Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác kiểm toán nội bộ đối với công tác kế toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trùng Khánh – Cao Bằng

Chứng từ là vật mang tin dùng để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán ở các NHTM gồm các chứng từ do khách hàng lập, nộp vào các chứng từ do cơ quan NHTM lập. Khách hàng và Ngân hàng đã ghi đầy đủ các yếu tố quy định in sẵn trên mẫu chứng từ.

Khi tiến hành kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, KSV căn cứ quyết định số 321/ QĐ-NH2 ngày 04 tháng 12 năm 1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam "V/v ban hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, TCTD". Kiểm soát viên cần phân loại những dạng sai sót chủ yếu:

- Chứng từ lập sai mẫu quy định.

- Ghi thiếu các yếu tố quy định: mẫu dấu, chữ ký, số tiền bằng số bằng chữ, ngày tháng năm lập, số hiệu tài khoản,.

- Chứng từ có sửa chữa tẩy xoá.

- Thiếu chữ ký của Thủ trưởng.

- Thiếu cơ sở pháp lý trên chứng từ gốc.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác kiểm toán nội bộ đối với công tác kế toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trùng Khánh – Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển của chi nhánh NHNo Trùng khánh. Ngân hàng NHNo &PTNT Việt Nam (NHNo & PTNT) được thành lập theo quyết định số 280/QĐ - NH ngày 15 tháng 10 năm 1996 của Thống đốc NHNNVN và quy chế tổ chức hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành theo quyết định số 169/QĐ - HĐQT Ngân hàng NHNo & PTNT Trùng Khánh là chi nhánh cấp 2 phụ thuộc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Cao Bằng, tiền thân của NHNo & PTNT của huyện Trùng Khánh là chi nhánh NHNN. Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng thành lập các Ngân hàng chuyên danh trong đó có Ngân hàng nông nghiệp. Tính đến nay. Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh đã chuyển sang kinh doanh được hơn 20 năm. NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh có trụ sở tại thị trấn Trùng Khánh huyện Trùng Khánh tỉnh cao Bằng. Địa bàn hoạt động là 19 xã và 01 thị trấn của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 Ngân hàng khác cùng hoạt động là Ngân hàng CSXH và một kho bạc Nhà nước. Trên địa bàn huyện hiện có 05 doanh nghiệp tư nhân và 1 HTX hoạt động quy mô nhỏ , 330 cơ sở kinh doanh TMDV, 540 hộ cá thể kinh doanh TMDV và gần 50 đơn vị hành chính sự nghiệp cùng với 12.528hộ dân cư. 2.1.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh là chi nhánh cấp 2 với 18 CBCNV. Tổ chức bộ máy của NHNo &PTNT huyện Trùng Khánh gồm có: Một hội sở chính đặt tại thị trấn Trùng Khánh huyện Trùng Khánh . Có 3 phòng, chức năng của NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh: Phòng kinh doanh (bao gồm cả kế hoạch và tín dụng), phòng kế toán - ngân quỹ, và phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Trong mô hình tổ chức, giám đốc là người chịu trách nhiệm chung điều hành, chỉ đạo các phòng, ban thực hiện chức năng của mình * Sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo huyện Trựng Khỏnh Phòng Giao dịch Cảnh Tiờn Giám đốc Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Giao dịch Đức Hồng Phònggiao dịch Ngọc Khờ Phòng giao dịch Thụng Huề Phòng GD số 1 Phòng GD số 2 Phòngkiểm tra KTNB 2.1.2 Nhiệm vụ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Trùng Khánh. Chi nhánh NHNo & PTNT huỵên Trùng Khánh có nhiệm vụ: huy động vốn + Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm khong kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng Việt Nam (và ngoại tệ khi được Ngân hàng Nông nghiệp cho phép). + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhan trong nước và nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. + Được phộp vay vốn cỏc tổ chức tài chớnh, tớn dụng trong nước khi Tổng giỏm đốc ngõn hàng cho phộp 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.3.1. Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh hiện có 11 cán bộ, trong đó có 02 phó phòng phụ trách chung . Phòng kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiên lược huy động vốn trên địa bàn huyện. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hoạt động theo hướng đầu tư khép kín (sản xuất- lưu thông - tiêu dùng). - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh trên địa bàn. - Trực tiếp tổ chức kinh doanh, đầu tư trên địa bàn trụ sở chính (Ngân hàng cấp II; cho vay các doanh nghiệp, cho vay cá nhân và hộ gia đình tại 19 xã được phân công). - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, thuộc nguồn vốn uỷ thác. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chỉ đạo, triển khai hoạt động tín dụng của Chi nhánh . 2.1.3.2. Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng kế toán - ngân quỹ hiện có 05 cán bộ công nhân viên, gồm 02 phó phòng phụ trách . Phòng có nhiệm vụ. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và ngân hàng Nông nghiệp. - Thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn theo phân công trên địa bàn hoạt động. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của chi nhánh định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp, thực hiện các khoản thu nộp ngân sách, nộp cấp trên theo quy định. - Tổng hợp, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. 2.1.3.3 Phòng kiểm tra , kiểm toán nội bộ: - Kiểm tra công tác điều hành chi nhánh và đơn vị trực tiếp thuộc theo Quyết định của HĐQT và chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp. - Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toàn theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. Báo cáo về Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên và Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Làm đầu mối trong kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan pháp luật đến làm việc với chi nhánh. - Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân quyền. - Thực hiện báo cáo chuyên đề định kỳ, đột xuất và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh và trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao - Kiến nghị với Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cỏc cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện phỏp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Trùng Khánh trong những năm vừa qua 2.2.1. Công tác nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh hoạt động kinh doanh trong sự cạnh tranh giữa Ngân hàng chính sách xã hội bạn đóng trên địa bàn mà điểm yếu nhất của NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh là cơ chế lãi suất cho vay cao, lãi suất huy động thấp. Tuy nhiên Ngân hàng đã luôn quan tâm giữ vững tốt khách hàng uy tín, tuy nhiên Ngân hàng đã luôn quan tâm giữ vững tốt khác hàng uy tín, truyền thống, đồng thời có chiến lược mở rộng khách hàng mới trên mọi thành phần kinh tế cũng như kênh huy động vốn cơ chế lãi suất huy động và cho vay mềm dẻo, thái độ phục vụ khách hành tận tâm, chu đáo, văn minh. Đến nay NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh đã không ngừng tăng về số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền trong thanh toán cụ thể: - Nguồn vốn: Số lượng khách hàng - Nguồn vốn: Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền trong thanh toán tăng 830 so với đầu năm. Trong đó: + Khách hàng gửi tiền trong thanh toán (mở tài khoản tiền gửi) tăng 380. + Khách hàng gửi