Chuyên đề Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT 2

1.1. Cơ sở lý luận về lao động. 2

1.2. Cơ sở lý luận về việc làm. 6

1.3. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 13

1.3.1. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH. 13

1.3.2. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 14

1.4. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở một số địa phương. 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 21

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn hà Nội. 21

2.1.1. Vị trí địa lí kinh tế. 21

2.1.2. Khí hậu. 22

2.1.3. Địa hình 22

2.1.4. Tài nguyên đất. 22

2.1.5. Tài nguyên du lịch. 24

2.2. Thực trạng lực lượng lao động trên địa bàn Hà Nội. 25

2.2.1. Lực lượng lao động 25

2.2.2. Cơ cấu lao động. 26

2.3. Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 28

2.3.1. Số lượng lao động bị thu hồi đất. 28

2.3.2. Cơ cấu lao động 29

2.3.3. Chất lượng lao động bị thu hồi đất 34

2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 36

2.4.1. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất. 36

 

2.4.2. Chính sách tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất. 38

2.5. Đánh giá chung về việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 42

2.5.1. Kết quả đạt được 42

2.5.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại. 44

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 47

3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 47

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020. 47

3.1.2. Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 47

3.2. Các quan điểm, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49

3.2.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49

3.2.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49

3.3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 51

3.3.1. Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất. 51

3.3.2. Tạo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, xã hội . 55

3.3.3. Chú trọng đến đào tạo nghề cho người lao động. 59

3.3.4. Tăng cường hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động. 62

3.3.5. Hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động bị thu hồi đất. 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 3.114 nghìn người. Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 80 nghìn người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 30 nghìn người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 120 nghìn người. 8 tháng đầu năm 2008 toàn thành phố giải quyết việc làm cho 86.483 người (đạt 70,8% kế hoạch năm), đào tạo nghề cho 57.500 người (đạt 49,1% kế hoạch) và đưa 7.118 hộ thoát nghèo (đạt 54,7% kế hoạch năm). Thu nhập bình quân một lao động/tháng trong khu vực kinh tế Nhà nước do Thành phố qtăng 21,2% so cùng kỳ (do Nhà nước thay đổi mức lương cơ bản từ 450 ngàn đồng lên 540 ngàn đồng). Dự kiến giai đoạn 2006 – 2010, toàn thành phố có 612.433 người được giải quyết việc làm. Trung bình mỗi năm có 122.488 người được giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,06% năm 2006 xuống còn 5,35% năm 2008, dự kiến năm 2010 giảm còn 5,0%. Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 45%, trong đó lao động qua đào tao nghề đạt 23%, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị, các quận nội thành. Cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đã giảm mạnh từ khoảng 46% năm 2000 xuống 36,5% năm 2005 và dự kiến còn khoảng 27,1% năm 2010. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 23% năm 2000 lên 24,8% năm 2010. Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về lao động. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2010 1.Dân sô trong độ tuổi lao động 1000 người 3.571 3.842 4.034 4.079 1,47 1,20 2.Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. 1000 người 3.464 3.731 3.920 3.964 1,50 1,22 3.Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. 1000 người 2.309 2.674 3.114 3.239 2,98 3,91 -Nông lâm thủy sản 1000 người 1.062 976 900 880 -1,67 -2,05 % so tổng số lao động % 45,99 36,50 28,90 27,17 -Công nghiệp và xd 1000 người 531 786 1.056 1.128 8,16 7,49 % so tổng số lao động % 23,00 29,39 33,91 34,83 -Dịch vụ. 1000 người 716 912 1.158 1.231 4,96 6,18 % so tổng số lao động % 31,01 34,11 37,19 38,01 4.