Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 4

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 4

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng. 4

1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng. 5

1.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội 5

1.1.2.2 Tín dụng là trung gian để dẫn các tác động của của Nhà nước tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô 5

1.1.2.3 Tín dụng là công cụ để thực hiện các chính sách xã hội 6

1.1.3 Phân loại tín dụng. 7

1.1.3.1 Căn cứ theo thời hạn của khoản tín dụng: 7

1.1.3.2 Căn cứ theo đảm bảo tín dụng: 7

1.1.3.3 Căn cứ theo mục đích tín dụng: 7

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.2.1 Khái niệm và bản chất rủi ro tín dụng. 8

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng. 11

1.2.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng. 11

1.2.3.1 Đối với nền kinh tế 11

1.2.3.2 Đối với ngân hàng 12

1.2.4 Các dấu hiệu cho thấy khoản tín dụng có rủi ro. 13

1.2.4.1 Xuất phát từ môi trường khách quan 13

1.2.4.2 Xuất phát từ phía khách hàng: 14

1.2.4.3 Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng với ngân hàng 15

1.2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. 16

1.2.5.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 16

1.2.5.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay 18

1.2.6 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 19

1.2.6.1 Nhóm biện pháp truyền thống 19

1.2.6.2 Nhóm biện pháp sử dụng các công cụ phái sinh 27

1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá và nhận biết rủi ro tín dụng. 30

1.2.7.1 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu 30

1.2.7.2 Tỷ lệ nợ xấu 31

1.2.7.3 Tỷ lệ mất vốn 31

1.2.7.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 31

1.2.7.5 Mức độ tập trung tín dụng 32

1.3 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 35

1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng từ một số ngân hàng trên thế giới. 35

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Canada 35

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 36

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM ở Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng. 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 39

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH Techcombank. 39

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Techcombank năm 2006 – 2008. 41

2.1.2.1 Huy động vốn 41

2.1.2.2. Hoạt động cho vay 43

2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng 44

2.2 KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 45

2.2.1 Tình hình về hoạt động cho vay tại NH Techcombank. 45

2.2.1.1 Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp 46

2.2.1.2 Tình hình cho vay theo loại tiền tại NH Techcombank: 47

2.2.1.3 Tình hình cho vay theo thời hạn: 49

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Techcombank. 50

2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn 50

2.2.2.2 Thực trạng nợ xấu 55

2.2.2.3 Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng 56

2.2.2.4 Mức độ tập trung tín dụng 58

2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 59

2.3.1 Những biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện được để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 59

2.3.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 59

2.3.1.2 Kiểm soát cho vay 60

2.3.1.3 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 61

2.3.1.4 Thực hiện nghiêm ngặt công tác thế chấp tài sản. 62

2.3.1.5 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 63

2.3.1.6 Thực hiện phân tán rủi ro 63

2.3.2 Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 64

2.3.3. Những tồn tại trong hoạt động cho vay và nguyên nhân 65

2.3.3.1 Những tồn tại 65

2.3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại. 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NH TECHCOMBANK 72

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 73

3.2.1 Định hướng hoạt động chung. 73

3.2.2 Các định hướng kinh doanh chính năm 2009. 73

3.2.2.1 Một số mục tiêu tài chính chủ yếu của năm 2009. 73

3.2.2.2 Hoạt động đầu tư: 74

3.2.2.3 Phát triển mạng lưới: 75

3.2.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ: 75

3.2.2.5 Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng: 75

3.2.2.6 Công tác truyền thông: 76

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 76

3.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi quyết định cho vay 76

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định. 76

3.3.1.2 Đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay trước khi đưa ra quyết định cho vay 77