tiền tiết kiệm tăng 450. NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh đã xác định được ý nghĩa quyết định của nguồn vốn đối với hoạt động Ngân hàng, đó là thước đo sức mạnh, là cơ sở cho việc thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động của Ngân hàng. Do đó NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh đã thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức như: Huy động từ các tổ chức kinh tế, từ các tổ chức tín dụng, từ dân cư...với những thời hạn khác nhau và những chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, đa dạng Biểu 01: Tình hình huy động vốn. (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh % A 1 2 3 4=3/2 1. Tiền gửi dân cư 6.968 8.688 12.741 146,65 2. Tiền gửi TCKT 12.267 22.249 8.754 39,34 Trong đó: - Tiền gửi kho bạc 19.249 4.089 21,24 - Tiền gửi TCKT 12.267 3.000 4.558 151,93 -Tiền gửi TCTD 45 107 237,77 Tổng cộng: 19.235 30.937 21.495 69,47 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm). Qua bảng số liệu huy động nguồn vốn trên cho thấy nguồn vốn huy đông trên địa bàn đến ngày 31/12/2009 là 21.495 triệu đồng giảm so với 31/12/2008 là 9.674 triệu đồng tỷ lệ giảm là 31%, đạt 63,2% kế hoạch tỉnh giao quý IV/2009 và đạt 85% kế hoạch đã bảo vệ từ đầu năm, cụ thể nguồn vốn giảm so với kế hoạch tỉnh giao , lý do giảm là tiền gửi kho bạc từ đầu năm 2009 là 19.249 triệu đồng đến 31/12/2009 giảm xuông còn 4.089 triệu đồng. Tiền gửi dân cư đến ngày 31/12/2009 đạt 12.741 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 59,3% tổng nguồn vốn; Tăng so với 31/12/2008 là 4.053 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46,65% đạt 87,9% kế hoạch tỉnh giao năm 2009; Đạt 103,8% kế hoạch đã bảo vệ từ đầu năm. Tiền gửi các TCTD năm 2009 tăng so với năm 2008 là 62 triệu đồng tỷ lệ tăng 237,7%. Cơ cấunguồn vốn tương đối hợp lý , duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng đều và ổn định , bên cạnh đó cống tác huy động vốn trong 3 năm chưa khai thác được hết các loại nguồn vốn khác với lãi suất thấp như các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Công tác huy động vốn chưa thực sự làm tốt đặc biệt là công tác tuyên truyền , quảng cáo thông qua các cán bộ tín dụng trực tiếp đến địa bàn, tiền nhàn dỗi trong dân cư vẫn còn nhiều ,chưa khai thác đựoc đúng với thực tế, song mức huy động vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân . vấn đề này cần được khắc phục trong thời gian tới bằng cách đa dạng hoá hơn nữa các hình thức huy động vốn , thực hiện tốt hơn công tác thanh toán không dùng tiền mặt , các dịch vụ ngân hàng và có chính sách tiếp thị , sử dụng đòn bẩy lãi suất linh hoạt hơn nữa nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng , đặc biệt khách hàng có nguồn tiền gửi lớn 2.2.2. Công tác đầu tư tín dụng thể hiện qua bảng số liệu sau: Biểu 02: Tình hình dư nợ qua các năm 2007 - 2008 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 SS (%) 03/02 A 1 2 3 4=3/2 I. Dư nợ NHNo 22.526 28.285 40.855 144,4 - DN HTX 100 100 - DN NQD 1.000 2.150 4.350 202,3 - Kinh tế hộ 21.526 26.135 36.405 139,3 2. Theo thời gian vay - Ngắn hạn 8.960 8.518 10.740 126 - Trung hạn 13.566 19.767 30.115 152,3 II.Dư nợ nguồn vốn NHCS * Tổng dư nợ 22.526 28.285 40.855 144,4 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,26% 2,2% 1,36% 1,52 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm) Năm 2009 tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh thực hiện 40.855 triệu đồng,tỷ lệ tăng 44,4% , đạt 102,14% so với kế hoạch quý IV /2009 NHNo tỉnh giao , Đạt 115,82% kế hoạc bảo vệ từ đầu năm . Đầu tư tín dụng được mở rộng nhanh cả về số dư nợ (bình quân từ 2008 đến 2009 luôn đạt tốc