Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY DỆT MAY THỜI KỲ HẬU

KHỦNG HOẢNG . 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU . 3

1. Khái niệm về xuất khẩu. 3

2. Các hình thức xuất khẩu . 3

2.1. Xuất khẩu trực tiếp. . 3

2.2. Xuất khẩu gián tiếp . 4

2.3. Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. 4

2.4. Tái xuất khẩu. 4

2.5. Xuất khẩu tại chỗ . . . 5

2.6. Xuất khẩu theo nghị định thư. . . 5

3. Nội dụng của hoạt động xuất khẩu . 5

3.1. Nghiên cứu thị trường . . 5

3.1.1Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu . 5

3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu . 5

3.1.3 Lựa chọn bạn hàng xuất khẩu . 6

3.1.4 Lựa chọn phương thức giao dịch . . 6

3.2.Đàm phán và ký kết hợp đồng . . . 7

3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. 7

4.Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 8

4.1. Đối với Nhà nước . 8

4.2. Đối với doanh nghiệp . 9

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU . 10

1. Các yếu tố kinh tế .10

1.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu .10

1.2 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế .11

1.3 Thuế quan và trợ cấp đến xuất khẩu .11

2. Các yếu tố xã hội .13

3. Các yếu tố chính trị và pháp luật . . .14

4. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ .15

5. Các yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu .15

6. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế-xã hội và quan hệ quốc tế .15

7. Nhu cầu và thị trường nước ngoài .16

8. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp .16

8.1 Tiềm lực tài chính . . .16

8.2. Tiềm năng con người .16

8.3 Tiềm lực vô hình .16

8.4 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự

trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp . . . 17

8.5 Trình độ tổ chức quản lý.17

8.6 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ và bí quy ết công nghệ

của doanh nghiệp . .17

8.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp .18

9. Yếu tố cạnh tranh .18

III. SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY SAU

KHỦNG HOẢNG . 19

1. Khái niệm về hàng dệt may .19

2. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sau khủng

hoảng . . .21

2.1.Xuất phát từ tác động cuộc khủng hoảng đến thị trường của ngành dệt

may .21

2.2.Do sự tái cơ cấu lại thị trường dệt may .22

2.3 Do sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu dệt may .23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY . .26

I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM . 26

1. Lịch sử hình thành ngành dệt may .26

2. Tổng quan về dệt may Việt Nam từ năm 1990 đến nay. .27

2.1. Từ 1990- 1999: Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường theo định

hướng XHCN . .27

2.2. Giai đoạn 2000 – 2006: Chuẩn bị cho quá trình gia nh ậpWTO . 29

2.3. Từ năm 2006 đến nay:Giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO và chịu

những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. .29

3. Đánh giá năng lực và tiềm năng xuất khẩu của ngành Dệt May Việt

Nam .30

3.1. Về năng lực các doanh nghiệp dệt may .30

3.2. Về tiềm năng xuất khẩu của ngành Dệt may .32

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG

CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU DỆT MAY

VIỆT NAM. . .33

1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường .33

1.1. Về kim ngạch xuất khẩu .33

1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. .36

1.3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu. .38

1.4. Về cơ cấu thị trường .41

1.4.1. Thị trường EU: . . . 42

1.4.2. Thị trường Nhật Bản . . . 42

1.4.3. Thị trường Mỹ . . . 44

1.4.4. Các thị trường khác. . . 45

1.5. Cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường .45

1.5.1. Bắc Phi: . . . . 45

1.5.2. Châu Mỹ Latinh : . . . 46

1.5.3. Bangladesh . . . . 46

1.5.4. Indonesia . 47

1.5.5.Trung Quốc . . . . 47

III. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY

XUẤT KHẨU DỆT MAY THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG . .48

1. Về chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu .48

2. Về chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm và đào tạo nguồn

nhân lực . .48

3. Về chính sách tín dụng . .49

4. Về chính sách thuế và hải quan.49

5. Về việc sử dụng tiền chuyển quyền sử dựng đất .49

6. Về việc lùi thời gian thanh tra . .50

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT

NAM THỜI GIAN QUA . . .50

1. Kết quả . .50

2. Tồn tại . . .52

3. Nguyên nhân của tồn tại .53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG .55

I.CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG . .55

1. Cơ hội và thách thức.55

1.1 Cơ hội . 55

1.2 Thách thức . .56

2. Dự báo nhu cầu về hàng dệt may Việt Nam trên thế giới .57

2.1.Đối với ngành Dệt .58

2.2.Đối với ngành May Mặc .58

3. Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 .61

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

VIỆT NAM THỜI KỲ SAU KHỦNG HOẢNG .61

1.1. Sản phẩm . . .61

1.2. Đầu tư và phát triển sản xuất .62

1.3. Bảo vệ môi trường . .62

2. Mục tiêu phát triển của dệt may Việt Nam đến năm 2020 . .63

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM

THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG .64

1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước . . .64

1.1. Phát triển nguy ên phụ liệu cho ngành dệt may .64

1.2. Phát triển công nghệ .65

1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực .66

1.4. Các giải pháp về vốn .67

1.5.Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và

quảng bá sản phẩm .67

1.6.Các chính sách ưu đãi về thuế .68

2.Nhóm giải pháp đối với ngành dệt may Việt Nam .69

2.1.Chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. .69

2.2.Giải pháp về thiết kế: “Thực hiện chiến lược thời trang hoá ngành Dệt

may” .69

2.3. Giải pháp cho mạng lưới phân phối và Marketing: “Thúc đẩy phát triển

th ị trường xuất khẩu”. . .70

2.4. Giải pháp tăng cường và phát triển nguồn nhân lực. . .72

2.5. Nâng cao trình độ công nghệ. .74

3. Một số giải pháp khác.75

KẾT LUẬN .76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .77

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thế giới như EU, Nhật Bản, Mĩ, Canađa... Thời kỳ 1990 - 1999, toàn Ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 29 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hạng cao trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, chỉ sau dầu thô nhưng dẫn đầu các ngành chế biến xuất khẩu, đạt gần 1,7 tỉ USD (năm 1999), trong đó hơn 60% sản phẩm xuất khẩu sang thị trường phi hạn ngạch, chiếm 14,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệp, chưa kể số lao động sản xuất nguyên liệu trồng bông, trồng đay, trồng dâu nuôi tằm). 2.2. Giai đoạn 2000 – 2006: Chuẩn bị cho quá trình gia nhậpWTO Từ năm 2000, ngành dệt may bắt đầu thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư, nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước cho may xuất khẩu. Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện, năng lực ngành sợi đã tăng gấp đôi, từ 1 triệu cọc được nâng lên 2 triệu cọc sợi. Trong đó có những doanh nghiệp đầu tư thiết bị kéo sợi hiện đại như Phong Phú, Công ty 28, Sợi Phú Bài; đầu tư thiết bị sợi của Nhật Bản như Đông Nam, Thành Công, Việt Thắng, Nam Định, Thắng Lợi… Trong giai đoạn này, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu năm 2001, Việt Nam chưa có tên trong danh sách 25 nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002, sau khi quy chế quan hệ bình thường Việt - Mỹ được thông qua, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 vào năm 2003 khi đạt kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ 3,6 tỉ USD. Khi Hoa Kỳ áp dụng quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc của Việt Nam, hàng dệt may Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 7. Nhưng đến năm 2006, hàng dệt may Việt Nam đã trở lại vị trí thứ 5,phát triển thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ ước đạt 2.05 tỉ USD; Xuất khẩu đạt 5.92 tỉ USD (tăng 24%); Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may tăng trưởng 16%. 2.3. Từ năm 2006 đến nay:Giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO và chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới WTO . Từ 2005, ngành dệt may Việt Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi chính thức trở thành thành viên WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 30 mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Tính đến cuối năm 2007, riêng ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới. Trong 11 tháng đầu năm 2008, Ngành dệt, may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 8,287941 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 7,440365 tỷ USD.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ là 4,665010 tỷ USD (chiếm 56,29%); sang Nhật Bản là 740,924 triệu USD (chiếm 8,94%) và sang Đức là 351,937 triệu USD (chiếm 4,25%). Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ thị trường Trung quốc là 1,875059 tỷ USD (chiếm 25,20%); từ Asean 525,065 triệu USD (chiếm 7,06%) và từ Nhật Bản là 444,444 triệu USD (chiếm 5,97%). Nhưng đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà dệt may Việt Nam đã có những ảnh hưởng không nhỏ. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 881,13 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt măy cả năm 2009 lên gần 9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản vẫn là thị trường chủ đạo cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 490,4 triệu USD, cả năm đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 55,1% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 12 đạt gần 96 triệu USD, tính chung cả năm đạt 954,1 triệu USD, chiếm 10,52%. 3. Đánh giá năng lực và tiềm năng xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam 3.1. Về năng lực các doanh nghiệp dệt may Tính đến cuối tháng 9 năm 2009, theo thống kê của nhóm khảo sát thì toàn ngành có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp được phân ra như sau: Theo Nguồn vốn sỡ hữu : - Doanh nghiệp nhà nước: 307 doanh nghiệp (chiếm 15,7%) - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 1183 doanh nghiệp (chiếm 60%) - Doanh nghiệp đầu tư nước ngòai : 472 doanh nghiệp (chiếm 24,3%) Theo Nhóm sản phẩm : Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 31 Sản xuất nguyên liệu và kéo sợi : 96 doanh nghiệp Sản xuất dệt và hoàn tất : 388 doanh nghiệp Sản xuất may mặc : 1446 doanh nghiệp Sản xuất phụ trợ, phụ liệu : 35 doanh nghiệp Họat động thương mại, dịch vụ : 265 doanh nghiệp Theo Địa phương : - Thành phố Hồ Chí Minh có lượng doanh nghiệp tập trung đông đảo nhất: 1090 doanh nghiệp (chiếm tỉ lệ 56%). - Kế đó là khu vực phụ cận thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu: 293 doanh nghiệp (15%). - Thành phố Hà Nội: 157 DN (8%). - Khu vực phụ cận Hà Nội và xung quanh đường 5 bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh: 135 doanh nghiệp (7%). - Khu vực Nam Định và các tỉnh phụ cận: Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình …. xung quanh đường 10 để xuất khẩu qua cảng Hải phòng có 71 doanh nghiệp (3,5%). - Khu vực Đà nẵng và phụ cận: Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ..có 60 doanh nghiệp (3%). - Khu vực Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang có 32 doanh nghiệp (1,5%). - Khu vực sông Tiền, sông Hậu bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ có 22 doanh nghiệp (1%). - Các tỉnh khác có số lượng không đáng kể . Thu hút khoảng 2.000.000 lao động (chưa tính lao động trồng bông, trồng dâu nuôi tằm), chiếm khoảng 25% lực lượng lao động công nghiệp. Chiếm 8,54% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (tính năm 2004). Chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện có khoảng 1.578.000 cọc sợi, trong đó: + Đầu tư mới khoảng 150.000 cọc Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 32 + Sản xuất được 145.000 tấn sợi/năm (chi số bình quân Ne40) 14.000 máy dệt các loại: + 2.000 máy dệt khổ rộng (không thoi) + Sản xuất được 570 triệu m2/năm. Khả năng nhuộm, hoàn tất vải: + 580 triệu m2/năm (trong đó chỉ 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) Sản xuất 35 triệu sản phẩm dệt kim các loại (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Theo ý kiến các chuyên gia dệt kim, sau 10 năm đầu tư, hiện nay ngành dệt kim có khoảng 450 máy dệt kim. 25.000 tấn khăn bông các loại 130.000 máy may các loại, sản xuất 400 triệu sản phẩm may. 3.2. Về tiềm năng xuất khẩu của ngành Dệt may Ngành dệt may Việt Nam còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu. Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động còn lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may. Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng. Năm 2009, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, ngành hàng gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn là một năm thành công đối với ngành dệt may Việt Nam. Kim ngạch XK năm 2009 đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2008, trong điều kiện XK của cả nước tăng trưởng "âm", đưa DM nằm trong top dẫn đầu những mặt hàng XK của cả nước. Sản phẩm DM của Việt Nam hiện có nhiều lợi thế so với các nước XK khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... vì nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới và thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có xu hướng tìm đến sản phẩm của Việt Nam, do các doanh nghiệp đã có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm trung, cao cấp. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 33 Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký được đơn hàng đến hết quý I, thậm chí là quý II/2010. Ngoài ra, do tận dụng được ưu thế của Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật, đồng thời lại được các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định, trình độ tay nghề của công nhân, chất lượng, mẫu mã đa dạng của hàng dệt may Việt Nam… nên nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài và làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như dệt kim Đông Xuân, may Nhà Bè, may 10, dệt may Nam Định, may Việt Tiến...  Với năng lực hiện có của ngành dệt may hiện nay thì tiềm năng cho phát triển ngành này là tương đối lớn. Mặc dù còn nhiều khó khăn cũng như chặng đường phía trước còn nhiều trở ngại thì vẫn có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp cho ngành dệt may VN. II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM. 1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 1.1. Về kim ngạch xuất khẩu Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ USD vào năm 1996 lên gần 2 tỷ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỷ USD vào năm 2007. Tính chung 10 tháng đầu năm 2008, dệt may của các nước trên thế giới đều có chỉ số xuất khẩu âm, duy nhất Việt Nam duy trì được ở mức 21% và cả năm 2008 toàn ngành dệt may đạt 9,1 tỷ USD. Tuy nhiên, bước vào năm 2009, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam càng gặp khó khăn. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là không thể tránh khỏi. Đúng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, xuất khẩu Việt Nam đang bắt đầu gánh chịu những khó khăn bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới. Xu hướng thị trường xuất khẩu dệt may bị thu hẹp ngày càng rõ nét, các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu bị cắt giảm và dự kiến sẽ có thể tiếp tục giảm tới đầu năm 2010. Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại các nước phải thắt chặt chi tiêu. Nhu cầu tiêu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 34 dùng tại các nước vốn là thị trường chủ lực của ngành dệt may Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... đã sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các nhà bán lẻ lớn như Limited, JC Penny, Macy, Ann Taylors... đã đóng bớt hệ thống cửa hàng của họ và giảm lượng đặt hàng tại các nước sản xuất, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, thời gian qua một số DN không có đơn hàng, nhiều DN đầu tư của Hàn Quốc và Ðài Loan đã đóng cửa hoặc giảm đáng kể sản xuất. Một bộ phận khá lớn lao động của các DN trong ngành đã bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập do giảm giờ làm. Người lao động lo lắng cho cuộc sống của họ, còn người sử dụng lao động cũng đau đầu với việc duy trì hoạt động của DN. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của ngành dệt may năm 2009 tương đối khả quan, là ngành duy nhất giữ vững được kim ngạch xuất khẩu như năm 2008, ước đạt 9,1-9,2 tỷ USD, trong đó, thị trường Mỹ giảm 5%, EU giảm 3,5%, nhưng thị trường Nhật Bản tăng 15% và nhiều thị trường mới tăng như Trung Ðông: tăng 13%, Hàn Quốc tăng 67%, ASEAN tăng 29%, Ấn Ðộ tăng 60%.... Trong khi đó, do chủ động về nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nên kim ngạch nhập khẩu của ngành về vải giảm 6,9%; về sợi dệt giảm 0,3%; về bông giảm 15,3%. Ước tính năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu phục vụ hàng dệt may xuất khẩu là khoảng hơn 5 tỷ USD. Như vậy trong năm 2009, ngành dệt may Việt Nam đã "xuất siêu" ước tính 4 tỷ USD, đóng góp một phần không nhỏ trong việc giảm "nhập siêu" của Việt Nam; tăng tỷ lệ nội địa hóa của hàng dệt may Việt Nam lên 44% so với mức 38% của năm 2008. Ðạt được kết quả trên là một nỗ lực lớn của các DN trong ngành, của hàng triệu lao động trong điều kiện các thị trường tiêu dùng và nhập khẩu chính đều suy giảm mạnh, và hầu hết các nước xuất khẩu đều bị giảm kim ngạch xuất khẩu. Tính đến hết tháng 3/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong nước đạt khoảng 2,25 tỷ đô la, tăng gần 90 triệu đô la so với kế hoạch năm, với mức tăng trưởng bình quân 18%.Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tín hiệu khả quan không chỉ riêng ở kết quả giá trị tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt được trong quý 1, mà nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam đã có đơn hàng sản xuất và xuất khẩu đến hết quý 2; nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng sản xuất và xuất khẩu đến hết Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 35 quý 3 và cả năm 2010. Với đơn hàng xuất khẩu dệt may ổn định, dự báo ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may năm 2010 là 10,5 tỷ đô la. Bảng 1: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2009 ĐVT: USD Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009 Tăng, giảm so với năm 2008(%) Tổng 881.129.017 9.065.620.437 -0,6 Hoa Kỳ 490.401.376 4.994.915.920 -2,17 Nhật Bản 95.902.812 954.075.543 +16,34 Đức 41.436.943 394.143.966 -0,34 Anh 22.309.567 270.821.297 -14,51 Tây Ban Nha 20.484.331 267.025.834 +19,82 Hàn Quốc 20.970.848 242.485.949 +74,03 Đài Loan 16345146 215588320 -26,34 Canađa 15787714 178550215 +3,28 Hà Lan 14455148 137808832 -8,89 Nga 6360321 56.045.993 -41,15 Indonêsia 5644842 48415491 +16,54 Trung Quốc 5110339 46157954 -13,78 Singapore 3039205 45.464.075 +63,73 Tiểu VQ Arập TN 3972762 34964703 -7,13 Campuchia 3192267 31692232 -9,1 Ả Râp Xê Út 2245027 30171186 +7,13 Malaysia 2330463 28140668 -8,52 Philippines 1550043 17.343.112 +52,11 Ấn Độ 362744 14.095.318 +49,43 Nam Phi 1520110 10241276 -20,62 Lào 599868 6317253 -1 Nguồn: Tổng cục thống kê Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 36  Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến dệt may Việt Nam khiến cho kim ngạch của ngành dệt may giảm nhẹ so với năm 2008. 1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Sản phẩm ngành dệt may không chỉ biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn, màn, rèm.... Với ngành may mặc Việt Nam sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản là quần dài, quần short, áo sơ mi, áo bông, áo thun... Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2008 tăng khá mạnh so với năm 2007 do xuất các mặt hàng quần, áo jacket, và áo thun tăng. Trong thang 5 năm 2008, áo thun là mặt hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 187 triệu USD, tăng 7,68% so với tháng 4 và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 795 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2007, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Cũng trong tháng 5, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 1,8 triệu tá mặt hàng quần dài các loại, đạt trị giá 120 triệu USD, tăng 29% về lượng và 27% về trị giá so với tháng 4 và giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm gần 70% tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng quần của Việt Nam, đạt 1,21 triệu tá, tăng 25% so với tháng trước. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường EU cũng tăng mạnh, tăng 20% về lượng và tăng tới 36% về trị giá so với tháng 4, đạt 4,46 triệu chiếc và 25,5 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2007, xuất khẩu mặt hàng quần của Việt Nam sang Mỹ và EU đều tăng thấp, thậm chí giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó, mức tăng trưởng của năm ngoái so với 2006 là 17%. Các chuyến hàng dệt may xuất khẩu mùa đông đang tăng mạnh trong tháng 5. So với tháng 4 - thời điểm tháng giao mùa, kim ngạch xuất khẩu áo jacket của Việt Nam đã tăng tới 76,47%, đạt 90,3 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2007 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 37 chỉ tăng 7,58%. Cùng vào thời điểm này năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo jacket đã tăng tới 29,41% so với 5 tháng năm 2006. Xuất khẩu mặt hàng váy cũng đã chững lại, với kim ngạch xuất khẩu giảm 3,46% so với tháng 4, nhưng so với tháng 5/2007 vẫn tăng 28%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 86% của cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng màn của Việt Nam sau khi giảm trong tháng 4 đã tăng mạnh trở lại trong tháng 5, đạt 7,38 triệu USD, tăng 85% so với tháng 4. Đáng chú ý, mặt hàng rèm cửa tẩm thuốc chống muỗi đang được xuất nhiều. Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các chủng loại mặt hàng dệt may của Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá. Có một vài mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của nước ta giảm như mặt hàng màn, khăn bông, khăn lông, hàng may mặc (chăn, ga giường, gối, vỏ gối…) và mặt hàng quần có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thấp. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần trong 5 tháng năm 2008 chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 20% của cùng kỳ năm ngoái. Còn trong tháng 11 năm 2009, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hàng truyền thống của nước ta đều giảm so với tháng trước, chủ yếu do thời vụ. Trong tháng này, xuất khẩu mặt hàng vải của ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tăng 20% so với tháng trước và tăng 70% so với tháng 11 năm 2008, đạt kim ngạch 49 triệu USD, trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 6 trong số các chủng loại hàng dệt may. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng quần short cũng tăng mạnh trở lại, tăng 97% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, có 3 mặt hàng áo thun, quần, áo Jacket đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên do giá xuất khẩu giảm, kim ngạch XK của 3 mặt hàng chủ chốt này đều giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 38 Bảng 2: Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 11 &11 tháng đầu năm 2009 Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 11 &11 tháng đầu năm 2009 Chủng loại Tháng 11 % Thay đổi 11 tháng % Thay đổi so T10/09 so T11/08 so 2008 so 2007 Áo thun 155.258.105 -17,76 -3,74 1.772.335.275 -6,92 27,1 Quần 106.519.092 -14,48 -3,04 1.327.957.736 -1,76 7,65 Áo Jacket 83.409.925 -8,38 -2,18 1.000.991.786 -8,84 -3,46 Áo khoác 35.234.063 -38,78 11,91 519.070.794 18,31 50,54 Áo sơ mi 39.615.888 -12,31 -2,04 473.103.311 5,94 12,89 (Theo Thông tin Thương mại) Như vậy, tiến độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có chậm lại so với dự kiến, do nền kinh tế thế giới suy giảm, nhưng vẫn tăng trưởng khá. Các diễn biến trên thị trường tiền tệ hiện nay đang có lợi cho hoạt động xuất khẩu chung của Việt Nam và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Các doanh nghiệp nên tận dụng các lợi thế về tỷ giá để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU. 1.3. Về cơ cấu hình thức xuất khẩu Hai hình thức xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là: gia công xuất khẩu, chiếm tới 70%; xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB, chỉ mới chiếm 30%. Hình thức gia công là xuất khẩu qua một nước trung gian, chủ yếu là qua các nước NICs có nền công nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là nhà đặt hàng. Với hàng dệt may, nếu chỉ gia công, phần giá trị gia tăng dành cho các nhà sản xuất VN rất thấp. Từ khởi điểm gia công thuần túy (nhà sản xuất được cung cấp nguyên phụ liệu và chỉ làm một việc là ráp cho ra sản phẩm), sau đó có thể tiến lên một bước sản xuất theo mẫu (phương thức FOB) Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanh nghiệp sản xuất Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 39 Việt Nam có thể thoả thuận tự cung ứng nguồn nguyên phụ liệu trong và ngoài nước có giá thành rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới. Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn NPL, tự chào bán sản phẩm, nên các DN Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”.Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua NPL, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị NPL). Việc tăng tỷ lệ làm hàng FOB của DN trong thời gian gần đây, không hẳn do năng lực cũng như sự chủ động chuyển cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam mà đây là cách làm mới của các nhà nhập khẩu nhằm giảm trách nhiệm cũng như chi phí. Nếu làm hàng gia công, nhà nhập khẩu phải chịu tất cả mọi khâu trong sản xuất và tốn chi phí thuê chuyên gia để giám sát. Trong quá trình sản xuất, nếu thiếu chút vải, hột nút, hư hao thì nhà nhập khẩu cũng phải lo mua và gởi cho doanh nghiệp gia công. Khi chuyển qua làm FOB, nhà nhập khẩu sẽ chuyển trách nhiệm lo toan việc thiếu hụt nguyên phụ liệu cho nhà sản xuất, cắt giảm bớt chi phí thuê chuyên gia giám sát. Bù vào đó, nhà sản xuất có thêm mức lời cao hơn so với mức gia công trên sản phẩm. Đó là tình trạng chung của việc sản xuất hàng FOB tại Việt Nam hiện nay. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp có thể thương thảo để có thể chủ động tự tìm mua nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất vì việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lợi nhuận. Hiện tại, phần lớn đơn hàng sản xuất FOB, nguồn nguyên phụ liệu sản xuất đều do nhà nhập khẩu chỉ định. Điều này cũng có nghĩa rằng, nhà nhập khẩu chắc chắn biết được giá bán nguyên phụ liệu sát nhất để đưa ra giá mua sát nút với doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán và cũng có thể nhà nhập khẩu hưởng phần trăm lợi nhuận từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu khi chỉ định mua hàng, hoặc nhà nhập khẩu là công ty mẹ, công ty thành viên với nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Tại TPHCM hiện nay, chính mối quan hệ “dây mơ, rễ má” giữa các công ty mẹ ở nước ngoài – công ty con ở Việt Nam đã dẫn đến các trường hợp gian lận thương mại, trốn thuế. Cục Thuế TPHCM đã phát hiện nhiều Doanh Nghiệp dệt may FDI báo cáo lỗ, có dấu hiệu trốn thuế. Việc chuẩn hóa các số liệu xuất - nhập Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đỗ Thị Thanh Thuỷ Lớp: Kế hoạch 48A 40 khẩu giữa đầu vào và đầu ra giữa các công ty mẹ - con là kẽ hở tạo điều kiện để các Doanh Nghiệp FDI báo lỗ, trốn thuế. Trong hơn 2.000 Doanh Nghiệp dệt may tại VN, Doanh Nghiệp FDI chiếm khoảng 40%. Trong khi đó, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2009 - 2010 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường! Các DN dệt may Việt Nam đang thiếu tính liên minh, liên kết. Mà đang tồn tại theo kiểu “ mạnh ai nấy làm”. Việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước, đã tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất FOB trước đây sang gia công. Hiện nay mỗi DN tự đưa ra một mức giá riêng, nên nhà nhập khẩu “chảnh”, ép giá, sẵn sàng chuyển đơn hàng sang công ty khác nếu DN không chịu mức giá thỏa thuận. Vì nhà nhập khẩu đã nắm được điểm yếu này và cũng biết rõ là đang có nhiều DN xếp hàng để nhận làm với giá thấp hơn. Và dù bị ép giá, nhưng vì sự sống còn của DN và để có việc làm cho công nhân, DN đành phải chấp nhận gia công với cái giá không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng.pdf
Tài liệu liên quan