Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI ARMEPHACO 3

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ARMEPHACO. 3

1. Thông tin chung về công ty. 3

2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty. 7

2.1. Cơ cấu tổ chức. 7

2.2. Chức năng nhiệm vụ. 8

3. Đặc điểm hoạt động của công ty. 9

3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. 9

3.2. Năng lực tài chính. 10

3.3. Các đặc điểm khác. 11

II. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 14

1. Vai trò của hoạt động thông quan nhập khẩu trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty. 14

2. Quy trình thông quan hàng hoá nhập khẩu trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. 18

2.1. Khai báo và nộp hồ sơ Hải quan. 18

2.2. Xuất trình hàng hoá. 20

2.3. Nộp thuế và lệ phí Hải quan. 20

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu của công ty. 21

3.1. Những nhân tố thuộc về công ty ARMEPHACO (nhân tố chủ quan). 21

3.2. Những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan). 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO) 28

I. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 28

1. Kim ngạch nhập khẩu. 28

2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. 30

3. Thị trường nhập khẩu. 32

4. Quá trình nhập khẩu theo thời gian. 34

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 35

1. Hoạt động phục vụ cho việc khai báo và hoàn tất hồ sơ Hải quan nhập khẩu của công ty. 35

1.1. Xuất xứ hàng hoá. 35

1.2. Phân loại hàng hoá. 35

1.3. Xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế. 37

1.4. Công tác tham vấn giá hàng hóa. 39

1.5. Hoàn tất hồ sơ khai báo. 40

2. Các hoạt động thực hiện quyết định thông quan của Hải quan để giải quyết hàng nhập khẩu. 41

3. Kết quả thông quan nhập khẩu hàng hoá của công ty. 42

4. Những vấn đề phát sinh trong việc thông quan hàng nhập khẩu. 43

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI. 44

1. Những mặt tích cực. 44

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO) 47

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY. 47

II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY. 48

1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan. 48

2. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nhân viên làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu. 51

3. Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan Hải quan. 53

4. Thực hiện làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá. 53

KẾT LUẬN 55

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thiết bị y tế mà công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội thực hiện là những hợp đồng có trị giá lớn. Sau đây là ví dụ về một số hợp đồng công ty đã cung cấp cho các dự án và các chủ đầu tư: Bảng 3: Một số hợp đồng kinh tế lớn trong những năm gần đây TT Tên hợp đồng Dự án Chủ đầu tư Giá hợp đồng Ngày hợp đồng có hiệu lực Ngày kết thúc hợp đồng 1 Hợp đồng số 02/SYT/Đắk Lắk Trang thiết bị y tế cho các bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Đắk Lắk Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk 3.069.000.000 VNĐ 13/12/07 13/3/08 2 Hợp đồng kinh tế số: 62/07/HĐKT Trang thiết bị y tế cho các huyện CưJut, KrôngNô, ĐắkGlong - tỉnh Đắk Nông Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 7.789.900.000 VNĐ 28/12/07 28/5/08 3 Cung cấp thiết bị y tế Mua sắm trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện Ung bướu – Tp. Hồ Chí Minh Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh 19.600.000.000 VNĐ 14/11/08 14/2/09 4 Mua sắm và lắp đặt 01 hệ thống máy PET/CT và 01 hệ thống máy Gamma Camera Spect Đầu tư xây dựng Trung tâm máy gia tốc sử dụng trong Y tế và các ngành Kinh tế, kỹ thuật tại bệnh viện TWQĐ 108 Bệnh viện TWQĐ 108 53.720.000.000 VNĐ 18/5/09 30/9/09 5 Cung cấp máy xạ hình Spect và thiết bị phụ trợ Đầu tư trang thiết bị nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học, chẩn đoán, điều trị và đào tạo chuyên ngành Y học hạt nhân Học viện Quân Y Học viện Quân Y 9.107.020.000 VNĐ 28/5/09 28/9/09 (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Những hợp đồng về trang thiết bị y tế của công ty là những hợp đồng có giá trị kinh tế lớn. Việc nhập khẩu những mặt hàng có giá trị kinh tế lớn như vậy thì việc áp mã hàng hoá để tính thuế là vô cùng quan trọng. Vì hàng hoá có giá trị lớn nên số thuế phải nộp thường là rất lớn. Hơn nữa, công ty nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài nên việc xác định xuất xứ hàng hoá là rất khó khăn. Việc xác định xuất xứ cũng ảnh hưởng lớn tới trị giá thuế. Nếu chứng minh được lô hàng có xuất xứ từ những nước được hưởng ưu đãi về thuế quan thì công ty sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi. Nắm bắt được những đặc điểm quan trọng đó của hàng hoá sẽ giúp công ty thực hiện tốt quy trình thông quan nhập khẩu hàng hoá, tránh được sai sót, tổn thất cho công ty. 3.1.2. Quan hệ của công ty với Chi cục Hải quan. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội là nhập khẩu trang thiết bị y tế để cung cấp cho các đơn vị trong nước nên công ty phải thường xuyên làm việc với cơ quan Hải quan. Công ty là đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần, là doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân. Công ty luôn chấp hành tốt pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết, do đó trong quá trình làm việc với Chi cục Hải quan, công ty luôn giữ được uy tín của mình và được cơ quan Hải quan tạo điều kiện tốt. Trong quy trình thông quan, công ty luôn thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục, hồ sơ Hải quan, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác nên thường được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Công ty luôn xuất trình hồ sơ, chứng từ đầy đủ và khoa học để Chi cục Hải quan kiểm tra được hiệu quả và nhanh chóng. Số lần thông quan công ty được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thường đạt trên 90% tổng số lần thông quan qua mỗi năm. Dó đó, tốc độ thông quan hàng hoá của công ty thường rất nhanh chóng. Những trường hợp công ty bị kiểm tra thực tế hàng hoá chiếm số ít, thường là những trường hợp cơ quan Hải quan cần xác định lại tính đồng bộ và hợp lệ của các chứng từ kèm theo tờ khai Hải quan như: catalogue, bản kê chi tiết hàng hoá... hoặc kiểm tra tính chính xác của việc áp mã hàng hoá. Hoặc những trường hợp xảy ra những sai sót như: viết sai tờ khai, còn nợ đọng thuế... công ty luôn được cơ quan Hải quan tạo điều kiện để sửa chữa, hoàn thành hồ sơ, chứng từ. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đã nhiều năm, giàu kinh nghiệm, luôn thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và giữ được quan hệ tốt, uy tín với cơ quan Hải quan nên luôn được cơ quan Hải quan tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc. Khi có những chính sách mới hay những thay đổi về thủ tục hành chính, cơ quan Hải quan luôn giúp đỡ công ty trong việc cập nhập những thay đổi đó và hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nói chung, công ty luôn giữ được sự tín nhiệm và mối quan hệ tốt với cơ quan Hải quan. Đây là một nhân tố quan trọng, giúp cho quy trình thông quan hàng hoá của công ty được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Công ty cần duy trì và phát huy đặc điểm này. 3.1.3. Người làm thủ tục Hải quan. Khi tiến hành hoạt động thông quan, người có trách nhiệm làm việc với cơ quan Hải quan phải nắm chắc nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ Hải quan để có thể tiến hành việc thông quan. Ngoài ra, người làm thủ tục Hải quan cần có những tố chất như: nhanh nhẹn, tháo vát, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng nắm bắt nhanh chóng các thủ tục Hải quan và sự thay đổi của thủ tục hành chính, nắm bắt nhanh các chính sách mới của Nhà nước, khả năng giải quyết tình huống nhanh chóng, quyết đoán, tạo được mối quan hệ tốt với Chi cục Hải quan... Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thông quan hàng hoá của công ty. Điều này phụ thuộc vào việc chọn lọc, đào tạo nhân lực có trình độ nghiệp vụ của công ty. 3.2. Những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan). Có rất nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới quá trình thông quan nhập khẩu hàng hoá của công ty. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau: 3.2.1. Chính sách nhập khẩu hàng hoá. Do đặc điểm mặt hàng trang thiết bị y tế là mặt hàng nhập khẩu quan trọng và thiết yếu nên Nhà nước ta đã xây dựng chính sách quốc gia trong từng thời kỳ về chính sách nhập khẩu mặt hàng này. Một mặt, thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Mặt khác, quản lý việc nhập khẩu để vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng thiết bị y tế trong nước, lại vừa khuyến khích sản xuất thiết bị y tế trong nước phát triển. Đối với khâu sản xuất trang thiết bị y tế: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ngành sản xuất trang thiết bị y tế trong nước tăng trưởng và phát triển. Đối với khâu nhập khẩu trang thiết bị y tế: Nhà nước củng cố hệ thống quản lý hoạt động nhập khẩu. Thống nhất quản lý hoạt động nhập khẩu và kinh doanh trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Thiết lập hệ thống thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường để có chính sách nhập khẩu phù hợp. Tuy nhiên, vì trang thiết bị y tế là mặt hàng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa nên các chính sách của Nhà nước về nhập khẩu mặt hàng này sẽ phải phù hợp với thực tiễn xã hội. 3.2.2. Các quy định của ngành Hải quan đối với nhóm mặt hàng trang thiết bị y tế. Mặt hàng trang thiết bị y tế là mặt hàng phải được Bộ Y tế cấp phép mới được phép nhập khẩu. Do đó, quy định của ngành Hải quan đối với nhóm hàng này là yêu cầu phía doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ những hồ sơ chứng từ cần thiết mới có thể được thông quan, giải phóng hàng hoá. Ngoài các loại chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ Hải quan thì các chứng từ mà riêng nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế nhất thiết phải có bao gồm: Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế do Bộ Y tế cấp (công ty phải xuất trình bản chính). Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp. Riêng đối với việc nhập khẩu trang thiết bị y tế, cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ những giấy tờ trên. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO) I. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Kim ngạch nhập khẩu. Trong nền kinh tế vĩ mô, mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay, Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế nhưng chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, bơm tiêm, kim tiêm, nồi hấp tiệt trùng... Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò... đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn. Trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhưng do công nghệ sản xuất thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu nên việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội là đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh các loại trang thiết bị y tế để cung cấp cho các bệnh viện, các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009: Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp Đơn vị tính: VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch nhập khẩu 29.998.976.672 38.401.120.032 46.400.153.120 Thuế giá trị gia tăng 3.698.867.252 3.022.851.691 5.139.009.325 Thuế xuất nhập khẩu 517.728.916 163.713.209 677.636.935 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 0 0 Tổng số thuế phải nộp 4.216.596.168 3.186.564.900 5.816.646.260 (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội ARMEPHACO) Nhìn vào bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu và các loại thuế phải nộp của công ty, ta thấy quan 3 năm 2007, 2008, 2009, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng mạnh. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 8,4 tỉ đồng tức là tăng 28% so với năm 2007. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 7,99 tỉ đồng tức là tăng 20,8% so với năm 2008. Số thuế phải nộp hàng năm cho hoạt động nhập khẩu của công ty là rất lớn, chiếm hàng tỉ đồng: năm 2007 là 4,2 tỉ đồng, năm 2008 là 3,2 tỉ đồng, năm 2009 là 5,8 tỉ đồng. Điều đó cho thấy hoạt động nhập khẩu hàng năm của công ty diễn ra mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc hoạt động thông quan hàng hoá được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Công ty có kim ngạch nhập khẩu hàng năm tương đối lớn, góp phần phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 5: Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Thực tế Kế hoạch Hiệu quả Thực tế Kế hoạch Hiệu quả Doanh thu 182.082 130.800 139% 180.050 153.300 117% Lợi nhuận 6.294 5.350 118% 7.424 5.040 147% Nộp ngân sách 13.438 9.569 140% 12.134 11.123 109% Thu nhập bình quân/tháng 2,385 1,990 120% 2,686 2,100 128% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội ARMEPHACO) Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội là một trong những phương thức kinh doanh chủ đạo, mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhìn vào bảng số liệu về hiệu quả hoạt động của công ty, ta thấy: Lợi nhuận hàng năm công ty thu được đều vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Năm 2008, lợi nhuận thực tế công ty đạt được vượt 18% so với mức kế hoạch của công ty, do đó thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ, công nhân viên tăng 20% so với mức kế hoạch. Năm 2009, lợi nhuận công ty thu được vượt 47% so với kế hoạch năm và thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân việc tăng 28% so với kế hoạch năm. Đó là những con số phản ánh rõ rệt quá trình hoạt động của công ty. Hiệu quả hoạt động của công ty hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và trong đó hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và quy trình thông quan hàng hoá nói riêng góp phần không nhỏ vào kết quả thu được. 2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty chủ yếu là nhóm mặt hàng trang thiết bị y tế hiện đại trong nước chưa sản xuất được. Chủng loại hàng hoá thiết bị đa dạng, phục vụ thiết thực cho tất cả các chuyên khoa: thiết bị chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, hồi sức cấp cứu, trị liệu và trị xạ, phẫu thuật nội soi; đặc biệt là các thiết bị can thiệp bằng nội soi, phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt, các thiết bị hiện đại khác như: Hệ thống cộng hưởng từ, Hệ thống dao mổ bằng chùm tia gia tốc tuyến tính Cyberknife, Hệ thống trang thiết bị công nghệ sinh học phân tử, Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể, Siêu âm Droppler qua sọ, X- quang tăng sáng truyền hình, X- quang kỹ thuật số, Hệ thống tiệt trùng, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh.v.v... được nhập khẩu chủ yếu từ các nước có trình độ công nghệ cao. Dưới đây là cơ cấu các nhóm hàng hoá nhập khẩu của công ty trong năm 2009: Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty trong năm 2009 Đơn vị tính: % STT Nhóm mặt hàng nhập khẩu (Mô tả hàng hoá) Mã HS Cơ cấu nhập khẩu 1 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực 9018 32% 2 Thiết bị trị liệu cơ học; thiết bị xoa bóp; thiết bị trị liệu bằng ozôn, bằng ô xi, bằng xông; thiết bị hô hấp nhân tạo hoặc thiết bị hô hấp trị liệu khác 9019 14% 3 Thiết bị sử dụng tia X, hoặc tia phóng xạ alpha, beta hay gamma; thiết bị chẩn đoán hoặc điều trị bằng các tia đó 9022 48% 4 Các loại thiết bị y tế khác 6% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của công ty là các loại máy móc, thiết bị chẩn đoán, điều trị hoặc sử dụng tia X, tia phóng xạ chiếm 48% kim ngạch nhập khẩu. Đây là các loại máy móc có hàm lượng chất xám lớn, công nghệ cao, trong nước chưa sản xuất được. Tiếp đến là các loại thiết bị điện y học và kiểm tra thị lực, chiếm 32% kim ngạch nhập khẩu. Nhóm thiết bị trị liệu, thiết bị hô hấp chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu. Còn lại, các loại thiết bị y tế khác như: thiết bị dùng để thở, mặt nạ phòng khí, dụng cụ chỉnh hình, máy trợ thính, các loại máy bù đắp sự suy giảm của cơ thể... chỉ chiếm 6%, đa số nằm trong phân nhóm 9020 và 9021 của bảng mã HS. (Cơ cấu các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu của công ty: kèm phụ lục cuối chuyên đề). 3. Thị trường nhập khẩu. Qua gần 15 năm ra đời và phát triển, công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội đã và đang có quan hệ thương mại và hợp tác với nhiều hãng sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế lớn trên Thế giới như: Olympus, Nipon Corp, Hitachi, Sumito, Nihon Kohden, Karl Srorz, Proxima, Cole Parmer, Schmidt, Americome, Universal, Villa S.A... các công ty sản xuất thiết bị dụng cụ y tế của Trung Quốc.v.v... để cập nhật những thành tựu y học, những kỹ thuật mới nhất với mục đích cung cấp sản phẩm, đảm bảo dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế kịp thời các trang thiết bị do công ty nhập khẩu và sản xuất. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là các thị trường các nước có trình độ khoa học công nghệ cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức... Dưới đây là bảng tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường (tính theo kim ngạch nhập khẩu) trong những năm gần đây: Bảng 7: Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường Năm Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Mỹ 34% 27% 20% 2. Nhật Bản 27% 29% 34% 3. Đức 4% 5% 6% 4. Hàn Quốc 3% 5% 4% 5. Trung Quốc 2% 3% 5% 6. Singapore 13% 15% 12% 7. Italya 12% 12% 15% Các thị trường khác 5% 4% 4% (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là 7 thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Italya. Trong đó lượng thiết bị y tế nhập khẩu nhiều tập trung vào Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Italya. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng dần qua các năm và trở thành thị trường nhập khẩu hàng đầu của công ty. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tính đến năm 2009 chiếm 34% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 15.8 tỉ đồng. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Mỹ (2009) chiếm 20% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 9.28 tỷ đồng. Thị trường Singapore và Italya có kim ngạch nhập khẩu năm 2009 tương ứng là 5.57 tỷ đồng và 6.96 tỷ đồng. Nhìn chung, giá của các loại máy móc, thiết bị y tế của các thị trường này khá ổn định, máy có giá thay đổi là rất ít. 4. Quá trình nhập khẩu theo thời gian. Công ty ARMEPHACO đã và đang cung cấp trực tiếp nhiều thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển cho các bệnh viện lớn trong nước như: Bệnh viện 108, Bệnh viện 175, Bệnh viện 354, Bệnh viện 9, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện giao thông vận tải, Bệnh viện Lao Phổi trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Đa Khoa các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bệnh viện các tỉnh miền nam như: Bình Thuận, An Giang, Bệnh viện 175, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh... Ngoài ra, công ty còn cung cấp sản phẩm cho Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Hậu cần Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Biên phòng, các dự án lớn của Bộ Y tế, các Tổ chức Phi Chính phủ như: Chương trình hỗ trợ y tế Quốc gia, Chương trình phát triển hệ thống y tế và nhiều dự án khác... Công ty thường kinh doanh dưới hình thức ký hợp đồng trực tiếp hoặc tham gia đấu thầu và trúng thầu. Do đó quá trình thực hiện nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào hợp đồng ký kết và các gói thầu mà công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu. Nhìn vào bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu qua các năm và Tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường, ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng tăng qua các năm. Nhưng năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của công ty có chiều hướng giảm so với xu hướng tăng trưởng và số thuế công ty phải nộp cho nhà nước thấp hơn so với năm 2007 và 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị trường, các công ty trong và ngoài nước đều chịu áp lực của khủng hoảng kinh tế và do đó kim ngạch nhập khẩu của công ty ARMEPHACO cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Hoạt động phục vụ cho việc khai báo và hoàn tất hồ sơ Hải quan nhập khẩu của công ty. 1.1. Xuất xứ hàng hoá. Việc xác định xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu. Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là để chứng minh hàng hóa đó được hưởng các ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu dành cho nước xuất xứ hàng hóa và C/O còn là yêu cầu đối với hoạt động xuất nhập khẩu (yêu cầu của các bên mua, bán trong thương mại quốc tế, yêu cầu quản của nước xuất, nhập khẩu…). Hầu hết hàng hoá mà công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về là từ những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Những thị trường này không được hưởng ưu đãi về thuế quan ở Việt Nam nhưng vẫn cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá vì đó là yêu cầu đối với hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị y tế của quốc gia. Hay nói cách khác là hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ pháp lý nhập khẩu theo quy định của Bộ Y tế và pháp luật Việt Nam. 1.2. Phân loại hàng hoá. Quá trình phân loại hàng hoá của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội tuân thủ theo những nội dung sau: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu. Các quy tắc tổng quát của công ước HS. Chú giải bắt buộc của công ước HS. Tham khảo chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) và chú giải chi tiết hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS). Căn cứ phân loại: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu. Thực tế hàng hoá. Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá. Kết quả phân tích, giám định hàng hoá. Các loại máy móc, thiết bị y tế công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về được xếp vào loại thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ. Các loại máy móc công ty nhập khẩu về hầu hết thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu. Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc thiết bị khác thì áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy. Một dây chuyền thiết bị y tế nếu được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không cùng một chuyến thì phải tạo thành một tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Theo quy định của Nhà nước thì thiết bị có thể vừa được nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng ba điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng nhập khẩu (hoặc sử dụng) máy móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Do đó, người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả, mã số hàng hoá) trên tờ khai Hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. Các loại máy móc, trang thiết bị y tế thường là rất khó phân loại. Do đó, nếu trường hợp công ty không tự phân loại được hàng hoá thì có thể đề nghị cơ quan Hải quan phân loại trước khi làm thủ tục. Nếu hàng hoá phức tạp hơn và cơ quan Hải quan khó phân loại thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc phân loại và khai báo Hải quan. 1.3. Xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế. Công ty ARMEPHACO áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan mà WTO quy định đối với các nước thành viên. Hiệp định về trị giá tính thuế Hải quan đưa ra 01 phương pháp chuẩn và 05 phương pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp chuẩn). Công ty luôn hiểu, nắm chắc và vận dụng các nguyên tắc này để bảo vệ lợi ích của mình. Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hoá được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (gọi là giá giao dịch). Nói cách khác thì giá sử dụng để tính thuế sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, trên hoá đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng thêm một số loại chi phí hợp lý. Các phương pháp tính thay thế là các phương pháp xác định giá tính thuế thay thế khi Hải quan quyết định không áp dụng phương pháp chuẩn (tức là không thừa nhận giá giao dịch làm giá tính thuế Hải quan). Bao gồm: - Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt. - Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự. - Trị giá khấu trừ. - Trị giá tính toán. - Một phương pháp hợp lý (trong trường hợp cả 4 phương pháp trên đều không sử dụng được). Hiện nay, hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng phương pháp tính thuế theo phần trăm trị giá hàng hoá. Mà để tính thuế theo phương thức “phần trăm trị giá hàng hoá” thì điểm mấu chốt chính là xác định “trị giá hàng hoá” để tính thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều hơn và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có thể. Trong khi doanh nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất, vì thế muốn sử dụng phương pháp tính nào đó để có trị giá hàng hoá khai báo thấp. Để giải quyết mâu thuẫn này, WTO đã thông qua Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan nhằm thống nhất phương pháp tính trị giá hàng hoá. Nắm bắt được điều này, ARMEPHACO luôn nắm vững và áp dụng các nguyên tắc tính trị giá tính thuế Hải quan bởi đây chính là công cụ để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. 1.4. Công tác tham vấn giá hàng hóa. Tham vấn là một hoạt động nghiệp vụ trong dây chuyền quy trình thủ tục hàng hóa nhập khẩu, tham vấn là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin lẫn nhau về vấn đề giá cả của lô hàng nhập khẩu có liên quan theo đề nghị của cơ quan hải quan (nếu có nghi vấn) hoặc theo đề nghị của người khai hải quan (nếu không thể xác định được trị giá). Thời gian tham vấn thực hiện chậm nhất là 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày lô hàng được thông quan. Việc tham vấn phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày đối với những trường hợp phức tạp, với những khối lượng tham vấn lớn. Việc tham vấn có ảnh hưởng lớn tới việc tính thuế cho hàng hóa. Do đó công tác tham vấn là rất quan trọng. Mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế mà công ty ARMEPHACO nhập khẩu thường xuyên, là nhóm mặt hàng phức tạp, khó áp mã HS để áp thuế và tính thuế. Do đó, trong nhiều trường hợp, công ty đã nhờ tới sự tham vấn của cơ quan Hải quan. Sau đây là số liệu về số hợp đồng nhập khẩu của công ty được Hải quan tham vấn giá: Bảng 8: Số hợp đồng công ty ARMEPHACO được cơ quan Hải quan tham vấn giá Đơn vị tính: Hợp đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số hợp đồng nhập khẩu 115 86 136 Số hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31586.doc
Tài liệu liên quan