Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

1- Tính cấp thiết của đề tài 1

2- Mục đích nghiên cứu 2

3-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương: 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 4

1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 4

1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4

1.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 4

1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 6

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 6

1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 6

1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 10

1.2.4.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 11

1.2.5.Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng 13

1.2.6.Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 16

1.2.6.1.Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 16

1.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 20

2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh nhnn&ptnt Tỉnh Hải Dương 20

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương 20

2.1.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh 21

2.1.2 . Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . 24

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 24

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 26

2.1.2.3. Các hoạt động khác 27

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29

2.2.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29

2.1.1.2. Nhận xét chung về tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 33

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 35

2.2.2.1. Tình hình nợ xấu 35

2.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro tín dụng 37

2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 37

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 39

2.3.2.2. Nguyên nhân 40

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 44

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương 44

3.1. Định hướng và mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 44

3.1.1.Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 44

3.1.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 46

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47

3.2.1. Giải pháp trực tiếp 48

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 48

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 50

3.2.1.3. Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án 51

3.2.1.4. Thẩm định khách hàng vay vốn 52

3.2.1.5. Tuân thủ chặt chẽ quy trìn tín dụng 52

3.2.1.6. Kiểm tra , giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 53

3.2.1.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 54

3.2.1.8. Nâng cao hiệu quả các bảo đảm tín dụng 55

3.2.1.9. Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro 56

3.2.1.10. Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi 58

3.2.1.11.Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ 60

3.2.1.12. Đầu tư hệ thống hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 61

3.2.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ 62

3.2.2.1. Tăng cường vốn tự có 62

3.2.2.2.Cân đối khả năng huy động vốn , đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp , an toàn và đạt hiệu quả cao. 63

3.2.2.3.Tăng cường kiểm soát nội bộ ngân hàng 63

3.3. Một số kiến nghị 63

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 63

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 65

3.3.3. Kiến nghị đối với chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Hải Dương. 66

KẾT LUẬN 67

 

