Chuyên đề Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần liên hiệp thực phẩm Hà Tây

MỤC LỤC

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải sử dụng các giải pháp tài chính để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

I. Tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

2. Khái niệm doanh thu tiêu thụ sản phẩm

 2.1. Doanh thu của doanh nghiệp

2.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

2.2.1.Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp

2.2.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm

3.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiêp

3.2. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

3.3. Chất lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ

3.4. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ

3.5. Giá cả sản phẩm tiêu thụ

3.6. Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp

4. Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

II. Sự cần thiết phải sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình

tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1. Mối quan hệ giữa tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp

1.1. Tác động của tiêu thụ sản phẩm đến tài chính doanh nghiệp

1.2.Vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

2. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

3. Một số biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu

CHƯƠNG II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP LHTP Hà Tây.

I. Khát quát tình hình tổ chức ở công ty CP LHTP Hà Tây

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1. Tổ chức bộ máy của công ty

2.2. Tổ chức quản lý của Công ty

2.3. chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.4. Đặc điểm về lao động

3. Kết quả kinh doanh của công ty CP LHTP Hà Tây những năm gần đây

3.1. Chỉ tiêu về vốn

3.2.Các chỉ tiêu tài chính khác

II. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm công ty CP LHTP Hà Tây

1. Đặc điểm sản phẩm của công ty

2. Đặc điểm tổ chức tiêu thụ ở công ty

3. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh ảnh hưởng đến công tác

 tiêu thụ sản phẩm tại công ty

3.1.Những thuận lợi

3.2. Những khó khăn

III. Tình hình tiêu thụ hàng hoá và những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá của công ty CP LHTP Hà Tây

3.1.Tình hình tiêu thụ mặt hàng chính của công ty CP LHTP Hà Tây

năm 2007

1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty

2. Tình hình và kết quả tiêu thụ những mặt hàng chính năm 2007 của công ty CP LHTP Hà Tây

3. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chính của công ty CP LHTP Hà Tây

3.1. Về yếu tố số lượng hàng hoá tiêu thụ

3.2. Giá bán bình quân các mặt hàng

3.2.Những biện pháp được sử dụng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại công ty CP LHTP Hà Tây

1. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho công tác tiêu thụ hàng hoá

1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố đầu vào

1.2. Chuẩn bị hệ thống kho bãi

2.Các biện pháp tài chính chủ yếu được công ty áp dụng để hỗ trợ công tác tiêu thụ năm 2007

2.1. Đối với giá cả

2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ

2.3. Đa dạng hoá hình thức thanh toán

2.4. Các biện pháp trợ giúp tiêu thụ

2.5. Hoàn thiện phương thức bán hàng

3. Đánh giá chung về thực trạng tiêu thụ hàng hóa tại công ty CP LHTP Hà Tây năm 2007

CHƯƠNG III: Giải pháp tài chính nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ hàng hoá ở Công ty CP LHTP Hà Tây

I. Những định hướng cơ bản của công ty trong những năm tới

II.Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP LHTP Hà Tây

1.Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh để hạ giá thành hàng hoá

1.1.Chú trọng đến việc tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn

1.2.Phấn đấu giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

2. Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu thị trường

3. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược thị trường

4. Đa dạng hoá hàng hoá tiêu thụ, đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hoá