độ tăng trên 35%), năm 2009 doanh số cho vay năm 2009 là 37.724 triệu đồng tăng so năm 2008 là 10.805triệu đồng tỷ lệ tăng40,1%, thu nợ tăng đạt 25.154 triệu đồng, tăng so với 31/12/2008 là 3.974 triệu đồng ,,tỷ lệ tăng 18,,7%). Trong năm qua số hộ vay vốn của NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh tính đến ngày 31/12/2009 là 3.957 hộ, với dư nợ bình quân 10,3 triệu đồng dư nợ tăng hơn so với đầu năm là 12.570 triệu, tốc độ tăng 44,4%, Chất lượng đầu tư tín dụng ngày càng được nâng cao thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống 2,2% năm 2008 xuống 1,36% năm 2009 thu lãi cho vay luôn đạt kế hoạch, tài chính tương đối tốt. Như vậy quy mô tín dụng đã ngày càng được mở rộng và đa dạng trên mọi lĩnh vực, điều đó khẳng định được vị thế của NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực Nông nghiệp và cho vay xuất khẩu lao động đi malaysia. Chi nhánh luôn thực hiện đúng và đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng cấo trên. Chi nhánh luôn xác định rõ và tổ chức thực hiện theo phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà mà nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Trùng khánh đã đề ra. Có được sự quan tâm phối kết hợp của cấp Uỷ chính quyền địa phương các cấp, các băn ngành có liên quan. ban lãnh đạo Ngân hàng No & PTNT huyện Trùng khánh đã quán triệt và chỉ đạo kịp thời, kiểm tra sát sao trong công tcác cho vay. Ngoài ra còn có sự đoàn kết đồng tâm hiệp lực phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể CBCNV NHNo & PTNT huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó còn có một số mặt tồn tại trong cống tác cho vay .Một số CBTD phụ trách 3 xã thuộc các xã khu vực III đặc biệt khó khăn , địa bàn rộng , dẫn đến sự quá tải trong công tác cho vay cũng như thu nợ , kiểm tra giám sát vì địa hình phức tạp , đường sá giao thông đi lại khó khăn . Khai thác khách hàng còn chưa chiệt để , có tư tưởng ỷ lại , thái đọ tiếp khách còn chưa được niềm nở , tận tình của một số CBTD , còn dè dặt trong công việc quyết định cho vay. Vấn đề này sẽ được khắp phục trong thời gian tới. 2.2.3. Kết quả tài chính Tổng thu trong năm 2009 của NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh được 3.938 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 1..255 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46,7% đạt 103% kế hoạch. Trong đó thu lãi từ hoạt động tín dụng là 3.889 triệu đồngchiếm 98,7% tổng thu, thu dịch vụ là 49 triệu đồng chiếm 1,3% tổng thu. Tổng chi năm 2009 là 2.976 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 1.073 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 56,4%.Trong đó chi về hoạt động huy động vốn là 1.825 triệu đồng chiếm 61,3% tổng chi , đạt 76,78% kế hoạch tỉnh giao Chênh lệch thu nhập - Chi phí là : 963 triệu đồng đạt 100% kế hoạch, tăng 23,6% so với năm 2008. Tỷ lệ thu lãi đạt 93%. đạt hệ số lương 1,06 Lãi suất bình quân đầu vào là :0,48%, đầu ra là : 0,98%, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra là 0,5% - Tỷ lệ lãi suất thực thu so với dư nợ cho vay là 1,105%/tháng. Mặc dù trong năm có nhiều sự biến động về lãi suất, lãi suất NHNN giảm, trong khi lãi suất huy động của tất cả các NHTM đều tăng, giá cả hàng hoá, dịch vụ có chiều hướng tăng. Song do sự cố gắng mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và thu nợ rủi ro, tồn đọng nên NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh đã thực hiện tương đối tốt kế hoạch tài chính năm, làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, thực lãi trong những năm qua của Ngân hàng No Trùng Khánh, luôn đạt kế hoạch được giao, cụ thể năm 2007 lãi 1.955 triệu đồng, năm 2008 lãi 2.798 