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm. 1000 người 97 89 84 83 -1,71 -1,39 Nguồn: Cục thống kê thành phố. Tuy tình trạng lao động tại Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, tình trạng thất nghiệp của Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao nhất cả nước trong thời kỳ khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp có thể là một mối đe dọa đến sự ổn định trong nhiều năm về phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, lao động bên ngoài cũng thương xuyên lao động theo mùa vụ tại Hà Nội càng làm trầm trọng thêm sức ép về việc làm đối với Hà Nội. Theo tính toán với cả nước, để thất nghiệp dưới 5% thì tăng trưởng phải trên 6,8%, dưới 4% thì tốc độ tăng trưởng phải tăng thêm 8%. Do đó, Hà Nội cần phải đảm bảo tăng trưởng trên 9% thì tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian khoảng 10 năm sẽ nằm trong khoảng 4,5% - 5,2%. Nếu con số này là 7% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 5,6% - 6,7% và nếu tốc độ khoảng 11% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ khoảng 4%. Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, lực lượng lao động tại Hà Nội cũng có những bước tiến mới về mặt chất lượng.Công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực.Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Cơ cấu lao động và nghề đào tạo đã từng bước chuyển dịch theo nhu cầu thị trường lao động, theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Số lượng cơ sở dạy nghề tăng hàng năm, tính đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phó có 275 cơ sở, (trong đó cơ sở doanh nghiệp công lập là 120 và ngoài công lập là 155), số cơ sở tăng thêm chủ yếu là các cơ sở doanh nghiệp ngoài công lập. Ngoài đào tạo chính quy, thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó có 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550 tỷ đồng, trong đó thành phố tập trung đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh; tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý. Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống đối với lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đã được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động thủ đô đã qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thành phố đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm). Tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, và đào tạo nghề ở nông thôn nói riêng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm gần đây, đô thị hóa kéo theo sự mở rộng nhanh chóng nhu cầu đất cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở đô thị đã làm cho số lượng lao động trên địa bàn Hà Nội tăng lên, do những lao động bị thu hồi đất bị mất việc làm. Số lượng lao động bị thu hồi đất. Từ năm 2001-2008, Hà Nội đã triển khai 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, bình quân 1 năm Thành phố giải phóng mặt bằng gần 1000 ha. Việc thu hồi đất tập trung nhiều nhất ở các quận, huyện như Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên. Sắp tới đây, nhiều xã trên địa bàn Hà Tây cũng cũng sẽ bị thu hồi phần lớn diện tích đất để thực hiện các dự án. Trong đó trên 80% là đất nông nghiệp liên quan đến 178.205 hộ dân, trong 8 năm đã có khoảng 197.000 người bị mất việc do bị thu hồi đất, con số này vẫn đang tiếp tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, từ sau khi Hà Nội mở rộng, nhiều dự án đã được đề ra và phê duyệt. Tính đến giữa năm 2009, có 744 dự án thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội , với diện tích đất là hơn 75.189ha. Trong đó, chiếm tới 52% các dự án, đồ án là khu đô thị, nhà ở hỗn hợp với 389 dự án, có diện tích đất là 39.148ha, dự kiến bố trí cho số dân lên tới 2,4 triệu người. Có khoảng 438 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, trong đó 213 dự án đã có quyết định thu hồi đất để lập dự án. Tuy nhiên, sau khi rà soát lại quy hoạch của Hà Nội mới, bộ xây dựng đã buộc 107 dự án phải dừng lại. Hà Nội tiến hành thu hồi, chuyển đổi đất. Điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng 20 vạn lao động phải chuyển nghề do bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, mỗi năm, Hà Nội thu hồi khoảng 1000 ha đất, trong đó có tới 80% đất nông nghiệp. Nếu tính riêng từ 2005 