 5. Xây dựng hệ thống giá cả hợp lý

6.Tăng cường áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

6.1. Hoàn thiện phương thức chiết khấu hàng bán

6.2.Sử dụng chế độ hỗ trợ về cước phí vận chuyển một cách linh hoạt

7. Tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng

8. Đẩy mạnh đầu tư tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần liên hiệp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty : Phòng tổ chức lao động tiền lương, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kỹ thuật KCS, Phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm, Phòng kinh doanh- dịch vụ. Quan hệ với các phòng ban chức năng khác trong lĩnh vực kế toán, tài chính thống kê tiền lương. + Cửa hàng kinh doanh: Là một bộ phận quan trọng của công ty, là nơi thực hiện các chức năng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng mà công ty kinh doanh.Đây chính là nơi tìm hiểu diễn biến thị trưòng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó tư vấn cho việc kinh doanh. + Trạm kho: Thực hiện việc tiếp nhận, giao nhận kiểm kê và bảo quản các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh. Đây là nơi trung gian kết nối giữa công ty với nhà cung cấp và khách hàng. Trạm kho thực hiện việc quản lý hàng hoá, đảm bảo cho việc cung cấp hàng hoá bán ra được liên tục không bị ngắt quãng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt. + Đại lý: là kênh phân phối đại diện bán hàng hóa cho công ty tại các tỉnh. Mặc dù mỗi bộ phận có một chức năng cụ thể nhưng để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty được thông suốt, liên tục nên các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau. Chính vì vậy đã tạo nên tập thể vững mạnh hoạt động có hiệu quả. 2.3. chức hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty LH CPTP Hà Tây là một công ty sản xuất các loai mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo…bên cạnh việc sản xuất thì công tác tiêu thụ sản phẩm là hoạt đông chính và chủ yếu. Vì vậy nguồn nhân lực của công ty cũng được tập trung vào việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhằm đạt kết quả cao trong kinh doanh, công ty đã chú ý trong tổ chức cơ cấu hoạt động kinh doanh nhằm phù hợp nhất với công tác tiêu thụ. - Về hàng hoá xuất kho: Do phòng kinh doanh nhận và nắm chắc tình hình hiện có của từng loại hàng hoá, làm cơ sở ký kết hợp đồng tiêu thụ để mở rộng thị trường. - Về thủ tục xuất kho để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi phòng kế toán chuyển hoá đơn, khách hàng có thể xuống kho lấy hàng một cách dễ dàng thuận lợi. - Về giá bán: Giá bán của công ty được xây dựng trên định mức và tình hình thị trường. - Đối với khách hàng có biểu hiện dây dưa công nợ công ty sẽ có giải pháp thích hợp xử lý. 2.4. Đặc điểm về lao động. Đối với bất cứ công ty hay tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao động luôn là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức rõ điều này ngay khi thành lập, công ty đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao đông một cách khoa học hợp lý, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công ty. Công ty gồm 317 công nhân viên. Trong đó 119 lao động trực tiếp, 198 lao động gián tiếp. Có 144 nhân viên nam và 173 nhân viên nữ. Xét về lực lượng lao động gián tiếp ở đây cho ta thấy rằng công ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ bán tự động nên nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp lớn, tuy nhiên ta có thể thấy công ty sử dụng lao động gián tiếp quá lớn nên ta có thể thấy rằng việc bố trí lao động của công ty còn chưa hợp lý và cần phải có những điều chỉnh để phù hợp với tình hinhf sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm qua công ty đang cố gắng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cũng như ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. 3. Kết quả kinh doanh của công ty CP LHTP Hà Tây những năm gần đây. 3.1. Chỉ tiêu về vốn. Bảng tăng giảm từng loại vốn trong 2 năm 2006, 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch ST TT% ST TT% ST TL% 1.Vốn lưu động 7.082.364.560 63,9 7.298.728.910 61,2 216.364.350 3,05% 2.Vốn cố định 3.995.592.730 36,1 4.622.466.440 38,8 626.873.710 15,69% ∑Vốn kinh doanh 11.077.957.290 100 11.921.195.350 100% 843.238.060 7,6% 3.2.Các chỉ tiêu tài chính khác. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng/ giảm TT (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 40387594400 44059723640 3672129240 9.09 Doanh thu thuần 40387594400 44059723640 3672129240 9.09 Tổng LN trước thuế 432716390 509354285 76637895 17.7 Các khoản phải nộp ngân sách 121160590 142619200 21458610 17.7 LN sau thuế 311555800 366735085 55179285 17.7 Vốn kinh doanh năm 2007: 11.921.195.350 đồng II. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm công ty CP LHTP Hà Tây. 1. Đặc điểm sản phẩm của công ty. - Công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu: Bia hơi, bia chai, rượu, nước giải khát, bánh kẹo các loại… Trong nền kinh tế thị trường yếu tố quyết định đến công tác tiêu thụ sản phẩm là sản phẩm phải có chất lượng cao, giá bán phù hợp, nguồn gốc đáng tin cậy, chính những yếu tố này mới khiến người tiêu dựng dễ chấp nhận sản phẩm của công ty. 2. Đặc điểm tổ chức tiêu thụ ở công ty. Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng, hiện nay công ty đã có những khách hàng truyền thống ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên công ty vẫn chưa chiếm lĩnh được hoàn toàn thị trường các tỉnh phía Bắc. Mục tiêu trong tương lai là mở rộng được thị trường hầu hết các tỉnh phía Bắc và thăm dò thị trường Trung, Nam. Mở rộng thêm hệ thống đại lý. Công tác tiêu thụ hàng hoá của công ty do bộ phận kinh doanh đảm nhận và cung cấp cho nhều đối tượng khách hàng. - Bán hàng trực tiếp cho khách hàng với số lưọng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, phương thức thanh toán đa dạng: bằng tiền mặt (thanh toán ngay, trả chậm) séc, chuyển khoản… - Với mục tiêu mở rộng các đại lý tiêu thụ trong cả nước nên việc tiêu thụ hàng hoá của công ty chủ yếu thông qua các đại lý của công ty. Nếu một cơ sở nào muốn làm đại lý của công ty sẽ trực tiếp đến công ty để ký kết hợp đồng. Dựa trên hợp đồng này công ty sẽ cung cấp các mặt hàng cho đại lý với giá riêng (do công ty xây dựng giá bán cho các đại lý). Thời gian nhận làm đại lý của các cơ sở có thể kéo dài ngắn tuỳ hợp đồng. Phương thức thanh toán có thể dùng tiền mặt, séc, trả chậm… (Tùy theo thoả thuận trong hợp đồng nhưng thường là trả chậm). Mặc dù bán thông qua đại lý nhưng công ty coi là xuất bán trực tiếp luôn. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh công ty có áp dụng phương pháp chiết khấu đối với đại lý và các khách hàng thường xuyên, tỷ lệ chiết khấu có thể dao động từ 1-3 % tuỳ theo hợp đồng. Nhờ có chính sách tiêu thụ đúng đắn kịp thời nên khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty ngày một tăng, thị trường tiêu thụ trong nước ngày càng được mở rộng. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Công ty CP LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp kinh doanh tự chủ có quy mô không phảI là lớn, tuy có thời gian chưa lâu, trong thời gian từ khi thành lập cho đến nay công ty đã từng bước thay đổi của nền kinh tế thị trường. Đứng trước thực trạng có nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do không thích ứng được với nền kinh tế thị trường, thì công ty vẫn luôn phát huy thế mạnh cạnh tranh và luôn giữ uy tín trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty vẫn gặp phải không ít khó khăn trong quả trình kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn ta đi vào xem xét cụ thể. 3.1.Những thuận lợi. Công ty nằm dọc theo quốc lộ 6 Hà Nội đI hoà bình và đi hướng tây bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, rất nhiều thuận lợi trong quá trình lưu thông sản phẩm và nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Đặc biệt công ty nằm giữa trung tâm Thành phố Hà Đông, Hà Tây, mạng lưới giao thông thuận lợi nên việc phát triển thị trường trong thành phố và các tỉnh lân cận được thuận lợi. Với vị trí địa lý thuận lợi Công ty dễ dàng trong việc nhập và xuất hàng. Từ thuận lợi này có thể giảm được chi phí vận chuyển doanh thu và tăng lợi nhuận. Với hệ thống đại lý có thể cho phép phân phối hàng rộng rãi. - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chăm chỉ, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc và ban lãnh đạo công ty có trình độ cao từng bước đưa công ty ngày càng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. - Hệ thống Luật Doanh nghiệp và các chính sách của Nhà nước tạo môi trường pháp lý an toàn cho Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. 