Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3

I. Vai trò - vị trí của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 3

1. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3

2. Vị trí của Công ty xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 5

II. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 6

1. Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu 6

2. Thu mua tạo nguồn hàng 9

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu 10

4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 13

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 15

1. Nhóm nhân tố khách quan 15

2. Nhóm nhân tố chủ quan 18

IV. Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 19

1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 19

2. Phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK HÀ NỘI 25

I. Vài nét khái quát về Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội 25

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 26

II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 29

1. Mặt hàng kinh doanh 29

2. Thị trường kinh doanh 30

3. Đặc điểm chung về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm qua 32

III. Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 33

1. Thực hiện kim ngạch XNK 33

2. Ký kết và thực hiện hợp đồng 35

3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của TOCONTAP 36

4. Nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP 37

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty 38

1. Những khó khăn chung 38

2. Những khó khăn riêng 41

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA TOCONTAP 43

I. Đinh hướng phát triển kinh doanh của Công ty 43

1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 43

2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 44

II. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK 46

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp 47

2. Lùa chọn loại hình kinh doanh thích hợp 47

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 47

4. Mở rộng thị trường và bạn hàng ổn định trong và ngoài nước 48

5. Cải thiện tình hình tài chính của Công ty 48

6. Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục thực hiện cổ phần hoá 48

7. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ 48

III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 49

1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu 50

2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu 50

3. Về chính sách quản lý ngoại tệ 50

4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu 51

5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 51

Kết luận

 