3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay. 80

3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 82

3.3.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 84

3.3.5 Sử dụng các công cụ phái sinh. 85

3.3.6 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro. 86

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan. 88

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 89

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình tài chính doanh nghiệp. Bước tiếp theo là xem xét sự phát triển và mối quan hệ qua lại với các nhà cung cấp, tiêu thụ hàng hoá. Qua việc phân tích những thông tin đã có, tiến hành “phân hạng rủi ro tín dụng”. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan Mặc dù có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng vào những năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng: Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam Comercial bank. Quy trình cho vay của Kasikorn bank lại được khái quát lại như sau: Tiếp xúc khách hàng hoặc phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay! Thứ hai, tuân thủ chặt chẽ các vấn đề mang tính nguyên tắc trong tín dụng và quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: Tư cách, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành/thực trạng tài chính... Thứ ba, tiến hành xếp, cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là ở Siam city bank hay Kasikorn bank. Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: Mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do hội đồng quản trị quyết định. Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản cho vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM ở Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Qua kinh nghiệm của một số nước ở trên đã đem lại một số bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro cho các NHTM ở Việt Nam như sau: Một là, phân quyền phán quyết tín dụng. NHTM cần chú ý hơn đến việc phân quyền và kiểm soát việc phân quyền phán quyết trong cho vay để có thể giải quyết nhanh nhưng chính xác trong hoạt động cho vay, tăng trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng trong cho vay. Có thể kết hợp việc phân quyền những hạn mức tín dụng cho các cán bộ tín dụng dựa vào kinh nghiệm công tác, năng lực, uy tín của họ để họ có quyền phán quyết tín dụng, từ đó họ phải chịu trách nhiệm và cũng chủ động, sáng tạo hơn trong cho vay những khoản nằm trong phạm vi giải quyết của họ. Hai là, các NHTM Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng. Các NHTM cần phải đào tạo các nhân viên của mình không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn là những tay “săn tin” chuyên nghiệp để giúp ngân hàng có được đầy đủ các thông tin cần thiết, độc lập trong việc quyết định cho vay. Ba là, tiến hành cho và xếp điểm khách hàng để quyết định cho vay. Bốn là, cần chú trọng trong công tác giám sát các khoản cho vay, khách hàng vay để xem khách hàng vay có sử dụng vốn đúng mục đích không, tình hình tài chính khách hàng như thế nào.... Một số lớn cán bộ tín dụng ở các NHTM Việt Nam cho rằng giải ngân, thu nợ là xong mà lại chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, giám sát khoản cho vay, khách hàng vay hoặc là rất cẩu thả trong việc kiểm tra giám sát và điều này là rất sai lầm và chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH Techcombank. Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển sang nền Kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/ NĐ- GP ngày 06/08/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấp phép thành lập số 1543/QĐ của UBND Hà Nội cấp ngày 04/9/1993 và giấy phép kinh doanh số 055679 cấp ngày 07/9/1993 của Hội Kinh tế Việt Nam trong thời hạn 20 năm. Sau một thời gian hoạt động với nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước, ngày 18/10/1997, Techcombank đã được NHNN Việt Nam ra quyết định số 330/QĐ-NH5 kéo dài thời gian hoạt động lên 99 năm. Vốn điều lệ của Ngân hàng tính đến thời điểm ngày 31/12/2007 đã là 2.520 tỷ VND trải qua 26 lần tăng vốn điều lệ, trong 3-5 năm tới Ngân hàng phấn đấu là một trong những Ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ > 5.000 tỷ VND. Số cán bộ công nhân viên đã lên tới gần 3000 người. Mạng lưới chi nhánh giao dịch ngày càng được mở rộng và hiện nay là hơn 130 chi nhánh, thêm gần 60 điểm giao dịch trên 30 tỉnh/ thành phố, phấn đấu tới năm 2010 là 300 chi nhánh và điểm giao dịch. Tốc độ tăng doanh thu và tổng tài sản hàng năm thường đạt 30%, đến nay tổng tài sản ước khoảng trên 60.000 tỷ VND. 