triệu đồng. Năm 2009 là 3.889 triệu đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên đạt hệ số 1,06% 2.2.4. Công tác kế toán kho quỹ * Công tác kế toán Các văn bản, chế độ nghiệp vụ đã được triển khai đầy đủ, kịp thời tới cán bộ, phòng tổ nghiệp vụ. Cán bộ làm tốt công tác kế toán đã nắm vững chế độ nghiệp vụ, hạch toán chính xác, kịp thời đúng chế độ quy định, mặc dù năm 2009 NHNo&PTNT huyện Trùng Khánh đã cho vay và huy động vốn với khối lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo an oàn tài sản và cung cấp kịp thời các thông tin cho phòng tổ và ban lãnh đạo nhằm phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh. - Công tác chuyển tiền điện tử có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng. Góp phần quan trọng vào việc tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Năm 2009 thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử được 144 tỷ đồng. * Công tác tổ chức hành chính Đã thực hiện tốt các công việc cần thiết phục vụ cho yêu cầu kinh doanh toàn ngành, tham mưu giúp Ban giám đốc bổ nhiệm, điều động cán bộ theo yêu cầu kinh doanh. Tổ chức xét duyệt lên lương cán bộ đúng định kỳ, kết hợp với cơ quan Công đoàn tổ chức thăm quan, nghỉ mát, mở hội thi khách hàng và sơ kết, tổng kết cơ quan. Có nhiều cố gắng triển khai theo đúng chương trình chỉ đạo của cấp trên. Thường xuyên kiểm soát nội bộ và kiểm soát chỉnh sửa sau thanh tra. Thông tin báo cáo. 2.3. Thực trạng hoạt động KTNB công tác kế toán tại NHNo Trùng Khánh 2.3.1. Tổ chức, điều hành KTNB tại NHNo Trùng Khánh. Bộ phận kiểm tra NHNo Trùng Khánh gồm 01 kiểm toán viên chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc về tổ chức lao động và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của vụ tổng kiểm soát, kiểm toán. Kiểm toán viên NHNo Trùng Khánh là công chức chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện kiểm toán hoạt động của đơn vị, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ NHTM. Kiểm toán viên của bộ phận kiểm toán nội bộ NHNo Trùng Khánh đã là những cán bộ có nhiều năm công tác trong ngành ít nhất là 06 năm trở lên, đều đã trực tiếp thực hiện công tác kế toán và thanh toán, đảm bảo đúng yêu cầu trong quy chế kiểm soát, kiểm toán viên Nhà nước đó là: - Tốt nghiệp Đại học , Tài chính, Ngân hàng. - Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán theo nội dung chương trình của NHNN. - Biết 01 ngoại ngữ tối thiểu trình độ A. - Đã có thời gian công tác trong ngành Ngân Hàng từ 03 năm trở lên. Hoạt động kiểm toán tại NHNo Trùng Khánh luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Ngay từ khi mới thành lập, bộ máy kiểm soát kiểm toán nội bộ đã được kiện toàn và hoạt động ngay cùng với các phòng ban khác, bộ phận kiểm toán (độc lập với các phòng nghiệp vụ) kiểm tra kiểm toán chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tại NHNo Trùng Khánh, như kiểm toán hoạt động an toàn kho quỹ, kiểm toán nội bộ các báo cáo Tài chính... Bộ phận kiểm toán tại chi nhánh, ngoài việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác giám sát, kiểm soát thường xuyên theo quy trình nghiệp vụ, 06 tháng, 01 năm kiểm toán nội bộ căn cứ vào hướng dẫn của vụ tổng kiểm soát kiểm toán nội bộ và tình hình thực tế tại chi nhánh, tiến hành kiểm toán nôi bộ toàn diện trình Giám đốc duyệt. Định kỳ 06 tháng 01 lần, bộ phận kiểm toán tổ chức kiểm tra toàn diện (hoặc đột xuất theo quyết định của Giám đốc ) đối với công tác an toàn kho quĩ tại đơn vị. Sau một lần kiểm tra báo cáo được lập và gửi về Ngân hàng No tỉnh sau đú gửi về Trung Ương (vụ tổng kiểm soát theo quy định). 