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng , các định hướng của ngành , của hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam để đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh của chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả . Qua nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng của Chi nhánh cho thấy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng thương mại có chất lượng tín dụng tốt . Nhất là những năm gần đây , mặc dù hoạt động của Ngân hàng phải cạnh tranh rất gay gắt song Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao , năm sau cao hơn năm trước , hoàn thành và vượt kế hoạch mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã giao cho Chi nhánh . Có được kết quả trên là do Chi nhánh có nhiều biện pháp để mở rộng thị phần cho vay do có ưu thế là mạng lưới chi nhánh rộng nhiều điểm giao dịch , tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh . Việc cho vay đầu tư có sự sànglọc , lựa chọn khách hàng tốt , có tình hình tài chính lành mạnh , có khả năng tự tài trợ cao , tìm kiếm , khai thác những dự án có tính khả thi , hiệu quả để cho vay . Thực hiện tốt chính sách khách hàng nên đã giữ được những khách hàng truyền thống , sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Chi nhánh có định hướng đúng trong cho vay để phân tán rủi ro là không tập trung cho vay quá lớn vào một khách hàng mà phải quan tâm đầu tư cho vay với mọi thành phần kinh tế . Chú trọng cho vay tại các khu công nghiệp mới được hình thành . Đầu tư xây dựng , đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại , trên cơ sở đó mở rộng đầu tư ngắn hạn . Chúng ta có thể thấy được điều đó qua bảng kết quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . Bảng 04 : Tình hình cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm 2005 so 2004 Tăng giảm 2006 so 2005 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Tổng doanh số cho vay 1.652 2.145 2.755 502 30,3 610 28,4 Doanh số cho vay ngắn hạn 951 1.343 1.631 392 41,2 288 21,4 Doanh số cho vay trung và dài hạn (Tài trợ và uỷ thác) 701 802 1.124 101 14,4 322 40,1 ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng trên cho ta thấy , doanh số cho vay đều tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước.Doanh số cho vay tăng 502 tỷ đồng , tỷ lệ đạt 30,3%,doanh số cho vay ngắn hạn tăng 392 tỷ đồng , tỷ lệ đạt 41,2%, doanh số cho vay trung dài hạn tăng 101 tỷ đồng tỷ lệ đạt 14,4%. Cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn phù hợp với định hướng , chỉ tiêu mà hệ thống NHNN&PTNT đưa ra , cụ thể là : 60% đối với dư nợ ngắn hạn , 40% đối với dư nợ trung và dài hạn . Doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2004 là 520 tỷ đồng , doanh số cho vay năm 2006 so với năm 2005 là 610 tỷ đồng điều này cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao , Ngân hàng đã chủ động đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế . Trong khi đó doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng cao và năm sau tăng hơn năm trước điều này thể hiện rõ doanh số cho vay ngắn hạn tăng còn doanh số cho vay trung dài hạn giảm . Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đã và đang thực hiện cổ phần hoá đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Việt Nam tích cực cho vay ngắn hạn và giảm dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất thua lỗ , tài chính yếu kém . Hơn nữa các khu công nghiệp của tỉnh mới bước đầu thành lập , chưa có nhu cầu đầu tư vốn , các dự án tính khả thi ít . Vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn Bảng 05 : Tình hình thu nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm 2005 so 2004 Tăng giảm 2006 so 2005 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Doanh số thu nợ 1.382 1.806 2.318 424 30,6 512 28,3 Doanh số thu nợ ngắn hạn 596 1.233 1.400 637 106,8 167 13,5 Doanh số thu nợ trung và dài hạn (Tài trợ và uỷ thác) 786 872 918 86 10,9 46 5,27 ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ năm 2005 so với năm 2004 là 424tỷ đồng , tăng 30,6 % điều này cho thấy rằng chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất tốt và mức độ tăng về doanh số thu nợ là chủ yếu do các khoản tín dụng ngắn hạn đến hạn thanh toán . Trong năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng so với năm 2005 là 512 tỷ đồng , tăng 28,3 % doanh số thu nợ trong năm 2006 tăng cao nguyên nhân chủ yếu là không những doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2006 tăng mà doanh số thu nợ trungvà dài hạn cũng tăng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng , nó phản ánh lợi nhuận trong năm của ngân hàng . Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu , nó phản ánh hoạt động tín dụng được mở rộng hay thu hẹp nhưng để tăng cường khả năng tài chính của mình bắt buộc các Ngân hàng phải mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng Tình hình dư nợ tại chi nhánh trong những năm qua được thể hiện như sau Bảng 06 : Tình hình dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm 2005 so 2004 Tăng giảm 2006 so 2005 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Tổng dư nợ 1.555,7 1895,3 2332,3 339,6 21,8 437 18,7 1 Tổng dư nợ = VND 1.535 1.866,9 2.302,5 331,9 21,6 435,6 23,32 Dư nợ ngắn hạn 797,3 926,5 1.156,2 129,2 16,2 229,7 24,7 Dư nợ trung và dài hạn 737,7 940,4 1.146,2 202,7 27,4 205,8 21,88 2 Tổng dư nợ = ngoại tệ quy ra VND 20,7 28,3 29,8 7,6 36,7 1,5 5,3 Dư nợ ngắn hạn 19,3 0 740 -19,3 -1 740 0 Dư nợ trung và dài hạn 1,4 28,3 29,1 26,9 1921,4 0,8 2,82 ( Trích bảng cân đối kế toán ) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao so với trước cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đặc biệt là cho vay trung , dài hạn bằng ngoại tệ của năm 2005 so với năm 2004 tăng rất cao cho thấy ngân hàng đã chú trọng trong việc đầu tư vốn nước ngoài với thời hạn dài nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế . Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2004 đạt 1.555,7 tỷ đồng , đến năm 2005 đạt 1895,3 tỷ đồng tăng 339,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 21,8 % . Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ năm 2005 tăng 129,2 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 16,2 % , dư nợ cho vay trung dài hạn bằng VNĐ năm 2005 tăng 202,7 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 27,4 %. Tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 28,3 tỷ đồng tăng 7,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 36,7 % . tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ tăng rất cao đạt 26,9 tỷ đồng , đạt tỷ lệ 5,2 % . Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ năm 2006 tăng 229,7 tỷ đồng , tỷ lệ tăng đạt 40,3 % , dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 205,8 tỷ đồng . Tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy ra VNĐ năm 2006 là 1,5 tỷ đồng , tỷ lệ này tăng chậm là trong năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là không có do Chi nhánh co sự thay đổi trong cơ cấu cho vay . Hoạt động cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ trong năm 2004 là cao thì trong năm 2005 Chi nhánh đã không đầu tư vào loại hình cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ quy ra VNĐ là do ngân hàng ngại rủi ro . Tuy nhiên , Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa trong vấn đề này để khắc phục những bất lợi mà nó có thể gây ra để lượng ngoại tệ huy động được không phải thường xuyên điều chuyển về NHNN&PTNT Việt Nam . 2.1.1.2. Nhận xét chung về tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhìn chung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn . Từ năm 2004 đến này tỷ trong cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước . Bảng số liệu trên cho thấy chiến lược về hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tầm nhìn xa và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước nói chung cũng như tỉnh Hải Dương nói riêng . Những năm trước dư nợ cho vay trung và dài hạn thấp là do hoạt động kinh tế ở Hải Dương chủ yếu là hoạt động nông nghiệp , công nghiệp phát triển chậm, doanh nghiệp và các công ty cổ phần … chủ yếu là doanh nghiệp địa phương , cơ sở hạ tầng cũ kỹ , lạc hậu sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn , hiệu quả thấp , vốn tự có của doanh nghiệp ít , các doanh nghiệp đang trong quá trình sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp nên chưa có điều kiện để đổi mới dây truyển công nghệ cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh . Nên Ngân hàng không có điều kiện để mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn . Nhưng từ năm 2004 Hải Dương đã hình thành và đi vào hoạt động sản xuất các khu công nghiệp quan trọng với nhiều doanh nghiệp ra đời đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm , dịch vụ đáp ứng nền kinh tế từ đó mở rộng quy mô sản xuất , mua sắm máy móc thiết bị hiện đại , dây truyền sản xuất công nghệ tiên tiến . Với cơ hội thuận lợi NHNN&PTNT Hải Dương là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh trải khắp các huyện để đáp ứng kịp thời , nhanh chóng nhu cầu về vốn của các khu công nghiệp phục vụ cho mục tiêu kinh tế chung của tỉnh , kết quả cho vay trung và dài hạn tăng đáng kể . Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu về vốn , chưa khai thác được nhiều dự án đầu tư xuất nhập khẩu , do tỉnh Hải Dương không có doanh nghiệp lớn thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu , các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ cũng còn hạn chế nên nguồn vốn huy động ngoại tệ chủ yếu chi nhánh phải điều chuyển về NHNN&PTNT Việt Nam . Có thể nói kết quả cho vay của chi nhánh có xu hướng phát triển tốt , cho vay ngoài quốc doanh tăng nhưng việc đầu tư có sàng lọc và lựa chọn khách hàng , lựa chọn dự án , phương án đầu tư ở mọi lĩnh vực tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo với quy trình cho vay chặt chẽ tư khi tìm kiếm khai thác đến việc thẩm định khách hàng , hoàn thiện hồ sơ cho vay , hồ sơ bảo đảm tiền vay quyết định cho vay trên cơ sở định hướng đúng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế . Nên chất lượng tín dụng qua nhiều năm tốt , không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi , tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi còn cao , đi vào chi tiết từng khoản nợ trên bảng cân đối kế toán ta thấy có những khoản nợ tồn tại qua nhiều năm mà cuối năm 2006 chi nhánh vẫn chưa xử lý hết . Song cũng cần phải làm rõ thực trạng cũng như nguyên nhân của các khoản nợ này , để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thời gian tới có hiệu quả hơn nữa . 