Chuyên đề Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Mục lục

Trang

Mở đầu. 1

Chương 1. Khái quát về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh

chấp thương mại bằng thủ tục trọng tài . 2

1.1. Tranh chấp thương mại. 2

1.1.1. Tranh chấp kinh tế . 2

1.1.1.1. Khái niệm . 2

1.1.1.2. Phân loại tranh chấp kinh tế . 3

1.1.2. Tranh chấp thương mại. 4

1.1.2.1. Khái niệm . 4

1.1.2.2. Phân loại tranh chấp thương mại . 5

1.1.2.3. Tranh chấp thương mại. 7

1.1.2.4. Tính tất yếu tồn tại tranh chấp thương mạitrong nền kinh tế thị trường. . 8

1.1.3. Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường . 10

1.1.3.1. ýnghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả. 10

1.1.3.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. . 11

1.1.3.3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp. . 13

1.2. Trong tài kinh tế và giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trong tài. . 18

1.2.1. Trọng tài. . 18

1.2.1.1. Khái niệm. . 18

1.2.1.2. Các hình thức trọng tài kinh tế. . 18

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài. 22

1.2.3. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp. 23

1.2.4. Các vấn đề khi đưa tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tụctrọng tài. . 24

1.2.4.1. Thoả thuận trọng tài. . 24

1.2.4.2. Luật áp dụng trong hợp đồng -cơ sở pháp lý để giảiquyết tranh chấp. 26

1.2.4.3. Luật tố tụng của trọng tài. . 30

1.2.4.5. Địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. 33

1.2.4.6. Giới thiệu sơ bộ về trình tự chung của thủ tục trọng tàitrên thế giới. . 34

1.2.4.7. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài. . 36

Chương 2. Tranh chấp thương mại và giải quyết tranhchấp ở Trung

tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 38

2.1. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 38

2.1.1. Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 38

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. . 38

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam. . 40

2.1.1.3. Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam. . 40

2.1.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng

tài quốc tế Việt Nam . . 42

2.1.2.2. Bản tự bào chữa của bị đơn. . 44

2.1.2.3. Lựa chọn và chỉ định của trọng tài viên. . 44

2.1.2.4. Đơn kiện ngược. . 46

2.1.2.5. Điều tra trước khi tiến hành trọng tài. . 46

2.1.2.6. Phiên họp trọng tài. . 47

2.1.2.7. Quyết định trọng tài. . 48

2.2. Thực trạng tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp

thương mại ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 50

2.2.1. Các yếu tố chi phối đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài ở Việt Nam. . 50

2.2.2. Các tranh chấp thương mại kiện tới trung tâm trọng tài quốctế Việt Nam. 53

2.2.2.1. TTTT quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được biếtđến nhiều nhất ở nước ta. . 53

2.2.2.2. Các nguyênnhân dẫn đến tranh chấp của các vụ việc

kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 56

2.2.2.3. Đương sự trong tranh chấp. . 57

2.2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốctế Việt Nam. 57

2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giải quyết tranh

chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 59

2.2.3.1. Đối với bản thân Trung tâm . 59

2.2.3.2. Đối với doanh nghiệp. . 62

Chương 3. Một số quan điểm và phương hướng nhằm nâng cao hiệu

quả giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài tại trung

tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 65

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của trọng tài thươngmại Vịêt Nam. 65

3.2. Cần một sự hỗ trợ của chính phủ cho hiệu quả của hoạt độngtrọng tài. . 67

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động trọng tài . . 67

3.2.2. Hỗ trợ về tài chính. . 70

3.2.3. Hỗ trợ đào tạo nhân lực và cung cấp thông tin. 71

3.3. Sự nỗ lực của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 71

3.3.1. Luôn phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề chất lượng và số

lượng trọng tài viên của Trung tâm . . 72

3.3.2. Xây dựng quy tắc tố tụng chặt chẽ mà vẫn linh hoạt. . 73

3.3.3. Nghiên cứu, xây dựng và kiện toàn bộ máy thường trực của

Trung tâm, thành lập ban thư ký thay vì chỉ có một thư ký

thường trực như hiện nay. . 74

3.3.4. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế. . 74

3.3.5. Mở rộng dịch vụ tư vấn. . 75

3.4. Đóng góp vào hiệu qủa giải quyết tranh chấp của các nguyên

đơn và "bị đơn tiềm năng". . 76

3.4.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý trong kinh doanh. . 76