2.3.2. Hoạt động kiểm toán nội bộ công tác kế toán 2.3.2.1. Kiểm toán nội bộ chấp hành chế độ kế toán. a. Chế độ mở và sử dụng tài khoản Hệ thống tài khoản mà Chi nhánh NHNo Trùng Khánh đang thực hiện theo quyết định số 425/1998/QSS-NHNN2 ngày 17/12/1998 của thống đốc NHNN Việt Nam "V/v Ban hành Hệ thống tài khoản kế toán NHNN". Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm soát viên căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán NHNN hiện hành để đối chiếu với các tài khoản phản ánh trên bảng cân đối tài khoản kế toán tháng, năm, phát hiện những tài khoản mở sai tính chất, nội dung, các trường hợp sử dụng sai hay hạch toán nhầm lẫn tài khoản. Đối với các tài khoản tiền gửi, tiền vay, Kiểm soát viên phải xem xét hồ sơ mở tài khoản đã đầy đủ hay còn thiếu loại giấy tờ nào,như giấy đăng ký mở tài khoản, bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản, các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như quyết định thành lập đơn vị quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị...(nếu là bản sao phải có công chứng của Nhà nước). Tính đến nay, các đơn vị trên địa bàn có giao dịch với Chi nhánh, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Chi nhánh là 1035 TK. b) Chế độ hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp Kế toán phân tích là việc thực hiện hạch toán chi tiết theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến từng đơn vị có tài khoản. Đây là khâu hạch toán ban đầu và cụ thể phản ánh một cách chi tiết với từng đối tượng kế toán cụ thể. Công việc này cũng là bước quyết định sự chính xác của số liệu được lưu vào sổ sách của các đơn vị từ các chứng từ gốc. Kế toán tổng hợp là khâu tổng hợp số liệu từ chứng từ hay từ sổ hạch toán phân tích vào nhật ký chứng từ, sổ cái tổng hợp và bảng cân đối tài khoản. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Chi nhánh được trang bị hệ thống máy tính hiện đại, thực hiện các chương trình phần mềm kế toán do NHTƯ cài đặt như: Chương trình thanh toán bù trừ, chương trình chuyển tiền điện tử, chương trình kế toán giao dịch, chương trình thông tin báo cáo... Nhờ đó, công việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp được nhanh chóng chính xác. Kế toán viên không phải thực hiện công việc một cách thủ công, việc tính luỹ kế tổng hợp đều do máy tính thực hiện. Do vậy khi tiến hành kiểm tra về hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp, KTV đã thực hiện đúng quy trình: - Kế toán viên đã mở đầy đủ các loại sổ sách theo quy điịnh chưa: Sổ kế toán chi tiết tờ khai rời, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán ngoại bảng, sổ theo dõi về tài sản cố định, công cụ lao động và vật liệu. - Về tính chính xác của số liệu kế toán nội bộ ngoại bảng: + Đối chiếu số liệu giữa hạch toán chi tiết với hạch toán tổng hợp. + Đối chiếu số liệu báo cáo chi tiết với số liệu báo cáo tổng hợp. + Đối chiếu số liệu các báo cáo kiểm kê, sao kê chi tiết với số dư trên sổ kế toán và trên báo cáo tổng hợp. c) Chế độ chứng từ kế toán Chứng từ là vật mang tin dùng để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán ở các NHTM gồm các chứng từ do khách hàng lập, nộp vào các chứng từ do cơ quan NHTM lập. Khách hàng và Ngân hàng đã ghi đầy đủ các yếu tố quy định in sẵn trên mẫu chứng từ. Khi tiến hành kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, KSV căn cứ quyết định số 321/ QĐ-NH2 ngày 04 tháng 12 năm 1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam "V/v ban hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, TCTD". Kiểm soát viên cần phân loại những dạng sai sót chủ yếu: - Chứng từ lập sai mẫu quy định. - Ghi thiếu các yếu tố quy định: mẫu dấu, chữ ký, số tiền bằng số bằng chữ, ngày tháng năm lập, số hiệu tài khoản,... - Chứng từ có sửa chữa