Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC.i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT.iii

DANH MỤC CÁC BIỂU.iv

DANH MỤC CÁC HÌNH.v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 4

1.1 Tổng quan về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu 4

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 7

1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh 8

1.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 10

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 10

1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 11

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 13

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15

1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 21

1.3.1 Tăng doanh thu 21

1.3.2 Giảm chi phí 21

1.3.2 Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 23

2.1 Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu xi măng 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 26

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 28

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 33

2.2.1 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty 33

2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 38

2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 47

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 53

3.1 Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 53

3.1.1 Phương hướng 53

3.1.2 Mục tiêu 55

3.2 Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 56

3.2.1 Điểm mạnh 56

3.2.2 Điểm yếu 56

3.2.3 Cơ hội 57

3.2.4 Thách thức 58

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 59

3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59

3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 60

3.4.3 Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ nhập khẩu 61

3.4.4 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 62

3.4.5 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu 63

3.4.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu 64

3.3 Kiến nghị 65

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 65

3.3.3 Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 67

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 69

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG THIẾT BỊ PHỤ TÙNG PHÒNG XMCL PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG DỰ ÁN CHI NHÁNH TP.HCM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VP ĐẠI DIỆN VIÊN CHĂN (Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của phòng Tổng hợp ) Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc điều hành hoạt động của Công ty theo quy định của cấp trên và pháp luật hiện hành. Phó giám đốc công ty: giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoăc ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đươc Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Kế toán trưởng: giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty, chấp hành chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế Nhà nước ban hành. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban do Giám đốc công ty quy định. - Phòng Tổng hợp + Lập kế hoạch cho các kỳ, các năm + Tham gia theo dõi thực hiện kế hoạch + Chịu trách nhiệm tổng hợp và phân tích thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh + Giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, thanh tra, bảo vệ của công ty. - Phòng Kế toán thống kê tài chính + Kiểm soát, quản lý toàn bộ tiền vốn, tài sản của Công ty + Lập kế hoạch tài chính cho từng thời kỳ + Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước + Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Các phòng nghiệp vụ - Phòng Xi măng - Clinker + Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng từ nước ngoài + Tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng + Làm các thủ tục nhập khẩu xi măng, nguyên vật liệu sản xuất xi măng theo đơn hàng hoặc hợp đồng kinh tế cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty. + Làm các thủ tục xuất khẩu xi măng, clinker. - Phòng Thiết bị phụ tùng + Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng từ nước ngoài + Thương thảo để đi đến ký kết hợp đồng + Làm các thủ tục nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ và thiết bị phụ tùng đơn cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty. + Tái xuất khẩu. - Phòng dự án + Tham gia lập và quản lý các dự án + Tham gia công tác chấm xét thầu các dự án nhà máy xi măng