Chuyên đề Giải pháp thu hút nguồn vốn fdi vào tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3

1.1. Cơ sở lý luận về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.3. Các hình thức của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

1.2.1. Nguồn vốn FDI đối với các nước đi đầu tư 6

1.2.2. Nguồn vốn FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư 7

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8

1.3.1. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 8

1.3.2. Sự ổn định về chính trị và hệ thống luật pháp 9

1.3.3. Chính sách của nước thu hút đầu tư 10

1.4. Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ở một số tỉnh, thành 10

1.4.1. Thành phố Hà Nội 10

1.4.2. Thành phố Hồ Chí Minh 13

1.4.3. Tỉnh Bình Dương 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TỈNH VĨNH PHÚC 23

2.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. 23

2.1.1. Tổng quan điều kiện vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc 23

2.1.2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực 24

2.1.3. Tiềm năng về kinh tế 28

2.1.4. Cơ sở hạ tầng 29

2.1.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc 33

2.1.5.1. Các nhân tố vĩ mô 33

2.1.5.2. Các nhân tố vi mô 34

2.2. Đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc 35

2.2.1. Chính sách và hệ thống luật pháp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc 35

2.2.2. Sức hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Phúc đối với thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 39

2.3. Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 40

2.3.1. Thực trạng về quy mô và tốc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc 40

2.3.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Vĩnh Phúc 48

2.3.2.1. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu đối tác đầu tư 48

2.3.2.2. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành kinh tế 50

2.3.3. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc 51

2.3.4. Các chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút FDI 54

2.4. Những thành công và mặt hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc 55

2.4.1. Những thành công 55

2.4.2. Những mặt hạn chế 58

2.4.3. Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 63

3.1. Cơ hội và thách thức đối với Vĩnh Phúc trong thu hút FDI 63

3.1.1. Cơ hội trong việc thu hút nguồn vốn FDI 63

3.1.2. Thách thức trong việc thu hút nguồn vốn FDI 67

3.1.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI 69

3.2. Định hướng và mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 71

3.2.1. Định hướng 71

3.2.2. Mục tiêu 73

3.3. Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 74

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74

3.3.2. Đẩy mạnh công tác thực hiện xúc tiến đầu tư 76

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 79

3.3.4. Tăng cường giám sát và quản lý các doanh nghiệp FDI 80

3.3.5. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh 82

3.4. Một số kiến nghị sau 84

PHẦN KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 88

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút nguồn vốn fdi vào tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp. Thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, các cơ quan đã tiến hành rà soát nhằm sửa đổi, bãi bỏ các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp, thiết lập cơ chế kiểm tra giám sát nội bộ tại các cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, công khai số điện thoại đường dây nóng của cơ quan có thẩm quyền cũng như của người có trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. . Từ đó, phát hiện các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời. Kết quả của việc cải cách hành chính trong thu hút đầu tư đã làm cho môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá cao. Qua bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. Năm 2005 đứng thứ 5/44 tỉnh thành, năm 2006 đứng thứ 8/64 tỉnh thành và năm 2008 đứng thứ 3/64 tỉnh thành, thành phố. Các chỉ tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước,... đều được đánh giá cao. Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua các luật: Luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai, luật xây dựng,... Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong khi cả nước mới bắt đầu triển khai thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế “một cửa, một đầu mối” thì tỉnh Vĩnh Phúc đã đi tiên phong làm được điều này. Tháng 12/2002, Ban quản lý các KCN được tách ra từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trở thành đầu mối trong công tác thu hút đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, hướng dẫn, tư vấn, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giúp đỡ các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm các thủ tục xin cấp phép đầu tư. Các hồ sơ, trình tự giải quyết các thủ tục đầu tư được niêm yết công khai, đảm bảo minh bạch hoá, công khai hoá các thủ tục hành chính, hạn chế tối đa phiền hà cho nhà đầu tư. Các thủ tục sau khi được cấp phép như giới thiệu địa điểm, thu hồi đất, cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường,... đều được thực hiện qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” tại các sở, ngành liên quan. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” ở các cơ quan nhà nước đã thực hiện niêm yết công khai toàn bộ quy trình thủ tục, hồ sơ, phí và lệ phí, quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp cũng như trách nhiệm giải quyết khiếu nại về thực hiện thủ tục hành chính. Tuy lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc là tạo ra được sự ổn định về chính trị và kinh tế, nhưng lại mất khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về nguồn nhân lực có trình độ, nguồn nhân lực có trình độ thường ở lại Thủ đô Hà Nội nơi mà có nhiều chính sách ưu đãi hơn, tỉnh mà đứng đầu trong công tác thu hút nhiều lao động có trình độ, chất xám cao là Bình Dương và Thành phố Đà Nẵng bởi vì họ có nhiều ưu đãi hơn trong việc thu hút chất xám, như trả lương cao, cấp đất, cấp nhà,... Vì vậy các tỉnh thành này được xếp thứ 1/64 về chỉ số năng lực cạnh tranh do Phòng Công nghiệp và Thương mại (VCCI) đánh giá. 2.2.2. Sức hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Phúc đối với thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vĩnh Phúc đang là một trong những tỉnh đang phát triển ấn tượng nhất của cả nước. Trong thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 17,1%. Sự thay đổi nhanh chóng của cơ cấu kinh tế cũng như thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và quá trình này lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn, cụ thể, năm 2007 tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã lên đến 36% đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vĩnh Phúc cũng cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Vĩnh Phúc là một thị trường đầy tiềm năng trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Vĩnh Phúc được các nhà đầu tư nước ngoài xem là có một nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, trung thành, được giáo dục, với giá rẻ đáp ứng được nhà đầu tư khó tính nhất là Nhật bản, thì lẽ nào không đáp ứng được các nhà đầu tư đến từ các nước ít khó tính hơn. Nhưng chất lượng lao động của tỉnh Vĩnh Phúc trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, cán bộ làm trong các liên doanh còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn, về hiểu biết luật pháp và thương trường, đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài các ưu đãi theo quy định hiện hành của nhà nước, đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc các nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi của tỉnh. Vĩnh Phúc xác định trong thẩm quyền của mình, các nhà đầu tư là đối tác tin cậy và lâu dài, lấy lợi ích của doanh nghiệp là trọng tâm để phát triển sản xuất và dành cho doanh nghiệp những đảm bảo đầu tư cao nhất với phương châm “các doanh nghiệp FDI là công dân Vĩnh Phúc và thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh” Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong kêu gọi đầu tư. , Vĩnh Phúc luôn dành cho các nhà đầu tư tình cảm chân thành, thân thiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” để giải quyết nhanh chóng thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi mà không gây phiền hà cho nhà đầu tư. Tỉnh Vĩnh Phúc đi trước đón đầu, thực hiện chính sách trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, tỉnh cũng đang dần hoàn thiện mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch vụ,... để đón chào các nhà đầu tư. Ngoài những kết quả đáng ghi nhận của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mang lại cho Vĩnh Phúc, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế không mong muốn. Kết quả thu hút FDI chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. 2.3. Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.3.1. Thực trạng về quy mô và tốc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và ổn định trong nhiều năm, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc gia tăng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Một trong những nguyên nhân của thành tựu đó là do chủ trương mới của Đảng bộ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong đó có hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Hình 2.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1995 đến tháng 6/2008 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 vốn đăng ký và vốn thực hiện tương đối xấp xỉ nhau, lượng vốn đăng ký tuy nhỏ so với thời gian sau đó, nhưng tính khả thi thực hiện lượng vốn đó tương đối cao, cụ thể năm 1996 vốn đăng ký là 170.498.900 USD, nhưng vốn thực hiện là 150.400.000 USD, chiếm 88,2% lượng vốn đăng ký; năm 1999 lượng vốn đăng ký là 14.231.000 USD, vốn thực hiện là 9.500.000 USD, chiếm 66,8% lượng vốn đăng ký, cao hơn so với trung bình cả nước là 50%. Với giai đoạn từ năm 2003 đến nay, lượng vốn đăng ký rất cao, nhưng ngược lại số vốn thực hiện lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể năm 2003 vốn đăng ký là 75.981.100 USD, nhưng vốn thực hiện chỉ là 21.841.500 USD, chiếm có 28,75% lượng vốn đăng ký; năm 2005 vốn đăng ký lên đến 198.978.753 USD, nhưng vốn thực hiện chỉ là 63.578.000 USD chiếm 31,95% lượng vốn đăng ký; năm 2007 lượng vốn đăng ký là 968.409.739 USD, nhưng vốn thực hiện chỉ là 170.766.700 USD, chiếm 17,63% lượng vốn đăng ký. Từ những kết quả trên cho thấy, sở dĩ như vậy một phần là do nhà đầu tư vẫn còn vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, dẫn đến quá trình giải ngân chậm,... Cho dù tốc độ tăng trưởng không giống nhau, nhưng thực tế lượng vốn đầu tư và cả số lượng dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện vẫn tương đối thấp, chỉ đạt khoảng gần 40%. Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Vốn đăng ký và vốn thực hiện vào tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1995 đến nay, 2008 Năm Vốn đăng ký (1000 USD) Vốn thực hiện (1000 USD) Vốn thực hiện/ Vốn đăng ký 1995 90.659,4 70.600 77,9 1996 170.498,9 150.400 88,2 1997 32.700 12.431 38,01 1998 200 130 65,0 1999 14.231 9.500 66,8 2000 12.595,5 7.212 57,3 2001 26.800 10.450 39 2002 23.153 12.600 54,42 2003 75.981,1 21.841,5 28,75 2004 117.866 43.681,482 37,06 2005 198.978,753 63.578 31,95 2006 151.942,453 76.458,851 50,32 2007 968.409,739 170.766,7 17,63 2008 157.125 77.685 49,44 Tổng 2.041.140,845 727.334,533 35,63 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Thời kỳ 1995 - 1997: Đây được coi là thời kỳ khởi động cho quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1995, năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy phép cho 1 dự án lớn, đó là công ty Toyota Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 89.409.690 USD. Kết quả đó tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc khi vừa bước sang nền kinh tế thị trường, những năm đầu thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nó đánh dấu sự thành công ban đầu của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thực hiện và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh (UBND). Cho đến năm 1997, sau 3 năm thực hiện chủ trương đường lối của Đảng bộ, UBND tỉnh và những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy phép cho 6 dự án với tổng số vốn đăng ký 293.858.300 USD, quy mô trung bình của mỗi dự án là gần 5 triệu USD/dự án. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong thời kỳ này là sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, và các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất ghế ô tô, phanh ô tô và săm lốp ô tô. Ta nhận thấy ngành sản xuất ô tô, xe máy là ngành mới mẻ, chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, ngành sản xuất ô tô, xe máy là ngành mũi nhọn, công nghệ cao là sự đột phá của tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Góp phần ảnh hưởng lan toả với sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, chi tiết phục vụ cho sản xuất ô tô, xe máy. Những kết quả trên đã chứng minh triển vọng lạc quan của hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Năm 1997: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trở nên xấu đi, đánh dấu sự sụt giảm FDI nghiêm trọng trong năm 1997, không chỉ ở Vĩnh Phúc mà cả các địa phương khác trong cả nước và quy mô rộng hơn là các nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra. Năm 1997 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giảm 80,8% so với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc năm 1996, sự sụt giảm này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở các nước Châu Á. Thời kỳ 1998 - 2002: Có thể thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giảm xuống mức thấp nhất vào năm 1998, lượng vốn đầu tư chỉ có 200.000 USD chiếm 0,0098% tổng nguồn vốn đầu tư từ năm 1995 đến tháng 6/2008. Sự sụt giảm này cũng nằm trong tình hình chung của cả nước đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1999 trở đi, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dần dần được hồi phục. Năm 1999 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14.231.000 USD, tăng 7.015,5%, cuộc khủng hoảng kinh tế đã được kìm hãm và tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc đã dần phục hồi trở lại. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào Đảng bộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm khủng hoảng tài chính tiền tệ này, điều này được thể hiện rõ nhất khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tăng ổn định trong những năm tiếp theo. Năm 2000 với số vốn 12.595.500 USD, năm 2001 số vốn đăng ký là 26.800.000 USD tăng 112,77% so với năm 2000. Năm 2002 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 23.153.000 USD. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng rất lớn tới công cuộc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của nó kéo dài trong vài năm sau đó mới dần khôi phục được, nhưng với sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào Đảng bộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã làm cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục hồi ngay vào năm sau đó, năm 1998. Thời kỳ 2003 - 2007: Số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục tăng lên, trong giai đoạn này đã có 105 dự án được cấp phép mới, với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 1.513.178.045 USD, cao gấp 19 lần tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ 1998 - 2002, thời kỳ có khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Bước đột phá bắt đầu từ năm 2003, với số vốn lên đến 75.981.100 USD tăng gấp đôi so với năm 2002. tiếp sau đó là năm 2004, với 19 dự án và thu hút được 117.866.000 USD tăng gần gấp đôi so với năm trước đó. Năm 2005 số vốn đăng ký là 198.978.753 USD, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc đang trong đà gia tăng mạnh, công cuộc cải cách hành chính và xúc tiến đầu tư đang được hoàn thiện để phù hợp hơn với nhà đầu tư nước ngoài, do đó năm 2006 không có gì biến động với số vốn đăng ký là 151.942.453 USD. Nhưng trong năm 2007, năm đột phá trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký lên đến 968.409.739 USD với 30 dự án, bình quân hơn 32 triệu USD/dự án. Cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được các nhà đầu tư đến từ Italia, công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) Piaggio Việt Nam với số vốn đăng ký 30.000.000 USD, chuyên sản xuất và lắp ráp xe máy tay ga Piaggio Italia. Công ty TNHH Compal Việt Nam với số vốn đăng ký lên đến 500.000.000 USD sản xuất máy tỉnh xách tay, màn hình tinh thể lỏng. Có thể thấy tỉnh Vĩnh Phúc đang là điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điều đáng mừng là đã có các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc như EU, Mỹ,... Năm 2008: Tính đến tháng 6 năm 2008 đã có 157.125.000 USD đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc với 18 dự án, bình quân gần 9 triệu USD/dự án. Tỉnh Vĩnh Phúc được các nhà đầu tư biết đến nhiều hơn, do vậy số vốn đăng ký mới và số dự án cũng tăng lên theo thời gian, Vĩnh Phúc đã thu hút được những dự án mới có quy mô vốn lớn, nhiều dự án đang hoạt động xin tăng vốn. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong công nghiệp và dịch vụ. Vĩnh Phúc đã trở lên chuyên nghiệp hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn thể hiện là một nguồn vốn đóng góp quan trọng vào tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 2.4: Đóng góp của FDI cho tổng vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 FDI (tỷ đồng) 484,4 593,2 1134,4 1364,3 3046,9 Tổng vốn đầu tư xã hội (tỷ đồng) 1913,7 2694,7 3527,4 3731,6 5478,2 FDI/Tổng vốn đầu tư, (%) 23,43 22,01 32,16 36,56 55,62 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2007. Hình 2.4: FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng tăng mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn vừa qua và trong những năm tới. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2003 - 2007, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc là năm 2007 chiếm tới 55,62%, và thấp nhất vào năm 2004 chiếm 22,01%. Trong khi đó, đóng góp của Vốn FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005 trung bình chỉ là 15%. Điều đó cho thấy nguồn vốn FDI là yếu tố hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, sự đóng góp của vốn FDI còn hạn chế, không đồng đều qua các năm, vì vậy đòi hỏi Đảng bộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần có các giải pháp để tháo gỡ, tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và sử dụng có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh. 2.3.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.2.1. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu đối tác đầu tư Nước đầu tư lớn nhất vào tỉnh Vĩnh Phúc là Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 5/9/1995 công ty Toyota Việt Nam chính thức được phê duyệt và cấp giấy phép kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký ban đầu là 89.609.490 USD, lĩnh vực chuyên sản xuất kinh doanh, lắp ráp ô tô với công suất bình quân ban đầu đạt 10 ngàn chiếc/năm. Tiếp sau đó vào ngày 22/3/1996, công ty Honda Việt Nam tiếp tục được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, với lượng vốn đăng ký ban đầu là 104.003.000 USD, lĩnh vực chuyên sản xuất kinh doanh, lắp ráp xe máy với công suất trung bình gần 500 ngàn xe máy/năm. Có thể thấy, đối tác đầu tư khó tính nhất đã chọn tỉnh Vĩnh Phúc là điểm đến đáng tin cậy cho đồng vốn của họ, thì lẽ nào mà không thu hút được vốn đầu tư từ những đối tác ít khó tính hơn như: Hàn Quốc, Đài Loan,... có thể nói Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn nhất vào tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Kể từ sau khi hai công ty lớn của Nhật Bản là: Toyota và Honda đi vào hoạt động đã góp phần tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và kéo theo ảnh hưởng lan toả của các ngành công nghiệp khác, như: Tiếp theo là công ty Toyota Boshoku Việt nam, chuyên sản xuất ghế và cửa ô tô; công ty sản xuất phanh Nissin Việt Nam, chuyên sản xuất phanh ô tô, xe máy; công ty cao su Inoue Việt Nam chuyên sản xuất săm lốp ô tô, xe máy,... Cơ cấu nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc: Các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1995 đến năm 2003 chủ yếu là hình thức công ty liên doanh, tiếp đó là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ đến năm 2004, tỉnh Vĩnh Phúc mới thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh, với số vốn đăng ký là 4.300.000 USD chuyên sản xuất chế biến rau quả, thức ăn nuôi tôm và sản xuất bao bì. Hình thức nguồn vốn FDI thể hiện dưới dạng liên doanh vẫn chiếm ưu thế, trung bình chiếm 75% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Hình thức 100% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình mỗi năm chiếm 24%. Điều đáng mừng là tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã thu hút được nguồn vốn FDI dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, dẫu cho nguồn vốn đầu tư còn thấp chỉ chiếm 0,8% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Công tác đăng ký kinh doanh, sắp xếp và đổi mới phát triển doanh nghiệp: Công tác đăng ký kinh doanh đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Hồ sơ giải quyết đúng hạn kể từ khi hồ sơ hợp lệ đạt 100%, không có hồ sơ giải quyết chậm so với thời gian quy định. Phí và lệ phí thu đúng theo quyết định của Bộ Tài chính không thu thêm bất cứ một khoản kinh phí nào khác. Tháng 9 năm 2007 đã đưa bộ phận một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, cấp phép khắc dấu, cấp mã số thuế vào hoạt động, giúp cho doanh nghiệp không phải đi lại nhiều nơi để hoàn chỉnh hồ sơ, các thủ tục được công khai minh bạch. 2.3.2.2. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành kinh tế Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc theo 3 nhóm ngành lớn: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dịch vụ thể hiện dưới nhiều loại hình khác nhau như: khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, ngân hàng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, văn hoá, y tế, giáo dục và rất nhiều các loại dịch vụ khác. Hình 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 1995 đến tháng 6/2008 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn lên đến 1,98 tỷ USD chiếm 97,42% tổng số vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó FDI vào ngành công nghiệp và xây dựng của cả nước chỉ gần 60%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ chiếm 1,35% tổng số vốn FDI, với số vốn chỉ là 0,027 tỷ USD. Thế nhưng FDI vào ngành dịch vụ của cả nước là 34%. FDI đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm con số rất nhỏ, chỉ 0,93% với số vốn 0,019 tỷ USD. Điều đáng mừng là trong số vốn đầu tư vào ngành dịch vụ có lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao là kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, tuy rất nhỏ chỉ chiếm 0,49% số vốn là 0,01 tỷ USD nhưng đó là lĩnh vực mới rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bằng việc ưu tiên cho công nghiệp, công nghiệp với hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao như sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, tin học,... tiếp đến là chuyển hướng và tiến tới là cơ cấu dịch vụ - công nghiệp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung quá lớn vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong khi đó nguồn vốn này đổ vào lĩnh vực dịch vụ còn quá thấp, chưa xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Như vậy, một yêu cầu cần đạt ra cho Đảng bộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là làm sao để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ, mà đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao. 2.3.3. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao thu nhập của tỉnh Vĩnh Phúc, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: FDI đóng góp cho GDP của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Khu vực FDI (tỷ đồng) 1.234,8 1.429,7 3.440,07 9.886,20 13.780,43 %/GDP 18,42 18,67 23,25 37,54 42,73 Tốc độ tăng % - 15,8 140,6 187,4 39,4 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu trên cho thấy khu vực có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc. Đóng góp của FDI năm 2003 chỉ chiếm 18,42% trong tổng GDP, tăng một cách nhanh và ổn định trong các năm tiếp theo. Năm 2004, đóng góp của khu vực FDI vào GDP chiếm 18,67%. Thế nhưng năm 2005, đóng góp của khu vực FDI vào GDP tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng lên đến 23,25% và tăng dần các năm, năm 2006 khu vực FDI chiếm 37,54% tổng số GDP của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2007 con số này đã tăng lên đến 42,73% trong tổng số GDP, con số này đã ổn định hơn. Sở dĩ có được những kết quả đáng mừng như vậy là do chủ trương chính sách của Đảng bộ, UBND tỉnh đã quan tâm hơn đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách hành chính. Và đặc biệt là Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh đã vạch ra chiến lược “lấy ngoại lực thúc đẩy nội lực”, tạo ra sự lan toả trong đầu tư. Song song với phần trăm của FDI/GDP tăng, không có nghĩa GDP giảm mà do GDP của khu vực FDI gia tăng qua các năm. Năm 2004 tốc độ tăng 15,8%, có năm 2005, 2006 tốc độ tăng rất lớn vì trong những năm này nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc rất lớn góp phần tăng thu nhập GDP của khu vực FDI. Có thể thấy rằng tăng trưởng GDP của khu vực nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có cùng xu hướng tăng, giảm với sự tăng trưởng GDP của tỉnh Vĩnh Phúc, thu nhập của khu vực nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên hay giảm xuống đều c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2039.doc
Tài liệu liên quan