Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu Vồng

MỤC LỤC

 

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương I: NHTM và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 7

1.1 NHTM 7

1.1.1 Khái niệm về NHTM 7

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM 7

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 7

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 7

1.1.3.3 Các hoạt động khác 8

1.2 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM 8

1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn huy động của NHTM 8

1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM 8

1.2.2.1 Tiền gửi (ký thác) 8

1.2.2.2 Phát hành chứng từ 10

1.2.2.3 Đi vay 11

1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 13

1.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 14

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi, tiết kiệm 14

1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm 14

1.3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 14

1.3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 14

1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác 15

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 15

1.4.1 Nhân tố môi trường 15

1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc chính sách Nhà nước 15

1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng 16

1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng 16

1.5 Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm 17

1.5.1 Các thể thức tiết kiệm 17

1.5.2 Đối tượng phạm vi áp dụng 17

1.5.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi 18

Chương II: Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN – phòng giao dịch Cầu Vồng 21

2.1 Khái quát về NH Á Châu ĐN – phòng giao dịch Cầu Vồng 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH Á Châu ĐN – phòng giao dịch Cầu Vồng 21

2.1.2 Chức năng và nghiệp vụ của NH Á Châu ĐN – PGD Cầu Vồng 21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Á Châu Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng 23

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Á Châu ĐN 24

2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 24

2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn 24

2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng 27

2.3 Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN- Cầu Vồng 29

2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH 29

2.3.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 30

2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH 30

2.3.2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu 31

2.3.3 Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm 37

2.3.3.1 Những kết quả đạt được 37

2.3.3.2 Một số hạn chế NH còn gặp phải trong công tác huy động vốn 38

2.3.3.3 Những khó khăn và thuận lợi của NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng 39

2.3.3.4 Những khó khăn mà NH ACB Đà Nẵng - PGD Cầu Vồng còn vướng mắc: 41

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN 42

1.Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng-nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 42