đến 2008, thành phố đã thu hồi 1.720ha đất. Đến tháng 7/2008, Hà Nội được bổ sung thêm khoảng 8.118 ha đất quy hoạch, gồm 7.155 ha đất nông nghiệp và 963 ha đất phi nông nghiệp. Điều này tương đương 57.580 hộ dân mất đất sản xuất; 5.927 hộ phải tái định cư. Trong đó, có 3,5 vạn hộ bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp, chiếm 60% số hộ bị thu hồi đất. Tổng dân số nông thôn nước ta năm 2007 có 61 triệu người (chiếm 73% dân số), trong đó, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tới 76%, còn lại là lao động tiền công và lao động phi nông nghiệp. Trong tương lai gần, tỷ lệ này buộc phải giảm xuống còn 17 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi năm có gần 2 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển nghề hoặc tập trung sản xuất tại các trang trại lớn theo mô hình nông - công nghiệp. Mặc dù nhiều chính sách đã được đưa ra như bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất. Nhưng thực tế, 67% lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25 – 30% không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Trung bình mỗi ha đất thu hồi tại Hà Nội có tới gần 20 lao động bị mất việc làm. Cơ cấu lao động Những năm gần đây, khi có chính sách thu hồi đất, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hóa ở các địa phương thì cơ cấu lao động đã bị tác động nhất định. Cơ cấu ngành nghề nông thôn đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ hộ nông, lâm thủy sản, tăng số hộ ở khu vực công nghiệp, dịch vụ. Do đó, chính quyền thành phố trước khi thu hồi đất đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân có đất bị thu hồi như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ nghề cũ... theo luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Nghị định số 69/2009/NĐ–CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,… Vì vậy, đã có một số lượng lao động bị thu hồi đất chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Cơ cấu theo tuổi và giới tính. Cơ cấu theo tuổi. Phần lớn lao động bị thu hồi đất chủ yếu dao động từ 15 -30 tuổi và từ 30 -45 tuổi. Về thể lực của lao động bị thu hồi đất ở độ tuổi 20 – 29, thống kê năm 2007 cho thấy, chỉ có 75% số lao động có thể lực bình thường, 23,6% gầy, 1,4% thừa cân. Đây là nhóm tuổi được tạo nhiều việc làm nhất do ở nhóm tuổi này, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật vẫn còn khá cao, cộng thêm họ đang ở thời kỳ khỏe mạnh, sung sức nhất.Tính từ năm 2006 – 2009, có 457.300 lượt người được đào tạo nghề, bình quân mỗi năm có 114.325 lượt người được đào tạo nghề (hệ cao đẳng nghề và trung tâm nghề chiếm 37,5%, sơ cấp nghề chiếm 62,5%). Số lượt người qua đào tạo nghề tăng từ 98.500 lượt người năm 2006 dự kiến lên đến 145.000 lượt người năm 2010. Bảng 2.3. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất theo tuổi. STT Tuổi Tỷ lệ (%) 1 15-19 12,02 2 20-29 27,49 3 30-39 26,11 4 40-49 18,79 5 50-60 15,59 Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội. Hiện những lao động bị thu hồi đất có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật thấp so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo lao động cho kịp với yêu cầu của các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện nay cũng rất khó khăn. Trên 83% số lao động bị thu hồi đất chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào, khoảng 18,9% số lao động bị thu hồi đất trình độ văn hóa tiểu học. Vì vậy, chính quyền thành phố đã đề ra một số biện pháp khuyến khích người lao động bằng cách hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo cũng như giúp người lao động tìm được việc làm sau khi được đào tạo. Cơ cấu theo giới tính. Hiện nay, số lượng nam giới và nữ giới sau khi bị thu hồi đất có nhu cầu giải quyết việc làm là xấp xỉ như nhau. Tuy nhiên, số lượng lao động sau khi bị thu hồi đất là nam giới thường dễ dàng giải quyết việc làm hơn nữ giới. Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất,trong tổng số lao động tìm được việc làm mới, thì nam giới chiếm 66,6%, gấp đôi nữ giới. Điều này là do nam giới thường có sức khỏe hơn nữ giới, có thể tham gia vào nhiều hoạt động nặng nhọc. Đồng thời, xét về trình độ kiến thức, lao động nam giới bị thu hồi đất thường có học thức cao hơn nữ giới. Vì vậy lao động là nữ giới thường gặp khá nhiều khó khăn trong tìm việc. Vì vậy, nhà nước đã đề ra các chính sách hỗ trợ, ưu đãi giúp cho lao động nữ dễ dàng tìm kiếm việc hơn. Ngoài ra, khuyến khích lao động nữ tham gia vào các lớp học, trung tâm dạy nghề như dệt may hoặc tham gia học nghề thủ công,… Cơ cấu theo ngành kinh tế. Với mục đích chuyển dịch thành phần cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương từ đó đã giải quyết việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất theo hướng này: Khu vực công nghiệp: 52,5% Khu vực dịch vụ: 41,4% Khu vực nông nghiệp 6,1%. Biểu đồ 2.1.Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội. Sau khi thu hồi đất, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi. Lực lượng lao động tham gia ngành nông nghiệp trước đây, do bị thu hồi đất đã không còn đất để sản xuất nên đã chuyển sang lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Điều này phù hợp với sự chuyển dịch kinh tế. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều khu công nghiệp , cụm công nghiệp, cụm làng nghề như KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Thạch Thất – Quốc Oai,… Trong đó, mỗi ha đất KCN Hà Nội bình quân tạo việc làm mới được cho 80 lao động, trong đó có khoảng 22 - 24 người lao động bị thu hồi đất; tạo gần 50 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.Mặc dù tình hình kinh tế suy giảm, nhưng số lao động bị thu hồi được được tạo việc làm trong các khu công nghiệp vẫn tăng 1,91 % so với năm 2008. Ngoài ra, một số người lao động đứng trước nguy cơ bị mất thu nhập, đã tự tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các công nghệ kĩ thuật ctieen tiến để làm tăng thêm thu nhập cho bản thân, gia đình, và xã hội. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hiện nay, khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thanh niên nông thôn và đô thị là khá cao với 44% thanh niên đô thị và 70,41% thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo. Cùng với sự chênh lệch về trình độ, thông thường những lao động bị thu hồi đất ở trong khu vực thành thị sẽ có nhiều cơ hội kiếm việc làm hơn những lao động ở nông thôn. Ngoài ra với trình độ lao động bị thu hồi đất không cao, như vậy, các cơ sở sản xuất buộc phải sử dụng phần lớn lao động bị thu hồi đất có trình độ phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm đến 77,6 %; Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 2.59%; trung học chuyên nghiệp 9,24%; lao động không có bằng chiếm 10,57%. Tuy nhiên, với tình độ công nghệ máy móc của ta hiện nay, nhiều khu công nghiệp chỉ đòi hỏi người lao động có trình độ hết cấp 3, hoặc chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 là có thể nhận họ vào làm. Với những người có trình độ cao hơn như cao đẳng hoặc đại học, họ thường được tuyển vào làm quản lý hoặc giám sát công nhân nhiều hơn là làm lao động chân tay. Biểu đồ 2.2.Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội. Cơ cấu lao động bị thu hồi đất theo địa phương. Ở mỗi địa phương, các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ theo từng đặc điểm về tự nhiên, địa hình, khí hậu, văn hóa của từng địa phương để có thể tạo việc làm tốt nhất cho người lao động bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra của UBND thành phố Hà Nội,Hà Nội có 1.270 làng có nghề, với hơn 40.000 cơ sở sản xuất CNNT, tạo ra gần 300.000 chỗ làm cho người lao động. Năm 2009, giá trị sản xuất CNNT đạt 29.395 tỷ đồng, chiếm 32,4% giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn bình quân đạt 19,25%. Điều này giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động bị thu hồi đất, đáp ứng được nguồn nhân lực có tay nghề cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT, các khu - cụm công nghiệp; Đồng thời, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động tại các làng nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 13.552,9 triệu đồng, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã tổ chức đào tạo nghề cho 58.890 lao động các nghề: gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, dệt may, thêu ren, cơ khí... Các đề án đào tạo nghề đều gắn với nhu cầu sử dụng lao động tại các sơ sở sản xuất nên giúp cho trên 85% lao động sau khi đào tạo có việc làm, với mức thu nhập bình quân trên 1.000.000 đ/người/tháng. Ngoài ra, chính quyền các