mới của Tổng công ty + Tư vấn cho các chủ đầu tư mua sắm vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng mới hay nâng cấp nhà máy xi măng. - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh + Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa khi hàng về đến cảng tại khu vực phía Nam + Theo dõi lượng hàng nhập cho các đơn vị trong Tổng công ty ở khu vực phía Nam. - Chi nhánh Hải Phòng Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa ở cảng nhận hàng tại khu vực phía Bắc. - Văn phòng đại diện tại Lào Đầu mối giao dịch, phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ của Công ty để thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu xi măng, thạch cao. 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty XNK xi măng 2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh Công ty XNK xi măng kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng. Do đặc thù của ngành xi măng Việt Nam là sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện cho các nhà máy sản xuất xi măng hoạt động hết công suất, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên vấn đề là vật tư thiết bị sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy công ty chỉ chuyên nhập khẩu vật tư thiết bị cho các Công ty thành viên của Tổng công ty, hoạt động xuất khẩu hầu như không thực hiện. Doanh thu của công ty chủ yếu từ việc nhập khẩu các vật tư, thiết bị cho các nhà máy thành viên của Tổng Công ty như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2.... Các sản phẩm nhập khẩu chính của Công ty bao gồm: - Vật tư cho sản xuất xi măng: Giấy Kraft, Thạch cao, Gạch chịu lửa, Clinker - Thiết bị phụ tùng lẻ cho sản xuất xi măng - Thiết bị toàn bộ cho sản xuất xi măng 2.1.3.2 Thị trường nhập khẩu Thị trường nhập khẩu chính của Công ty là các thị trường Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 Đơn vị: Nghìn USD STT Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Đức 12.298,5 20,92% 7046,5 16,39 10.856,5 10,5 2 Thái Lan 473,58 0,81% 2100 4,89 3.025,2 2,92 3 Trung Quốc 2000,96 3,4% 1795,3 4,17 39.732,1 38,4 4 Nhật Bản 15.158,68 25,79 7163 16,66 22.459,7 21,72 5 Đài Loan 11.415,54 19,42 12.377 28,81 0 0 6 Thị trường khác 17.433,32 29,66 12.492,2 29,08 27.355,5 26,46 Tổng 58.780,8 100 42.974,0 100 103.429,0 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng nghiệp vụ) Bảng trên cho thấy thị trường nhập khẩu của Công ty khá đa dạng. Tuy vậy thị trường trọng điểm cho những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và ổn định hàng năm của VINACIMEX vẫn chưa được xác định. Lấy ví dụ như mặt hàng giấy Kraft, khối lượng nhập khẩu không lớn nhưng lại được nhập từ 6 thị trường khác nhau với mức giá chênh lệch không đáng kể. Còn clinker là mặt hàng được nhập với khối lượng lớn song lại phụ thuộc vào một số ít công ty. Công ty thường tiến hành nhập khẩu ủy thác cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Ngoài vấn đề về giá cả, chất lượng thì một yếu tố tác động không nhỏ tới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty là yếu tố kỹ thuật. Mỗi nhà máy sử dụng một dây chuyền khác nhau nên để đảm bảo tính đồng bộ cho máy móc thiết bị và kịp thời cung ứng hàng hóa theo đơn hàng, Công ty thường nhập khẩu từ những nhà cung cấp truyền thống đã biết rất rõ về dây chuyền sản xuất đó. Nhóm hàng vật tư có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển nên Công ty đã lựa chọn chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc vì các thị trường này có lợi thế khoảng cách vận chuyển ngắn. Nhờ đó Công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời hàng hóa được bảo quản tốt hơn. Còn nhóm hàng phụ tùng thiết bị thường được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến như Đức, Nhật Bản. 2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực Hiện nay đội ngũ lao động của công ty gồm 73 người, được bố trí như sau: Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng Bộ phận Cấp lãnh đạo quản lý Lãnh đạo Nhân viên 1.Ban giám đốc 3 _ 2.Phòng kế toán 1 4 3.Phòng Tổng hợp 2 8 4.Phòng Xi măng clinker 2 5 5.Phòng thiết bị phụ tùng 2 4 6.Phòng dự án 2 4 7.Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 2 10 8.Chi nhánh Hải Phòng 2 12 9.Văn phòng đại diện Viêng Chăn 2 8 Tổng 18 55 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Tổng hợp) Cán bộ nhân viên của công ty trình độ hầu hết tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngoại thương, kinh tế, ngoại ngữ... nên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhờ đó mọi công việc của công ty đều thực hiện khẩn trương và hiệu quả. Quản lý nguồn nhân lực - Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định đầy đủ trong bản Nội quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể do Công ty ban hành phù hợp với quy định của pháp luật. - Hàng tháng mỗi phòng ban tự tổ chức kiểm điểm bình bầu và xét thưởng theo tiêu chuẩn ABC Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty nằm trong kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Hàng năm các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được lựa chọn và cử đi tham dự các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo xi măng thuộc VICEM tổ chức. Cụ thể là: - Đào tạo ban đầu: Các nhân viên mới tuyển dụng được tham gia học lớp nghiệp vụ ngoại thương để đào tạo kỹ năng ban đầu giúp nhân viên làm quen với quy trình hoạt động của công ty. - Đào tạo thường xuyên: Cán bộ nhân viên tham gia các khóa học phổ biến về Luật, Nghị định của Nhà nước mới ban hành hay các khóa học nâng cao nghiệp vụ nhằm bổ sung, áp dụng kiến thức vào nâng cao hiệu quả công việc Ngoài ra cán bộ nhân viên được Công ty tạo điều kiện về tài chính và thời gian để tham gia thi tuyển, tự đào tạo nâng cao trình độ phục vụ công việc. Chế độ đãi ngộ : Ngoài khoản lương hàng tháng, Công ty còn duy trì chế độ ăn ca với mức 450.000/người/tháng. Mọi nhân viên đều được Công ty đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng năm Công ty đều tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát tới các địa điểm như: Sầm Sơn, Hạ Long, Cửa Lò… để động viên tinh thần làm việc cũng như tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong Công ty. 2.1.3.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất Hiện tại trụ sở của Công ty XNK xi măng nằm trong trụ sở của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Các phòng ban được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như điện thoại, máy in, điều hòa nhiệt độ…Theo quy định của Công ty, mọi văn bản đến và đi đều phải được thông qua và lưu trữ tại phòng Tổng hợp. Do vậy phòng Tổng hợp được bố trí thêm 2 máy fax, 1 máy photocopy. Các thiết bị này là mới mua trong 5 năm gần đây nên nhìn chung đang trong tình trạng sử dụng tốt. Công ty cũng có 2 xe ôtô phục vụ cho công tác của cán bộ nhân viên và 7 xe tải phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa. Mọi hoạt động mua sắm vật tư, thiết bị của Công ty tuân thủ theo “Quy chế quản lý mua sắm vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ” của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ban hành ngày 4/11/1998. Theo quy định của Quy chế, Công ty muốn mua sắm các hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng phải có sự phê duyệt của Tổng Công ty và tiến hành theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Công ty XNK xi măng kinh doanh dịch vụ thương mại, chủ yếu mua sắm các trang thiết bị cho văn phòng nên giá trị thường không lớn, vì thế hình thức này nhiều khi không phù hợp vì gây lãng phí về thời gian và tiền bạc. 2.1.3.5 Đặc điểm về tài chính Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét mức độ hợp lý của cơ cấu vốn. Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn tự có 60.343,0 59.927,0 60.547,0 Vốn vay 112.958,5 295.535,5 800.000,0 Vốn cố định 5.702,5 5.777,0 7.912,0 Vốn lưu động 167.599,0 349.685.,5 852.635,0 (Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007) Qua bảng 2.3 có thể rút ra nhận xét là vốn được sử dụng trong kinh doanh nhập khẩu của Công ty chủ yếu là vốn vay, vốn tích lũy từ lợi nhuận tái đầu tư qua các năm tăng lên không đáng kể. Năm 2006 lượng vốn vay tăng gấp đôi so với năm 2005, sang năm 2007 lượng vốn vay đã tăng gấp 6 lần. Việc Công ty huy động ngày càng nhiều vốn cho thấy quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng. Song sự phụ thuộc về vốn có thể khiến Công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro không lường trước như làm lỡ mất cơ hội kinh doanh, chi phí lãi vay ngày càng lớn… Vốn cố định hàng năm tăng là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị mới phục vụ quản lý và mua ô tô phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của Công ty. Vốn lưu động cũng tăng mạnh: năm 2005 đạt 168 tỷ đồng, năm 2006 gần 250 tỷ đồng, đặc biệt năm 2007 tăng lên đến 850 tỷ đồng. Lý do của sự biến động này là năm 2007 giá trị lượng hàng nhập khẩu đang trên đường về của Công ty tăng cao. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 2.2.1 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty Đế đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trước hết ta xem xét kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua. Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Tổng doanh thu 361.040,5 156.086,5 -56,8 177.757,4 13,8 Tổng chi phí 359.407,8 153.566,1 -57,3 175.310,2 14,1 Nộp ngân sách Nhà nước 29.700,0 20.300,0 68,3 47.800,0 161 Lợi nhuận sau thuế 1.225,2 1.942,3 58,5 2.447,1 26 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh 2005, 2006, 2007) Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã giảm rõ rệt trong vòng 3 năm qua. Do doanh số mặt hàng nhập khẩu trực tiếp năm 2005 của Công ty tương đối cao.mức nên đạt mức doanh thu 361 tỷ đồng. Sang năm 2006 lượng mặt hàng nhập khẩu trực tiếp đều giảm, mặt hàng thiết bị toàn bộ vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch cũng giảm nhiều, khiến doanh thu của Công ty đã giảm mạnh xuống chỉ còn 156 tỷ đồng, giảm 56,8% so với năm trước. Đến năm 2007 doanh thu đạt 177,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với 2006 vì kim ngạch nhập khẩu thiết bị toàn bộ tăng đột biến, nhưng vẫn còn thua xa so với kết quả đạt được của năm 2005. Mặc dù doanh thu sụt giảm song Công ty vẫn liên tục đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận. Đây là thành quả của những nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh của Công ty. So với năm 2005, năm 2006 doanh thu giảm 56,8% còn chi phí giảm 57,3%, kết quả là lợi nhuận năm 2006 tăng 58,5%. Năm 2007 doanh thu tăng 13,8% so với năm 2006 thì chi phí tăng 14,1% làm cho lợi nhuận tăng 26%. Tuy hàng năm VINACIMEX đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách Nhà nước, song có thể nói lợi nhuận Công ty đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với quy mô nhập khẩu tương đối lớn như hiện nay và đòi hỏi Công ty cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 Đơn vị : Nghìn USD Kim ngạch nhập khẩu 2005 2006 2007 Giá trị Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2005 (%) Nhập khẩu trực tiếp 17.252,7 7.405,5 -57,1 6.705,9 -9,5 Nhập khẩu ủy thác 41.528,1 35.568,5 -14,4 96.723,1 171,9 Tổng 58.780,8 42.974,0 -26,9 103.429,0 176,0 (Nguồn : Tổng hợp số liệu của phòng nghiệp vụ) Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ổn định qua các năm. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt trên 58 triệu đôla Mỹ. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt gần 43 triệu đôla Mỹ, giảm 26,9% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sau thời kỳ dài sốt xi măng cho xây dựng, thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng khiến cho nhu cầu giảm dần. Mặt khác, nhiều nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động đã làm tăng khối lượng sản xuất các nguyên liệu đầu vào hoặc tìm được vật tư thay thế. Đến năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến lên đến 176% so với năm 2006. Đó là nhờ ngay từ đầu năm, Công ty đã xác định và tập trung nguồn lực nên đã ký kết thành công các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các dự án xây dựng nhà máy xi măng mới. Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 Công ty thường tiến hành nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty. Nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác là hai hình thức nhập khẩu chủ yếu được áp dụng tại VINACIMEX, trong đó hình thức nhập khẩu ủy thác luôn chiếm tỷ lệ cao. Hình 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu trực tiếp ngày càng giảm qua các năm. Trong năm 2005 kim ngạch nhập khẩu trực tiếp đạt xấp xỉ 17 triệu đôla Mỹ, song năm 2006 giảm xuống chỉ còn 42,9% và đến 2007 thì còn thấp hơn, chỉ bằng 39% so với 2005. Mặc dù nhập khẩu trực tiếp đem lại cho Công ty doanh thu cao hơn nhiều so với nhập khẩu ủy thác, song hình thức này đòi hỏi số vốn rất lớn, hơn nữa công ty lại không thể chủ động đầu ra do chỉ có các nhà máy sản xuất xi măng mới tiêu thụ được mặt hàng nhập khẩu nên Công ty vẫn tiến hành nhập khẩu ủy thác là chính. Với hình thức nhập khẩu ủy thác thì kim ngạch nhập khẩu được tính bao gồm cả phí ủy thác nhập khẩu và phần giá vốn của khách hàng, nhưng doanh thu từ hoạt động này chỉ được tính từ phần phí ủy thác nhập khẩu. Mức phí ủy thác trung bình Công ty nhận được là 1% giá trị lô hàng nhập khẩu theo giá CIF. Bảng 2.6-Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 Đơn vị : Nghìn đôla Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1.Giấy