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 2.2.2.1. Tình hình nợ xấu Tín dụng mang nội dung ứng trước cho người vay , bởi vậy rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng . Rủi ro tín dụng có thể được biểu hiện trựo tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ cả gốc và lãi khi đến hạn , hoặc cũng có thể được biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn như là những khoản nợ được giãn nợ , khoanh nợ , gia hạn nợ hoặc nợ trong hạn nhưng thực tế đã có nguy cơ khách hàng không trả được nợ đúng hạn trong tương lai khi đến hạn do sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc do những nguyên nhân khác mà hiện tại khách hàng và ngân hàng không lường trước hết được . Bảng 07: Thực trạng nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm 2005 so với 2004 Tăng, giảm 2006 so với 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1555,7 1895,3 2322,3 Tổng NQH 12,3 100 14,2 100 27,8 100 1,9 15,4 13,6 95,7 NQH < 180 8,63 70,1 9,71 68,3 17,8 64 1,08 12,5 8,09 83,3 180 <NQH < 360 3,01 24,47 3,06 14,5 7,53 27,68 0,05 1,6 4,47 146,07 NQH > 360 0,66 5,36 1,43 17,1 2,47 8,8 0,77 116,6 1,04 72,7 NQH/Tổng dư nợ 0,79 % 0,75 % 1,2% ( Trích bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây . Nợ quá hạn năm 2004 tăng chủ yếu là do chuyển từ nợ khoanh , nợ giãn có thời hạn phát sinh từ những năm trước mà Chi nhánh vẫn chưa xử lý được triệt để . Nợ quá hạn ( 6 tháng và trên 6 tháng đến 1 năm tăng chút ít nhưng có khả năng thu hồi ) . Năm 2005 nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng hơn so với năm trước là 1,9 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 15,4 % , Năm 2006 nợ quá hạn tăng hơn so với năm trước đó là 13,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 95,7 % điều này đã phản ánh một thực trạng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn yếu kém , chưa có biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn . Để phân tích và tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tập trung ở loại cho vay nào và đối với các thành phần kinh tế nào ta tiếp tục xem xét diễn biến nợ quá hạn của Chi nhánh qua bảng số liệu sau : Bảng 08 :Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo Đơn vị: tỷ đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn 0 0% 0 0% 0 0% Không có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% Có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% NQH phân theo thành phần kinh tế 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% KTQD 0 0% 0 0% 0 0% KTNQD 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% NQH phân theo thời hạn cho vay 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% NQH ngắn hạn 2.170 17,56% 4.890 34,3 12.486 44,7 NQH trung và dài hạn 10.184 469,3 9.345 65,6 15.404 55,2 (Trích bảng cân đối kế toán) Qua bảng số liệu trên và tình hình diễn biến nợ quá hạn tại chi nhánh cho thấy nợ quá hạn năm 2004 và 2005,2006 tăng chu yếu là nợ quá hạn theo thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ quá hạn cao do khách hàng bị khó khăn về tài chính lên chậm trả nợ khi đến hạn thanh toán dẫn đến nợ quá hạn . Tỷ trọng nợ quá hạn trong những năm gần đây của chi nhánh liên tục tăng là do chi nhánh đầu tư vào các phương án , dự án sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh , cá thế ... với qui mô nhỏ , vốn tự có thấp … Trong khi đó nợ quá hạn theo thời hạn cho vay lại tập trung chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản cho vay đầu tư vào các khu công nghiệp các dự án , phương án sản xuất kinh doanh với quy mô lớn , khả năng thu hồi vốn trong thời gian dài . Dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng b. Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị :tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Tổng dư nợ Số tiền phải trích Tỷ lệ trích / Tổng dư nợ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1 Năm 2004 1.556 2,5 0,16% 0.79% 2 Năm 2005 1.895 11 0,58% 0.75% 3 Năm 2006 2.332 17 0,73% 1.2% (Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro) Cuối năm 2004 do Chi nhánh phải giải quyết những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng do chuyển những khoản nợ khoanh , giãn hết thời hạn khoanh , giãn nợ sang nợ quá hạn . Do đó NHNN&PTNT hàng năm phải trích ra một khoản tiền rất lớn từ lợi nhuận thu được để bù đắp vào những khoản nợ quá hạn . Trong năm 2004 số tiền phải trích cho dự phòng rủi ro là 2,5 tỷ đồng , tỷ lệ trích là 0,16 % , năm 2005 số tiền phải trích cho rủi ro tín dụng tăng cao đột biến do tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên . Năm 2006 Chi nhánh vẫn chưa giải quyết triệt để các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng dấn đến tình trạng nợ quá hạn của năm trước dồn cho năm sau lên tỷ lệ số tiền trích cho dự phòng lên đến 17 tỷ đồng và tỷ lệ trích là 0,73 % đây là vấn đề mà Chi nhánh NHNN%PTNT cần phải chú trọng quan tâm đến công tác cũng như các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh 2.