua Nhìn chung nền kinh tế thế giới những năm vừa qua đang trong tình trạng suy giảm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam lại luôn đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP trong những năm gần đây luôn đạt từ 7% - 8.5%/ năm. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng vẫn chưa đạt tới chỉ tiêu mong muốn, nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số điểm còn tồn tại như: chỉ số lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng , thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra... Những hiên tượng kinh tế trên đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính tiền tệ, gây nhiều khó khăn và thách thức trong việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nói riêng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, lãi suất liên tục tăng, những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cấp bách đã làm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng đang phải đối mặt với nhiều điều bất lợi. Hoạt động trong môi trường có nhiều bất lợi, nhưng trong thời gian qua NHQĐ vẫn luôn giữ được tốc độ phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh an toàn, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hàng năm đều hoàn thành, uy tín của Ngân hàng Quân đội không ngừng được nâng cao. Có thể nhận thấy điều này qua các chỉ tiêu sau : 2.2.1. Hoạt động huy động vốn - Tăng vốn điều lệ: Từ số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng khi thành lập Ngân hàng đã liên tục tăng vốn điều lệ ở các năm tiếp theo. Tính đến 31/12/2005 vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 450 tỷ đồng tăng, 22,5 lần trong 11 năm, năm 2006 là 1.045 tỷ đồng tăng 132,22% so với năm 2005, năm 2007 là 2000 tỷ đồng gấp 100 lần so với năm 1994 . Sang năm 2005 hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân đội vẫn được duy trì ở mức an toàn và hiệu quả với tốc độ phát triển ổn định. Tính đến cuối tháng 12 năm 2005, NHTMCPQĐ đã tăng thêm 100 tỷ đồng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng. Trong năm 2006, bên cạnh việc tích luỹ từ lợi nhuận để lại, Ngân hàng đã phát hành thêm cổ phiếu mới để nâng vốn điều lệ lên 1.045 tỷ, đạt 100%kế hoạch đặt ra. Tính đến 27/12/2007 vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 2000 tỷ; tăng 91,39% so với đầu năm và bằng 100% kế hoạch năm. Nguồn vốn tự bổ sung bao gồm các quỹ và dự phòng đạt 110,34 tỷ, tăng 44% so với đầu năm. Với ba đợt tăng vốn điều lệ Ngân hàng đã có 2000 tỷ đồng vốn điều lệ đến 27/12/2007. Đạt kế hoạch đề ra, tăng 28,5% so với đầu năm. Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính: (Đơn vị :Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007  Lợi nhuận trước thuế 148.700  252.889  518.173   Vốn điều lệ  450.000  1.045.000  2.000.000  Vốn huy động  7.046.680  11.511.420  21.341.394  Tổng dư nợ  4.470.200  6.166.620  10.926.794 (Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2005, 2006, 2007 – NHTMCPQĐ) - Về huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư: Bảng 2: Kết quả huy động vốn: ( đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu  2005 2006  2007  2006 so với 2005  2007 so với 2006   Số tiền ± % Số tiền ± % Vốn huy động theo TPKT: +, các TCKT +, Dân cư 3.185.250 3.861.430 5.174.920 6.336.500 9.265.470 12.075.924 1.989.670 2.475.070 62,47% 64,1% 4.090.550 5.739.424 79,05% 90,58% Vốn huy động theo kỳ hạn +, Ngắn hạn +, Trung và dài hạn 5.228.637 1.818.043 8.840.771 2.670.649 18.161.526 3.179.868 3.612.134 852.606 69,08 46,9 9.320.755 509.219  105,43% 19,07 % Vốn huy động theo đồng tiền: +, Nội tệ +, Ngoại tệ 4.693.988 2.352.692 8.752.629 2.758.791 16.750.044 4.591.350 4.058.641 406.099 86,46 17,26 7.997.415 1.832.559  91,37% 66,43 % ( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2005, 2006, 2007 – NHTMCPQĐ ) Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân đội qua các năm đều tăng, tính đến 31/12/2005 tổng số vốn huy động đạt 7.046,68 tỷ đồng tăng 42,8% so với năm trước và vượt kế hoạch 17,4%. Các dịch vụ của Ngân hàng kết hợp với các chính sách phù hợp đã giúp Ngân hàng TMCP Quân đội huy động được một khối lượng vốn tương đối lớn mặc dù lãi suất huy động của ngân hàng không cao so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Sang năm 2006, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một mặt