Kraft 6.231,31 10,6% 3.843,7 8,94% 1.944,13 1,87% 2.Hạt nhựa 194,58 0,33% 134 0,31% 411,20 0,4% 3.Gạch chịu lửa 3.145,15 5,35% 4200 9,78% 4.131,84 4,0% 4.NVL sản xuất VLCL 1.045,14 1,78% 2000 4,65% 1.724,70 1,66% 5.Thạch cao 2.354,48 4,01% 2760 6,42% 3.025,17 2,92% 6.Clinker 8.534,52 14,52% 10.156 23,63% _____ _____ 7.Phụ tùng thiết bị lẻ 7.406,50 12,6% 6500 15,13% 2.461,40 2,37% 8.Thiết bị toàn bộ 29.869,12 50,81% 13.380 31,14% 89.730,65 86,78% Tổng 58.780,81 100% 42.973,7 100% 103.429,12 100% (Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007) Theo bảng 2.6, trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty thì nhóm hàng thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời thiết bị toàn bộ thường đạt kim ngạch cao hơn hẳn so với phụ tùng thiết bị lẻ. Điều này có thể lý giải là do giá trị của thiết bị cao hơn rất nhiều so với giá trị của vật tư. Tuy vậy doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thiết bị lại thường thấp hơn so với kinh doanh nhập khẩu vật tư. Đó là bởi đối với nhóm hàng thiết bị Công ty chỉ nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác, khi hạch toán doanh thu chỉ hạch toán phần phí ủy thác nhập khẩu mà thôi. Còn nhóm hàng vật tư được nhập khẩu theo cả hình thức trực tiếp và ủy thác nên doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra nhu cầu về vật tư cho sản xuất xi măng liên tục và ổn định hơn so với nhu cầu về thiết bị vốn chỉ hình thành khi có dự án xây mới hay sửa chữa dây chuyền, nhà máy. Hình 2.3 – Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 2005-2007 Dựa vào hình 2.3, ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vật tư khá thấp và mức chênh lệch giữa các năm không đáng kể. Ngoại trừ năm 2007 mặt hàng clinker là mặt hàng chủ lực của Công ty trong các năm trước, có kim ngạch nhập khẩu bằng 0. Nguyên nhân là sản lượng clinker do các nhà máy trong nước sản xuất tăng cao vượt quá nhu cầu thị trường, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này gần như không còn. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có đến hơn 30 dự án xây dựng nhà máy xi măng lò quay đang được triển khai. Cùng theo đó, là 17 dự án đang trong lộ trình chuyển đổi nhà máy xi măng lò đứng sang kiểu lò quay. Vì thế ngay từ đầu năm 2007, Công ty đã xác định và tập trung nguồn lực cho các Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các dự án nhà máy xi măng mới như : dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn, dây chuyền xi măng Bỉm Sơn, dây chuyền 3 xi măng Hoàng Thạch, dự án chuyển đổi nhiên liệu đốt của xi măng Hà Tiên 2 và các trạm nghiền xi măng Long An, Quảng Trị, Cam Ranh, Quận 9. Nhờ vậy mà kim ngạch từ việc thực hiện các hợp đồng thiết bị toàn bộ đã tăng vọt : tăng 43% so với năm 2005 và 58% so với năm 2006. 2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 2.2.2.1 Các biện pháp Công ty đã thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty XNK xi măng đa số đều có trình độ Đại học và có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ở một số bộ phận nhân viên vẫn còn tồn tại phong cách làm việc mang nặng tính hành chính bao cấp nên thiếu năng động. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo Công ty đã cử nhân viên đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên tự nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trung bình hàng năm có 2 đợt Công ty cử nhân viên đi học lớp bồi dưỡng. Tham gia các lớp bồi dưỡng đã giúp nhân viên trong Công ty được tiếp cận với những thay đổi trong chính sách của Nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu, giảm thiểu sai sót ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu. Tận dụng ưu đãi về vốn từ phía Tổng Công ty Để nhập khẩu hàng hóa công ty thường xuyên cần một lượng vốn lớn để ký quỹ mở L/C, thanh toán lãi vay ngân hàng... Trong khi đó do nhập khẩu cho các đơn vị đều là thành viên của Tổng Công ty xi măng nên tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn một thời gian dài dẫn đến thiếu vốn để quay vòng thường hay xảy ra. Để khắc phục khó khăn, Công ty đã chủ động đề đạt với Tổng Công ty cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm kịp thời nhập khẩu hàng hóa cho các đơn vị thành viên, đảm bảo tiến độ sản xuất. Nhờ vậy thay vì phải đi vay ngân hàng Công ty có thể tiết kiệm được khoản chi phí lãi vay đáng kể. 2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty v Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Tổng Doanh thu Tr.