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro tín dụng 2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng Trong 9 tháng qua , toàn Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng , quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thị phần tiếp tục được giữ vững ; cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực ; kết quả tài chính phù hợp với mục tiêu để ra ; các hoạt động kinh doanh được giữ vững , ổn định và mở rộng có hiệu quả .Trong 4 tháng đầu năm 2007 , bám sát định hướng kinh doanh do Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chỉ đạo và các mục tiêu mà Đại Hội Công Nhân Viên Chức đề ra , toàn chi nhánh nỗ lực vào các công việc sau : -Tổ chức các Hội nghị : Tổng kết hoạt động kinh doanh 2006 , đề ra mục tiêu, giải pháp trọng tâm hoạt động kinh doanh 2007 ; quyết toán kế hoạch kinh doanh , kế hoạch tài chính năm 2006 ; Hội nghị khách hàng ; Hội nghị đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh , thi đua và hoạt động công đoàn , nhiệm vụ giải cho những tháng tiếp theo . Qua đó phân tích những mặt được , tồn tại , nguyên nhân và bài học kinh nghiệm , đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu giải pháp thực hiện Tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh , sớm báo kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2007 cho các đơn vị , để các đơn vị xác định mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện . - Xây dựng chương trình kế hoạch và giải pháp thực hiện về công tác huy động vốn , đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn ; ứng dụng công nghệ tin học , hiện đại hoá Ngân hàng ; chương trình hành động thực hiện tiết kiệm chống lãng phí ; đề án phát triển các hoạt động ngoại tệ ; kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại NHNN&PTNT Việt Nam , nhiệm vụ giải pháp về công tác tổ chức và cán bộ năm 2007-2010 . - Về nguồn vốn : Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương đã có chủ trương đúng đắn là cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định ; tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và nguồn vốn trung dài hạn , giảm dần và tiến tới không đi vay ở tổ chức tín dụng khác , đảm bảo vốn thanh toán Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hướng tới khách hàng là dân cư để chủ động về nguồn vốn, giảm dần sử dụng vốn cấp trên . - Về tín dụng : Tập trung tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trường nguồn vốn . Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần của NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương . Chất lượng tín dụng thường xuyên quan tâm và nâng cao hơn trước nợ xấu 1,2 % thấp hơn so với kế hoạch giao ( 5% ). Các chi nhánh đều chấp hành nghiêm túc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam . Tổ chức phân loại khách hàng để có định hướng cho vay - Về tài chính : Tăng thu , tiết kiệm chi ; có giải pháp tích cực thu hồi nợ sau xử lý rủi ro ; đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra trừ lãi suất đầu vào theo kế hoạch được giao . Đảm bảo tài chính tăng trưởng bền vững , đủ quỹ thu nhập để thu lương theo chế độ . Việc đầu tư XDCB và mua sắm tài sản đã thực hiện theo đúng kế hoạch do cấp trên phê duyệt . Công tác an toàn kho quỹ được thường xuyên quan tâm , mặc dù mạng lưới chi nhánh nhiều và rộng khắp song không để xảy ra vụ việc mất an toàn tài sản lớn . - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế : Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động kinh doanh ngoại tệ , thanh toán quốc tế , chuyển tiền nhanh WU, thanh toán song phương . Tăng cường kiểm tra , chấn chỉnh hoạt động các điểm chi trả WU . 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng Bên cạnh những thuận lợi mà Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương đã đạt được còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc . - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tuy khá nhưng không đều ; cơ cấu nguồn vốn có tiến bộ nhưng vẫn chưa vững chắc . Bình quân nguồn vốn thấp so với toàn hệ thống - Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp so với chỉ tiêu kế hoạch được giao . Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ rất thấp so với khả năng huy động vốn ngoại tệ tại địa phương . Bình quân dư nợ thấp so với toàn hệ thống - Chất lượng tín dụng được quan tâm hơn nhưng vẫn còn chứa đựng một số vốn châm luân chuyển . Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro còn thấp - Hoạt động kiểm tra ,kiểm soát đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao ; chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo , dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh - Công tác maketing còn hạn chế ở hầu hết các chi nhánh và phần lớn cán bộ công viên chức - Chế độ thông tin báo cáo nhiều chi nhánh còn thực hiện chậm , vì vậy đã ảnh hưởng tới việc theo dõi chỉ đạo điều hành . 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn * Năng lực tài chính , kinh doanh của khách hàng còn yếu kém Một thực trạng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vốn tự có rất nhỏ so với tổng nguồn vốn kinh doanh , do đó khả năng tự tài trợ thấp dẫn đến hạn chế trong kinh doanh , không có vốn để đầu tư , vay ngân hàng thì thiếu điều kiện lên không đổi mới được công nghệ để mở rộng sản xuất . Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém do quen hoạt động với thời gian quá dài của thời kỳ bao cấp , khi chuyển sang cơ chế thị trường vừa quản lý yếu kém, vừa thiếu kinh nghiệm , tư duy trì trệ , chậm đổi mới trong sản xuất kinh doanh . Theo kết quả khảo sát năm 1999 của ban đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ cho thấy các doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5- 10 % vốn tự có , còn lại là vay ngân hàng tư 90 đến 95% để hoạt động sản xuất kinh doanh . Cũng theo báo cáo này , tính đến giữa năm 1999 các doanh nghiệp nhà nước chỉ có 40% làm ăn có lãi , 44% tạm thời thua lỗ , 16 % thua lỗ triền miên . Từ thực tế khảo sát Chính phủ đã chủ trương thực hiện sắp xếp đổi mới đểlành mạnh hoá tài chính của các doanh nghiệp . Hiện nay các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn , đây là nguyên nhân hạn chế đầu tư tín dụng của các ngân hàng , nếu như ngân hàng hạ thấp điều kiện cho vay thì sẽ gặp rủi ro tín dụng và như vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng . * Năng lực quản lý , điều hành còn hạn chế Trong nền kinh tế thị trường tự do hoá và toàn cầu hoá một vấn đề cấp thiết là các doanh nghiệp trong nước cần phải tự đổi mới mình về nhiều mặt công nghê, trình độ quản lý … sao cho phù hợp với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế . Tuy nhiên , một thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp vẫn chưa chuyển biến kịp với sự vận động của thị trường , sản xuất kinh doanh mang tính mạo hiểm , kinh doanh trải chức năng , ngành hàng mới sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng …dẫn đến sản xuất kinh doanh kém hiệu quả . *Doanh nghiệp thiếu thông tin Với môi trường kinh doanh như hiện nay , vai trò của công nghệ thông tin mang tính chất sống còn đối với hoạt động kinh doanh của bẩt cứ ngành nào, lĩnh vực nào . Các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất thiếu thông tin về kinh tế tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ cho sản xuất kinh doanh . Chính vì vậy doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường , đối tác …đã ảnh hưởng rất lớn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh . * Rủi ro về kỹ thuật , vận hành máy móc Trong thực tế có những doanh nghiệp cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật còn thiếu và còn yếu không đủ trình độ để kiểm tra máy móc thiếi bị , nhất là những máy móc nhập từ nước ngoài dẫn đến nhập những máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ , hiệu quả sử dụng không cao . ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng * Thiếu thông tin về khách hàng Để cho vay tốt , thì cán bộ tín dụng thì cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng về nhiều giác độ như lĩnh vực , ngành nghề kinh doanh môi trường hoạt động kinh doanh , tư cách đạo đức , năng lực quản lý điều hành ….Nhưng thực tế hiện nay cán bộ tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khó thu thập thông tin chính xác về tình hình vay vốn của khách hàng , có những khách hàng đi vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng nhưng ngân hàng cũng không thể thẩm định thông tin này chính xác vì các ngân hàng cạnh tranh nhau lên đều giấu thông tin . Ngân hàng nhà nước đã thành lập thông tin tín dụng ( CIC ) và các ngân hàng thương mại đã thành lập trung tâm thông tin phòng ngừa rui ro nhưng hiệu quả khai thác kém . * Chất lượng thẩm định chưa cao Do trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng đã được đào tạo song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tình hình mới , thể hiện trình độ hiểu biết về pháp luật , xã hội , kinh tế thị trường , công nghệ thông tin còn rất hạn chế . Việc phân tích , thẩm định khách hàng một cách chính xác và toàn diện , phân tích năng lực tài chính của khách hàng cũng như tính khả thi của dự án , phương án sản xuất kinh doanh còn yếu . Hơn nữa cán bộ tín dụng không được đào tạo về mặt kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn , máy móc thiết bị … nên để thẩm định một cách chính xác là rất khó . c. Rủi ro do môi trường kinh doanh * Môi trường kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh vốn phải chịu rất nhiều tác động của chu kỳ kinh tế . Thông thường hoạt động kinh tế ở các nước phát triển thường diễn ra theo chu kỳ từ 15 đến 20 năm một lần . Tuy nhiên , theo thống kê ở Việt Nam cứ 5 năm lại có sự biến động bất thường khi thiếu , khi thừa sản phẩm . Do đó các rủi ro do môi trường kinh doanh gây ra chiếm tỷ trọng rất lớn . Mặt khác công cuộc đổi mới kinh tế của nhà nước diễn ra trong thời gian ngắn , cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện . Vì vậy , nếu như sự thích ứng cơ chế mới để vận dụng vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp không tốt thì mỗi sự thay đổi môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp . * Môi trường pháp lý Hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.docx
Tài liệu liên quan