tẩy xoá. - Thiếu chữ ký của Thủ trưởng. - Thiếu cơ sở pháp lý trên chứng từ gốc. - Việc tổ chức bảo quản và lưu chữ các loại chứng từ đã đảm bảo đúng quy định trong kho khi hết thời gian giao dịch trong ngày, tất cả chứng từ phải được sắp xếp và đóng thành tập trước khi đưa vào lưu trữ. Việc sắp xếp, đóng và bảo quản chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ chứng từ; Tra cứu nhanh chóng và dễ dàng; Phù hợp với quy trình hạch toán và kế toán; Thuận tiện cho việc tiêu huỷ khi hết hạn bảo quản. d) Chế độ hạch toán các khoản phải thu, phải trả Tiến hành kiểm tra, KTV đã xem xét lại số dư các tài khoản phải thu, phải trả để xem việc cho tạm ứng và hạch toán các tài khoản phải thu, phải trả đúng quy định không dồn lâu ngày đặc biệt là cuối năm bắt buộc phải thanh toán trước ngày 25 tháng 12. Đối chiếu với quy chế để phát hiện các trường hợp hạch toán sai tài khoản dẫn đến làm sai lệch nội dung bản chất kinh tế các khoản phải thu, phải trả hàng năm. Nhưng đối với chi nhánh không có trường hợp nào phải điều chỉnh do hạch toán sai. e) Kế toán cho vay Kiểm toán viên đã đi sâu xem xét lại hồ sơ pháp lý các khoản dư nợ tín dụng, hồ sơ nào không đủ tính pháp lý hoặc thiếu đã cho bổ sung lên Rà soát lại các khoản cho vay các TCTD chưa thu hồi, đang hạch toán trên tài khoản các khoản phải thu ở khách hàng để kiến nghị xử lí kịp thời. Kiểm tra nội dung, tính chất và đối tượng vay vốn để phát hiện các trường hợp hạch toán sai tính chất tài khoản để điều chỉnh cho đúng. Xem xét lại kỳ hạn nợ, phát hiện các trường hợp nợ đã quá hạn chưa thu hoặc chưa chuyển nợ quá hạn, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Đối chiếu và kiểm tra việc tính và thu lãi cho vay đã kịp thời và chính xác chưa, không để xảy ra trường hợp thu thừa hoặc thiếu theo chế độ quy định. g) Kế toán phát hành, kho quỹ Kiểm toán viên thường xuyên kiểm tra tính tuân thủ các quy trình, quy chế về hạch toán kế toán và đảm bảo an toàn kho quỹ theo Quyết định số: 185/200/QĐ-NHNN2 ngày 15 tháng 06 năm 2000 của Thống đốc Việt Nam "V/v ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu huỷ tiền, ngân phiếu thanh toán". - Xem xét việc tổ chức hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp về tiền mặt. - Kiểm tra việc hạch toán xuất, nhập, phát hành, điều chuyển đi, điều chuyển đến luôn đúng quy trình và đúng chế độ đảm bảo an toàn trong các năm chưa có trường hợp nào để xảy ra mất tiền trong kho và vận chuyển trên đường. - Kiểm tra chứng từ thu, chi tiền mặt trong kỳ, đặc biệt các biên bản bàn giao nhận tiền, phiếu xuất nhập kho,...khi thực hiện xuất nhập quỹ. - Kiểm tra việc xử lý thừa, thiếu (nếu có). - Kiểm tra kiểm kê tuần quỹ ngày, cuối tháng, cuối năm (đối chiếu số dư trên sổ sách với biên bản kiểm kê thực tế). Việc thực hiện kiểm kê theo định kỳ của đơn vị đảm bảo đúng quy định Số liệu trên bản kiểm kê chính xác không có chênh lệch. h) Chế độ báo cáo kế toán Kiểm tra việc thực hiện báo cáo đúng theo Quyết định số 516/200/QĐ-NHNN1 ngày 18 tháng 12 năm 2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam "V/v ban hành Chế độ thông tin, báo cáo áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD". - Báo cáo lập có đầy đủ và đúng mẫu theo quy định . - Báo cáo định kỳ gửi về NH Tỉnh đúng thời gian quy định. Số liệu trên các loại báo cáo có chính xác, rõ ràng . 2.3.2.2. KTNB hoạt động thanh toán a/ Thanh toán bù trừ Kiểm tra các nội dung như: - Đối với chi nhánh có thanh toán bù trừ với kho bạc nhà nước các bước thanh toán đã được thống nhất về giờ thanh toán lãnh đạo đã chỉ đạo việc tổ chức các phiên thanh toán bù trừ đúng qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3860.doc
Tài liệu liên quan