đ 361.040,5 156.086,5 177.757,4 2 Tổng Chi phí Tr.đ 359.407,8 153.566,1 174.724,7 3 Tổng nguồn vốn Tr.đ 173.301,7 355.462,7 860.547,0 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.225,2 1.938,3 2.183,6 5 Tỷ suất Lợi nhuận trên doanh thu = (4)/(1) % 0,33 1,24 1.37 6 Tỷ suất Lợi nhuận trên chi phí = (4)/(2) % 0,34 1,26 1,39 7 Tỷ suất Lợi nhuận trên Tổng vốn = (4)/(3) % 0,7 0,55 0,25 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007) Chỉ tiêu lợi nhuận Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là thu được thật nhiều lợi nhuận. Để thấy thực chất kết quả hoạt động kinh doanh là cao hay thấp chúng ta cần xem xét sự tăng trưởng lợi nhuận của Công ty sau mỗi kỳ kinh doanh. Hình 2.4 Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2005-2007 Trong hình 2.4, đường biểu diễn lợi nhuận đi lên cho thấy trong 3 năm trở lại đây Công ty liên tục kinh doanh có lãi. Độ dốc của đường lợi nhuận năm 2005-2006 lớn hơn độ dốc đường lợi nhuận năm 2006-2007 là do lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tăng 58,5%, trong khi lợi nhuận năm 2007 so với 2006 tăng với tốc độ chậm hơn đạt 26%. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Hình 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu 2005-2007 Dựa vào hình 2.5 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây liên tục tăng. Nếu năm 2005, trong 100 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu Công ty chỉ thu được 0,33 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2006 và 2007 con số này đã tăng lên tương ứng là 1,24 đồng và 1,37 đồng. Lý do là tốc độ tăng của lợi nhuận tương đối cao trong khi doanh thu lại sụt giảm mạnh mẽ. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu 2005-2007 Hình 2.6 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của Công ty ba năm vừa qua liên tục tăng. Trong năm 2005, cứ 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì Công ty thu được 0,34 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2006, con số này là 1,26 đồng, tăng 270% so với năm trước. Tỷ suất này tiếp tục tăng lên 1,39 đồng vào năm 2007. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh nhập khẩu của Công ty đã nâng lên rõ rệt. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu Vì nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty nên có thể coi toàn bộ nguồn vốn có được là vốn dành cho kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu phản ánh sức sinh lợi của mỗi đồng vốn khi bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Hình 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu 2005-2007 Qua hình 2.7, ta nhận xét thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu đã giảm liên tiếp trong 3 năm vừa qua. Từ mức tỷ suất 0,7% của năm 2005, sang năm 2006, bỏ 100 đồng vốn vào kinh doanh nhập khẩu chỉ tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007, con số này là 0,25 đồng. Như vậy tốc độ giảm cùa năm sau còn nhanh gấp đôi tốc độ giảm của năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn. vChỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Doanh thu thuần Tr. đ 357.774,0 153.371,8 171.773,5 2 Vốn lưu động Tr. đ 167.599,0 349.685,7 852.635,0 3 Số vòng quay vốn LĐ = (1)/(2) vòng 2,13 0,44 0,2 4 Thời gian 1 vòng quay vốn LĐ = 360/(3) Ngày 169 818 1800 5 Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ = (2)/(1) _ 0,46 2,24 4,8 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệuBảng cân đối kế toán 2005-2007) Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu Hình 2.8 Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007 Từ hình 2.8, ta nhận thấy số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ngày càng giảm mạnh. Năm 2005 chỉ tiêu này là 2,13 vòng, tức là trong một năm vốn lưu động của Công ty quay vòng khoảng 2 lần. Các năm sau số vòng quay rất thấp, không đủ 1 vòng/năm. Do kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng vọt nên vốn lưu động của Công ty cũng tăng cao, trong đó chủ yếu là hàng mua đang trên đường đi. Kết quả là tốc độ tăng độ tăng vốn lưu động nhập khẩu lớn còn doanh thu thuần lại giảm đáng kể khiến số vòng quay vốn lưu động cũng giảm theo. Số vòng quay của vốn lưu động giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn chưa cao. Chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay cũng tương tự như các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động, nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 164.doc
Tài liệu liên quan