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban kiÓm so¸t §¹i héi cæ ®«ng V¨n phßng H§QT H§QT Héi ®ång tÝn dông Ban tæng gi¸m ®èc Uû ban qu¶n lý tµi s¶n cã – nî Trung t©m UD&PT s¶n phÈm dÞch vô c«ng nghÖ Ng©n hµng Trung t©m thÎ Trung t©m thanh to¸n Ng©n hµng ®¹i lý Phßng kiÓm so¸t néi bé Phßng kÕ ho¹ch tæng hîp Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh Phßng qu¶n lý nguån vèn, giao dÞch tiÒn tÖ vµ ngo¹i hèi Phßng qu¶n lý nh©n sù Phßng qu¶n lý tÝn dông Phhßng tiÕp thÞ, ph¸t triÓn s¶n phÈm vµ ch¨m sãc kh¸ch hµng V¨n phßng Ban ®µo t¹o Ban ph¸t triÓn s¶n phÈm dÞch vô Ng©n hµng doanh nghiÖp Ban qu¶n lý chÊt l­îng Phßng hç trî vµ PT øng dông Phßng c«ng nghÖ thÎ vµ Ng©n hµng ®iÖn tö Phßng h¹ tÇng CN vµ TT Phßng dÞch vô thÎ Phßng hÖ thèng th«ng tin thÎ Ban PTSPDV NH c¸ nh©n Phßng thanh to¸n quèc tÕ Phßng thanh to¸n trong n­íc Ban HT&KS giao dÞch Ban dịch vụ Ngân hàng quốc tế Ban qu¶n trÞ rñi ro Ban qu¶n lý uû th¸c ®Çu t­, qu¶n lý tµi s¶n vµ thÞ tr­êng vèn 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Techcombank năm 2006 – 2008. 2.1.2.1 Huy động vốn Trong hoạt động Ngân hàng, huy động vốn là một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt và sôi động. Trước yêu cầu phát huy các nguồn nội lực cho công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, các NHTM trong những năm qua đã nỗ lực tìm kiếm và sử dụng nhiều giải pháp có hiệu quả. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, NH Hội sở Techcombank đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã đề ra, đóng góp một phần lớn vào thành tích huy động vốn chung cho toàn hệ thống. Trong những năm qua, vốn huy động tại Techcombank liên tục tăng, đặc biệt trong năm 2006 con số này đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua (136%). Bảng 2.1 : Cơ cấu huy động vốn của NH Techcombank Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (triệuđồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệuđồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệuđồng) Tỷ trọng (%) Các TCKT 2,300,124 15,7 10,000,012 29 10,101,000 11 Dân cư 7,059,004 48.3 14,100,157 44 28,897,289 58 Các TCTD 5,043,458 36 8,768,872 27 11,653,994 31 ( Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông thường niên Techcombank) Từ bảng số liệu trên cho ta thấy: Số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2006 của Techcombank đạt trên 2,3 tỷ đồng, chiếm 14% tổng vốn huy động của Ngân hàng, trong số đó phần lớn là huy động đồng vốn nội tệ (chiếm 74,3%). Tới năm 2007 con số này tăng lên trên 10 tỷ đồng, tức là tăng 401% so với năm 2006, đạt trên 150% kế hoạch. Và năm 2008 do tình hình suy giảm kinh tế chung nên nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế có tăng nhưng với tốc độ khá khiêm tốn, đạt 10,1 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 101%. Nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng cá nhân của Techcombank năm 2006 đạt 7,059 tỷ đồng, chiếm 48,3 % trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng. Sang năm 2007 nguồn huy động này đạt trên 14 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006 và chiếm 44% trong tổng nguồn vốn của NH năm 2007. Trong năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 28,9 tỷ đồng, tăng 211% so với năm 2007, chiếm 58% trong tổng nguồn huy động. Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn Đơn vị tính: tỷ VNĐ (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank) 2.1.2.2. Hoạt động cho vay Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Techcombank theo các ngành kinh tế. Đơn vị tính: triệu VNĐ Khách hàng theo ngành kinh tế 31/12/2006 Tỷ trọng 31/12/2008 Tỷ trọng Thương mại 1,133,371 50% 1,463,585 43% Nông lâm nghiệp 86,112 4% 82,007 2% Sản xuất và chế biến 680,211 29% 123,171 4% Xây dựng 108,630 5% 163,607 5% Vận tải và thông tin liên lạc 53,418 2% 134,679 4% Khách sạn 48,303 2% 140,322 4% Các ngành khác 178,461 8% 1,336,169 38% 2,296,506 100% 3.465.540 100% (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank) Đến cuối ngày 31/12/2007, tỉ lệ nợ quá hạn trước dự phòng rủi ro trong tổng dư nợ của Techcombank đạt 3,34% tổng dư nợ giảm so với cùng thời điểm năm 2006 (3,68%). Tỷ lệ nợ quá hạn sau dự phòng tính đến cuối ngày 31/12/2008 là 0,61%. Đạt được kết quả thuận lợi như vậy là do chính sách tín dụng khá hợp lý, linh hoạt cũng như những nỗ lực của tập thể công nhân viên của NH trong việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh. 2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng Hoạt động bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tiếp tục phát triển góp phần không nhỏ vào doanh thu phi lãi của ngân hàng. Tổng thu từ phí bảo lãnh của ngân hàng đạt trên 24 tỷ đồng năm 2007 chiếm trên 11% tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng và sang năm 2008 đã đạt mức trên 50 tỷ đồng, chiếm gần 8% tổng thu phí dịch vụ. Thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế đạt 1.978 triệu USD năm 2007, tăng 110% so với năm 2006, chiếm 35% tổng doanh thu dịch vụ. Sang năm 2008, doanh số này đã lên tới con số 3.003,6 triệu USD, tăng 23% so với năm 2007, chiếm 31,01% tổng doanh thu dịch vụ. Về triển khai dịch vụ thẻ Năm 2007 phát hành hơn 200.000 ngàn thẻ các loại, đưa tổng số thẻ đã phát hành tăng so với năm 2006 là 2,5 lần. Năm 2008, Techcombank đã phát hành gần 300.000 ngàn thẻ, trong đó gần 100.000 thẻ VISA Debit và Credit, trở thành ngân hàng phát hành có số lượng phát hành thẻ VISA Debit lớn nhất Việt Nam, và trở thành 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam. Dịch vụ phái sinh khác Các dịch vụ phái sinh khác(KD ngoại tệ, giao dịch hàng hóa tương lai) đang được phát triển. 2.2 KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.2.1 Tình hình về hoạt động cho vay tại NH Techcombank. Cùng với sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, hoạt động tín dụng của Techcombank đã có chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 13,867 100 20,188 100 26,038 100 Theo loại hình doanh nghiệp DN quốc doanh 10,291 74.21 15,242 70.55 17,641 67.75 DN ngoài quốc doanh 3,576 25.79 4,946 29.45 8,397 32.25 Theo loại tiền VND 6,537 47.14 11,016.6 54.57 13,742.86 52.78 Ngoại tệ quy VND 7,330 52.86 9,171.4 45.43 12,565.14 41.22 Theo thời hạn Ngắn hạn 10,149.25 73.19 15,520 76.88 19,907.3 75.67 Trung, dài hạn 3,717.75 26.81 4,668 23.12 6,130.7 24.32 (Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank) Nhận xét chung về tình hình cho vay tại NH Techcombank: Năm 2006, dư nợ cho vay đạt 13,867 tỷ đồng tính đến cuối năm, tăng 21,5% so với cuối năm 2005 và chiếm 41,76% tổng nguồn vốn huy động, vượt kế hoạch đặt ra trong năm 2006. Năm 2007, dư nợ cho vay đạt 20,188 tỷ đồng, tăng 45.6% so với cuối năm 2006, đạt 128% kế hoạch năm 2007, chiếm 36,02% tổng nguồn vốn. Năm 2008, dư nợ cho vay đạt 26,038 tỷ đồng, tăng 29% so với cuối năm 2007, đạt 88% kế hoạch năm 2008. Sở dĩ tổng dư nợ cho vay năm 2008 không đạt được kế hoạch đã đặt ra là do tình trạng suy thoái kinh tế chung dẫn đến giảm nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp cũng như tiêu dùng của cá thể, hộ gia đình. Cụ thể tình hình cho vay theo từng cách phân loại. 2.2.1.1 Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dựa vào biểu đồ cho thấy: Cho vay quốc doanh: Năm 2006 là 10,291 tỷ đồng (chiếm 74.21 % tổng dư nợ cho vay). Năm 2007 là 15,242 tỷ đồng (chiếm 70.55 % tổng dư nợ cho vay). Năm 2008 là 17,641 tỷ đồng (chiếm 67.75% tổng dư nợ cho vay). Tỷ trọng cho vay loại hình doanh nghiệp quốc doanh giảm dần qua 3 năm. Cho vay ngoài quốc doanh: Năm 2006 là 3,576 tỷ đồng (chiếm 25.79% tổng dư nợ cho vay). Năm 