Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Hôm

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

I. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOẠT ĐỘNG. 2

1.1. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 2

1.1.1. KHÁI NIỆM NHTM 2

1.1.2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 3

1.1.2.1 Hoạt động thanh toán cho nền kinh tế. 3

1.1.2.2. Những dịch vụ Ngân hàng mới phát triển gần đây: 4

1.2. NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 7

1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN 7

1.2.2. KẾT CẤU VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.3 Các hình thức huy động của vốn. 13

1.3.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 13

1.3.2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. 14

1.3.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. 17

1.3.3.1. SỰ GIA TĂNG VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HUY ĐỘNG VỐN. 17

1.3.3.2. KHẢ NĂNG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ HUY ĐỘNG. 18

1.3.3.3. MỨC ĐỘ ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG 19

1.3.3.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC. 19

II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 20

2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN (ĐỨNG TRÊN GIÁC ĐỘ NGÂN HÀNG). 20

2.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN (NGOÀI NGÂN HÀNG) 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNGVỐN TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT CHI NHÁNH CHỢ HÔM 26

I - KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHNNO&PTNT CHỢ HÔM 26

1.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh 26

1.1.1. Sự ra đời của chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Chợ Hôm. 26

1.1.2. cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng. 27

1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 28

1.2.1. Công tác huy động vốn 28

1.2.2. Về dư nợ 30

1.2.3. Về thu lãi- dịch vụ thực hiện năm 2006 31

1.2.4. Thu nhập _ chi phí lũy kế năm 2006 32

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT CHỢ HÔM 32

2.1. Các hình thức huy động vốn của chi nhánh ngân hàng 32

2.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua 3 năm 34

2.2.1. Kết quả huy động vốn 2004 – 2006. 34

Tỷ trọng% 34

2.2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 35

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động. 35

2.2.4. Phân tích từng loại nguồn vốn. 36

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN0&PTNT CHỢ HÔM. 41

2.3.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 41

2.3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN: 42

2.3.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 43

CHƯƠNG3: 46

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHỢ HÔM 46

1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA NHNN0&PTNT CHI NHÁNH CHỢ HÔM 46

2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH: 47

2.1. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HỢP LÝ. 47

2.2. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ LINH HOẠT CÔNG CỤ LÃI SUẤT 49

2.3 ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN 50

2.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN HỢP LÝ GẮN VỚI SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ. 51

2.5.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 52

2.6.MỞ RỘNG VIỆC SỬ DỤNG TÀI KHOẢN CÁ NHÂN, PHÁT HÀNH SÉC VÀ THẺ THANH TOÁN. 53

2.7.HIỆN ĐẠI CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG 54

2.8. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH. 54

2.9. THỰC HIỆN BẢO HIỂM TIỀN GỬI. 55

2.10. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG LINH HOẠT. 56

2.11. TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN QUẢNG CÁO. 56

2.12. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ. 57

3. KIẾN NGHỊ 58

3.1.KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 58

3.2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM,NHNN0&PTNT VIỆT NAM VÀ NHNNO&PTNT HÀ NỘI. 59