2.Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing : 43

3. Tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng 45

4.Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 46

5. Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng 48

6. Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ tiền tại nhà 48

7. Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu Vồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần Á Châu mở thêm PDG Cầu Vồng vào ngày 16/08/2005 để mở rộng thị phần của ngân hàng Á Châu và phát triển kênh phân phối để đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu các khách hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu PGD Cầu Vồng từ khi thành lập đến nay đã không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, gia tăng số lượng nhân viên về số lượng và chất lượng phục vụ với mục đích cuồi cùng là tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng khi tiếp cận với hệ thống ngân hàng. Hiện nay, PGD ACB ở Cầu Vồng có 26 nhân viên nghiệp vụ, 04 nhân viên bảo vệ và 01 nhân viên tạp vụ. 2.1.2 Chức năng và nghiệp vụ của NH Á Châu ĐN – PGD Cầu Vồng - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi của các pháp nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, vàng theo quy định Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu . - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Viêt Nam và ngoại tệ, vàng đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Đà Nẵng. - Được phép vay, cho vay đối với các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước - Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán quốc tế và nội địa. Khi có nhu cầu, Ngân hàng thực hiện mua bán vàng- đồng thời thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. - Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Bảo quản các chứng từ có giá, nhận cầm cố, thế chấp, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác . -Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu . - Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng như kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập-chi phí..... - Thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ - Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng giao dịch. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Á Châu Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng PHÒNG GIAO DỊCH CẦU VỒNG Trưởng phòng Hành chính BP Kinh doanh BP Giao dịch Pháp lý chứng từ & Thẩm định tài sản Loan CSR Teller Ngân Quỹ CSR Phân tích tín dụng (AO) - Trưởng phòng giao dịch : Trưởng phòng giao dịch PGD là người đứng đầu PGD, điều hành mọi hoạt động của PGD, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của PGD . - Phòng kinh doanh: có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng gồm + Bộ phận tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của PGD. + Pháp lý chứng từ và thẩm định tài sản: nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng với khách hàng, đăng ký thế chấp theo quy định. + Loan CSR (quản lý tài khoản và dịch vụ khách hàng): mở tài khoản cho khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, thực hiện việc giải ngân, thanh lý hợp đồng, quản lí nhắc nợ và theo dõi khoản vay. - Bộ phận giao dịch (gồm Teller, ngân quỹ và CSR): Hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ khách hàng, có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của khách hàng, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài sản khác của PGD. - Phòng hành chính : phụ trách phân phối công văn tài liệu đến và đi, nhận đề xuất và giải quyết nhu cầu về văn phòng phẩm và thực hiện các nghiệp vụ hành chính khác. 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Á Châu ĐN 2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thì ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà ngân hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét diễn biến của nguồn vốn tại NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội. Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền +/- (%) Vốn huy động 144.937,12 71,51 208.721,03 78,91 63.783,91 44,01 Các khoản vay 10.711 5,28 12.699 4,80 1.988,00 18,56 Thanh toán vốn 32.012 15,79 25.890 9,79 (6.122,10) (19,12) Tài sản nợ khác 15.021 7,41 17.210 6,51 2.189,10 14,57 Tổng cộng 202.681,12 264.520,03 61.838,91 30,51 Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác… Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tín mở rộng đầu tư tín dụng thì ngân hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả nguồn vốn huy động tại ngân hàng năm 2008 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2008 đã tăng hơn năm 2007 là 44,01 % tương ứng với số tuyệt đối là 63.783,91 triệu đồng. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại ngân hàng tăng lên tương đương. Năm 2007 qui mô của các khoản vay tại ngân hàng là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, sang năm 2008 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2007 là 18,56%. Qua đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình. Trong năm 2007 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn tại ngân hàng tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng. Sang năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm 2008 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó phản ánh được thực trạng của NH đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH. 2.2.1.2 Tình hình huy động vốn Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động 144937 208721 63784 44,01 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Ký quỹ 11755,63 131751,37 1430 12520,47 195699,22 501,3 764,84 63947,85 (928,7) 6,51 48,54 (64,94) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2008 tăng so với năm 2007. Tính đến cuối năm 2008 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp so với năm 2007 (tăng 76,72% so với năm 2006). Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2008, một phần là do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2008 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay. Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2008 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2007. Trước hết là tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2008 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2008, lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mai… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn. Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do khách hàng vẫn chưa có thói quan sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh. Lượng tiền ký quỹ năm 2008 chỉ đạt 501,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2007, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh. 2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và NH ACB-PGD Cầu vồng nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 2007-2008, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó. Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 150975,8 100 158150,4 100 7174,6 4,75 Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 83036,72 67939,13 55 45 88089,8 70060,65 55,7 44,3 5053,08 2121,52 6,08 3,12 Tổng dư nợ quá hạn 0 0 149 100 149 - Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 0 0 0 0 125 24 83,9 16,1 125 24 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) - 0,094 0,094 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2008 đạt 158150,4 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2007. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2008 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so với năm 2007. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2008 tăng không nhiều so với năm 2007, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Về dư nợ quá hạn : năm 2008 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2007. Năm 2007, chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2008, dư nợ qúa hạn là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh; dư nợ qúa hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2008. Sở dĩ dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2008 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thể. 2.3 Thực trạng tăng cường huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Á Châu ĐN- Cầu Vồng 2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH Tiền gửi dân cư chiếm 1 phần quan trọng trọng công tác huy động vốn của NH, nhất là đối với các PGD như PGD Cầu Vồng thì nguồn tiền huy động chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư. Phân tích bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này. Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền +/- (%) -TGTK -TG thanh toán 131.751 125 99,91 0,09 195.699,219 477 99,76 0,24 63.948,219 352,00 48,54 281,60 Tổng cộng 131.876 100 196.176,22 100 60.048,219 48,76 Năm 2008 vừa qua chi nhánh huy động được tổng cộng 196.176,22 triệu đồng từ khu vực dân cư, trong đó lượng TGTK đạt 195.699,22 triệu đồng, chiếm 100% lượng TGTK huy động của chi nhánh. Qua đó cho thấy lượng TGTK của chi nhánh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực dân cư. Trong khi đó lượng tiền gửi thanh toán đạt 477 triệu đồng trên tổng số 12520,47 triệu đồng TGTT của toàn chi nhánh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng đến 281,6% so với năm 2007 nhưng lượng TGTT trong dân cư vẫn còn rất thấp. Điều này được giải thích là do các giao dịch thanh toán cá nhân qua NH vẫn chưa nhiều, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phát tờ rơi… để khách hàng hiểu thêm về những ưu điểm của TGTT, qua đó nâng cao lượng tiền gửi huy động. 2.3.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH a. Các hình thức Hiện nay NH đang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ. - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng. - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý. b. Tổ chức huy động NH tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình, radio, poster… NH nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD. Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm. c. Quy trình hạch toán - Hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt: khách hàng điền thông tin gửi tiết kiệm và mẫu giấy gửi tiết kiệm có số hiệu Qt-01/TG-11.05. Khách hàng giao tiền cho nhân viên giao dịch kiểm tra. Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền tiết kiệm và đếm tiền đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS (phần mềm máy tính trong NH) và in sổ, sau đó đưa cho khách hàng ký xác nhận. Trên sổ có đầy đủ 2 chữ ký thì đưa cho kiểm soát viên kiểm tra rồi ký, sau đó giao cho khách hàng. - Khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ACB: khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản có số liệu rồi giao cho giao dịch viên, sau đó tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán chuyển qua làm số tiết kiệm rồi in sổ. Các quy trình sau tiến hành giống như hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt. 2.3.2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-200 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TGTK bằng VNĐ TGTK bằng ngoại tệ (quy đổi) 96.178,23 35.572,77 73 27 125.247,5 70.451,719 64 36 29.069,27 34.878,95 30,22 98,05 Tổng cộng 131.751 195.699,219 63.948,22 48,54 Bên cạnh việc huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: năm 2007, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 27%/ tổng số TGTK huy động được. Năm 2008 lượng ngoại tệ huy động được đạt 70.451,719 triệu đồng, chiếm đến 36% trong tổng vốn huy động, tăng đến 98,05% so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích là do năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 30,22%, đạt 125.247,5 triệu so với 96.178,23 triệu năm 2007. b. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi Nguồn vốn huy động từ ngân hàng không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng tiền gửi tiết kiệm thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn tiền gửi tiết kiệm theo thời gian tại NH ACB Đà Nẵng- PGD Cầu Vồng ta sẽ thấy rõ tính chất chu kì này hơn. Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu thời gian Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Quý I Tháng 1 8.169 6,2 13.308 6,8 5.139 62,91 Tháng 2 9.618 7,3 14.286 7,3 4.668 48,54 Tháng 3 10.408 7,9 17.026 8,7 6.617 63,58 Tổng 28.195 21,4 44.619 22,8 16.425 58,25 Quý II Tháng 4 12.780 9,7 18.396 9,4 5.616 43,94 Tháng 5 13.702 10,4 19.961 10,2 6.259 45,68 Tháng 6 13.834 10,5 20.157 10,3 6.323 45,71 Tổng 40.316 30,6 58.514 29,9 18.198 45,14 Quý III Tháng 7 13.175 10 19.766 10,1 6.590 50,02 Tháng 8 12.385 9,4 19.570 10 7.185 58,02 Tháng 9 11.067 8,4 19.374 9,9 8.307 75,06 Tổng 36.627 27,8 58.710 30 22.083 60,29 Quý IV Tháng 10 10.672 8,1 14.677 7,5 4.006 37,53 Tháng 11 8.300 6,3 11.546 5,9 3.246 39,11 Tháng 12 7.642 5,8 10.176 5,2 2.535 33,17 Tổng 26.614 20,2 36.400 18,6 9.786 36,77 Tổng cộng 131.751 100 195.699 100 63.948 48,54 Từ bảng số liệu trên cho thấy rõ được sự biến động của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Chi nhánh trong thời gian qua. Qua đây cũng nhận xét được rằng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nó mang tính chất thời vụ rất cao, điều này được thể hiện như sau : Nhìn vào bảng cho thấy nguồn huy động từ tiền gởi tiết kiệm ở quý I năm 2007 là 28.195 triệu đồng chiếm 21,4 % trong tổng nguồn huy động. Mặc dầu ở quý I này ngân hàng chưa có kế hoạch để triển khai huy động mà người dân vẫn tích cực đến gửi cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất có thể nói là thỏa đáng với mong muốn với người gửi. Sang quý I năm 2008 thì lượng tiền gửi này lại tăng lên và đạt 44.619 triệu đồng, với tốc độ tăng là 58,25% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng rất cao. Sang quý II : thì nguồn tiền gửi lại có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì thế để có nguồn vốn cho vay chi nhánh Chi nhánh đã tăng cường huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2007 ngân hàng huy động được 40.316 triệu đồng chiếm 30,6%. Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thiếu vốn vì thế mà ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn của mình đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ở quý II năm 2008 nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng lên với doanh số là 58.514 triệu đồng, như vậy so với cùng kì năm trước thì nó tăng 45,14%. Trong quý này ở cả hai năm thì lượng tiền gửi tăng đều qua các tháng, đỉnh điểm là tháng 6. Đây là thời gian mà các nhà kinh doanh đã bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất của mình. Vào khoảng thời gian này trong năm 2008 lãi suất tăng cao nên thu hút rất nhiều người đến gửi tiền, gửi tiền vào ngân hàng có lợi nhiều hơn so với việc đầu tư vào các hình thức khác. Qúy III: lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần ổn định, nhu cầu vay vốn cũng giảm dần. Vì vậy mà ngân hàng cũng không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động của mình như ở quý II nữa. Ở quý III năm 2002 nguồn tiền gửi này chiếm 27,8% tương ứng với doanh số của nó là 36.627 triệu đồng. Sang quý III năm 2008 thì nguồn tiền gửi này lại tăng lên 58.710 triệu đồng, chiếm 29,1% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm . Như vậy so với năm 2002 thì nó lại tăng cả về tỷ trọng lẫn về qui mô doanh số của nó, với tốc độ tăng là 60,29%. Cho thấy ngân hàng rất thành công trong công tác huy động của mình. Quý IV: Lượng tiền gửi ở quý này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm so với các quý trong năm. Ơ quý IV năm 2007 qui mô của nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là 26.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20,2%. Nguồn tiền gửi tiết kiệm ở quý IV năm 2008 lại tăng lên hơn quý IV năm 2007 và đạt 36.400 triệu đồng. So với năm 2002 thì nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng ở quý này tăng lên 36,77% . Trong quý này thì nguồn tiền gửi có xu hướng giảm dần qua các tháng. Với tháng 10 thì lượng tiền gửi còn ở mức cao nhưng sang tháng 11,12 thì nó lại giảm đi. Đặc biệt ở tháng 12 thì lượng tiền gửi giảm hẳn đó là do tháng này các doanh nghiệp lại bắt đầu thanh toán các khoản nợ cho đối tác, cũng như thu nợ. Mặt khác các doanh nghiệp hầu như ngừng hẳn sản xuất cũng như nhập hàng, vì thế mà không có nhu cầu vay vốn. Do vậy mà về phía ngân hàng trong quý này hầu như không cần phải tăng cường huy động vốn. Ngoài ra đối với một số khách hàng họ sẽ rút tiền ra để chi tiêu, hay thực hiện những dự định mà mình đã đưa ra bằng khoản tiền tiết kiệm này. Với một trong lí do đó góp phần làm cho lượng tiền gửi tại ngân hàng giảm đi. c. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Bảng 7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền TGTK không kỳ hạn TGTK kỳ hạn <12 tháng TGTK kỳ hạn >12 tháng 7957,76 114979,1 8814,15 6,04 87,27 6,69 1232,91 193977,06 489,25 0,63 99,12 0,25 (6724,85) 78997,97 (8324,89) (84,51) 68,71 (94,4493) Tổng cộng 131.751 195.699,2 63948,22 48,54 Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra 3 loại chính: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn 12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được. Năm 2007, TGTK kỳ hạn 12 tháng chiếm đến 87,27 % trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động. Năm 2008 tăng lên 193977,06, chiếm đến 99,12%. 2 kỳ hạn còn lại là TGTK không kỳ hạn và TGTK kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể. Năm 2008 vừa qua, lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được của NH tăng hơn 30%, nhưng chỉ tăng TGTK kỳ hạn 12 tháng từ 8814,15 triệu giảm còn 489,25 triệu. Điều này đã gây ra khó khăn cho NH trong việc tìm kiếm nguồn vốn lâu dài cho đầu tư. Vì vậy trong những năm đến, NH cần phải chú trọng huy động TGTK có thời hạn dài nhằm tìm kiếm nguồn vốn lâu dài và ổn định cho hoạt động của NH. d. Biến động của tiền gửi tiết kiệm loại hình sản phẩm Bảng 8: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại hình sản phẩm tại NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng qua 2 năm 2007-2008 Đvt: triệu đồng Loại hình Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm thông thường Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt Tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước 109682,71 6864,23 8814,14 6389,92 83,25 5,21 6,69 4,85 157244,31 14188,19 13894,64 10372,06 80,35 7,25 7,1 5,3 47561,6 7323,96 5080,5 3982,13 43,36 106,70 57,64 62,32 Tổng cộng 131751 100 195699,20 100 63948,2 48,54 ( Nguồn : báo cáo về tình hình hoạt động tại chi nhánh ) TGTK có nhiều loại hình sản phẩm khác nhau, phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng nhất định. Trong quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, NH ACB Đà Nẵng – PGD Cầu Vồng đã đưa ra 4 loại hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm chính, đó là: TGTK thông thường, TGTK rút gốc linh hoạt, TGTK trả lãi định kì, TGTK trả lãi trước. Phân tích tỷ trọng của mỗi hình thức TGTK sẽ cho ta thấy rõ hơn về vấn đề này. Về TGTK thông thường: trong 2 năm 2007, 2008, TGTK thông thường luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng TGTK huy động được. Năm 2007 TGTK thông thường chiếm 83,25% trên tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại nh á châu đà nẵng – cầu vồng.doc
Tài liệu liên quan