3.2. Những khó khăn. - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát và bánh kẹo nên doanh nghiệp đang bị cạnh tranh gay gắt. - Giá bán các loại sản phẩm có xu hướng tăng lên làm cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng lên đáng kể nhất là đầu vào hàng hoá có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. - Cơ sở vật chất của công ty còn nhiều nhất là về phương tiện vận tải để phân phối hàng hoá đến các tỉnh. III. Tình hình tiêu thụ hàng hoá và những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá của công ty CP LHTP Hà Tây. 3.1.Tình hình tiêu thụ mặt hàng chính của công ty CP LHTP Hà Tây năm 2007 1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty. Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá là một trong những kế hoạch được công ty lập từ đầu năm để chuẩn bị cho một năm hoạt động mới và đây là một mảng trong kế hoạch tài chính của công ty. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ là việc dự đoán trước số lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá hàng hoá trong kỳ kế hoạch, từ đó dự kiến doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để công ty chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh. Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá được lập chính xác sẽ tạo điều kiện cho công ty tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá một cách chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị rơi vào thế bị động, hàng nhập mua không phù hợp với nhu cầu dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Hơn nữa, do kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là phần kế hoạch tài chính của công ty nên nếu thiếu chính xác thì còn ảnh hưởng đến nhựng kế hoạch khác như: kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch vốn..có thể dẫn đến đảo lộn mất cân đối trong kinh doanh. Như vậy, kế hoạch tiêu thụ hàng hoá là điều kiện cần thiết cho mỗi công ty trước khi bước vào tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc lập kế hoạch thế nào để đạt hiệu quả cao còn phù thuộc vào trình độ phân tích, đánh giá tình hình của mỗi công ty. Trước sự quan trọng của công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, công ty CP LHTP Hà Tây đã phân tích tình hình, đặc điểm tiêu thụ hàng hoá của mình để lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chi tiết cho từng quý và cả năm. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý lại chia ra kế hoạch tiêu thụ cho các tháng cho phù hợp với đặc điểm tiêu thụ của tháng đó. * Căn cứ lập kế hoạch: Để đảm bảo tớnh chớnh xỏc cho kế hoạch tiờu thụ hàng hoỏ cụng ty lập kế hoạch hàng năm dựa trờn cơ sở tỡnh hỡnh tiờu thụ thực tế năm trước cựng với sự dự đoỏn nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Cũn kế hoạch tiờu thụ quớ dược lập dựa trờn kế hoạch tiờu thụ năm nhưng được điều chỉnh cho phự hợp hơn với thực tế. * Thời điểm lập kế hoạch: Công ty thường lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá vào tháng 10 năm báo cáo. Đây là thời điểm công ty lập các kế hoạch khác như kế hoạch hoạt động, kế hoạch lợi nhuận. Vào thời điểm này công ty mới có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho quá trình kinh doanh như: hàng hóa, lao động, tiền lương, đảm bảo cung ứng đủ khối lượng hàng hóa cho khách hàng theo đúng kế hoạch. Còn kế hoạch quí, công ty lập vào khoảng cuối tháng hai của quý trước bởi kế hoạch của quí đơn giản và dễ điều chỉnh theo nhu cầu thị trường hơn. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sau khi lập xong sẽ được giám đốc phê duyệt và gửi tới phòng kế hoạch kinh doanh để giao tới các cửa hàng. Cũng như các năm trước, công ty tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ theo cả năm và theo các quí, Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của công ty CP LHTP Hà Tây được xây dựng trên cơ sở thực tiễn năm trước và những dự đoán về tình hình, xu hướng biến động của thị trường năm tới. Đối với nhân tố số lượng và kết cấu hàng hóa tiêu thụ, những nhân tố biến động đều do sự ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan thì công ty nghiên cứu để đưa ra mức kế hoạch hợp lý nhất, còn đối với nhân tố giá bán, nhận thấy sự biến động của nó không thể bản thân công ty kiểm soát được mà phần nhiều do thị trường quyết định nên đã giữ nguyên mức giá bán thực tế năm 2006. 2. Tình hình và kết quả tiêu thụ những mặt hàng chính năm 2007 của công ty CP LHTP Hà Tây. Từ những cố gắng nhiều mặt trong công tác tổ chức kinh doanh, tổ chức bán hàng, sử dụng các đòn bẩy kinh tế- tài chính, kết quả là năm 2007 công ty đã tiêu thụ đựơc nhiều mặt hàng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là 28.178.830.832 đồng tăng so với năm 2006 với doanh thu năm 2006 là 26.903.367.037 đồng. Đây là kết quả chưa phải là cao lắm nhưng đã thể hiện sự tiến bộ của công ty trong vấn đề tiêu thụ mặt hàng chính. Hiện nay, Công ty CP LHTP Hà Tây sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi một sản phẩm sản xuất theo một quy trinh công nghệ riêng. Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo các loại, nhưng phần lớn sản phẩm của công ty đều mang tính thời vụ. Tuy nhiên nếu tính trung bình trong một năm thì phân xưởng bia của công ty có doanh thu và các khoản phải nộp nhà nước cao nhất. Thông thường doanh thu của phân xưởng bia chiếm 80% tổng doanh thu của công ty. Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty thuộc loại quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, để sản xuất ra một lít bia thì phải trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau, liên tục, giữa các giai đoạn không có bán thành phẩm có thể nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ có bia thành phẩm ở giai đoạn cuối. Công ty sản xuất bia theo từng mẻ, mỗi mẻ được từ 9146 đến 9150 lít bia. Giá bán bình quân của sản phẩm bia của công ty là 2370 đ/lít. Kết quả tiêu thụ năm 2007 công ty đạt được chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố, để có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng chính, sau đây ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích cụ thể từng yếu tố để có giải pháp cho công tác tiêu thụ của côngty trong thời gian tới. 3. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chính của công ty CP LHTP Hà Tây. Với mục đích cuối cùng của công tác tiêu thụ hàng hóa là đạt được doanh thu tiêu thụ cao, nên khi thực hiện công tác này ta phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan nhưng trong phạm vi bài viết này ta chỉ nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng chính trong số những nhân tố trên thôi. Đó là các nhân tố: - Số lưọng sản phẩm tiêu thụ. - Kết cấu sản phẩm tiêu thụ. - Giá bán bình quân sản phẩm Ta có: n DT =∑ ( Sli x gi ) i=1 Trong đó: DT: là doanh thu tiêu thụ các sản phẩm. Sli: là số lượng tiêu thụ của từng sản phẩm. Gi: là giá bán bình quân một sản phẩm. 3.1. Về yếu tố số lượng hàng hoá tiêu thụ. Với các mặt hàng như rượu, bánh kẹo… công ty đều vượt mức kế hoạch về số lượng, các mặt hàng trên đều mang tính thời vụ, Tuy nhiên nếu tính trung bình trong một năm thì phân xưởng bia của công ty có doanh thu và các khoản phải nộp nhà nước cao nhất. Thông thường doanh thu của phân xưởng bia chiếm 80% tổng doanh thu của công ty. Có số hàng tiêu thụ thực tế chênh lệch lớn so với kế hoạch còn lại các mặt hàng mặc dù có sự chênh lệnh nhưng không đáng kể, đó là do những nguyên nhân cơ bản sau: * Nguyên nhân khách quan: - Hiện tượng hàng hóa tiêu thụ có sự chênh lệch ít hay nhiều giữa các quí là do ảnh hưởng bởi đặc tính sử dụng của mặt hàng đó. Như bia hơi chủ yếu được tiêu thụ nhiều vào mùa hè và đem lại doanh thu cho công ty… * Nguyên nhân chủ quan. - Kết quả của việc số lượng hàng tiêu thụ năm 2007 cao hơn so với dự kiến trước hết là do công tác lập kế hoạch của công ty. Công ty lập kế hoạch thấp hơn số lượng tiêu thụ tực tế do công ty dự đoán khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế. Bên cạnh đó mức sống của nhân dân tăng mà nhu cầu tăng. Số lượng hàng hóa tiêu thụ tăng là điều rất tốt nhưng trong vấn đề lập kế hoạch tiêu thụ của công ty đã bộc lộ hạn chế đối với công tác đánh giá, nghiên cứu thị trường để đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế hơn. - Ngoài ra việc tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ còn do công ty chú trọng tới công tác đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu tư hoàn thiện các dịch vụ sau bán hàng Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người tiêu dùng giúp cho công tác tiêu thụ thuận lợi. Các biện pháp mà công ty đang sử dụng tỏ ra có hiệu quả đối với công tác tiêu thụ. Công ty cần phát huy những điểm có lợi này và sáng tạo ra nhiều hình thức thu hút mới để công việc tiêu thụ đạt kết