do sự tác động của việc lãi suất ngoại tệ giảm mạnh, mặt khác cũng là năm mà thị trường ngân hàng việt nam gặp phải sự khan hiếm về VND do có sự đầu tư nhiều vào các lĩnh vực khác như: Bất động sản, Chứng khoán...vv nhưng mức huy động vốn của Ngân hàng vẫn tăng 64% so với năm trước, đạt 11.511,42 tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch năm. Bước sang năm 2007, kinh tế Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng GDP là 8.5%. Tuy nhiên, năm 2007 cũng là năm có nhiều khó khăn đối với hệ thống NHTM ở Việt Nam nói chung và với Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Nhu cầu về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cộng với việc hàng ngàn doanh nghiệp mới được thành lập đã tạo nên sức ép lớn đối với nhu cầu về vốn. Các NHTM đã phải tăng lãi suất huy động để có được nguồn vốn cung ứng cho thị trường. Các NHTM cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm tiện ích cho khách hàng như thẻ ATM, chuyển tiền nhanh Thêm vào đó , các định chế ngân hàng mà đặc biệt là các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện cũng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn dài hạn. Tính đến 31/12/2007, lãi suất huy động bình quân đã tăng 1,3%/ năm so với cùng kỳ đầu năm. Tuy vậy, nguồn vốn huy động năm 2007 bằng các loại tiền đều tăng so với năm 2006. Tính đến thời điểm cuối năm, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 21.341,39 tỷ đồng tăng 85,4% so với cuối năm 2006 và đạt 105,7% so với kế hoạch. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng 91,37% và huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 66,43% với năm 2006. Lượng vốn huy động từ dân cư đã tăng rất khá với mức 90,58% so với đầu năm, thể hiện đúng chủ trương của Ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy uy tín của NHQĐ đối với người gửi tiền ngày càng được củng cố. Trong năm, Ngân hàng đã triển khai được các sản phẩm tiết kiệm mới như: Tiết kiệm tích luỹ, Tiết kiệm trả lãi trước, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình. Và lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, bao gồm cả nguồn vốn không kỳ hạn đều tăng trong năm. Năm 2007, nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng cao, đạt mức 4,5%, tuy vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình chính trị an ninh ở nhiều khu vực và quốc gia không ổn định, giá năng lượng biến động mạnh, giá dầu lửa dao động ở mức cao đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định kinh tế thế giới và của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong năm 2007, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của các nước có nền kinh tế phát triển đã gây những biến động mạnh đối với thị trường tài chính thế giới. Đồng thời USD rớt giá kỷ lục so với EURO, Yên Nhật và các đồng tiền mạnh khác, giá vàng giao động mạnh và ổn định ở mức cao. Về thị trường tài chính- tiền tệ, trong năm 2007, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì lãi suất cơ bản ở mức 8,25%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ và huy động của ngân hàng năm 2007 đều cao hơn so với năm 2006. Nợ xấu tăng 9,4% so với cuối năm 2006 nhưng chỉ chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng, giảm 0,7 % so với tỉ lệ nợ xấu cuối năm 2006. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: Bảng 3: Kết quả sử dụng vốn: ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Số tiền ± % Số tiền ± % Tổng dư nợ 4.470.200 6.166.620 10.926.794 1.696.420 37,95% 4.760.174 77,19% Khu vực KTQD 2.329.718 3.062.033 4.817.355 669.315 28,73% 1.755.322 57,33% Khu vực KT khác 2.140.284 3.104.587 6.109.439 964.303 45,05% 3.004.852 96,79% (Nguồn báo cáo KQHĐKD năm 2005, 2006, 2007 – NHTMCPQĐ) Tính đến 31/12/2007, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng là 10.926,794 tỷ đồng, tăng 77,19% so với đầu năm và đạt kế hoạch đề ra. Trong năm, NHQĐ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay DNVVN và tín dụng bán lẻ. Tỷ trọng cho vay khối khách hàng cá nhân đã tăng lên đáng kể trong tỷ trọng cho vay so với đầu năm, hoàn thành kế hoạch đề ra. -Tình hình nợ quá hạn: Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Số tiền ± % Số tiền ± %  Nợ quá hạn (triệu đồng)  75.099  166.499  305.950 91.400 121,71 139.451  83,75  Nợ quá hạn (% ) 1,68 2,7 2,8 _ _ _ _ Theo TPKT (%) +, KTQD +, Ngoài QD  1,12 1,96  3,1 2,25  2,63 3,22 _ _ _ _ _ _ _ _ (Nguồn báo cáo KQHĐKD năm 2005, 2006, 2007 – NHTMCPQĐ) Tính đến 31/12/2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,8%, tăng so với năm 2006 ( 2,7% ), phù hợp với xu thế và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, và vẫn ở mức chấp nhận được. Mặt khác, Ngân hàng đã từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của NHNN. 2.2.3. Các hoạt động khác - Kinh doanh vốn và ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ đã đảm bảo việc quản lý thanh khoản, quản lý dự trữ bắt buộc toàn hệ thống một cách chặt chẽ, quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Hoạt động này đã mang lại cho Ngân hàng 518 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 134,2% kế hoạch năm. Ngoài ra, Ngân hàng đã tích cực tham gia trên thị trường liên Ngân hàng, tham gia thị trường mở, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, đối ứng sản phẩm với các Ngân hàng lớn trên thế giới như HSBC, Citibank, Standard Chartered - Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 2.976,25 tỷ, tăng 118% so với đầu năm, đạt 136% kế hoạch năm, tổng thu phí bảo lãnh gấp đôi so với đầu năm. Tuy doanh số bảo lãnh tăng nhanh nhưng chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo. - Thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 990,84 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ. Tuy các L/C không có giá trị lớn như năm trước nhưng số lượng giao dịch lại tăng lên tương đối khá và lượng giao dịch cũng tăng. Năm 2007 tổng phí dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu đạt 33,7 tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 124% kế hoạch năm. Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 500 ngân hàng trên toàn thế giới, một số ngân hàng nước ngoài đã đồng ý cấp hạn mức tín dụng xác nhận L/C lớn gấp nhiều lần so với năm 2006. Hoạt động thanh toán hàng đổi hàng với các Ngân hàng các nước được quản lý chặt chẽ, an toàn và chính xác. - Kinh doanh thẻ: Trong năm 2007 Ngân hàng đã phát hành thêm 32.540 thẻ ATM nâng tổng số thẻ lưu hành trên toàn hệ thống 69.102 thẻ , tăng 89% so với đầu năm, doanh số thẻ đạt 391,3 tỷ. Năm 2007 Ngân hàng đã triển khai nắp đặt thêm 64 POS, và lắp mới 59 ATM. Đây là một kết quả tăng trưởng khá thể hiện quyết tâm cao của Ngân hàng. Ngân hàng cũng đã đàm phán thành công với Ngân hàng Ngoại thương và tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) về thỏa thuận hợp tác về thanh toán cước phí qua hệ thống thẻ ATM của VCB và Ngân hàng Quân đội. - Hoạt động đầu tư: + Đầu tư cho nguồn nhân lực. Công tác đào tạo bồi dưỡng về nhận thức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công nhân viên được coi là biện pháp hàng đầu tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển bền vững. Thực hiện đề án đổi mới hoạt động Ngân hàng, đi đôi với việc áp dụng công nghệ thông tin, công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên thường xuyên được quan tâm, trú trọng. Hàng năm, nhiều chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn khác nhau được thực hiện với tất cả đối tượng cán bộ, từ cấp quản lý điều hành đến cán bộ công nhân viên. Kiến thức và kỹ năng thu được từ các chương trình đào tạo đã được áp dụng vào thực tế công việc của Ngân hàng và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những chương trình đào tạo tại chỗ, nhiều cán bộ công nhân viên còn được cử đi học tập, tham dự các khoá đào tạo ở nước ngoài hoặc tham gia chương trình đào tạo cao học ở các trường đại học trong nước nhằm trang cho họ một hệ thống kiến thức và kỹ năng đạt trình độ ở mức tổng thể cao hơn. Trong năm 2007, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Ngân hàng đã tuyển dụng thêm nhiều cán bộ nhân viên đưa tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống đến cuối năm là 1.412 người. Công tác quản trị nhân sự đã được củng cố một bước. Ngân hàng đã thực hiện ký lại thoả ước lao động tập thể, chuẩn hoá hợp đồng, định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên. Nhìn chung, NHQĐ đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết, gắn bó và nhiệt tình cống hiến vào sự nghiệp phát triển chung của Ngân hàng. Năm 2007 Ngân hàng đã cử trên 300 lượt cán bộ công nhân viên tham dự cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7667.doc
Tài liệu liên quan