KẾT LUẬN 60

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Hôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở thị trường tự do vẫn lớn nên gây bất lợi cho Ngân hàng trong việc huy động vốn. ỉ Quy mô tự có. Vốn tự có là nguồn vốn có thể đóng vai trò làm cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàng, đối với Ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của quy mô nguồn vốn. Theo quy định, Ngân hàng được phép huy động vốn tối đa không quá 20 lần vốn điều lệ. Chính vì vậy một ngân hàng lớn là ngân hàng có được một lượng vốn tự có lớn, đó là cơ sở để ngân hàng huy động một lượng vốn lớn để thực hiện các mục tiêu của mình trong kinh doanh. 2.2. Nhân tố khách quan (ngoài Ngân hàng) ỹ Môi trường kinh doanh Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn của NHTM riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế pháp lý. Vì vậy đối tượng huy động vốn của ngân hàng rộng hay hẹp là tùy thuộc vào luật pháp hiện hành quy định. Việc huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM bị các chỉ tiêu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người lao động, tốc độ luân chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát... tác động trực tiếp.NHTM là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều cơ quan quản lý như Chính phủ, NHNN. Sự thay đổi chính sách của Nhà nước, NHTW về tài chính tiền tệ, lãi suất, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của Ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. ỹ Sự phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM. Vì vậy, việc đặt trụ sở cũng như chi nhánh giao dịch là hết sức quan trọng. Nơi nào tập trung đông dân cư, thu nhập cao thì người dân sẽ có nhiều khả năng có những khoản tiền tiết kiệm lớn và đương nhiên việc huy động vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. ỹ Môi trường văn hoá cũng như tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng và tiết kiệm. Hiện nay, người dân Việt Nam vẫn quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày do hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển, cho nên có một lượng lớn tiền mặt ngoài ngân hàng, làm giảm tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm. ỹ Tốc độ phát triển công nghệ cũng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, đã xuất hiện những sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM như dịch cụ Ngân hàng tại nhà ( Home banking) máy rút tiền băng thẻ ATM, thư tín dụng, hệ thông thanh toán điện tử, Phone banking. ỹ Yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt của NHTM với cá tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua chứng khoán của chính phủ và Công ty cổ phần. Xu hướng cạnh tranh trong ngành Ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính – tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng khoán hoá. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, làm giảm đi lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức. Các Ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này các sản phẩn dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi Ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳ hạn. Kết luận : Chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, các phương thưc tạo lập vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn. Những nội dung này làm sáng tỏ lý luận liên quan đến hoạt động về nguồn vốn của Ngân hàng, giúp chúng ta có một cơ sở lý luận rõ ràng để đi sâu phân tích thực trạng nguồn vốn của NHTM nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Hôm nói riêng. Chương II: Thực trạng của công tác huy độngvốn tại ngân hàng no&ptnt chi nhánh chợ hôm i - Khái quát chi nhánh nhnno&ptnt chợ hôm 1.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh 1.1.1. Sự ra đời của chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Chợ Hôm. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ( nay là thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) với 12 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện trực thuộc. Tháng 9/1991 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội bàn giao 07 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện về các chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Tây và chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc và tháng 10/1995 tiếp tục bàn giao 05 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện thuộc ngoại thành Hà Nội về trực thuộc Trung tâm điều hành( Ngân hàng No&PTNT Việt Nam). Sau 02 lần bàn giao 12 chi nhánh NHNo&PTNT Huyện về các chi nhánh Hà Tây, Vĩnh Phúc, và Trung tâm điều hành, quy mô và phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT bị thu hẹp lại. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập các chi nhánh mới, các Phòng Giao dịch trực thuộc để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế. Tính đến tháng 12/ 2005 Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã có 12 chi nhánh: Cầu Giấy, Chợ Hôm, Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa, Nghĩa Đô, Tràng Tiền, Trần Duy Hưng và khu vực tam trình và 40 phòng giao dịch trực thuộc đặt trên địa bàn các quận. Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Chợ Hôm được thành lập ngày 14/10/2003 là một chi nhánh cấp hai của ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội. Qua gần 4 năm hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã đạt được những thành quả to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nền kinh tế vững mạnh cho Thủ đô nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng. Từ những ngày đầu thành lập, trong điều kiện còn hạn chế. Nhận rõ trách nhiệm của mình chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Chợ Hôm đã từng bước vượt qua khó khăn, từng bước ổn định phát triển và đến nay trở thành một trong những Chi nhánh ngân hàng vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tổ chức trong và ngoài nước. Với chính sách khách hàng thông thoáng, với nhiều giải pháp điều hành sáng tạo, thay đổi một cách căn bản phong cách giao dịch với khách hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị kinh doanh, hoạt động của chi nhánh đã phát triển ổn định, và toàn diện từ các mặt: huy động vốn, đầu tư tín dụng, kinh doanh đối ngoại, và các loại hình dịch vụ đa năng khác. 1.1.2. cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng. *Trưởng phòng Đ Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ; Đ Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát chương trình công tác, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; có ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị, để bạt khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ trong phòng. Giáo dục, động viên cán bộ thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của ngành. Đ Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng phòng, cho các cán bộ khác trong phòng. Bố trí công việc phù hợp với chức năng lực của cán bộ trong phòng. Tổ chức học tập, nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ trong phòng. Đ Là đầu mối quan hệ giữa các phòng ban, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau do giám đốc giao. *Phó trưởng phòng Chấp hành sự phân công công tác chỉ đạo của Trưởng phòng, tham gia giúp việc cho Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Ký thay Trưởng phòng trên các văn bản, chứng từ theo sự phân công ủy quyền. Đ Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc chung của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt và chịu trách nhiệm trước trách nhiệm đó, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc hoặc Trưởng phòng phân công. *Cán bộ công nhân viên Đ Chấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo điều hành của Trưởng, Phó phòng; các công việc được phân công theo chức năng nhiệm vụ của phòng, các nghiệp vụ phát sinh; góp ý kiến tham gia việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác chung của phòng. Đ Có trách nhiệm tự đào tạo, cập nhật kiến thức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tham gia ý kiến với Trưởng phòng về các vấn đề liên quan đến hoạt động chung của phòng. Đ Thực hiện các công việc đột xuất khác do Giám đốc giao. 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 1.2.1. Công tác huy động vốn trong những năm qua, xuất phát từ những thuận lợi riêng đó là nằm trên địa bàn Thủ đô với mật độ dân số cao, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa cả nước, sẽ là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, vì thế công tác huy động vốn của chi nhánh có rất nhiều thuận lợi. Hơn nữa nhờ sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên nên chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như kế hoạch đề ra về huy động vốn. Và hàng năm chi nhánh điều chuyển về trung tâm một lượng vốn khá lớn để điều hòa nhu cầu vốn cho hệ thống. Đến cuối năm 2006, nguồn vốn của chi nhánh huy động được tăng trưởng khá. Chi nhánh đã quan tâm tạo nguồn vốn với lãi suất hợp lý, đã tìm và huy động được được nhiều doanh nghiệp, trường học... về mở tài khoản và gửi tiền nên nguồn vốn tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho công việc kinh doanh. Mặt khác chi nhánh còn có những biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn bằng cách giao chỉ tiêu vận động khách hàng cho từng người nên có nguồn huy động lớn. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn năm 2006 được thể hiện qua bảng sau: Bảng1:Kết quả kinh doanh qua các năm ( Đơn vị: triệu đồng) TT Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tăng, giảm so với 31/12/2005 I Nguồn vốn 156,000 277,820 71,820 TG TCKT 25,727 31,600 5,873 TG dân cư 80,954 184,195 103,241 Phát hành GTCG 49,319 62,025 12,706 II Dư nợ 55,694 103,761 48,067 Ngắn hạn 52,245 101,343 49,098 DN theo thành phần kinh tế 55,694 103,761 48,067 * DNNN 1,663 0 -1,663 DN ngoài quốc doanh 48,194 97,347 49,153 Hộ cá thể, cầm cố, đời sống 5,837 6,414 577 Nợ quá hạn 0 226 226 (Nguồn số liệu: phòng kế toán NHNNo&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) Cụ thể là nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 277.820 triệu đồng tăng so với thời điểm 31/12/2005 là 71.820 triệu đồng. Trong đó: + Nguồn TG TCKT đạt 31.600 triệu đồng, tăng 5.873 triệu đồng. + Nguồn TG dân cư đạt 184.195 triệu đồng, tăng so với 31/12/2005 là 103.241 triệu đồng. +Phát hành GTCG 62.025triệu đồng tăng so với 31/12/2005 là 12.706triệu đồng. Nguồn vốn huy động qua các năm huy động cao, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, tạo ra một lượng vốn ổn định cho ngân hàng. Tạo ra một lượng vốn ổn định cho ngân hàng. Điều này đang chứng tỏ rằng ngân hàng đang dần từng bước thu hút được khách hàng. Góp phần vào mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Hà Nội. đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và nhiều sản phẩm tiện ích với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại, tiết kiệm với nhiều hình thức lãi quý, lãi tháng, lãi trước. Đồng thời chi nhánh đã điều chỉnh lãi suất huy động một cách linh hoạt phù hợp với lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ, đã góp phần nâng cao số lượng vốn từ dân cư. Hơn những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng. 1.2.2. Về dư nợ Trong năm, các khoản nợ quá hạn phát sinh hầu hết đều là chuyển nợ quá hạn do lãi không thu đúng hạn nên toàn bộ dư nợ chuyển sang nợ quá hạn theo quyết định 1627/QĐ/NHNN Ngày 31/ 12/2001 của NHNN với phương châm phân loại khách hàng để đầu tư, thu hút khách hàng tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ để đầu tư và loại dần những khách hàng làm ăn kém hiệu quả. Vì vậy, trong năm 2006, chất lượng tại chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được chú trọng hơn. Việc xét duyệt cho vay đảm bảo đúng chế độ, đủ điều kiện. Năm 2006, chất lượng thẩm định đã được chú trọng nâng cao. Việc cơ cấu lại nợ được được làm chặt chẽ hơn Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi cho vay, thu nợ rủi ro đã được chú trọng hơn. Hàng tháng, cán bộ kế toán thu nợ và cán bộ tín dụng đã phối hợp chặt chẽ trong việc thông báo nợ đến hạn để cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Việc thu lãi hàng tháng đạt tỷ lệ cao, những ngày cuối tháng thu lãi lãnh đạo phòng đã yêu cầu kịp thời cán bộ tín dụng đi đôn đốc đơn vị nộp lãi đúng hạn. Tinh thần lao động nhiệt tình của cán bộ công nhân viên rất tốt. Cụ thể là: Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 103.761 triệu đồng, tăng 48.067 triệu đồng so với 31/12/2005. Trong đó: Dư nợ cho vay nội tệ : 100.345 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngoại tệ đã quy đổi: 3.416 triệu đồng. ỉ Dư nợ theo thành phần kinh tế: + Dư nợ DN Nhà nước: Năm 2006 toàn bộ dư nợ của Công ty xây lắp điện nước Hà Nội số tiền : 1.663 triệu đồng đã giảm còn 1.406 triệu đồng Chi nhánh đã chuyển sang nợ nhóm 5 và trích rủi ro 100%. + Dư nợ DN ngoài quốc doanh đến 31/12/2006 đạt 97.347 triệu đồng, tăng 49.153 triệu đồng so với 1/1/2006. + Dư nợ hộ cá thể, cầm cố, cho vay đời sống đến 31/12/2006 đạt 6.414 triệu đồng, tăng 577 triệu đồng so với 31/12/2005. ỉ Về dư nợ quá hạn: + Nợ quá hạn nhóm 3 đến 31/12/2006 số tiền: 226 triệu đồng. Trong đó: + Hộ kinh doanh Đào Thị Thủy: 220 triệu đồng. + Vay tiêu dùng Trần Thanh Hương: 6 triệu đồng. 1.2.3. Về thu lãi- dịch vụ thực hiện năm 2006 Năm 2006, chi nhánh đã áp dụng thực hiện những loại hình dịch vụ mới và đã bước đầu đã giới thiệu được sản phẩm tới người sử dụng. Nhưng trong giai đoạn mới này ngân hàng đang thực hiện khuyến mãi và quảng bá dịch vụ nên phí thu được là chưa cao. Cụ thể là: Về thu từ lãi cho vay: Năm 2006 đạt 8.602 triệu đồng tăng so với năm 2005( đạt 4.598 triệu đồng) là 4.004 triệu đồng. thu từ dịch vụ _ chúng ta có thể thấy qua bảng sau: Bảng2:Kết quả thu lãi từ dịch qua các năm ( Đơn vị: triệu đồng) STT NộI DUNG NĂM 2005 NĂM 2006 Tăng giảm so với 2005 Số tiền Số tiền I Thu từ dịch vụ thanh toán 350 1.110 760 1 Chuyển tiền trong nước 124 212 88 2 Chuyển tiền ra nước ngoài 141 201 60 3 Thu phí phát hành L/C 5 46 41 4 Thu phí thanh toán L/C 4 47 43 5 Phí thông báo L/C 0.3 0.3 6 Phí sửa đổi L/C 0.4 0.4 7 Phí bảo lãnh nhận hàng 1,4 1,4 8 Thu phí phát hành thẻ ATM 7,6 8 0.4 9 Dịch vụ Western Union 11 23 12 10 Thu phí bảo lãnh Trong đó: 54 539 485 Bảo lãnh THHĐ 20 320 300 Bảo lãnh dự thầu 27 116 89 Bảo lãnh khác 7 103 96 11 Thu nhập khác 2 32 30 ii Thu từ kinh doanh ngoại tệ 27 22 -5 Tổng cộng 377 1.132 755 (Nguồn số liệu: phòng kế toán NHNNo&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) 1.2.4. Thu nhập _ chi phí lũy kế năm 2006 Thu nhập và chi phí lũy kế năm 2006 của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Hôm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Thu nhập_ chi phí lũy kế năm 2006 (Đơn vị: triệu đồng) Tổng thu Tổng chi chưa có lương quỹ thu nhập 2006 95.302 89.774 + 5.528 + 1.992( Thưởng DV) Tổng cộng + 7.520 (Nguồn số liệu: phòng kế toán NHNNo&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) ii. thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng no&ptnt chợ hôm 2.1. Các hình thức huy động vốn của chi nhánh ngân hàng Hình thức huy động vốn có lẽ được coi là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một Ngân hàng, đa dạng, phong phú trong hình thức huy động chính là điều kiện và là yếu tố quan trọng đầu tiên tác động đến công tác huy động vốn. Hình thức huy động càng đa dạng thì hiệu quả huy động càng cao, nguồn vốn huy động càng lớn vì không chỉ hoạt động sử dụng vốn mới phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng mà hoạt động huy động vốn cũng phải thoả mãn nhu cầu của người gửi tiền, nhu cầu của mỗi người là khác nhau do đó, đa dạng trong hình thức huy động vốn sẽ đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền. Một Ngân hàng cho dù có chuẩn bị hay xây dựng được mạng lưới huy động rộng nhưng xây dựng nhưng phương thức huy động kém da dạng thì huy động vốn cũng không thể đạt hiệu quả cao. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn thì các hình thức huy động của Ngân hàng phải đa dạng và phong phú. 1.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Được thực hiện dưới hai hình thức là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. ỹ Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà các tổ chức kinh tế có thể rút ra bất kỳ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó. Hình thức huy động này lãi suất thấp, còn gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi thanh toán là khoản tiền gửi không kỳ hạn được các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán, chi trả cho hàng hoá, dịch vụ, các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, do các loại sản phẩm khác nhau có các chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Nên trên tài khoản tiền gửi thanh toán luôn có sự chênh lệch giữa xuất và nhập, thường thì nhập lớn hơn xuất, đã tạo nên một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi mà Ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh. ỹ Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền mà các tổ chức kinh tế được rút ra sau một thời hạn nhất định. Khác với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi này không được rút ra trước hạn để thanh toán nó nhưng được hưởng lãi có kỳ hạn, lãi suất cao. 2. Tiền gửi tiết kiệm: là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng, tạm thời nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng, gồm hai loại: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. ỹ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Mục đích của khách hàng gửi để đảm bảo an toàn tài sản và hưởng lãi nếu có thể vì lãi suất không kỳ hạn rất thấp. ỹ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Khách hàng gửi Ngân hàng với nhiều kỳ hạn: 3, 6, 7, 9, 12, 13 và 18 tháng với các hình thức tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi sau, bao gồm cả nội tệ, ngoại tệ (USD, EUR). Gần đây Ngân hàng đã có thêm nhiều loại tiết kiệm hấp dẫn đó là: + Tiết kiệm bậc thang VND là tiết kiệm thời hạn 1, 2, 3 và 5 tháng, khách hàng rút ra tuỳ thời gian gửi và hưởng lãi theo thời gian gửi. + Tiết kiệm có khuyến mại bảo hiểm tai nạn con người loại 12 tháng trả lãi trước và trả lãi theo quý. 3. Phát hành giấy tờ có giá: Các Ngân hàng phát hành GTCG để huy động vốn với địa phương, cũng như đối với nền kinh tế hoặc có thể do Ngân hàng tạm thời thiếu vốn khả dụng ở một thời điểm nào đó, huy động bằng cách phát hành GTCG phải được Thống đốc Ngân hàng cho phép. Vì vậy, hình thức huy động này chỉ thực hiện từng đợt, trong một thời gian nhất định. Với lãi suất huy động khá cao, được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nên hình thức này luôn thu hút được đông đảo khách hàng tham gia. 2.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua 3 năm Hiện nay, NHNN0&PTNT chi nhánh Chợ Hôm nguồn vốn huy động được so với tiềm năng tiền nhàn rỗi trong dân cư và so với dư nợ đã cho vay thì còn quá nhỏ bé, vì vậy chi nhánh đã đặt công tác huy động vốn là trọng tâm, là nhiệm vụ hàng đầu để chủ động vốn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời với việc thực hiện như đa dạng hoá các hình thức huy động, lãi suất linh hoạt, chế độ khuyến mại, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, thay đổi phong cách phục vụ, nâng cao trình độ cán bộ nên kết quả đã đạt được là rất khả quan. 2.2.1. Kết quả huy động vốn 2004 – 2006. Bảng 4: Kết quả huy động vốn 2004 – 2006. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 1. Tiền gửi TCKT 20.574 16.46 25.727 16.49 31.600 11.37 2. Tiền gửi tiết kiệm 73.859 59.09 80.954 51.89 184.195 66.30 3. Phát hành GTCG 30.567 24.45 49.319 31.62 62.025 22.33 Tổng cộng 125.000 100% 156.000 100% 277.820 100% (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNN0&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) Qua bảng số liệu trên cho thấy : ỹ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Năm 2004 đạt 20.574 triệu đến năm 2005 tăng lên 25.727 triệu, chiếm tỷ trọng 16.49. Năm 2006 tỷ trọng giảm xuống còn 11.37 trong tổng nguồn vốn. ỹ Tiền gửi tiết kiệm: tăng liên tục và khá nhanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Năm 2004 đạt 73.859 triệu, năm 2005 tăng lên 80.954 triệu và năm 2006 tăng lên 184.195 triệu, chiếm tỷ trọng 66.30% trong tổng nguồn vốn. ỹ Phát hành GTCG: Năm 2004 đạt 30.567 triệu, chiếm tỷ trọng 24.45%, Năm 2005 đạt 49.319 tỷ, chiếm tỷ trọng 31.62% và năm 2006 đạt 62.025 tỷ, chiếm tỷ trọng 22.33% trong tổng nguồn vốn. Sau đây phân tích các hình thức huy động vốn để có chiến lược thích hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như của dân cư trong xã hội. 2.2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNNo&PHTNT chi nhánh Chợ Hôm liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004: Tổng nguồn vốn huy động được là 125.000 triệu đồng Năm 2005: Tổng nguồn vốn huy động được là 156.000 triệu đồng Năm 2006: Tổng nguồn vốn huy động được là 277.820 triệu đồng Biểu đồ minh họa 1: 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng chi nhánh NHNNo&PTNT Chợ Hôm luôn duy trì và phát triển ổn định cũng như tốc độ tăng trưởng hợp lý. Nhìn chung chi nhánh đã phấn đấu đạt được tính hợp lý về cơ cấu nguốn vốn kinh doanh, điều đó được thể hiện qua tỷ trọng của các nguồn vốn và phân theo tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Biểu đồ minh họa 2: 2.2.4. Phân tích từng loại nguồn vốn. Để có chiến lược thích hợp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động vốn cho Ngân hàng sau đây ta đi sâu phân tích các hình thức huy động vốn thuộc các thành phần kinh tế. 1. Thực trạng huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế: Hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế bao gồm hai tài khoản là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Loại vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có đặc điểm là không ổn định, lãi suất thấp nhưng được các Ngân hàng rất quan tâm khai thác loại tiền gửi này bởi vì nó có hiệu quả cao. Nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng không những giúp Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động, mở rộng được các giao dịch kinh tế qua Ngân hàng với các sản phẩm, dịch vụ, nhanh chóng, chính xác và an toàn. Mà còn, giúp Ngân hàng nắm chắc hơn những biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn với các dự án đầu tư để cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu qua. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng còn góp phần làm giảm lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng vì hình thức tiền gửi không kỳ hạn hưởng lãi suất thấp so với các loại tiền gửi khác. Bảng 5: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2004–2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền 2005/2004 2006/2005 Tiền gửi KKH 12.091 15.284 19.335 1.264 1.265 Tiền gửi có kỳ hạn 8.483 10.443 12.265 1.231 1.174 Tổng cộng 20.574 25.727 31.600 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNNo&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) Qua bảng số liệu ta thấy: Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh. Về cơ cấu tiền gửi tổ chức kinh tế có hai loại: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn thường thì các tổ chức kinh tế gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 60% trong tống số tiền gửi các tổ chức kinh tế bởi vì nguồn vốn của các tổ chức kinh tế là tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán cho nên các tổ chức kinh tế thường gửi không kỳ hạn. Biểu đồ minh hoạ số 3. 2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn được sử dụng rộng rãi, phổ biến và có số lượng khách hàng lớn, do thủ tục gửi đơn giản, thuận tiện với nhiều loại kỳ hạn phù hợp với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, để dành của dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng, họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ một cách an toàn và hưởng một khoản lãi từ tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Bảng 6: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm qua các năm: (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền 2005/2004 2006/2005 1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 18.351 19.501 40.991 1.063 2.102 2. Tiền gửi tiết kiệm dưới 12T 30.208 35.330 80.008 1.169 2.265 3. Tiền gửi tiết kiệm trên 12T 25.300 26.123 63.196 1.033 2.419 Tổng cộng 73.859 80.954 184.195 1.096 2.275 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNN0&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) Qua bảng số liệu ta thấy: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn có d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32132.doc
Tài liệu liên quan