địa phương còn hướng người lao động sử dụng các tiến bộ công nghệ mới tiến hành trồng rau, trồng hoa chăn nuôi bò sữa ở Phù Đổng, lợn nạc ở Ninh Hiệp, Yên Thường,… Với các biện pháp dược đề ra, chính quyền các địa phương có thể giúp cho người lao động bị thu hồi đất sớm ổn định được cuộc sống và tăng thêm thu nhập cho bản thân. Chất lượng lao động bị thu hồi đất Hiện nay, chất lượng lao động bị thu hồi đất vẫn còn thấp cả về chất lượng và chuyên môn. Có nay, có đến trên 83% lao động chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, khoảng 18,9% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống.Vì vậy khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là không đơn giản. Sau khi Hà Nội được mở rộng, nhiều dự án được đề ra khiến đất bị thu hồi ngày càng tăng. Theo quy định, đất sẽ phải được sử dụng hết sức tiết kiệm, nhưng với số lượng hàng nghìn ha bị thu hồi thì ta cũng có thể thấy được có bao nhiêu lao động phải bỏ nghề để chuyển sang nghề khác kiếm sống. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn người lao động là nông dân đều có độ tuổi cao, trình độ văn hóa thấp. Thực tế hiện nay mỗi năm các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đào tạo được một số lượng lao động có tay nghề và kiến thức cao. Vì vậy, với những người lao động sau khi bị thu hồi đất khó có thể tiếp thu với kiến thức mới thì thường không được chủ lao động nhận vì không đáp ứng được yêu cầu lao động có chất lượng cao. Nhiều nơi chủ lao động cũng chỉ nhận lao động bị thu hồi đất theo tình trạng đối phó. Họ chỉ nhận người lao động vào làm việc một thời gian rồi tìm lý do để sa thải chứ ít khi có ý định nhận người làm lâu dài. Ngoài ra, việc bồi thường , hỗ trợ lao động từ trước đến giờ thường diễn ra theo hình thức chi trả trực tập. Người lao động bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền bồi thường này để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít chú trọng đến việc dùng số tiền đấy để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho mình hoặc tìm một công việc mới phù hợp với bản thân. Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, gần 58% người dân sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, trong khi đó, đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Năm 2007, trong tổng số 20.000 lao động bị thu hồi đất trên địa bàn, chỉ có chưa đầy 5.000 lao động có nhu cầu học nghề, chủ yếu là các nghề như lái xe, sửa chữa máy móc, cơ khí, hàn xì, may công nghiệp, thủ công... Việc thu hồi đất còn khiến một lượng lớn lao động từ nông thôn đổ dồn về thành phố. Điều này làm các vấn đề xã hội ngày càng phát sinh do lực lượng lao động thất nghiệp nhiều khiến các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, những lao động có việc làm thường làm nhiều nghề nặng nhọc như khuân vác, thông cống, phụ xe, thợ hồ, xe ôm, bán hàng rong… Có thể nói, các cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ lại chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Ở một số nơi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chưa mạnh, mới chỉ tập trung ở các làng nghề và giới hạn ở một số địa phương. Ngoài ra, các kênh thông tin tìm việc và giao dịch ở nhiều nơi còn chưa phát triển. Nhất là ở vùng nông thôn, người lao động thường tìm việc thông qua sự giới thiệu của người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen. Các thông tin giao dịch cũng như vai trò của các tổ chức việc làm rất mờ nhạt đối với khu vực nông thôn, và không tạo được sự quan tâm của số đông người lao động. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất. Việc làm là nhu cầu cần thiết của những người lao động và gia đình hộ, nhất là đối với những lao động bị thu hồi đất.Hiện nay, việc làm đã trở thành vấn đề bức xúc của xã hội bởi những tiêu cực của nạn thất nghiệp đang ngày càng diễn ra phức tạp và giải quyết việc làm cho người lao động cũng là mục tiêu của chiến lược kinh tế xã hội. Đây là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, làm lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và các doanh nghiệp, của toàn xã hội. Thực tế, sau khi bị thu hồi đất, nhiều lao động trên địa bàn thành phố trở nên thất nghiệp. Có những lao động là trụ cột chính trong gia đình. Khi lao động bị thất nghiệp, điều này ảnh hưởng không chỉ đến bản thân lao động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình họ. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm. Bảng 2.4. Kết quả giải quyết việc làm 5 năm 2006 -2010. Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng 5 năm Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số lao động được giải quyết việc làm Người 612.443 111.843 124.310 126.000 130.000 1.Chia theo khu vực thu hút. Công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng. Người % 238.645 38,97 39.145 35,00 49.800 39,96 51.000 40,48 53.500 41,2 Dịch vụ - du lịch Tỷ trọng Người % 269.793 44,05 46.303 43,40 54.900 44,06 57.000 45,23 61.500 47,3 Nông nghiệp Tỷ trọng Người % 104.005 16,98 26.395 23,60 19.910 15,98 18.000 14,29 15.000 11,5 2. Chia theo tích chất công việc. Công việc ổn định Tỷ trọng Người % 342.522 54,2 59.389 53,1 68.536 55,0 71.442 57,0 78.000 60,0 Công việc tạm thời Tỷ trọng Người % 163.363 45,8 52.454 46,9 56.074 45,0 54.180 43,0 52.000 40,0 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội. Hiện nay tỷ lệ số người thay đổi nghề nghiệp có 29,31%, hơn một nửa người tham gia trả lời vẫn nguyên nghề cũ sau tái định cư có 56,27%. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm khá cao có 14,42%. Việc chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến một số hiệu ứng về thu nhập, thay đổi thói quen công việc của một bộ phận người dân. Ảnh hưởng nặng nề nhất vấn là khu vực tư nhân, phần lớn lao động bị thu hồi đất không thể trở lại nghề cũ. Theo một kết quả điều tra việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất, với câu hỏi: “nếu có điều kiện chuyển đổi sang nghề mới, Ông (bà) có muốn chuyển đổi không?”, kết quả thu được là: có 51,32% cho rằng muốn chuyển đổi sang nghề mới khi có điều kiện, 35,21% không muốn chuyển sang nghề mới và 13,46% không rõ có chuyển hay không. Kết quả này cho thấy, công việc của người dân không được như mong muốn sau khi bị nhà nước thu hồi đất. Chẳng hạn như với việc thu hồi đất nông nghiệp, nhiều người lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thất nghiệp vì không còn đất để sản xuất. Trong khi đó ở nhiều huyện, xã giáp ranh với các quận nội thành, đất đai chưa bị thu hồi nhưng người lao động lại không sử dụng đến đất. Đất đai để không hoặc cho người khác thuê lại. Trung bình mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho trên 70.000 lao động; riêng năm 2007 giải quyết việc làm cho 87.000 lao động nhưng chỉ có gần 5.500 lao động nông thôn bị thu hồi đất. Một trong những nguyên nhân khó giải quyết việc làm là do 65% lao động nông thôn không được đào tạo. Đánh giá về việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất, có 69,97% cho rằng công việc làm ăn là như cũ chiếm tỷ lệ cao nhất, có 23,24% cho rằng kém đi và có 3,83% cho rằng khó đánh giá, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,95% cho rằng công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất tốt hơn. Tuy nhiên, ở từng khu ở của người lao động bị thu hồi đất thì tỷ lệ này rất khác nhau, đối với những người lao động trước đây đang phục thuộc rất nhiều vào địa thế, vị trí kinh doanh nay bị thay đổi thì đều mong muốn có việc làm mới phù hợp. Đối với những người có công việc không phụ thuộc vào ví trí nhà ở thì mong muốn thay đổi chỉ là rất nhỏ, do những khó khăn về khỏang cách địa lý, đi lại, giao thông. Có thể nói, vấn đề giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, đặc biệt là nông dân không còn đất hoặc còn ít đất sản xuất đang là vấn đề bức xúc. Ngoài các chính sách hỗ trợ như hiện nay nên thành lập các quỹ hỗ trợ, giải quyết việc làm, quỹ đào tạo chuyển đổi ngành nghề ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất. Chính sách tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Hiện nay, đứng trước tình hình nhiều dự án mới của thành phố tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện tiến độ, đẩy nhiều người lao động bị thu hồi đất mất nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mất việc làm. Điều đó góp phần tạo nên sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong xã hội do người lao động không có thu nhập, sẽ hạn chế trao đổi giao lưu buôn bán. Vấn đề này về lâu về dài sẽ là một yếu tố quan trọng, tạo nên sự kìm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan