Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may

- Xuất nhập khẩu: hàng dệt may (gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm; Hàng công nghệ thực phẩm: nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dung khác; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su.

- Dịch vụ : Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may ; Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giày; lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Sản xuất kinh doanh sữa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí máy móc thiết bị công nghiệp; Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp; dịch vụ đào tạo nghề may mặc công nghiệp; Ủy thác mua bán xăng dầu; Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ mạnh biến đổi bất thường làm ảnh hưởng tới công tác nhập khẩu thiết bị dệt may và các nguyên liệu cung cấp cho các đơn vị trong ngành. - Thị trường EU, Canada cơ chế cấp hạn ngạch đóng mở tự động ngày càng khó khăn cho Công ty khi xuất khẩu hàng hóa. Thị trường Mỹ hạn ngạch bị hạn chế, việc thống kê hạn ngạch giữa hải quan Mỹ và Bộ thương mại không khớp nhau làm cho hàng xuất khẩu bị ách tắc gây thiệt hại cho Công ty. - Sản phẩm dệt may luôn bị cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị kinh doanh trong nước và nước ngoài. - Giá nguyên liệu đầu vào như bông, xăng dầu…biến động liên tục và phức tạp gây nên những rủi ro lớn cho Công ty. - Vống lưu động ít nên số tiền vay nhân hàng để kinh doanh là lớn. - Chi phí vận chuyển và chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao. 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực sau: - Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chấ, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm. Kinh doanh nguyên liệu bông xơ; kiểm nghiệm chất lượng bong xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. - Xuất nhập khẩu: hàng dệt may (gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm; Hàng công nghệ thực phẩm: nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dung khác; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su. - Dịch vụ : Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may ; Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giày; lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Sản xuất kinh doanh sữa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí máy móc thiết bị công nghiệp; Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp; dịch vụ đào tạo nghề may mặc công nghiệp; Ủy thác mua bán xăng dầu; Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. - Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm: Nông, lâm, hải sản; Thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy; Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Thiết bị phụ tùng ngành dệt may; Trang thiết bị văn phòng; Văn phòng phẩm; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Phương tiện vận tải; Vật liệu điện tử, đồ nhựa, cao su; Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; Dụng cụ quang học, hệ thống kiẻm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm; Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu. Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe; Mua bán hàng dệt may thới trang, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, đồ văn phòng, văn phòng phẩm, vật liều điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệp tiêu dùng khác Cho thuê nhà xưởng; Dịch vụ cho thuê nhà ở. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty, hoạt động xuất nhập khẩu luôn là hoạt động chủ yếu. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty và là điều tất yếu trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay. 2.1.3. Kết quả họat động kinh doanh của Công ty BẢNG 2.1: KẾT QUẢ KINH DOANH 2002-2006 Phòng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (6 tháng đầu năm) Dthu Tỉ.VNĐ XK Tr.USD Dthu XK Dthu XK Dthu XK Dthu XK XNK Dệt - may 90,6 5,46 122,74 7,13 150,14 7,781 136,91 6,71 48,452 3.03 KDTH 80,18 94,81 0,034 88,78 0,017 98,05 69,494 KDVT 141,85 0,02 163,47 0,15 315,17 0,014 146,34 0,02 167,050 0.06 Khác 25,82 34,32 0,071 52,18 0,121 72.48 0,2 70.152 0.15 Tổng 338,45 5,48 415,34 7,256 606,27 7,935 448,78 6,83 355,148 3.24 (Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của Công ty) Doanh thu của công ty tăng nhanh trong 3 năm (từ 2002 - 2004), năm 2004 tăng 179,13% so với năm 2002, tăng 145,97% so với năm 2003 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công ty trong thời gian này. Điều này có được là do trong thời gian này công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường các đối tác kinh doanh, ngày càng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng và của thị trường. Do đó, doanh thu của công ty thời kỳ này tăng nhanh chóng, đạt mức tăng trưởng cao. Đóng góp vào thành công này là sự phát triển mạnh của phòng Xuất nhập khẩu dệt may với doanh thu tăng dần trong các năm 2002-2004, năm 2003 tăng135,47% so với năm 2002, chiếm 26,77% trong tổng doanh thu, năm 2004 tăng 165,72% so với năm 2002, chiếm 24,76% trong tổng doanh thu. Đây là giai đoạn nước ta đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì thế chủ trương của công ty là phải tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các đối tác bên ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, do đó doanh thu về xuất khẩu thời kỳ này tăng rõ rệt. Tuy nhiên, đến năm 2005, doanh thu của công ty bị chững lại, giảm tương đối so với năm 2004 (giảm 25,98%), xuất khẩu dệt may cũng giảm so với năm 2004 (13,76%). Điều này là do trong năm 2004 đã có một số biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Giá nguyên liệu như bông, xơ, tơ sợi, hóa chất…luôn biến động ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và gây rủi ro lớn trong kinh doanh; giá xăng dầu tăng 3 lần trong năm làm cho chi phí vận tải tăng mạnh, giảm sức cạnh tranh; Việt Nam vẫn bị áp dụng hạn ngạch trong khi thế giới đã bỏ hạn ngạch ngành dệt may; các sản phẩm dệt may luôn chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị trong ngành và tư nhân… Bước sang năm 2006, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm cải thiện tình hình kinh doanh, tăng doanh thu cho công ty và trong 6 tháng đầu năm 2006, công ty đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặc biệt là phòng KDVT có doanh thu cao, đạt được 50,01% kế hoạch năm do công ty đặt ra, hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Mặc dù doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty chỉ đạt 355,128 tỉ đồng (đạt 42,4% so với kế hoạch) nhưng toàn công ty đang cố gắng nỗ lực để có thể đạt được chỉ tiêu kế hoạch thậm chí vượt so với kế hoạch. (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty các năm 2002 - 2006) BIỂU ĐỒ 2.1: DOANH THU 2002 – 2005 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2005 Năm 2003 Tỉ đồng (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty) 2.1.4. Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may là đơn vị thành viên phụ thuộc hạch toán đầy đủ thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, được Tổng công ty giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác. Công ty có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đựơc giao, Công ty được phép huy động vốn theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả huy động vốn và được Tổng công ty bảo lãnh trong trường hợp cần thiết phải vay vốn kinh doanh. BẢNG 2.2: CƠ CẤU TÀI SẢN – NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng tài sản 221.048 234.134 240.156 Trong đó: - TSLĐ và ĐTNH - TSCĐ và ĐTDH 216.774 4.274 230.464 3.67 235.257 4.899 Tổng nguồn vốn 221.048 234.134 240.156 Trong đó: - Nợ phải trả - Nguồn vốn CSH 192.809 28.239 210.725 23.409 220.143 20.013 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty ) Trên thực tế, do được cấp vốn lưu động ít nên trong quá trình hoạt động kinh doanh, để huy động vốn, Công ty thường huy động từ hai nguồn lực chủ yếu: một là từ nguồn vốn bên trong Công ty, từ tập thể cán bộ công nhân viên, hai là vay ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn vốn huy động chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Với tình hình đó, trong cơ cấu nguồn vốn của mình, nợ phải trả của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn (tới 87,23% năm 2004; 90% năm 2005 và 97,96% năm 2006). Điều này sẽ là một khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty khi chi phí trả lãi vay sẽ lớn và nếu hạn mức vốn vay tại các ngân hàng hiện nay giảm mạnh thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. Vì là doanh nghiệp thương mại, chức năng chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu nên ta có thể thấy trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (98,07% năm 2004; 98,43% năm 2005 và 91,67% năm 2006). (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty ) 2.1.5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước BIỂU ĐỒ 2.2: NỘP NGÂN SÁCH CỦA CÔNG TY 2002-2005 Tỉ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty) Có thể thấy tình hình nộp ngân sách của công ty đã tăng nhanh từ năm 2002 đến năm 2004 (20,12 tỉ VNĐ) là do thời gian này doanh thu mà công ty đạt được cũng tăng nhanh chóng. Giai đoạn này công ty đã mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng làm cho doanh thu ngày càng tăng, % nộp ngân sách cũng tăng theo. Tuy nhiên, năm 2005 là năm mà công ty đã gặp một số khó khăn, chính vì thế mà doanh thu của công ty đã giảm rõ rệt, điều này tác động không nhỏ tới việc nộp ngân sách của công ty cũng đã giảm nhanh(18,7 tỉ VNĐ). Mặc dù vậy, toàn công ty đã rất cố gắng điều chỉnh để đạt mức doanh thu năm 2006 cao và điều chỉnh nộp ngân sách 6 tháng đầu năm cho phù hợp 12,66 tỉ VNĐ (tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2005). (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2002 - 2005) 2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty 2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty BẢNG 2.3: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị: tỷ đồng Phòng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 XNK Dệt – May 3,325 5,722 3,517 KDVT 0,014 0,02 0,13 Khác 0,14 0,1 0,19 Tổng 3,479 5,842 3,837 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty ) Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã tăng từ 3,479 triệu USD năm 2004 lên 5,842 triệu USD năm 2005, nhưng lại giảm xuống chỉ còn 3,837 triệu USD vào năm 2006, điều này làm ảnh hưởng một cách đáng kể đến doanh thu của Công ty. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu Dệt may mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty nhưng doanh thu xuất khẩu thì lại ngày càng giảm. Bắt nguồn là do từ năm 2005, hạn ngạch dệt may vào một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada bị hạn chế, bên cạnh đó Công ty còn gặp một số khó khăn từ khâu nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm nên doanh thu xuất khẩu đã bị giảm một cách đáng kể, kéo theo sự sụt giảm trong doanh thu của toàn Công ty. Tuy nhiên, cuối năm 2006 đầu năm 2007, Công ty đã có thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu cho sản phẩm dệt may như áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu FOB, mở rộng sang một số thị trường xuất khẩu tiềm năng… Điều này hứa hẹn trong năm tới, việc xuất khẩu của Công ty sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, tiếp cận với phương thức kinh doanh mới và có hướng đi đúng đắn. Hy vọng, với những thuận lợi đó và dần khắc phục được những khó khăn trong thời gian qua, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Công ty sẽ tăng nhanh để có thể hoàn thành chỉ tiêu mà Tổng Công ty đã giao cho. 2.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo thị trường xuất khẩu BẢNG 2.4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 2002-2006Đơn vị: tỉ đồng Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (6 th đầu năm) Châu Âu 1.87 2.48 0.93 0.74 0.35 Châu Á 2.51 3.33 4.35 5.26 2.48 Châu Mỹ 1.08 1.43 2.57 0.87 0.41 Châu Úc 0.012 0.015 0.082 0.002 0.0013 (Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của Công ty) Thị trường xuất khẩu của công ty là khá rộng, các thị trường có mặt trên hầu hết thế giới, thể hiện công ty đã và đang có nhiều đối tác ở khắp các nước và khu vực lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào bảng biểu chúng ta có thể thấy những thị trường này biến động khá mạnh, ngoại trừ thị trường Châu Úc là hầu như thay đổi không đáng kể, còn lại các thị trường khác đều có những biến động lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty hàng năm. Đối với thị trường xuất khẩu Châu Âu mà tập trung chủ yếu vào khu vực thị trường EU, là thị trường lớn nhất ở Châu Âu. Những năm 02, 03 doanh thu xuất khẩu vào thị trường này đều tăng do thời kỳ này công ty đang phát triển mạnh, có nhiều đối tác, doanh nghiệp đặt mua hàng. Nhưng từ năm 2004 trở đi, do EU áp dụng hạn ngạch dệt may, áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nước ta do đó sản lượng xuất khẩu vào thị trường này giảm một cách rõ rệt (từ 2.48 triệu USD năm 2003 xuống chỉ còn 0.93 triệu USD vào năm 2004 và tiếp tục giảm còn 0.74 triệu USD vào năm 2005). Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của toàn công ty, mặt khác, nó làm công ty gần như mất đi một thị trường đầy tiềm năng, mang lại nguồn lợi lớn cho công ty. Cũng giống như thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ mà chủ yếu tập trung vào hai quốc gia lớn là Mỹ và Canada. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này tăng đều cho đến năm 2004 và giảm một cách rõ rệt vào năm 2005 (từ 2.57 triệu USD xuống còn 0.87 triệu USD). Nguyên nhân là do Mỹ cũng đã thay đổi những điều kiện cho phép nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam, đưa ra những kiểm định nghiêm ngặt, những biện pháp bảo hộ ngành dệt may của Mỹ, rồi chính sách chống bán phá giá. Điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này trong đó có công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may. Sự thay đổi này đã làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực này. Buộc công ty phải có những chiến lược nhằm mở rộng thị trường ở khu vực Châu Á, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng trong khi thị trường Châu Úc hầu như không thể phát triển hơn được nữa. Có thể nói, thị trường Châu Á là thị trường chính của công ty trong nhiều năm, đặc biệt là thị trường Nhật Bản hàng năm vẫn nhập khẩu một số lượng lớn các sản phẩm dệt may của công ty. Doanh thu xuất khẩu vào thị trường Châu Á liên tục tăng trong các năm, khẳng định đây là một thị trường lâu dài, bên cạnh thị trường đã quen thuộc như Nhật Bản thì Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ là những nước có tiềm năng rất lớn do đây là những nước công nghiệp mới, dân số đông, nhu cầu về hàng may mặc là rất lớn. Công ty cần phải có những biện pháp và chiến lược nhằm tiếp cận với các thị trường mới này và dần biến họ trở thành những đối tác quen thuộc, tạo ra những thị trường chiến lược cho tương lai. 2.2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt hàng BẢNG 2.5: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU Đơn vị: tỷ đồng Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Khăn bông 29,166 71,957 