3.4.1.1. Nghiên cứu và nắm chắc các quy định của pháp luật. . 76

3.4.1.2. Tìm hiểu kỹ càng đối tác. . 77

3.4.1.3. Thận trọng khi đàm phán soạn thảo và ký kết hợp đồng. . 77

3.4.2. Một vài kinh nghiệm giúp doanh nghiệp đạt được giải quyết

tranh chấp hiệu quả khi xảy ra tranh chấp . . 81

Tài liệu tham khảo . 85

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài, chẳng hạn như Toà án Trung tâm Quốc tế bên cạnh phòng Thương mại Quốc tế hay TTTT Quốc tế Singapore. Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải là hai tổ chức tiền thân của TTTT quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng TM & CN Việt Nam. Những hạn chế trên dần trở thành những trở ngại và phát sinh những mặt bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp Quốc tế. Chính vì thế sự tồn tại duy nhất một TTTT Quốc tế ở Việt Nam với quy chế hoạt động mới là điều cần thiết. b. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập bên cạnh phòng TM & CN Việt Nam theo Quyết định số 204/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải. Sự tồn tại một Trung tâm trọng tài quốc tế duy nhất ở Việt Nam nhằm tránh những vấn đề mâu thuẫn rắc rối trong xét xử thỉng thoảng xảy ra giữa Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải cũng như để thống nhất điều hành bổ sung đội ngũ trọng tài Quốc tế của Việt Nam. Trong tình hình mới của nền kinh tế đất nước mở cửa và hội nhập với thế giới, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã được phép mở rộng và cập nhật quy tắc hoạt động trọng tài cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và các quy tắc trọng tài Quốc tế đang phổ biến trên thế giới. Hoạt động xét xử của TTTT Quốc tế Việt Nam không chỉ giới hạn những tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và vận tải quốc tế mà được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác như: đầu tư nước ngoài, du lịch, tín dụng, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, các vấn đề kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế khác Khác với Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải, TTTT quốc tế Việt Nam có quan hệ khá rộng rãi với các hiệp hội, tổ chức kinh tế trên thế giới, đẩy mạnh một bước trong hợp tác quốc tế. TTTT quốc tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 40 40 Việt Nam tham gia vào nhiều hội thảo quốc tế về trọng tài như hội thảo thường niên của đoàn luật sư Châu á Thái Bình Dương ở Singapore năm 1994, ở Hoa Kỳ năm 1995, hội thảo Quốc tế của Trung tâm giải quyết tranh chấp về đầu tư- thương mại Quốc tế, hội thảo của Toà án trọng tài Quốc tế bên cạnh phòng Thương mại Quốc tế, và hội thảo của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ. Đặc biệt TTTT quốc tế Việt Nam còn thiết lập quan hệ được với một số luật sư hàng đầu về lĩnh vực trọng tài trên thế giới. Sự phát triển trên đã đem lại một thế giới mới cho TTTT quốc tế Việt Nam có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế từ các tổ chức trọng tài Quốc tế khác nhằm tạo khả năng cho Trung tâm trong việc giải quyết những tranh chấp ngày một phức tạp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh đến tiềm lực nội bộ của Trung tâm: đó là đội ngũ trọng tài viên trong nước và cả Quốc tế cùng với một cơ cấu tổ chức hiệu quả. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam. TTTT quốc tế Việt Nam có Chủ tịch và hai Phó chủ tịch do các trọng tài viên của Trung tâm bầu ra. Chủ tịch và Phó chủ tịch Trung tâm có nhiệm kỳ 4 năm. Thư ký thường trực của Trung tâm (do Chủ tịch chỉ định). Các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Các trọng tài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm và sau đó có thể được bầu lại. Các trọng tài viên do Uỷ ban thường trực của Phòng TM & CN Việt Nam lựa chọn,họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật, ngoại thương , đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm... Các trọng tài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm, và sau đó cũng có thể được bầu lại. Các trọng tài viên nước ngoài cũng có thể được chọn vào là trọng tài viên của trung tâm. Hiện nay Trung tâm đã có 30 trọng tài viên và chưa có trọng tài viên nước ngoài. 2.1.1.3. Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam. TTTT Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động với những nhiệm vụ chính là tiến hành hoà giải các tranh chấp thuộc thẩm quyền theo quy chế riêng của Trung tâm. Song, TTTT Quốc tế Việt Nam - một tổ chức tập hợp những chuyên gia hàng đầu về kinh tế và thương mại Quốc tế của Việt Nam đã không dừng lại ở đây, mà đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động khác. Mục đích là dần nâng cao được chất lượng xét xử, đóng góp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 41 41 vào việc cải thiện môi trường pháp luật và hành lang pháp lý của nước ta, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào kinh doanh Quốc tế…. Để thực hiện mục đích đó, TTTT quốc tế Việt Nam đã và đang tham gia vào những hoạt động sau: a. Hoạt động góp ý xây dựng chính sách và pháp luật : TTTT quốc tế Việt Nam với tư cách là tổ chức trọng tài đầu tiên và trong một thời gian dài là tổ chức trọng tài phi Chính phủ duy nhất ở Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế thông qua hai hình thức là: trực tiếp góp ý trực tiếp và góp ý gián tiếp thông qua phòng TM & CN Việt Nam, hoặc bằng các hoạt động độc lập của các trọng tài viên. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa TTTT Quốc tế Việt Nam với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách, các luật sư trong và ngoài nước cũng như xuất phát từ hoạt động kinh tế của TTTT quốc tế Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào chất lượng những ý kiến của TTTT quốc tế Việt Nam đưa ra. TTTT quốc tế Việt Nam có một hồi đồng nghiên cứu khoa học pháp lý luôn tích cực nghiên cứu nhằm nâng cao kiên thức, chất lượng các góp ý của Trung tâm. Trung tâm đã góp ý, kiến nghị về môi trường hoạt động của trọng tài như nghiên cứu kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để Việt Nam tham gia Công ước New York - 1958, Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 116/CP của Chính phủ qui định hoạt động của các TTTT kinh tế; tham gia góp ý vào những dự án luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Và sắp tới, TTTT quốc tế Việt Nam sẽ tham gia với tư cách là thành viên của Ban soạn thảo liên ngành pháp lệnh trọng tài do Hội luật gia Việt Nam chủ trì. b. Hoạt động hợp tác với các tổ chức trong nước và Quốc tế. Trung tâm có sự hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành, các trường đại học và các Viện nghiên cứu, không chỉ trong hoạt động chuyên ngành mà còn cả trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin: đặc biệt với các cơ quan như Bộ Tư Pháp, Toà án nhân dân tối cao, Hội luật gia Việt Nam, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (khoa Luật).. Qua đó đã từng bước tạo được sự kết hợp hoạt động thực tiễn với hoạt động xây dựng chính sách pháp luật. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 42 42 Hợp tác Quốc tế của TTTT quốc tế Việt Nam đã và đang giúp hoạt động trọng tài ở Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Trung tâm đã ký ba thoả thuận hợp tác với các tổ chức trọng tài của hợp Hàn Quốc, Singapore, Verssaile (Pháp) cùng phối hợp với đoàn luật sự Châu á Thái Bình Dương để tổ chức hội thảo Quốc tế lớn về trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh, tham gia nhiều hội thảo chuyên ngành của các nước và Quốc tế; nhiều khóa học về trọng tài trong và ngoài nước. c. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp lý: Các trọng tài viên và các chuyên gia của Trung tâm đã tham gia và làm diễn giải tại nhiều hội thảo, qua đó cung cấp thông tin cho hàng ngàn đối tượng khác nhau từ sinh viên, các nhà kinh doanh đến các nhà nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm cũng như các bài học rút ra từ thực tiễn. Một số chuyên viên, trọng tài viên của Trung tâm còn tham gia viết giáo trình và các bài giảng cho các doanh nghiệp; viết bài đăng báo cho các tạp chí trong và ngoài nước, qua đó giới thiệu về sự phát triển của pháp luật Việt Nam, về hoạt động của Trung tâm, đồng thời chỉ ra những bất cập hiện hành, kiến nghị với Nhà nước để có những sửa đổi bổ sung. Điều này đã góp phần hạn chế những sơ xuất trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, hạn chế những tổn thất hoặc giúp cho việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng. Khả năng chuyên môn cao của các trọng tài