quả khả quan hơn. - Trong năm công ty không ngừng thực hiện các biện pháp kinh tế – tài chính nhằm chủ dộng mở rộng thị trường vì vây mà thị trường của công ty không những mở rộng ra ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà còn ở Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh miền Trung. Công ty còn có những khách hàng chuyển từ nhà cung cấp khác đến. Mặc dù số lượng mặt hàng chính tiêu thụ tăng so với kế hoạch nhưng trong công tác tiêu thụ công ty vẫn còn những hạn chế như: Điều chỉnh kế hoạch chưa sát với thực tế vẫn còn có sự chênh lệch lớn giữa thực tế tiêu thụ và kế hoạch ở một số mặt hàng. Hơn nữa công ty vẫn chưa tận dụng được hết khả năng của mình nên chưa khai thác được rộng, song nhu cầu thị trường và vẫn bị động trước sự thay đổi của thị trường. Do đó công ty cần xem xét và thực hiện tốt công tác lập kế hoạch số sản phẩm tiêu thụ trong giai đoạn tới cho thật chính xác để có thể chủ động hơn trong kinh doanh và thu được kết quả khả quan hơn. 3.2. Giá bán bình quân các mặt hàng. Mức độ ảnh hưởng của giá bán bình quân đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ thực tế của công ty so với kế hoạch 2007, có thể thấy phần lớn giá bình quân các mặt hàng của công ty đều tăng nhẹ. Tuy nhiên có một số mặt hàng như bánh kẹo, mứt các loại giảm giá bán nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ giá bán biến động nhẹ phù hợp với thực tế của thị trường nước giải khát và bánh kẹo hiên nay. Đồng thời công ty cũng không muốn tăng quá nhiều để đảm bảo tính cạnh tranh của mình. Giá bán bình quân thực tế của hầu hết các sản phẩm đều tăng, có một số sản phẩm giảm nhưng không đáng kể góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên tăng này là không đáng kể. * Nguyên nhân: Hầu hết giá bán bình quân thực tế của các mặt hàng chính tiêu thụ đều cao hơn so với kế hoạch đề ra, đó một phần là do sự biến động của thị trường làm giá vốn hàng mua của các mặt hàng đều tăng. Tuy nhiên điều này cũng không làm giảm số lượng hàng tiêu thụ giữa thực tế với kế hoạch 2007 của những mặt hàng có giá bán tăng này. Đây là biểu hiện tốt phần nào chứng tỏ công ty đang tiếp tục tiến sâu và mở rộng thị trường của các loại sản phẩm này. Nguyên nhân của việc tăng giá một số mặt hàng còn do để đảm bảo uy tín hoạt động trên thị trường, công ty cần phải cung cấp những sản phẩm tốt của những công ty có uy tín cao. Chính vì thế mà giá vốn hàng mua có phần cao hơn so với những loại hàng khác, hàng có uy tín cao, giá vốn tăng kéo theo giá bán tăng. Trong nhiều trường hợp việc tăng giá bán tạo tâm lý cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của công ty. Mà đối với sản phẩm bia thì giá bán hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tăng sản lượng tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty Nhờ việc công ty tích cực mở rộng thị trường tạo uy tín tốt cho khách hàng mà trong năm 2007 lượng khách hàng ngoại tỉnh của công ty tăng lên rõ rệt. Để khuyến khích khách hàng, công ty có lèm dịch vụ vận chuyển miễn phí. Tuy nhiên đó chỉ là hình thức, còn để bù đắp khoản chi phí này tất nhiên công ty phải tính và phân bổ cước vận chuyển vào giá bán. Đây là nguyên nhân đẩy giá bán thực tế lên cao hơn so với kế hoạch. Bên cạnh việc bắt buộc tăng giá bán đối với một số mặt hàng. Để chứng tỏ việc tăng giá đó là do khách quan nhằm giữ uy tín đối với khách hàng. Đồng thời quán triệt tư tưởng chủ đạo của công ty trong vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm là tìm cách tăng số lượng hàng bán ra và tăng tỷ trọng mặt hàng có giá bán cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá bán thấp chứ không phải là tăng doanh thu tiêu thụ bằng cách tăng giá bán. Chính vì thế những mặt hàng như: bia chai, bia hơi, rươu giá vẫn giữ nguyên khi thị trường có ít biến động, bản thân doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh được. Phần chi phí tăng thêm của một số mặt hàng không tăng giá bán này công ty sẽ lên kế hoạch và phân bổ hợp lý vào những mặt hàng ít chịu sự biến động giá trên thị trường, đảm bảo sao cho sự tăng giá giữa các mặt hàng là đồng đều. Qua tình hình biến động giá trên cho thấy bên cạnh những thành tích mà công ty đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Đó là việc công ty còn bị biến động trước sự thay đổi của thị trường nên không chủ động đưa ra được mức giá kế hoạch hợp lý. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Tóm lại việc điều chỉnh giá bán bình quân mỗi loại mặt hàng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, nhưng cũng một phần do chủ quan của công ty can thiệp vào. Vì vậy khả năng cho phép công ty cần chủ động trong vấn đề “ làm giá” để tránh tình trạng có sự biến động giá đột ngột. Nếu giá lên cao quá số lượng hàng tiêu thụ sẽ giảm còn nếu giảm giá xuống thấp sẽ thiệt thòi cho công ty, đồng thời khi thị trường có sự biến động buộc công ty phải tăng giá lên khi đó khách hàng sẽ khó chấp nhận. Cả hai trường hợp đều có sự ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ trong tương lai. Tổng mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố: Số lượng hàng hóa tiêu thụ, kết cấu hàng hóa tiêu thụ và gía bán bình quân đã đưa đến kết quả là tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chính thực tế năm 2007 28.178.830.832 đồng tăng so với năm 2006 với doanh thu năm 2006 là 26.903.367.037 đồng. Kết quả này thể hiện sự cố gắng trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và trong công tác tiêu thụ nói riêng, đồng thời kết quả này cũng khẳng định công ty là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Sơ qua phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 cho ta thấy mặc dù doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006, tức công ty đã mở rộng được quy mô tiêu thụ. Để có được kết quả của quá trình tiêu thụ thực tế năm 2007 trên ngoài sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt còn có sự đóng góp của các cán bộ phòng kinh doanh, phòng kế toán và ban giám đốc đầy năng lực và giàu kinh nghiệm, một yếu tố tố không thể thiếu góp phần tạo nên kết quả này. Đó là những biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm mà công ty đã sử dụng trong năm qua. 3.2.Những biện pháp được sử dụng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại công ty CP LHTP Hà Tây. 1. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho công tác tiêu thụ hàng hoá. 1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố đầu vào. Để có được kết quả như đã phân tích ở trên, không thể không nói tới vai trò to lớn của việc cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn và sản phẩm và các yếu tố cần thiết khác cho công ty tiến hành hoạt động kinh doanh. Với toàn bộ khả năng của mình công ty đã tập trung đầu tư vào công tác chuẩn bị đầu vào cho quá trình tiêu thụ, trong đó chủ yếu là chuẩn bị vốn và lao động của doanh nghiệp. * Yếu tố đối tượng lao động: đối tượng lao động Đối tượng Đơn vị Đạt mức tiờu Nguồn Chất Giỏ S ố lượng dựng trong T T lao động t ớnh hao cho 1000lớt bia cung cấp lượng (1000đ) KH TH So KH SL Sỏnh Và TH % A Nguyờn Liệu 1 Malt Kg 80 Nhập khẩu Đạt 11 1000 800 800 80 2 Gạo Kg 60 Trong nước Đạt 4,5 800 600 600 75 B N ăng lượng 1 Điện Kw /h 160 Trong nước Đạt 0,921 16 15 15 93,75 2 Nước m3 40 Trong nước Đạt 2,00 40 36 36 90 3 Than Kg 200 Trong nước Đạt 1,25 200 180 180 90 - Tại bảng về đối tượng lao động là nguyên liệu, năng lượng để phục vụ cho một đơn vị sản phẩm là sự bất biến bởi mỗi một đơn vị sản phẩm đều được định mức một cách cụ thể và nghiêm ngặt theo một quy trình khép kín. Trừ trường hợp lãng phí trong quá trình thực hiện của người lao động dẫn tới làm thất thoát nguyên liệu, năng lượng dẫn tới chất lượng sản phẩm kém, chi phí đầu vào tăng lên ngoài sự mong muốn của nhà quản lý. Ngoài ra ở đây chúng ta còn xem xét theo góc độ biến động về giá cả nguyên liệu, năng lượng đây cũng là yếu tố làm thay đổi về giá hàng bán đồng thời cũng là sự cản trở trong quá trình kinh doanh. * Yếu tố lao động: Công ty gồm 317 công nhân viên. Trong đó 119 lao động trực tiếp, 198 lao động gián tiếp. Có 144 nhân viên nam và 173 nhân viên nữ. Xét về lực lượng lao động gián tiếp ở đây cho ta thấy rằng công ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ bán tự động nên nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp lớn, tuy nhiên ta có thể thấy công ty sử dụng lao động gián tiếp quá lớn nên ta có thể thấy rằng việc bố trí lao động của công ty còn chưa hợp lý và cần phải có những điều chỉnh để phù hợp với tình hinhf sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm qua công ty đang cố gắng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cũng như ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33024.doc
Tài liệu liên quan