42,096 Dệt kim 4,886 3,118 6,656 Thủ công 9,425 7,265 5,296 May mặc 12,189 11,127 7,344 Tổng 55,666 93,467 61,392 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty) Thực tế những năm qua cho thấy, loại hình kinh doanh khăn bông đã giúp cho Công ty tăng trưởng rất lớn về doanh thu, và đây là mặt hàng chủ lực để tính doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, kinh doanh mặt hàng này lại gây ra nhiều áp lực rất lớn về vốn đối với Phòng kinh doanh vật tư và Công ty, vì vốn lưu động của Công ty là không nhiều, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo rất sát của Giám đốc, Phòng kinh doanh vật tư kết hợp với Phòng Tài chính-Kế toán đã lo được vốn, thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng. Là mặt hàng nhạy cảm, luôn biến động về giá cả nhưng khăn bông vẫn được lựa chọn là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty vì đây là mặt hàng mà Công ty đã có kinh nghiệm kinh doanh trong nhiều năm và sẽ tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai. Mặc dù luôn ở trong tình trạng phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty tư nhân, bị khách hàng nước ngoài liên tục ép giá, giá nguyên liệu đầu vào biến động khó lường nhưng khăn bông vẫn luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Công ty với doanh thu năm 2005 là 71,957 tỷ đồng, tăng 146,71% so với năm 2004. Tuy vậy, bước sang năm 2006, do vấp phải một số vấn đề khó khăn về thị trường, hạn chế hạn ngạch của các thị trường lớn như Mỹ, Canada đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này giảm đáng kể, chỉ còn 42,096 tỷ đồng, giảm 41,5% so với năm 2005. Công ty đang cố gắng khắc phục những khó khăn này bằng cách tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đưa mặt hàng này trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty trong thời gian tới. Bên cạnh mặt hàng chủ lực là khăn bông, Công ty vẫn chủ trương duy trì một số mặt hàng khác như dệt kim, may mặc, thủ công nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường thế giới. Do các sản phẩm này trên thị trường thế giới gần như đã bão hoà nên kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này là tương đối thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Có thể thấy như mặt hàng may mặc giảm từ 12,189 tỷ đồng năm 2004 xuống còn 7,344 tỷ đồng năm 2006; hàng thủ công giảm từ 9,425 tỷ đồng xuống còn 5,296 tỷ đồng năm 2006. (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty) 2.2.4. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo thời gian Mặt hàng may mặc tuy là có tính thời vụ rất cao, song do phạm vi mặt hàng kinh doanh rộng nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng không thay đổi nhiều giữa các quý. Có những mặt hàng tiêu thụ mạnh vào mùa đông như khăn bông, bông…nhưng mặt hàng may xuất khẩu, dệt kim xuất khẩu lại xuất được nhiều vào mùa hè. Chính vì vậy, tổng giá trị hàng xuất giữa các quý biến động không đáng kể. Tình hình xuất khẩu qua các quý được thể hiện trong bảng sau: BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO THỜI GIAN Đơn vị: tỷ đồng Thời gian Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Quý I 10,256 15,355 12,142 Quý II 13,825 20,467 15,237 Quý III 11,434 18,352 13,964 Quý IV 20,151 39,293 20,049 Tổng 55,666 93,467 61,392 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty) Nhìn vào bảng biểu có thể thấy quý II và quý IV của các năm có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là quý IV. Do gần cuối năm là Noel và Năm mới nên thị trường may mặc tiêu thụ mạnh, cao nhất là quý IV của năm 2005 với kim ngạch xuất khẩu đạt 39,293 tỷ đồng. Với khối lượng xuất khá lớn vào quý IV nên Công ty cần chú trọng đến công tác chuẩn bị tốt nguồn hàng để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và giao hàng đúng tiến độ, tạo uy tín cho Công ty. Tuy nhiên, sang năm 2006, Công ty đã gặp một số khó khăn làm cho kim ngạch xuất khẩu của cả bốn quý đều giảm khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng giảm theo từ 93,467 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 61,392 tỷ đồng năm 2006. Công ty đang chú trọng cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng dệt may xuất khẩu nhằm cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, dẫn tới tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong thời gian tới. Quý I là quý có tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu thấp nhất của các năm, những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian này là sợi bông, xơ các loại…Mặc dù chỉ đạt mức 12,142 tỷ đồng vào năm 2006, giảm 3,213 tỷ đồng so với năm 2005 nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, giúp doanh thu của Công ty tăng. Như vậy, mặc dù hàng dệt may có tính thời vụ rất cao, nhưng do Công ty đã chủ động về nguồn hàng, có dự trữ tốt nên Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may đã hoàn thành tốt chỉ tiêu của Tổng Công ty đề ra, nâng dần kim ngạch xuất khẩu qua từng năm. 2.2.5. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo phương thức xuất khẩu Hiện nay, phương thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty nói riêng và của toàn ngành dệt may nói chung vẫn là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm một phần trong kim ngạch xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chính là hàng dệt may của Việt Nam ít có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng lạc hậu, trong khi nguyên vật liệu chưa đáp ứn được nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu. Tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Công ty cụ thể như sau: BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng Phương thức XK Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Gia công 40,435 63,984 41,151 XK trực tiếp 15,231 29,483 20,241 Tổng 55,666 93,467 61,392 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty) 2.2.5.1. Xuất khẩu trực tiếp Phương thức xuất khẩu trực tiếp hay “mua đứt bán đoạn” là phương thức chiến lược của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới đây. Hiện tại do có những khó khăn trong vấn đề chứng nhận xuất sứ, hiểu biết về thị trường còn hạn chế cùng với việc chưa thiết lập được hệ thống phân phối nên rất ít doanh nghiệp may có thể xuất khẩu trực tiếp. Do vậy, doanh thu xuất khẩu theo phương thức này còn khá thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhìn vào bảng có thể thấy, doanh thu xuất khẩu của năm 2004 là 15,231 tỷ đồng, chiếm 27,36% tồng kim ngạch xuất khẩu ; năm 2005 là 29,483 tỷ đồng, chiếm 31,54% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2006 là 20,241 tỷ đồng, chiếm 32,97% tổng kim ngạch xuất khẩu . Mặc dù doanh thu xuất khẩu trực tiếp của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 9,242 tỷ đồng nhưng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2006 lại tăng hơn so với năm 2005, điều này chứng tỏ Công ty đang chú trọng tập trung vào phương thức xuất khẩu này, đưa xuất khẩu trực tiếp trở thành phương thức xuất khẩu chính trong những năm tới. Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Chi phí về nguyên vật liệu và các phụ phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ được giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, trong quá trình xuất khẩu trực tiếp thì các doanh nghiệp cũng khó tránh khỏi các rủi ro bởi vì thị trường này còn tương đối mới mẻ với Việt Nam. 2.2.5.2. Gia công xuất khẩu Gia công xuất khẩu là một tất yếu không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước Châu Á khác, nó là nguồn đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu, qua gia công các doanh nghiệp cũng tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, điều hành của các nước tiên tiến hơn. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu về chất lượng cũng như về màu sắc, thị hiếu tiêu dùng của nước nhập khẩu, Việt Nam phải nhập nguyên liệu của khách hàng rồi gia công theo các mẫu mã họ đặt ra. Phương thức này phần nào đã khắc phục được những hạn chế về vốn, nguyên liệu và trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu của năm 2004 là 40,435 tỷ đồng, chiếm 72,64% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2005 là 63,984 tỷ đồng, chiếm 68,56% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2006 là 41,151 tỷ đồng, chiếm 67,03% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy doanh thu của gia công xuất khẩu năm 2005 tăng 23,549 tỷ đồng so với năm 2004 nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì lại giảm, cho thấy Công ty mặc dù vẫn chú trọng vào gia công xuất khẩu nhưng đã có sự quan tâm hơn đến phương thức xuất khẩu khác nhằm đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu. Trong điều kiện trước mắt, chúng ta vẫn phải tập trung nhiều hơn đến gia công xuất khẩu nhưng về lâu dài cần phải nâng cao tỷ trọng của xuất khẩu trực tiếp để có thể độc lập chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu cho Công ty, thu về nhiều ngoại tệ hơn cho đất nước. Chương 3: Định hướng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may 3.1. Định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (chỉ sau dầu khí) trên cả nước, dệt may đang được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay, đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của ngành dệt may là “gia công thuần tuý”, chưa tạo lập được bản sắc cũng như thương hiệu cho chính mình. Vì vậy, em xin đưa ra một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian tới. Nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp (FOB). Xuất khẩu trực tiếp là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta có thể xuất trực tiếp cho khách hàng nước ngoài mà không cần qua bất cứ một trung gian nào để thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt phương thức này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng như về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, thị trường…nhằm tránh gặp phải những rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Chủ động tìm nguồn nguyên phụ liệu trong nước và nước ngoài. Trong những năm vừa qua, Công ty đã phải nhập khá nhiều nguyên phụ liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.DOC
Tài liệu liên quan