2007 là 4,946 tỷ đồng (chiếm 29.45 % tổng dư nợ cho vay). Năm 2008 là 8,397 tỷ đồng (chiếm 32.25% tổng dư nợ cho vay). Tỷ trọng cho vay loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua 3 năm. 2.2.1.2 Tình hình cho vay theo loại tiền tại NH Techcombank: Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay theo loại tiền tại NH Techcombank: Nhận xét về tình hình cho vay theo loại tiền: Năm 2006, cho vay bằng VND là 6,537 tỷ đồng (chiếm 47.14 % trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 7,330 tỷ đồng (chiếm 52.86 % trong tổng dư nợ cho vay). Năm 2007, cho vay bằng VND là 11,016.16 tỷ đồng (chiếm 54.57 % trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 9,171.4 tỷ đồng (chiếm 45.43 % trong tổng dư nợ cho vay). Năm 2008, cho vay bằng VND là 13,742.86 tỷ đồng (chiếm 52.78 % trong tổng dư nợ cho vay) và cho vay bằng ngoại tệ quy VND là 12,565.14 tỷ đồng (chiếm 41.22 % trong tổng dư nợ cho vay). Năm 2006, năm 2007: Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy VND chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng VND, kết quả này là do bên cạnh khách hàng có nhu cầu vay bằng ngoại tệ ở NH cao hơn vay VND thì còn do xu hướng từ năm 2004 của NH Techcombank có chính sách cho vay bằng ngoại tệ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2008: Dư nợ cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng tăng hơn đáng kể so với cho vay bằng ngoại tệ quy VND. Điều này là do: Nhu cầu vay của khách hàng vay nhiều VND hơn và do cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong năm 2008: Tỷ trọng nguồn vốn bằng VND cao hơn tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ: Nguồn vốn bằng VND là 12,346.534 tỷ đồng (chiếm 54,7% trong tổng nguồn vốn); Nguồn vốn bằng ngoại tệ quy VND là 10,224.38 tỷ đồng (chiếm 45,3% trong tổng nguồn vốn). 2.2.1.3 Tình hình cho vay theo thời hạn: Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay theo thời hạn tại NH Techcombank Nhìn vào biểu đồ cho thấy: Trong 3 năm từ 2006 – 2008, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đều lớn hơn nhiều so với tỷ trọng cho vay trung dài hạn: Năm 2006, cho vay ngắn hạn chiếm 73.19 % và cho vay trung dài hạn chiếm 26.81% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, cho vay ngắn hạn chiếm 76.89% và cho vay trung dài hạn chiếm 23.12 % trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm 75.67 % và cho vay trung dài hạn chiếm 24.32 % trong tổng dư nợ cho vay. Sự chênh lệch lớn về tỷ trọng cho vay có thể gây rủi ro cho NH khi tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn. Sở dĩ có điều này là do: Thứ nhất, do nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu là vay ngắn hạn. Thứ hai, do khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng ít làm dự án. Thứ ba, do Ngân hàng cũng chưa đẩy mạnh đầu tư dự án nên chủ yếu là cho vay ngắn hạn. 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NH Techcombank. Qua phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của NH Techcombank có thể thấy: Tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm, cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự bền vững không và chất lượng tín dụng có thực sự cao hay không thì cần phải xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH được thể hiện đặc các chỉ tiêu dưới đây: 2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà chỉ một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Chỉ tiêu nợ quá hạn được xem xét theo bốn tiêu thức đó là: Nợ quá hạn theo thời hạn, nợ quá hạn theo loại tiền, nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp, nợ quá hạn theo loại hình kinh tế. Thực trạng nợ quá hạn theo thời hạn Ngân hàng đã phân loại nợ quá hạn theo thời hạn. Việc phân loại theo cách này sẽ giúp Ngân hàng thấy được nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn hay cho vay trung dài hạn và nguyên nhân là tại sao, từ đó sẽ tiến hành cân đối được giữa các hình thức cho vay theo thời hạn và có các biện pháp quản lý nợ cũng như các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hiệu quả, có thể xảy ra cho Ngân hàng. Bảng 2.4 : Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Nợ quá hạn 105 2.46% 19.9 0.78% 20.15 0.75% Nợ quá hạn (ngắn hạn) 89.67 2.87% 2.997 0.15% 6.34 0.21% Nợ quá hạn (trung, dài hạn) 15.33 1.33% 16.903 2.86% 13.81 2.18% (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động thường niên của NH Techcombank các năm 2006-2008) Năm 2006, NQH là 105 tỷ đồng, tăng 4.5 tỷ đồng so với năm 2005 về số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ NQH giảm xuống còn 2.46%. Năm 2007, NQH giảm xuống còn 19.9 tỷ đồng, giảm 85.1 tỷ đồng so với năm 2006 và tỷ lệ NQH giảm xuống rất nhiều còn 0.78%. Năm 2008, NQH là 20.15 tỷ đồng, tỷ lệ NQH là 0.75 %. Tỷ lệ NQH giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng nói chung ngày càng tăng, công tác quản lý nợ tại Ngân hàng ngày càng tốt. Đạt được kết quả như vậy là do bộ phận tín dụng đã thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay đối với từng loại khách hàng, phân tách rõ ràng chức năng, trách nhiệm của từng phòng ban trong bộ phận tín dụng, đảm bảo các bước trong quy trình tín dụng được khách quan, hạn chế được sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay. Ngoài ra đây còn là kết quả của việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay của bộ phận tín dụng và bộ phận kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó là sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt để hỗ trợ vốn. Tìm kiếm các dự án kinh doanh khả thi. Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ qúa hạn theo thời hạn của NH Techcombank Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NQH ngắn hạn trong tổng NQH ở năm 2006, 2007 chiếm tỷ trọng rất lớn (thể hiện rõ trên biểu đồ), NQH ngắn hạn chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, nông lâm nghiệp... Chứng tỏ chất lượng một số khoản cho vay ngắn hạn còn chưa tốt. Nguyên nhân của sự gia tăng NQH ngắn hạn: Thứ nhất là do các khách hàng vay gặp nhiều khó khăn: Sức ép cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập do thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều kiện tự nhiên bất lợi, tình trạng tăng giá phổ biến nhất là giá vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng... Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng... Thứ hai là theo việc phân loại nợ thì khi một khoản nợ của khách hàng khi bị chuyển sang nhóm nợ quá hạn thì các khoản vay khác chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn. Nhưng năm 2008, NQH ngắn hạn chỉ có 6.34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng NQH. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay ngắn hạn tốt lên. Tỷ lệ giữa nợ quá hạn ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn qua 3 năm có xu hướng giảm dần: 2.87% (năm 2006), 0.15% (năm 2007), 0,21% (năm 2008) chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng ngày càng tốt. NQH trung dài hạn: Xét về tỷ trọng NQH trung dài hạn: Năm 2006, 2007 NQH trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng NQH ngắn hạn (thể hiện ở biểu đồ). Kết quả như vậy là do NH chưa đẩy mạnh cho vay dài hạn nên dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Mặt khác, tỷ trọng NQH trung dài hạn trên tổng NQH tăng dần qua 3 năm từ chỗ chỉ chiếm 14.6 % (năm 2006), 84.94 % (năm 2007) lên đến 85.02 % (năm 2008) và tỷ lệ giữa nợ quá hạn trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn tăng lên từ 1.17% (năm 2005) lên đến 2.18% (năm 2008). Điều này cho thấy chất lượng các khoản cho vay trung dài hạn không cao. NQH trung dài hạn tập trung ở một số ngành như ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng cầu đường và giao thông... Những ngành này gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do chịu ảnh hưởng của sự biến động thị trường như giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng lên và sự bất lợi của điều kiện tự nhiên.. Thực trạng nợ quá hạn theo loại hình kinh tế Phân tích tình hình cho vay theo loại hình kinh tế sẽ cho thấy được tình hình nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở ngành nghề nào, nguyên nhân nào và từ đó sẽ giúp NH phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn để vừa tối đa hoá lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế Nợ quá hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH Nông lâm 0 0 0 0 0 0 CN chế biến 38.059 19.6% 15,126 1.01% 0 0 Xây dựng 2.142 1.18% 65.193 20.42% 0 0 Thương nghiệp 9.12 0.84% 24.107 1.2% 3.847 0.22% Vận tải kho 0 0 0 0 0 0 Loại hình KT khác 47.179 2.48% 0.174 0.08% 16.053 8.38% Tổng dư nợ 965 2.74% 105 2.46% 19.9 0.78% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thường niên của NH Techcombank các năm 2006-2008) Nhìn vào bảng trên thấy: Năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng NQH trên tổng NQH ở bộ phận quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với bộ phận ngoài quốc doanh bởi dư nợ cho vay bộ phận quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay ngoài quốc doanh, khách hàng của NH chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Mặt khác, đối với khối doanh nghiệp quốc doanh thì việc cho vay chủ yếu dựa trên uy tín chứ không phải là dựa trên TSBĐ. Mặc dù nợ quá hạn ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn nhưng xét tỷ lệ giữa NQH quốc doanh với tổng dư nợ cho vay quốc doanh qua các năm giảm dần: 3% (năm 2006), 2.41% (năm 2007), 0.11% (năm 2008). Điều này cũng chứng tỏ bên cạnh thực hiện theo chủ trương hạn chế cho vay quốc doanh và chất lượng các khoản cho vay quốc doanh nói chung cũng tăng lên qua các năm. 2.2.2.2 Thực trạng nợ xấu Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì nợ xấu là các khoản nợ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tình hình nợ xấu của NHNTHN trong 3 năm gần đây thể hiện như sau: Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại NH Techcombank (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ cho vay 4,274 2,553 3,245 Tổng nợ xấu 64.208 19.792 21.346 Nhóm 3 10.268 2.645 1.358 Nhóm 5 53.94 17.147 16.732 Tỷ lệ nợ xấu 1.50% 0.77% 0.68% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thường niên của NH Techcombank các năm 2006-2008) Năm 2006, tổng nợ xấu là 4,274 tỷ đồng, chiếm 98.8% tổng NQH và chiếm 1.50% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở ngành: Công nghiệp chế biến là 38.057 tỷ đồng, chiếm 39.91% tổng nợ xấu. Ngành kinh tế khác (kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân...) là 46.795 tỷ đồng, chiếm 49.08% tổng nợ xấu. Một phần nợ xấu rải rác ở ngành xây dựng, thương nghiệp... Năm 2007, tổng nợ xấu là 64.208 tỷ đồng, chiếm 61.15% tổng NQH và chiếm 0.77% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở các ngành: Xây dựng với là 43.66 tỷ đồng, chiếm 45.24% tổng nợ xấu. Thương nghiệp là 16.99 tỷ đồng, chiếm 17.6% tổng nợ xấu. Một phần khác rải rác ở ngành công nghiệp chế biến, kinh tế cá thể... Năm 2008, tổng nợ xấu là 19.792 tỷ đồng, chiếm 99.46% tổng NQH và chiếm 0.68% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chỉ tập trung ở hai ngành là: Công nghiệp khai thác mỏ là 16.053 tỷ đồng, chiếm 81.11% tổng nợ quá hạn, Thương nghiệp là 3.739 tỷ đồng chiếm 18.89% tổng nợ quá hạn. Còn các ngành khác không có nợ xấu. Xét về tỷ lệ giữa dư nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thì ta thấy tỷ lệ giảm dần qua 3 năm, từ 1.50% năm 2006 xuống còn 0.68 % năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu giảm được như thế là do sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý nợ tốt và ngoài ra Ngân hàng còn triệt để xử lý nợ xấu bằng cách thành lập Tổ xử lý nợ xấu. 2.2.2.3 Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hiện nay các ngân hàng đang thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng quản lý nợ của Ngân hàng. NH Techcombank đã tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định này. Dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng chi phí và từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng Techcombank vẫn quyết tâm thực hiện trích lập dự phòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank.doc
Tài liệu liên quan