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp này là tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu với những chi phí thấp, tạo điều kiện cho người xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường thế giới. 2.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến việc tổ chức nguồn hàng, cải tiến cơ cấu xuất khẩu: Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực. Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước. Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa lớn đối với việc mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài. Để hinh thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có những mặt hàng xuất khẩu. Các biện pháp và chính sách ưu tiên có thể là thu hót vốn đầu tư trong và ngoài nước, các chính sách tài chính... cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Đẩy mạnh gia công hàng xuất khẩu: về mặt hàng gia công: tập chung vào những mặt hàng công nghiệp nhẹ cũng như một số ngành lắp ráp hàng công nghiệp tiêu dùng. Về lùa chọn khách hàng gia công: tập chung vào những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định. Cần giải quyết một số khó khăn trong nước nhằm phục vụ cho gia công như: + Đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại cho các cơ sở gia công ổn đinh, lâu dài. + Khắc phục kiểu làm ăn tuỳ tiện của các bên gia công về quy cách, phẩm chất, về thời gian giao hàng... - Tăng cường đầu tư cho xuất khẩu. Trong một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, chúng ta không thể trông chờ vào khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng không thể chỉ dùa vào việc thu mua những sản phẩm thừa nhưng rất bấp bênh của nền sản xuất thô, phân tán, hoặc bằng lòng với năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có mà phải xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất mới để tạo nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, đầu tư vốn là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu. Nhưng đầu tư phải đi liền với coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư. 2.2.2. Nhóm các biện pháp tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu: - Nhà nước đảm bảo tín dụng cho xuất khẩu: để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu tiên đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng chịu như vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng các bán chịu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu của nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Đây là hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. - Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu: nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay vốn với lãi suất ưu đãi để nước ngoài sử dụng số tiền đó mua hàng của nhà nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước vay. Nhà nước ta chưa có điều kiện để cho nước ngoài vay nhập khẩu. Tuy nhiên trong những năm tới nếu có điều kiện chính phủ không nên bỏ qua hình thức cấp tín dụng gắn với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ta. Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn. Người ta xuất khẩu cần có một số vốn trước và sau khi giao hàng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ giành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi bán hàng theo phương thức bán chịu tiền xuất khẩu thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng. Nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Điều đó càng giảm được các chi phí xuất khẩu. - Trợ cấp xuất khẩu: là ưu đãi tài chính mà nhà nước giành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Mục đích của sự trợ cấp xuất khẩu là tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu vẫn còn được sử dụng rộng rãi, nhất là trợ cấp cho những sản phẩm nông nghiệp. - Chính sách tỷ giá hối đoái: một nước có thể có nhiều bạn hàng buôn bán. Cho nên đưa chỉ số giá cả nước ngoài vào tính toán tỷ giá hối đoái cần cân nhắc kỹ. Để có được hình ảnh hoàn chỉnh hơn về vị trí cạnh tranh của đất nước, có thể cần phải tính toán các tỷ giá hối đoái song phương đối với từng bạn hàng thương mại quan trọng nhất. Kết quả chung của một tỷ giá hối đoái tính toán quá cao là nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm đi. Nền kinh tế phải giảm mức dự trữ ngoại hối xuống hoặc phải vay mượn nước ngoài để trang trải tài chính cho thiếu hụt thương mại tăng thêm. Đối với phần lớn các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển việc giảm mức dự trữ ngoại hối và vay mượn nước ngoài không thể chịu đựng được lâu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc phát triển nhanh xuất khẩu là ý chí và sự khéo léo của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá chính thức, thuế quan, và trợ cấp để duy trì tỷ giá thực tế kích thích xuất khẩu về lâu dài và ngăn ngõa tỷ giá nhập khẩu trượt lên cao so với tỷ giá xuất khẩu. - Miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng nhập khẩu. 2.2.3. Biện pháp thể chế - tổ chức: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc áp dụng các biện pháp thâm nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài. Điều này thường được biểu hiện như sau: - Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu. - Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ các nhà xuất khẩu. - Lập các cơ quan nhà nước ở nước ngoài nghiên cứu tại chỗ tình hình của nước sở tại. - Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hợp tác kỹ thuật, vay nợ, viện trợ... trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu. Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội I. Vài nét khái quát về công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội, tên giao dịch quốc tế là TOCONTAP, trụ sở tại 36 Bà Triệu - Hà nội, là một công ty xuất nhập khẩu chuyên nghiệp được thành lập ngày 5/3/1956. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của Nhà nước, được thành lập sớm nhất trực thuộc Bộ ngoại thương nay là bộ thương mại. Trải qua 43 năm phát triển, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế. Trước kia trong nền kinh tế tập trung với quy mô là một Tổng công ty, Công ty là một doanh nghiệp chỉ đạo của Nhà nước trong ngoại thương. Nhưng từng bước tổ chức của Công ty có nhiều sự thay đổi tách dần một số bộ phận để thành lập các Tổng công ty khác. Cụ thể: - Năm 1964: tách thành lập Artexport. - Năm 1971: tách thành lập Barotex. - Năm 1972: tách các cơ sở sản xuất của công ty giao cho bộ công nghiệp nhẹ quản lý. - Năm 1978: tách thành lập Textimex. - Năm 1985: tách thành lập Mecanimex. - Năm 1987: tách thành lập Leaprodoxim. - Năm 1990: tách công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía nam thành công ty trực thuộc bộ thương mại đến năm 1993, để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường, theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 333 TM/TCCB ngày 31/3/1993. Tên công ty : Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Tên giao dịch : TOCONTAP - Hà Nội Trụ sở : Sè 36 Bà Triệu - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Số tài khoản Việt Nam : 00.110.370005 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tổng giám đốc : Bùi Thị Tuệ. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty là hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu Nhà nước đặt ra, kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy uy thế, uy tín hàng nội địa trên thương trường quốc tế, mở rộng, củng cố và phát triển mối quan hệ làm ăn với bạn bè quốc tế. Với chức năng và nhiệm vụ trên, trải qua 43 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, mục tiêu chiến lược kinh doanh luôn đảm bảo đúng pháp luật, quán triệt phương châm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ thống nhất hỗ trợ nhau trong Công ty. Trong cơ chế cũ, Công ty Ýt nhiều bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp quá sâu của Nhà nước, tạo ra cơ cấu quảnl ý cồng kềnh, bộ máy kinh doanh thụ động. Mặc dù vậy nhìn chung cho đến năm 1989 - 1990 hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn ổn định và tiến tới cùng với đội ngò CBCNV có kinh nghiệm, tạo tiền đề to lớn cho sự nghiệp của Công ty trong cơ chế mới. Những năm hoạt động chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động của Công ty bị giảm sút nhiều mặt, hiệu quả kinh doanh chưa thực sự cao, nhưng với sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể CBCNV, cùng với kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm kinh doanh, chắc chắn Công ty sẽ tìm ra cho mình một hướng đi tốt trong tương lai. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty: - Giám đốc. - Phó giám đốc. - Các phòng quản lý gồm: + Phòng tổ chức lao động. + Phòng tài chính kế toán. + Phòng tổng hợp. + Phòng hành chính quản trị. - Các phòng kinh doanh gồm: XNK1, XNK2, XNK3, XNK4, XNK5, XNK6, XNK7, XNK8, trung tâm mua bán chi nhánh Hải phòng, chi nhánh TPHCM, xí nghiệp TOCAN. Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh Phßng tæng hîp Phßng tæ chøc vµ qu¶n lý lao ®éng C¸c phßng nghiÖp vô Chi nh¸nh H¶i Phßng Chi nh¸nh TP. Hå ChÝ Minh XÝ nghiÖp TOCAN Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội Giám đốc công ty là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ thương mại về các hoạt động, hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Phó giám đốc là người trực tiếp giúp đỡ giám đốc trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình trong giới hạn quyền lực của mình. Phòng tổ chức và quản lý lao động có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong Công ty và yêu cầu điều động, sẵp xếp bố trí lao động của giám đốc trên cơ sở nắm vững quy định về tổ chức và lao động tiền lương, bộ luật lao động, thoả ước lao động, hợp đồng lao đông. Làm quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng lao động theo mục đích của sản xuất kinh doanh, giải quyết khiếu nại, tố tụng và quyền lợi của người lao động. Bảo vệ chính trị nội bộ, phòng gian bảo mật. Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh. Luôn nắm bắt kịp thời các số liệu thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước có liên quan đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của Công ty. Tìm hiểu và tìm kiếm các đối tác để hợp tác kinh doanh của Công ty, phiên dịch và biên dịch các tài liệu giúp giám đốc để giám đốc nắm chắc tình hình diễn biến hàng ngày. Thẩm định và kiểm tra các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu trước khi trình giám đốc, trước khi trình giám đốc ký giấy uỷ nhiệm. Thống kê lập bảng biểu hướng dẫn các đơn vị kinh doanh xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Tổng hợp và phân tích các số liệu, dữ liệu phát sinh cung cấp cho giám đốc và phòng quản lý để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm báo cáo định kỳ trình độ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Tập trung những ý kiến, văn bản, công việc có liên quan để giám đốc xem xét, phải quyết định. Theo dõi đôn đốc ghi sổ các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, thông qua giấy phép và tờ khai hải quan để giám đốc nắm vững hoạt động xuất nhập khẩu của các phòng kinh doanh. Hàng tháng cung cấp số liệu thực hiện kim ngạch của từng phòng cho phòng kế toán để lĩnh lương. Phòng kế toán tài chính với chức năng giám sát đồng tiền, thông qua việc kiểm soát, quản lý tiền vốn và tài sản của Công ty có nhiệm vụ: - Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ mở sổ sách theo dõi hoạt động của đơn vị, giúp họ làm thống kê báo cáo định kỳ, hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty, hướng dẫn của Bộ tài chính. - Kiểm soát, kiểm tra phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt, thường xuyên đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác. Góp ý và chịu trách nhiệm về các kến nghị góp ý của mình đối với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định được lỗ lãi để trả lương cho các đơn vị. - Xây dựng quy chế, phương thức, hình thức vay vốn. Giám sát theo dõi việc sử dụng vốn vay của Công ty và bảo lãnh vay ngân hàng. Nắm chắc chu trình luân chuyển vốn của từng hợp đồng, phương án nhằm ngăn chặn nguy cơ đọng hụt hoặc mất vốn. Không để tình trạng này xảy ra vì buông lỏng quản lý, xao nhãng nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ. - Lập quỹ dự phòng để giải quyết kịp thời các phát sinh bất lợi trong sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn dự trữ cho các hợp đồng sản xuất kinh doanh mới phát sinh, chủ động xử lý khi có những thay đổi vể tổ chức, nhân sự lao động có liên quan đến tiền. Trích lập các quỹ của phòng còn lại, quỹ phát triển kinh doanh luôn để ở mức lớn hơn 50% và quỹ dự phòng ở mức 10%. Phòng hành chính quản trị với chức năng là phục vụ sản xuất kinh doanh quản lý hành chính văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung, điều động xe, phương tiện, thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty có hiệu quả và tiết kiệm, cất giữ bảo quản những tài liệu hiện có không để hư háng mất mát hoặc để xảy ra cháy nổ... Đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và các nhu cầu sinh hoạt của Công ty, sửa chữa nhà cửa, bảo vệ an toàn công ty. Duy trì thời gian làm việc, đảm bảo môi trường sạch đẹp văn minh đáp ứng được yêu cầu cần thiết của ban lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty về điều kiện làm việc. Các phòng kinh doanh với người đại diện là trưởng phòng của mình sau khi nhận chỉ tiêu giao khoán được giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng đối nội đối ngoại, uỷ thác theo phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt và chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự uỷ quyền đó. Đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân vị phạm luật pháp do chủ quan gây ra. Trong quá trình thực hiện phương án phòng nhận khoán phải thực hiện đúng quy trình, thao tác, nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo giảm chi phí, chủ động phát hiện giải quyết những nguyên nhân gây ra tổn thất nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao. II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 1. Mặt hàng kinh doanh: Là một Công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu tạp phẩm nên phạm vi kinh doanh của Công ty mang tính tổng hợp, kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các hàng hoá mà nhà nước Việt Nam không cấm xuất nhập khẩu. Hiện nay Công ty đang kinh doanh những nhóm hàng chủ yếu sau: - Sản phẩm của ngành dệt kim, dệt thoi, bằng nguồn nguyên liệu bông tơ, lụa, len tự nhiên nhân tạo, đến sản xuất cuối cùng là hàng may mặc phục vụ cho mọi đối tượng nam, nữ, già trẻ... - Da và sản phẩm từ mọi nguồn nguyên liệu tự nhiên, nhân tạo. - Giày dép, thành phẩm và bán thành phẩm các loại từ mọi nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo. - Quần áo và dụng cụ thể thao. - Các loại thiết bị dùng cho ngành điện ảnh, nhiếp ảnh, trường trung học, cao đẳng, đại học. - Các loại máy thu thanh, thu hình, cát sét, ghi âm, ghi hình, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, nồi điện nước nóng, máy giặt.... - Các loại băng hình, băng ghi âm, băng nhựa, phim dùng trong điện ảnh, khí tượng, hàng không... - Dông cụ đồ chơi trẻ em bằng vải, gỗ và kim loại hợp kim. - Giấy và bột giấy từ mọi nguồn nguyên liệu. - Dây và cáp các loại dùng cho thông tin liên lạc và phục vụ cho ngành điện lực chiếu sáng. - Hàng bảo hộ lao động các loại dùng cho mọi đối tượng lao động ở nhà máy, nông trương, dưới nước, trên không... - Các loại sứ gốm cách điện và dân dụng mỹ nghệ. - Các loại sản phẩm thuỷ tinh cho công nghiệp, thí nghiệm, y tế và dân dụng. - Các loại đồ dùng trong nhà ăn, gia đình, khách sạn. - Hàng nông, lâm, thổ, hải sản. Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hoạt động kinh doanh theo sự ảnh hưởng hết sức phức tạp của môi trường bên ngoài, cụ thể là: môi trường thiên nhiên của công ty rất thuận lợi. Công ty nằm ở trung tâm thủ đô do đó thuận lợi cho việc công tác giao dịch nắm bắt thông tin. Vì nằm tại các trung tâm buôn bán giao dịch của đất nước nên sự đổi mới về công nghệ có điều kiện thuận lợi nhất. Nhờ sự hiện đại hoá của kỹ thuật công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của môi trường công nghệ mà công ty có thể trang bị hiện đại cho cơ sở vật chất của mình, phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh. Công ty hoạt động trong môi trường kinh tế hết sức sôi động, môi trường này tác động đến công ty qua các chỉ tiêu vốn, nguồn lao động, các mức giá, khách hàng, đối thủ cạnh tranh... Tuy nhiên có thể thấy một số thuận lợi như nguồn lao động dồi dào trình độ cao, khách hàng nhiều nhưng cũng có rất nhiều khó khăn như: sự cạnh tranh, sự biến động của giá cả... 2. Về thị trường kinh doanh: Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện chính sách "giao vốn, giao quyền" cho các doanh nghiệp để tự hạch toán kinh doanh được thì "ăn" lỗ thì "chịu". Tháng 10/1999 TOCONTAP nhận bàn giao vốn của nhà nước, trước tình hình đó TOCONTAP phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức kinh doanh của công ty sao cho thích hợp với cơ chế thị trường. Đứng trước sự bỡ ngỡ của buổi đầu làm quen với kinh tế thị trường, không thể tránh khỏi những thất bại, nhưng TOCONTAP vẫn đứng vững, không ngừng tăng kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn tạo cho mình một chỗ đứng mới trên thị trường nội địa và quốc tế. Đồng thời từng bước khắc phục những nhược điểm, phát huy thế mạnh sẵn có của mình. Thị trường và bạn hàng trong nước chủ yếu của công ty là các công ty, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất hoặc dịch vụ không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu những khó khăn trong việc trìm kiếm thị trường, kinh doanh kém hiệu quả. Những đơn vị này đều có thể thông qua TOCONTAP để thực hiện các hình thức xuất nhập khẩu như: nhập liên doanh, xuất uỷ thác, gia công uỷ thác... Thị trường và bạn hàng nước ngoài bao gồm một số nước Châu Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Nam mỹ, Châu Á (Nhật Bản, Hồng Kông...), Châu Phi (Angeria, Libi...) EU, SNG. Hiện nay thị trường SNG đang được mở rộng, được coi như thị trường cơ bản và lâu dài. Thị trường Nhật, Đông Âu, EU là các thị trường trọng tâm và ngày càng phát triển. Cụ thể được phản ánh qua các bảng số liệu sau: Biểu 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCONTAP từ 1997 ¸ 1999 Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Tổng kim ngạch XNK 9.290.000 17.551.351 25.554.488 Kim ngạch xuất khẩu 3.421.000 4.696.000 5.000.000 Kim ngạch nhập khẩu 5.869.000 12.815.351 20.554.488 Tỉ trọng XK/Tổng kim ngạch XNK 36,8% 26,8% 20% Tỉ trong NK/Tổng kim ngạch XNK 63,2% 73,2% 80% Biểu 2: Kim ngạch XNK theo từng thị trường của TOCONTAP Đơn vị tính: % Thị trường 1997 1998 1999 Châu Âu 30,11 25,5 19,4 Châu Á 42,66 46,2 50,3 Châu Phi 13,54 14,0 15,15 Châu Mỹ 13,4 13,9 14,4 Châu Đại Dương 0,29 0,4 0,75 Tổng kim ngạch XNK 100 100 100 Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh XNK của TOCONTAP (1997 ¸ 1999) Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Chỉ tiêu Doanh thu 57.156 81.821 142.542 Phí 5.971 6.647 8.324 Lãi 0 465 1.638 Nép ngân sách các khoản 6.905 15.057 17.526 Qua các bảng trên ta thấy: tỷ trọng thị trường của Công ty cũng có nhiều thay đổi dù số thị trường tăng lên. Tỷ trọng quan hệ với các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ đều lần lượt tăng, trong đó quan hệ với các nước Châu Á tăng nhanh nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ quan hệ với các nước Châu Âu lại giảm. Như vậy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng Công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Trước đây Công ty thực hiện chế độ bao cấp, Công ty không phải tìm bạn hàng, không phải nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng. Lúc đó, Công ty kinh doanh thật dễ dàng. Công ty chỉ việc xuất nhập theo chỉ tiêu của Nhà nước. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Công ty phải chủ động hơn trong kinh doanh và việc Công ty tăng thêm thị trường là một bước tiến vô cùng quan trọng. Nhìn chung thị trường trong nước và thị trường ngoài nước về cơ bản đã được khai thông, hiện nay kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty luôn gặp sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, thị trường và bạn hàng trở thành vấn đề sống còn của Công ty. 3. Đặc điểm chung về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm qua: Tình hình kinh doanh XNK của TOCONTAP có thể đánh giá như sau: 3.1. Ưu điểm: Là một công ty có bề dày lịch sử trên 40 năm xuất nhập khẩu các mặt hàng được nhà nước cho phép. Với lợi thế đó Công ty đã tạo được sự tin tưởng của bạn hàng và khách hàng. Với đội ngò cán bộ có nhiều kinh nghiệm về xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho việc kinh doanh của Công ty thuận lợi, quan hệ với trên 70 nước trên thế giới nên Công ty đã mở được văn phòng đại diện tại CHLB Nga, Đức, Tiệp, Hungari. Việc thành lập các văn phòng đại diện đã giúp Công ty nắm bắt nhanh nhạy hơn tình hình hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh. Với lợi thế là một đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nên Công ty đã tạo điều kiện cho những đơn vị không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Những đơn vị này đề có thể thông qua TOCONTAP để thực hiện nhiều hình thức XNK như: nhập liên doanh, xuất uỷ thác, gia công uỷ thác... Cơ cấu lao động của Công ty đã tạo điều kiện cho Công ty kinh doanh tốt hơn, sắp xếp đồng đều giữa các phòng kinh doanh, đồng thời các phòng tổ chức quản lý được tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được công việc. Công ty luon quan tâm đến quyền lợi và đời sống của CBCNV nhờ vậy các nhân viên tập trung sức lực vào công việc giúp cho kết quả kinh doanh của Công ty được tốt hơn. 3.2. Nhược điểm: Sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra thị trường nhìn chung chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt hàng kinh doanh của Công ty còn nghèo nàn, ký kết hợp đồng nhỏ lẻ mang tính thăm dò. Sự biến động ở một số thị trường đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho Công ty. Bước sang đường lối kinh doanh mới nên Công ty còn nhiều bỡ ngỡ, mọi người còn chưa năng động, nhạy bén với những thay đổi của thị trường. Việc thu nhập thông tin chưa đầy đủ nhất là khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 3.3. Nguyên nhân: Do sản phẩm của Công ty chưa được đầu tư đúng mức về đổi mới khoa học công nghệ, do đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Cán bộ nghiệp vụ chưa được bổ sung đầy đủ các kiến thức về kinh doanh và thị trường nên họ kém năng động, nhạy bén làm kết quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Do chính sách mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế nên có nhiều đơn vị được phép xuất nhập khẩu trực tiếp tạo nên khó khăn bước đầu cho Công ty. Uy tín của Công ty ở trên thị trường chưa được phát huy cao nên việc kinh doanh còn kém hiệu quả. Trên đây là những đặc điểm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động như vậy, Công ty đã làm được những gì? Và thu được những kết quả gì? Muốn vậy ta xem xét, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP. III. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của TOCONTAP Năm 1999 đã khép lại, Công ty đã vượt lên những khó khăn đầy thử thách của năm 1999 đó là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á và toàn cầu. Có thể nói khó khăn còn lớn hơn thời kỳ khủng hoảng do khối các nước XHCN đổ vỡ. Song Công ty vẫn ổn định, đoàn kết tốt, kinh doanh kim ngạch cao nhất từ 1995 trở lại đay, có hiệu quả, bảo toàn vốn, đời sống cán bộ từng bước được cải thiện. Tất cả các phòng nói chung kinh doanh năm 1999 không bị lỗ. Chi tiết về kết quả kinh doanh của năm 1999 như sau: 1. Thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu: Chỉ tiêu bộ giao cả năm: 20.000.000 USD. Trong đó: Xuất khẩu: 6.000.000 USD Nhập khẩu: 14.000.000 USD Công ty đã thực hiện cả năm: 28.862.023 USD. Trong đó: Xuất khẩu: 3.575.360 USD Nhập khẩu: 24.835.879 USD Kinh doanh nội địa 450.784USD So với năm 1998, tổng kim ngạch của Công ty có tăng đáng kể bằng 113%, cao nhất từ 1995 trở lại đay và bằng 143% so với kế hoạch. Riêng về kim ngạch xuất khẩu mới đạt 59,6% so với chỉ tiêu cả năm (3.575.360/6.000.000USD). Xuất khẩu cao nhất vẫn là chổi quét sơn bằng 119% so với chỉ tiêu mặt hàng (1,433 triệu/1,2 triệu USD) chiếm 40% tỷ trọng xuất khẩu. Không tính hàng trả nợ thì tiến độ thực hiện xuất khẩu năm 1999 không bằng năm 1998, các chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu còn thấp như: - Hàng may mặc + dệt len = 20,50%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 91.doc
Tài liệu liên quan