viên, cộng tác viên của các trung tâm còn được sử dụng vào việc tư vấn pháp lý, giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện đúng pháp luật, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của họ; giúp họ giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm khi phát sinh tranh chấp. d. Về hoạt động giải quyết tranh chấp của TTTT Quốc tế Việt Nam: Vì đây là hoạt động quan trọng nhất của Trung tâm, đó cũng làm nhiệm vụ cơ bản nhất của TTTT Quốc tế Việt Nam, nên sẽ được đề cập chi tiết hơn ngay trong phần sau về quy chế, các trọng tài viên, phí trọng tài…. là những yếu tố cần thiết để trung tâm thực hiện nhiệm vụ này. 2.1.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . Điều 3, Điều lệ của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định thẩm quyền của trung tâm là giải quyết bất kỳ tranh chấp nào khi: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 43 43 * Một trong các bên tranh chấp là thể nhất hoặc pháp nhân nước ngoài hoặc tất cả các bên là thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài và: * Khi trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh các bên thoả thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, hoặc khi theo một Hiệp định quốc tế họ có nghĩa vụ phải làm như vậy. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không chỉ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng ngoại thương và hàng hải thương mại quốc tê như Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài ngoại thương trước đây, mà còn các tranh chấp pháp sinh từ các hợp đồng về đầu tư, du lịch, vận tải quốc tế, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế. Trong quá trình hoạt động đã phát sinh nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước muốn đưa tranh chấp từ các hợp đồng nội ra yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết. Để đáp ứng nhu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 cho phép mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trung tâm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước. Trên đây là những cơ sở pháp lý để Trung tâm xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài trong nước và quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế. Nhìn chung, hai bộ quy tắc này là tương tự nhau, chỉ khác nhau ở một vài điểm do tính đặc thù của các quan hệ quốc tế. Là một nhà kinh doanh khi đưa tranh chấp ra giải quyết ở một Trung tâm trọng tài nào đó, nhất thiết phải quan tâm, tìm hiểu về quy tắc giải quyết tranh chấp của Trung tâm đó. Nguyên tắc thoả thuận trong giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn Trung tâm trọng tài cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp. 2.1.2. Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 2.1.2.1. Đơn yêu cầu trọng tài Theo Điều 4 của quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho Trung tâm. đơn phải bao hàm các nội dung dưới đây: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 44 44 a. Họ tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn. b. Các yêu cầu của nguyên đơn, có trình bày sự việc kèm theo bằng chứng. c. Những căn cứ pháp lý mà nguyên đơn dựa vào đó để đi kiện. d. Trị giá vụ kiện. e. Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm hoặc đề nghị của nguyên đơn với Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài viên cho mình. Đơn kiện và các giấy tờ kèm theo phải nộp bải chính và một số bản sao đủ để gửi cho các trọng tài viên và cho bị đơn, mỗi người một bản. Đơn kiện trong một vụ tranh chấp quốc tế bằng tiếng nước ngoài thì viết bằng một thứ tiếng nước ngoài thì viết bằng một thứ tiếng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế như tiếng Anh, Pháp, Nga. Khi gửi đơn kiện nguyên đơn phải ứng trước toàn bộ dự phí trọng tài tính theo biểu phí trọng tài, phí tổn trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Khi nguyên đơn đã nộp dự phí, vụ kiện sẽ được đưa ra giải quyết. 2.1.2.2. Bản tự bào chữa của bị đơn. Sau khi nhận được đơn yêu cầu trọng tài, thư ký của Trung tâm phải thông báo cho bị đơn và gửi cho bị đơn bản sao đơnkiện và các tài liệu kèm theo cùng với bản quy tắc tố tụng, biểu phí trọng tài và danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Đồng thời, bị đơn được yêu cầu gửi cho Trung tâm bản tự bào chữa của mình kèm theo các bằng chứng trong vòng 45 ngày đối với tranh chấp trong nước và 60 ngày đối với tranh chấp quốc tế kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện của nguyên đơn. 2.1.2.3. Lựa chọn và chỉ định của trọng tài viên. Khi tranh chấp đưa ra Trung tâm, tranh chấp có thể do một trọng tài viên duy nhất hoặc một hội đồng gồm ba trọng tài viên giải quyết tuỳ theo thoả thuận của các bên. Trường hợp tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết, thì các bên có thể cùng nhau chọn trọng tài viên duy nhất đó. Nếu không nhất trí được với Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 45 45 nhau thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Trường hợp tranh chấp do một Hội đòng trọng tài gồm ba trọng tài viên giải quyết, mỗi bên tranh chấp có quyền chọn hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định cho minh một trọng tài viên trong danh sách các trọng tài viên của Trung tâm. Khi vụ kiện có nhiều nguyên đơn hoặc bị đơn, các nguyên đơn hay các bị đơn này phải thoả thuận với nhau và thống nhất chọn một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm hoặc yêu cầu Chủ tịch trung tâm chon trọng tài viên cho họ. Hai trọng tài viên đã được bên nguyên và bên bị chỉ định sẽ chọn một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch hội đồng trọng tài giải quyết vụ kiện. Nếu hai trọng tài viên đã được chọn không nhất trí với nhau về việc chọn trọng tài viên thứ ba thì Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba đó trong bản danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Điều tương tự cũng được áp dụng đối với trường hợp khi một bên hoặc các bên không chọn được cho mình một trọng tài viên, thì Chủ tịch Trung tâm cũng sẽ chỉ định trọng tài viên đó theo yêu cầu của một bên hoặc các bên. Theo Điều 11, quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, mỗi bên tranh chấp tham gia trọng tài có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài nếu xét thấy có sự nghi ngờ về việc thiên vị, nhất là khi trọng tài viên đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tranh chấp. Mỗi bên tranh chấp tham gia trọng tài chỉ có quyền khước từ t rọng tài viên do chính mình chỉ định trên cơ sở có những lý do biết được sau khi chỉ định. Tuy nhiên, hiện nay có một vài quan điểm có xu hướng để cho các bên có khả năng có quyền khước từ không chỉ chính trọng tài viên do bên đó chỉ định mà có thể bất kỳ trọng tài viên nào. Chủ tịch Uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất cũng có quyền tự khước từ với những lý do trên. Việc khước từ này sẽ do những trọng tài viên khác trong Uỷ ban trọng tài xem xét và quyết định. Trường hợp, các trọng tài viên không nhất trí với nhau hoặc trọng tài viên duy nhất bị khước từ thì Chủ tịch Trung tâm sẽ xem xét và quyết định. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 46 46 Trường hợp việc khước từ được công nhận, trọng tài viên, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất mới sẽ được chỉ định lại theo thủ tục giống như việc chỉ định lần trước. Nếu trong quá trình trọng tài, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài, trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục tham gia trọng tài thì Chủ tịch Uỷ ban trọng tài, trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất mới thay thế sẽ hoặc do các bên lựa chọn hoặc do Chủ tịch Trung tâm chỉ định theo thủ tục quy định tại Điều 12. Đó là các trường hợp khi các trọng tài viên không có đủ khả năng thực hiện chức năng của mình hoặc vì các lý do khác mà không thể làm trọng tài viên được. Trong trường hợp đó, Uỷ ban trọng tài mới sau khi đã tham khảo ý kiến các bên, có thể tiến hành xem xét lại các vấn đề đã được đặt ra trong các phiên họp giải quyết trước đây. 2.1.2.4. Đơn kiện ngược. Điều 13 quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định rằng trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện đối với tranh chấp trong nước và trước khi Uỷ ban trọng tài họp phiên xét xử đầu tiên đối với tranh chấp quốc tế bị đơn có thể kiện lại. Đơn kiện lại phải theo thể thức quy định của quy tắc tố tụng của Trung tâm. Trong vòng 30 ngày đối với tranh chấp trong nước và 60 ngày đối với tranh chấp nước ngoài kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện lại, bị đơn hay nguyên đơn của vụ kiện chính phải giử văn bản cho biết ý kiến của mình cho Uỷ ban trọng tài. Vụ kiện lại sẽ được xét xử cùng với vụ kiện chính và do cùng Uỷ ban trọng tài giải quyết. 2.1.2.5. Điều tra trước khi tiến hành trọng tài. Trước hết cần phải lưu ý rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của truyền thống của hệ thống pháp luật dân sự "nặng" về công tác điều tra, theo đó thẩm phán cũng như trọng tài viên đóng vai trò chủ động trong quá trình xét xử, nhất là trong quá trình điều tra và thu thập chứng cứ. Theo Điều 13 của quy tắc trọng tài của Trung tâm sau khi đã được chọn hoặc chỉ định một cách hợp pháp trọng tài viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ và Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 47 47 công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp. Trọng tài viên có thể trực tiếp gặp các bên tham gia trọng tài để nghe trình bày ý kiến, dù là thể theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc theo ý kiến của mình. Tiếp đó trọng tài viên có quyền gặp những người khác để tìm hiểu sự việc trước mặt các bên đương sự hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết. Ngoài ra, trọng tài viên có quyền mời một hoặc một số giám định viên giúp để làm sáng tổ vụ việc. Khi xét thấy cần thiết, trọng tài viên cũng có thể tiến hành các biện pháp như yêu cầu các bên cung cấp thêm chứng cú bổ sung, các văn bản tài liệu có liên quan (Điều 15, Điều 16 quy tắc giải quyết tranh chấp trong nước) . Sau khi mọi biện pháp chuẩn bị liên quan đến việc trọng tài đựoc cọi là đã xong, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định trong nước thời hạn tiến hành trọng tài (Điều 17). 2.1.2.6. Phiên họp trọng tài. Chủ tịch Uỷ ban trọng tài quyết định ngày tiến hành trọng tài. Phiên họp xét xử sẽ được tổ chức ở Hà Nội hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở một địa điểm khác thể theo yêu cầu của các bên (Điều 18). Hiện nay, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội có quyền quyết định liệu tranh chấp sẽ được giải quyết ở Hà Nội hay ở một địa điểm khác. Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp được giải quyết ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các bên tranh chấp sẽ được triệu tập đến phiên họp ít nhất là 15 đối vơi tranh chấp trong nước và 30 ngày đối với tranh chấp quốc tế ngày trước ngày mở phiên họp giải quyết. Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình trong tài hoặc có thể uỷ quyền cho người đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình. Người đại diện có thể có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Trường hợp, một bên hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban trong tài hoặc Trọng tài viên duy nhất có thể mở phiên họp giải quyết trên cơ sở những tài liệu và chứng cứ đã có. Theo yêu cầu hoặc được sự nhất trí của các bên, trọng tài viên duy nhất hoặc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 48 48 Uỷ ban trọng tài cũng có thể quyết định vụ việc mà không cần sự có mặt của các bên (Điều 19, Điều 20). Trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài giải quyết tranh chấp trên cơ sơ các điều khoản của hợp đồng nếu vụ việc phát sinh từ quan hệ hợp đồng vào luật áp dụng trong tranh chấp là luật Việt Nam nếu là tranh chấp trong nước và luật do các bên thoả thuận nếu là tranh chấp quốc tế vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính đến tập quán thương mại và thông lệ quốc tế (Điều 23). Các bên tranh chấp cũng có thể thoả thuận việc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế. Nếu tranh chấp xuất phát từ hợp đồng thì theo yêu cầu của quy tắc của Trung tâm trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài phải giải quyết tranh chấp theo luật áp dụng vào hợp đồng đã được ký kết và với bất kỳ Hiệp định quốc tế nào có liên quán có tính đến tập quán thương mại và thông lệ quốc tế. Trừ khi các bên có thoả thuận khác, còn thì tất cả các tranh chấp sẽ được giải quyết kín đáo bảo đảm bí mật cho các bên đương sự. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được dùng trong quá trình trọng tài. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam mời phiên dịch nhưng phải trả chi phí phiên dịch (Điều 22). 2.1.2.7. Quyết định trọng tài. Thủ tục trọng tài kết thúc bằng việc ra một quyết định gọi là quyết định hay phán quyết của trọng tài viên duy nhất hoặc của Uỷ ban trọng tài (sau đây gọi chung là trọng tài viên). Trọng tài viên có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định chính chưa rõ hoặc chưa được giải quyết. Quyết định trọng tài hoặc quyết định bổ sung được đưa ra theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được đa số, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định với tư cách là trọng tài viên duy nhất. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không quy định thời hạn để cho trọng tài viên ra quyết định giải quyết. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 49 49 Nội dung của quyết định trọng tài bao gồm các vấn đề sau: - TênTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - Địa điểm và ngày ra quyết định - Họ và tên trọng tài viên - Tóm tắt nội dung tranh chấp - Quyết định về việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài cũng như các chi phí khác có liên quan. - Lý do của quyết định - Chữ ký của tất cả trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp và của thư ký phiên họp. Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào biên bản Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ xác nhận việc này bằng cách ký vào quyết định và nêu rõ nguyên nhân (Điều 28). Quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Trong trường hợp ngoại lệ, thời gian đó có thể kéo dài hơn. Quyết định trọng tài là cuối cùng và không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào. Các bên đương sự phải tự nguyện thi hành quyết định trọng tài trong phạm vi một thời hạn được xác định ở trong quyết định trọng tài. Nếu trong vòng thời hạn đó, quyết định trọng tài không được tự nguyện thi hành thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo luật pháp của nước nơi được yêu cầu thi hành quyết định và theo Hiệp định quốc tế áp dụng đối với vụ kiện (Điều 31 quy tắc tố tụng trong quốc tế,và Điều 31 quy tắc tố tụng trong nước). Trong qúa trình trọng tài, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài có thể kết thúc thủ tục trọng tài. - Khi nguyên đơn rút đơn kịên - Khi các bên đạt được thoả thuận hoà giải thông qua thương lượng trực tiếp - Khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả trường hợp nguyên đơn không làm gì để cho vụ kiện tiến triển trong thời hạn 6 tháng. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 50 50 Cũng giống như thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế trong nước, quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có quy định về hoà giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đã trở thành truyền thống ở Việt Nam. Theo Điều 31, trong qúa trình trọng tài của Trung tâm nếu các bên đạt được thoả thuận bằng thương lượng trực tiếp, thì Uỷ ban trọng tài sẽ ngưng việc trọng tài. Thể theo yêu cầu của các bên. Chủ tịch Trung tâm công nhận sự thoả thuận bằng văn bản. Văn bản này có hiệu lực thi hành giống như quyết định trọng tài. Lệ phí trọng tài và các chi phí khác phải giải được các bên thanh toán ngay sau khi nhận được quyết định trọng tài. Các chi phí này gồm phí trọng tài, phí tổn của Trung tâm và chi phí của các bên sẽ được tính trên cơ sở biểu phí của Trung tâm. Phí trọng tài để trang trải chi phí hành chính và nghiệp vụ của Trung tâm. Phí tổn của Trung tâm bao gồm chi phí liên quan đến việc trọng tài như thù lao cho giám định viên, nhân chứng, chi phí ăn ở, đi lại của trọng tài viên và nhân viên của Trung tâm... Chi phí của các bên chỉ hạn chế trong các chi phí để các bên bảo vệ quyền lợi của họ trước Trung tâm như chi phí đi lại, tiền thuê luật sư, phiên dịch... Các chi phí trên sẽ do bên thua kiện trả nếu các bên không có thoả thuận gì khác. 2.2. Thực trạng tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 2.2.1. Các yếu tố chi phối đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam. Tranh chấp là một tất yếu trong nền kinh tế và giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế là hoạt động có ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đến sự ổn định của nền kinh tế. Ngược lại, chính các cơ chế của nền Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan