Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ). 7

1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ). 8

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm TDNH. 8

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 9

1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ). 12

1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu. 13

1.3.2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu. 14

1.3.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu. 17

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. 25

Tóm tắt chương 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 31

2.1.1. Một số thông tin chính về NHNTVN 31

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN. 32

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN. 33

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN. 32

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 39

2.2.1. Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 39

2.2.2. Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN. 41

2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ). 45

2.3. Đánh giá về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 59

2.3.1. Những kết quả đạt được. 59

2.3.2. Những khó khăn và tồn tại. 63

2.3.3. Nguyên nhân 65

Tóm tắt chương 2 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71

3.1. Chiến lược xuất khẩu và tín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam. 71

3.1.1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010. 71

3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng. 73

3.2. Chiến lược phát triển NHNTVN đến năm 2015. 74

3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của NHNTVN. 74

3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 75

3.3. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh. 76

3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 80

3.4.1. Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng. 80

3.4.2. Các giải pháp khác. 85

Tóm tắt chương 3 92

KẾT LUẬN 93

 

 

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp cụ thể mà có mức lãi suất tương ứng: + Cho vay ngắn hạn thu mua hàng xuất khẩu lãi suất là 1%/ tháng. + Cho vay ngắn hạn đối với lô hàng đã được mở L/C qua NHNT lãi suất là 0.95%/tháng. + Cho vay ngắn hạn đối với lô hàng xuất khẩu có bộ chứng từ hoàn hảo xuất trình tại NHNT lãi suất là 0.9%. 2.2.2.5. Chính sách tỷ giá hối đoái. Trong quá trình hoạt động, NHNT đặc biệt chú trọng đến điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước và góp phần vào làm ổn định, cân đối nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng, tránh những rủi ro về hối đoái, đảm bảo đủ nguồn vốn ngoại tệ cung ứng cho nền kinh tế. Hiện nay nước ta áp dụngchính sách tỷ giá hối đoái ổn định có điều chỉnh. Nhà nước quy định một mức tỷ giá chính thức và NHNT cùng với các NHTM khác thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ xungquanh mức tỷ giá này theo một biên độ được Nhà Nước cho phép. NHNT áp dụng ba loại tỷ giá là: tỷ giá mua vào trên thị trường, tỷ giá bán ra và tỷ giá chuyển khoản. 2.2.2.6. Chính sách bảo đảm tín dụng. Việc thế chấp, cầm cố tài sản ở NHNT hiện nay được thực hiện theo quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Tại NHNT, bảo đảm tín dụng bằng tín chấp chiếm tới 60% dư nợ tín dụng, hình thức này giảm được thủ tục phiền hà giữa ngân hàng và khách hàng. Trong thời gian vừa qua, NHNT dã chủ trươngmở rộng quy mô TDTTXK thông qua việc tìm kiếm, khai thác nguồn hàng tin cậy không chỉ đối với các doanh nghiệp quốc doanh mà cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy định đảm bảo tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh trong việc nghiên cứu, đánh giá khách hàng để tăng tỷ trọng đảm bảo tín dụng bằng tín chấp. Tuy nhiên trong hoạt động TDTTXK , không phải tài sản nào NHNT cũng nhận cầm cố. Tài sản thế chấp cầm cố phải thoả mãn một số điều kiện như: thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp, bên cầm cố hay bên bảo lãnh, không bị ràng buộc vào các khoản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng khác, dễ dàng mua bán chuyển nhượng trên thị trường theo giá đảm bảo thu hồi được nợ vay, chứng từ có giá phải còn hiệu lực thanh toán và được phép giao dịch,… 2.2.2.7. Chính sách kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay được tiến hàng từ khi phát tiền vay đến khi ngân hàng thu hồi được toàn bộ nợ, chấm dứt hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra chu chuyển vốn vay. Khi vốn vay tách ra khỏi vật tư hàng hoá đảm bảo thì cũng lag lúc kết thúc chu kỳ. Nếu cho vay thu mua hàng xuất khẩu thì hàng hoá được giao cho cán bộ tín dụng phải giám sát cẩn thận. Cán bộ tín dụng phải đốc thúc khách hàng đẩy manh xuất khẩu, đẩy mạnh bán ra để thu hồi vốn. 2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ). Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vvụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các NHTM đã không ngừng hoàn thiện các mặt công tác nhằm đảm bảo yêu cầu đặt ra cho ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các nghiệp vụ tín dụng, hoạt động TDTTXK tại các NHTM cũng diễn ra rất sôi động. Là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực TDTTXK nhiều năm qua NHNTVN đã giúp cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu được thuận lợi. Ngân hàng còn xác định nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bằng việc đầu tư cho nền kinh tế qua các doanh nghiệp. 2.2.3.1. Quy mô vốn tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tiến hành nhiều hoạt động cải tiến và đa dạng hoá các hình thức tài trợ, NHNT cũng mở rộng quy mô vốn tài trợ xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng tăng của các doanh nghiệp. Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dsố Tỉtrọng Dsố Tỉtrọng Dsố Tỉtrọng Dsố Tỉtrọng Dsố cho vay 8,674 100 12,436 100 14,532 100 16,67 100 * Ngắn hạn 4,521 52.12 7,527 58.35 7,658 52.73 8,581 51.47 XNK 3,928 45.28 4,721 37.96 4,530 31,19 5,712 34.26 Chovay khác 593 6.84 2,536 20.39 3,128 21.54 2,869 17.21 * Trung-dài hạn 4,153 47.88 5,179 41.65 6,865 47.27 8,021 48.53 XNK 3,456 39.84 3,507 28.2 4,670 32.16 5,585 33.5 Chovay khác 697 8.04 1.672 13.45 2,195 15.11 2,506 15.03 Dsố thu nợ 5,427 100 6,357 100 6,892 100 7,492 100 * Ngắn hạn 3,670 67.62 4,113 64.7 5,021 72.85 5,349 71.4 XNK 2,528 46.58 2,634 41.43 3,472 50.38 3,853 51.43 Chovay khác 1,142 21.04 1.479 23.27 1,549 22.47 1,496 19.97 * Trung-dài hạn 1,757 32.38 2,244 35.3 1,871 27.15 2,143 28.6 XNK 1,265 23.31 1,546 24,32 1,326 19.24 1,525 20.36 Chovay khác 492 9.07 698 10.98 545 7.91 618 8,24 Dư nợ 7,392 100 9,720 100 10,412 100 11,33 100 * Ngắn hạn 3,572 48.32 5,423 55.79 7,578 72.78 8,273 73.04 XNK 2,647 35.81 4,134 42.53 6,179 59,34 7,291 64.36 Chovay khác 925 12.51 1,289 13.26 1,399 13.44 982 8.68 * Trung-dài hạn 3,820 51.68 4,297 44.81 2,834 27.22 3055 26.96 XNK 2,043 27.64 2,239 23.03 1,972 18.94 2,282 20.14 Chovay khác 1,777 24.04 2,058 21.78 862 8.28 773 6.82 Nguồn: Phòng Quản lý nợ. Nhìn bảng 2.4 ta có thể thấy chi tiết nhất, cụ thể nhất quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT từ năm 2003 đến năm 2006. Quy mô này được thể hiện qua ba chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo thời hạn tài trợ ( ngắn hạn, trung – dài hạn ). Trong cả ba chỉ tiêu ấy đều thể hiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất đều trên 60% hoạt động tín dụng của NHNT. Như vậy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản, có tính chiến lược của NHNT trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Doanh số cho vay không ngừng tăng qua các năm: năm 2006 đạt mức 16,672 tỷ đồng tăng 14.8% so với năm 2004 là mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây ( năm 2004 tăng 43.37%, năm 2005 tăng 16.78% ). Tốc độ tăng trưởng cho vay của NHNT có sự giảm sút đi so với các năm trước là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay với sự thành lập và quá trình cổ phần hoá mạnh mẽ hệ thống ngân hàng thì vị thế vốn của các ngân hàng đều có sự thay đổi. Sự cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước đã gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và của NHNT nói riêng. Ở các NHTM đều sử dụng nguồn vốn từ huy động trên thị trường để tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, nên khi việc huy động vốn khó khăn thì nguồn vốn tài trợ xuất khẩu sẽ giảm sút. Nhưng dù sao, NHNT vẫn duy trì được mức tăng doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước – đó là tín hiệu tốt cho hoạt động TDTTXK của ngân hàng. Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT Ngắn hạn Trung – dài hạn Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta thấy, trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, qua các năm gần đây ta thấy tỷ trọng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong ngắn hạn và trung – dài hạn vẫn có sự chênh lệch nhưng đã có sự cân đối, đồng đều giữa chúng: năm 2006 tỷ trọng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ( trong tổng doanh số cho vay ) theo ngắn hạn và trung dài hạn lần lượt là : 34.26%, 33.5% ( năm 2004 là: 31.19%, 32.16% ). Nguyên nhân là do: + Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sau một thời gian tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế đã trở nên có kinh nghiệm, thông thạo hơn trong các giao dịch quốc tế, tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với NHNT. Vì vậy họ ngày càng ký kết được những hợp đồng lớn, dài hạn, có những dự án sản xuất có tính khả thi và hiệu quả cao, thì NHNT cũng có các khoản vốn tài trợ dài hạn hơn cho họ. + NHNT đang cố gắng tài trợ cho các hợp đồng ngoại thương trung – dài hạn, hay các dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả cao để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn và tăng hiệu quả của công tác tài trợ. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của NHNT cũng tăng qua các năm, trong đó doanh số thu nợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, và theo thời hạn tài trợ: doanh số thu nợ ngắn hạn đều cao hơn doanh số thu nợ trung – dài hạn, Đó là do các khoản tài trợ trung – dài hạn có thời gian đáo hạn lâu hơn so với ngắn hạn. Trong thực tế các khoản cho vay của NHNT tài trợ trung – dài hạn thường là từ 3 năm trở nên. 2.2.3.2. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo Việt Nam đồng và ngoại tệ (USD ) tại NHNT. NHNT tài trợ xuất khẩu bằng Việt Nam đồng hay ngoại tệ tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của ngân hàng,… Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dưnợ Tỉtrọng Dưnợ Tỉtrọng Dưnợ Tỉtrọng Dưnợ Tỉtrọng å dưnợ 2,347,981 100 2,800,193 100 2,931,346 100 3,087,294 100 VNĐ 1,389,067 59.16 1,667,795 59.56 1,710,147 58.34 1,763,771 57.13 USD 958,914 40.84 1,132,298 40.44 1,211,199 41.66 1,323,523 42.87 Cho vay NH 1,241,847 52.89 1,486,062 53.07 1,592,600 54.33 1,698,012 55 VNĐ 863,353 36.77 1,084,795 38.74 1,113,032 37.97 1,128,097 36.54 USD 378,494 16.12 401,267 14.33 479,568 16.36 569,915 18.46 Cho vay T-DH 1,106,134 47.11 1,314,131 46.93 1,338,746 45.67 1,389,282 45 VNĐ 527,714 22.39 583,000 20.82 597,115 20.37 635,674 20.59 USD 580,420 18.45 731,131 26.11 741,631 25.3 753,608 24.41 Đơn vị: triệu đồng;%. Nguồn: Phòng Quản lý nợ. Nhìn vào bảng 2.5 trên, ta có thể thấy, cho vay tài trợ xuất khẩu ngoại tệ và VNĐ đều tăng qua các năm, tuy nhiên các khoản cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn: năm 2003 tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu là 2,347,981 trong đó dư nợ bằng VNĐ chiếm 59.16%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 40.84%; đến năm 2006 tuy tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ có tăng ( nhưng không đáng kể ) vẫn chỉ chiếm 42.87%, còn VNĐ là 57.13%. Sự tăng tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ trong 2 năm 2005, 2006 do tỷ trọng số dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng lên ( năm 2005 tăng 2.03% so với năm 2004, năm 2006 tăng 2.1% so với năm 2005 ), còn tài trợ trung và dài hạn có xu hướng giảm ( năm 2005 giảm 0.81% so với năm 2004, năm 2006 giảm 0.89% so với năm 2005 ). Một lý do khác là do, trong thực tế xuất khẩu hiện nay, nhu cầu vốn về nội tệ là rất lớn: tuy nhiên tình trạng huy động vốn nội tệ của NHTM nói chung và NHNT nói riêng là rất khó khăn ( do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn như đã phân tích ở trên, thì do xu hướng của dân cư hiện nay thích gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ hơn là nội tệ để hưởng mức lãi suất cao ). Chính các lý do đó làm nguồn vốn nội tệ trong các ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm, nhiều khi không đủ vốn nội tệ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt trong các hợp đồng ngoại thương ngắn hạn: các doanh nghiệp xuất khẩu thường có nhu cầu vốn nội tệ để thu mua hàng hoá để xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu. Tỷ trọng nội tệ ( hay ngoại tệ ) theo kỳ hạn tài trợ cũng có sự khác nhau. Đối với xuất khẩu ngắn hạn thì các doanh nghiệp chủ yếu xin tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu nên nhu cầu tài trợ vốn nội tệ lớn hơn so với ngoại tệ ( năm 2006 tỷ trọng tài trợ ngắn hạn bằng nội tệ là 36.54%, ngoại tệ là 18.46%; năm 2005 là 37.9% và 16.36%), còn với tài trợ xuất khẩu trung – dài hạn, thì các doanh nghiệp chủ yếu xin tài trợ để góp vốn bổ sung, liên doanh với các doanh nghiêp nước ngoài, hay chi trả chi phí vận tải, thanh toán tiền hàng tạm tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài nên nhu cầu về ngoại tệ trong dài hạn lớn hơn so với ngắn hạn ( năm 2006 tỷ trong tài trợ trung – dài hạn bằng ngoại tệ chiếm 24.41%, nội tệ là 20.59%; năm 2005 là 25.3% và 20.37%). Qua bảng số liệu này cũng cho ta thấy trong cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu, thì dư nợ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn so với trung – dài hạn, và năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là: năm 2006 tỷ trọng dư nợ tài trợ ngắn hạn chiếm 55% so với 45% của trung và dài hạn ( năm 2005 là: 54.33%, 45.67%; năm 2004 là 53.07%, 46.93% ). Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng muốn giảm bớt rủi ro cho các khoản tài trợ, đảm bảo có thể quay vòng vốn nhanh hơn và có thể thanh toán cho khách hàng gửi tiền khi đến kỳ hạn mà không sợ khách hàng vay vốn hoặc xin tài trợ không trả được. Lí do thứ hai là, ngân hàng muốn hạn chế bớt hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp tư nhân nên ngân hàng chủ yếu tập trung vào tài trợ cho ngắn hạn. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế: vì tỷ trọng tài trợ cho ngắn hạn bao giờ cũng cao hơn so với tỷ trọng tài trợ trung – dài hạn. 2.2.3.3. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN. Thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà Nước, NHNT đã tiến hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn nhằm bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu gom hàng hoá hoặc chế biến hàng hoá để chuẩn bị xuất khẩu. Nhất là đối với các tổ chức xuất khẩu lớn có uy tín, có những hợp đồng xuất khẩu liên tục thường có nhu cầu vốn ngay để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường. Từ đó tăng cường hoạt động xuất khẩu. Hiện nay nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp. Vì vậy nước ta có thế mạnh về các nguồn nông sản, hải sản và các ngành mang tính truyền thống – đó cũng là những mặt hàng nhận được sự tài trợ chủ yếu từ NHNTVN. Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN. Đơn vị: triệu VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Dầu thô 1,902,434 735,002 2,146,547 948,674 2,648,239 934,123 2,675,485 950,269 Thuỷ sản 1,264,523 565,313 1,631,743 723,065 1,235,431 7654,003 1,339,770 843,449 Gạo 1,085,264 722,400 1,638,965 718,269 1,847,231 700,385 1,875,814 720,574 Dệt may 455,103 120,110 470,234 134,021 423,176 132,479 509,005 152,821 Hàng hoá # 402,907 205,156 536,163 306,64 419,113 399,356 299,615 420,181 å 5,830,231 2,347,981 6,423,657 2,800,193 6,573,190 2,931,346 6,759,869 3,087,294 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT 2003 – 2006. Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Doanhsố cho vay Dư nợ Dầu thô 32.63 31.30 33.42 32.81 40.29 31.87 39.58 30.78 Thuỷ sản 21.69 24.08 25.40 25.82 18.79 26.09 19.82 27.32 Gạo 30.96 30.77 25.51 25.65 28.10 23.89 27.75 23.34 Dệt may 7.81 5.12 7.32 4.79 6.44 4.52 7.53 4.95 Hàng hoá# 6.91 8.74 8.35 10.93 6.38 13.62 5.32 13.92 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT 2003 – 2006. Nhìn vào hai bảng số liệu 2.6 và 2.7 có thể thấy những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may cũng là những mặt hàng được NHNT tài trợ nhiều nhất. Trong đó, dầu thô luôn là mặt hàng được tài trợ xuất khẩu ( doanh số cho vay và dư nợ ) nhiều nhất. Năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ đối với mặt hàng này lần lượt là: 2,675,485 triệu VNĐ và 950,269 triệu VNĐ tăng 1.03% và 1.73% so với năm 2005 ( năm 2005 doanh số cho vay tăng 23.37% so với năm 2004 ). Do đó dầu thô cũng chiếm tỷ trọng được tài trợ lớn nhất trong các mặt hàng mà NHNT tài trợ, cụ thể là: từ năm 2003 – 2006 đều trên 30% tổng doanh số cho vay và tổng dư nợ tài trợ cho các mặt hàng, năm 2005, tỷ trọng doanh số cho vay là 40.29% - tăng hơn so với năm 2004, 2003 lần lượt là 6.87%, 7.66%, năm 2006 là tỷ trọng này là 39.58%. Tài trợ cho dầu thô chiếm tỷ trọng cao như vậy là do: dầu thô là khoáng sản của đất nước nên việc khai thác dầu thô theo quy định và kế hoạch của Nhà Nước, mặt khác việc khai thác dầu thô đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, Nhà Nước thường có chỉ tiêu tài trợ vốn cho ngành này. Do đó đối các khoản vốn của NHNT tài trợ cho khai thác dầu thô xuất khẩu sẽ có sự can thiệp của Nhà Nước. Hơn nữa, tổng công ty dầu khí Việt Nam chính là một bạn hàng truyền thống, bạn hàng lớn có mối quan hệ lâu dài với NHNT nên NHNT thường có chính sách tài trợ ưu đãi hơn đối với khách hàng này. Lí do thứ ba là: với sự phát triển chóng mặt của kinh tế thế giới, nhu cầu và giá dầu thế giới tăng mạnh ngoài dự báo khiến khai thác và xuất khẩu dầu thô tăng mạnh và nhu cầu vốn tài trợ cũng lớn hơn. Tuy nhiên năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ tài trợ dầu thô vẫn tăng nhưng tỷ trọng của nó có sự giảm sút nhẹ so với năm 2005: tỷ trọng doanh số cho vay và dư nợ lần lượt giảm 0.71% và 1.12%. Sự giảm sút này cũng nằm trong chiến lược cắt giảm lượng xuất khẩu dầu thô của Nhà Nước nhằm đảm bảo nguyên, nhiên liệu trong nước, do đó mức tăng vốn tài trợ cho khai thác xuất khẩu dầu thô cũng sẽ giảm xuống. Đối với mặt hàng thuỷ sản năm 2006 đã có dấu hiệu khôi phục trở lại, sau sự sụt giảm vào năm 2005. Điều này được thể hiện ở cả con số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể là: năm 2006 doanh số cho vay và dư nợ tài trợ thuỷ sản đạt mức 1,339,770 triệu VNĐ và 843,449 triệu VNĐ so với năm 2005 chỉ đạt 1,235,431 triệu VNĐ và 765,003 triệu VNĐ; tỷ trọng tài trợ mặt hàng này năm 2006 cũng chiếm 19.82% tổng doanh số cho vay và 27.32% về dư nợ, tăng so 1.03% và 1.23% so với năm 2005. Mặt hàng dệt may cũng tương tự như thuỷ sản: năm 2005, doanh số cho vay và dư nợ tài trợ cho dệt may chỉ đạt 423,176 triệu VNĐ và 132,479 triệu VNĐ ( tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay và dư nợ giảm 0.88% và 0.27% so với năm 2004 ), nhưng đến năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ đạt mức 509,005 triệu VNĐ và 152,821 triệu VNĐ ( tăng 20.28% và 15.35% so với năm 2005 ). Có sự sụt giảm trong năm 2005, và sự khôi phục trở lại đối với việc tài trợ cả hai mặt hàng này là do: năm 2005, NHNT do sợ hai ngành này vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ tương đồng và sự ảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá nên ngân hàng đã giảm sự tài trợ đối với thuỷ sản và dệt may. Nhưng năm 2006, do các doanh nghiệp xuất khẩu đã vượt qua những khó khăn về rào cản thương mại kỹ thuật tại thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, đã thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuất khẩu, hơn nữa cuối năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nên sản phẩm dệt may sẽ tránh được các mối lo về hạn ngạch xuất khẩu và sẽ có quy tắc bảo vệ tránh cho các sản phẩm khỏi các vụ kiện bán phá giá. Từ đó đã giảm tâm lý lo sợ và e ngại của NHNT khi tài trợ xuất khẩu cho các mặt hàng này. Điều này kéo theo sự gia tăng trở lại về doanh số cho vay và dư nợ tài trợ cho mặt hàng thuỷ sản và dệt may ở NHNT năm 2006. Như vậy, xét theo mặt hàng thì vốn tài trợ cho 4 mặt hàng dầu thô, thuỷ sản, dệt may và gạo đã chiếm phần lớn tỷ trọng trong doanh số cho vay và dư nợ tài trợ xuất khẩu của NHNT. Điều này chứng tỏ cơ cấu tài trợ xuất khẩu của ngân hàng vẫn chưa mở rộng. Trong khi trong thực tế và theo định hướng xuất khẩu của Nhà Nước, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốc độ khá cao như nhóm mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm sản phẩm hàm lượng công nghệ cao (điện tử, linh kiện máy tính, …), sản phẩm gỗ,…. Cụ thể là: sản phẩm gỗ đạt 1.9 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2005; hàng điện tử, vi tính, linh kiện điện tử đạt 1.65 tỷ USD, tăng 16%; và theo dự báo năm 2007 nhóm mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ ước đạt 20 tỷ USD , tăng 29% và nhóm hàng sản phẩm công nghệ cao tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao về xuất khẩu nhờ năng lực sản xuất của ngành công nghệ điện tử đã được tăng cường đáng kể nhờ đầu tư nước ngoài với các tên tuổi lớn như Fujitsu, Canon, Intel,…cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Với năng lực sản xuất và tốc độ tăng trưởng như vậy, nhưng các mặt hàng này chưa nhận được sự tài trợ tương xứng từ phía NHNT. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay và dư nợ tài trợ xuất khẩu đối với nhóm các hàng hoá khác ( bao gồm: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đồ gỗ, sản phẩm công nghệ cao,…) tăng không đáng kể qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay của nhóm hàng này là 299,615 triệu VNĐ chiếm 5.32% trong tổng doanh số cho vay – con số này phản ánh tình hình tài trợ của NHNT cho nhóm hàng này không tăng mà còn giảm so với năm 2005 ( doanh số cho vay là 419,113 triệu VNĐ chiếm 6.38% tổng doanh số cho vay ). Nói chung đây là một tỷ lệ quá khiêm tốn, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu này. Vấn đề đặt ra ở đây là NHNT cần phải làm thế nào để đa dạng, và mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước. 2.2.3.4. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế. Theo chủ trương của NHNT là tài trợ cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, và đối với mọi thành phần kinh tế, nhưng thực tế trong những năm qua, NHNT vẫn thập trung cho vay các doanhnghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà Nước đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN ) lớn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ VNĐ; %. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Cho vay NH 1,241,847 100 1,486,062 100 1,592,600 100 1,698,012 100 DNNN 1,133,185 91.25 1,328,391 89.39 1,381,421 86.74 1,432,443 84.36 DNTN 0 0 0 0 12,741 0.8 21,055 1.24 CtyCP&TNHH 77,988 6.28 121,560 8.18 151,456 9.51 201,894 11.89 Cty vốnĐTNN 30,674 2.47 36,111 2.5 46,982 2.95 42,620 2.51 Chovay T-DH 1,106,134 100 1,341,131 100 1,338,746 100 1,389,282 100 DNNN 1,005,144 90.87 1,180,195 88 1,145,966 85.6 1,153,104 83 DNTN 0 0 0 0 9,371 0.7 16,671 1.2 CtyCP&TNHH 58,625 5.3 102,194 7.62 110,313 8.24 135,871 9.78 Cty vốnĐTNN 42,365 3.83 58,742 4.38 73,096 5.46 83,636 6.02 Nguồn: Phòng quản lý nợ NHNTVN. Nhìn vào bảng số liệu 2.8 có thể thấy, trong 4 năm ( 2003 – 2006 ), cho vay đối với các DNNN luôn chiếm tỷ lệ cao (trong ngắn hạn: 2003: 91.25%; 2004: 89.39%; 2005: 86.74%; 2006: 84.36% ) trong khi các thành phần khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các DNNN sự tập trung nhằm vào các tổng công ty lớn như Tổng công ty xăng dầu ( Petrolimex ), Tổng công ty lương thực miền Bắc ( Vinafood ), Tổng công ty chè ( Vinatea ),…Chỉ tính riêng năm 2006 dư nợ cho vay đối với các DNNN nói trên đã chiếm 70% trong đó: Vinafood 32.6%; Vinatea: 15%…Sự tập trung nhiều vào các DNNN sẽ đẩy NHNT vào thế bị động, phụ thuộc, không chủ động trong kinh doanh và thiếu sự bảo đảm chắc chắn. Bởi vì trong thực tế, các DNNN lại không phải là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và năng động nhất, mà là các doanh nghiệp cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ). Họ thường có nhiều mối làm ăn và ký kết được nhiều hợp đồng ngoại thương lớn nhưng lại khó tiếp cận được với các nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, bởi vì định mức mà NHNT dành cho các doanh nghiệp này còn rất nhỏ. Tuy nhiên có thể thấy sự tập trung tài trợ vào các DNNN đang giảm dần, thay vào đó là các doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ), cụ thể là: năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn đối với các công ty cổ phần và TNNN đạt mức thứ tự là: 201,894 tỷ VNĐ chiếm 11.89% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 33% so với năm 2005; và 135,871 tỷ VNĐ chiếm 9.78% tỏng dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng 23.17%. Điều này phản ánh sự cố gắng của NHNT trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,mở rộng và phát triển tín dụng tài trợ theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể nói lên một phần là do từ năm 2004 rất nhiều DNNN tiến hành cổ phần hoá. Chính vì vậy về thực chất chưa hẳn đã có sự thay đổi lớn trong việc mở rộng cho vay tài trợ đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cũng như đa dạng hoá khách hàng. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì dư nợ cho vay của NHNT với các thành phần này còn rất nhỏ. Nguyên nhân là do: khi các doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn họ thường tìm đến làm việc với các ngân hàng nước của họ đang hoạt động ở Việt Nam với tâm lý: họ sẽ gặp thuận lợi hơn, ưu đãi hơn trong việc xin tài trợ. Lí do khác là: các doanh nghiệp nước ngoài khi sang kinh doanh tại Việt Nam ( nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ) thường các công ty con hay là một chi nhánh nhỏ của một công ty đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Vì vậy vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất ở các công ty này thường là do vốn lưu chuyển nội bộ do công ty mẹ cấp. Dư nợ tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế của NHNT. NHNT tài trợ cho thành phần kinh tế này mới bắt đầu từ năm 2005, và qua 2 năm thực hiện thì dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân cũng tăng lên, năm 2006 dư nợ đạt mức 20,055 triệu VNĐ trong ngắn hạn ( chiếm 1.24% ) tăng 65.25% so với năm 2005, trong trung – dài hạn dư nợ đạt mức 16,671 triệu VNĐ ( chiếm 1.2% ) tăng 78% so với năm 2005. Các doanh nghiệp tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan